Luận văn Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt nam từ năm 1999-2001

MỤC LỤC Trang

Lời nói đầu Chương I: Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế 3

I. Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế . 3

1. Vài nét về Ngân hàng Thương mại . 3

1.1. Nguồn gốc, định nghĩa . 3

1.2. Phân loại Ngân hàng Thương mại . 4

1.3. Các chức năng cơ bản của Ngân hàng Thương mại . 5

1.3.1. Tạo tiền . 5

1.3.2. Thanh toán . 6

1.3.3. Tín dụng . 7

1.3.4. Cung ứng dịch vụ Ngân hàng . 7

1.4. Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại . 8

1.4.1. Nghiệp vụ Nợ . 8

1.4.2. Nghiệp vụ Có . 9

1.4.3. Nghiệp vụ trung gian . 10

2. Vai trò của Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 11

2.1. Thúc đẩy tích tụ và cung cấp vốn cho nền kinh tế 12

2.2. Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển . 12

2.3. Tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ 13

2.4. Thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả . 14

2.5. Công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế . 14

II. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại và cơ chế . 16

1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng . 16

1.1. Khái niệm về rủi ro nói chung . 16

2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . 17

2.1. Rủi ro tín dụng . 17

2.2. Rủi ro bảo lãnh . 18

2.3. Rủi ro đầu tư . 19

3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . 20

3.1. Rủi ro tín dụng, đặc trưng của nó . 20

3.2. Các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng 21

3.2.1. Thông tin không cân xứng . 21

3.2.2. Môi trường kinh tế . 22

3.2.3. Môi trường pháp lý . 22

3.2.4. Những nguyên nhân bất khả kháng 23

4. Những hình thức cơ bản để phòng ngừa rủi ro tín dụng . 24

4.1. Tính tất yếu khách quan phải có đảm bảo tín dụng . 25

4.2. Những hình thức cơ bản phòng ngừa rủi ro tín dụng . 25

4.2.1. Tài sản thế chấp . 25

4.2.2. Cầm cố tài sản 28

4.2.3. Bảo lãnh . 29

4.2.4. Bảo đảm . 30

4.3. Cơ chế phòng ngừa rủi ro tín dụng của các Ngân hàng . 31

Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng và vấn đề phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với Công ty Đầu tư Xây dựng Công trình . 35

I. Vài nét về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng . 35

1. Sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 35

1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 35

1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 37

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại 39

2.1. Khái quát chung hoạt động của Ngân hàng . 39

2.2. Những hoạt động chủ yếu . 40

2.2.1. Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 40

2.2.2. Hoạt động tín dụng . 42

2.2.3. Các hoạt động dịch vụ 45

2.3. Thu chi tài chính 46

2.4. Kết quả kinh doanh . 47

II. Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại . 48

1. Giới thiệu chung về Công ty Đầu tư Xây dựng 48

2. Tình hình Sản xuất kinh doanh của Công ty 49

3. Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 52

III. Những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng . 57

1. Ưu điểm . 57

2. Tồn tại . 57

2.1. Về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng . 57

2.2. Về xác định kỳ hạn nợ và thời điểm thu nợ . 58

2.3. Về tài sản thế chấp 58

2.4. Nợ quá hạn và tiến độ xử lý nợ quá hạn 59

2.5. Về đối tượng khách hàng . 60

3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong mối quan hệ . 60

3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng . 60

3.2. Nguyên nhân từ phía Công ty Xây dựng Công trình . 61

Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội . 62

I. Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 62

1. Nâng cao chất lượng cán bộ cuả Ngân hàng . 62

1.1. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng . 62

1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn 62

2. Nâng cao chất lượng thẩm định khác hàng . 66

2.1. Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp . 67

2.2. Kết hợp các chỉ số tài chính với phân tích lưu chuyển . 69

2.3. Kết hợp phân tích năng lực tài chính định lượng . 70

2.4. Xác định tín hiệu và đề nghị phê chuẩn 72

3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố . 73

3.1. Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng . 73

3.2. Bảo lãnh . 75

3.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng . 76

4. Xử lý món vay có vấn đề . 77

5. Mở rộng cạnh tranh . 80

5.1. Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro . 80

5.2. Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng 80

5.3. Thiết lập quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng . 81

II. Những tiền đề để thực hiện các giải pháp nêu trên . 83

1. Về phía Nhà nước . 83

2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam . 84

3. Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế . 85

Kết luận 87

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt nam từ năm 1999-2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách du lịch đến Việt nam bắt đầu có xu hướng gia tăng nhưng các khách sạn lại tham gia vào cuộc chiến hạ giá thuê phòng, tạo nên một sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn còn nhiều khó khăn nội tại, đó là quy mô nhỏ, đội ngũ nhân viên trẻ, hăng hái nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm, trang bị cơ sở vật chất còn khiêm tốn, chất lượng dịch vụ chưa có tính cạnh tranh cao, đồng thời việc tập trung xử lý vấn đề nợ tồn đọng cũng đã làm hạn chế rất nhiều mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh tiền tệ ba năm 1999,2000 và 2001 * Số liệu tổng hợp: ( tỷ đồng ) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tăng tuyệt đối (tỷ) Số tăng tương đối (%) 01 02 03 04 4-2 4-3 (4-2)/2 (4-3)/3 -Vốn chủ sở hữu + Vốn điều lệ + Tự bổ sung -Vốn huy động -Tổng tài sản -Tổng dư nợ -Nợ quá hạn -Lợi nhuận trước thuế -Dự phòng rủi ro trước thuế 168,6 145,6 23 1.516 1.768 792,2 14,2 46,3 5,9 196,9 170,9 26 2.211 2.633 1.319,8 17,9 53,7 7,3 250,9 209,1 41,9 2.548 3.034 1.743,8 17,2 57,0 12,3 82,3 63,5 18,9 1.032 1.266 951,6 3 10,7 6,4 81 38,2 15,9 337 401 424 (0,7) 3,3 5 48,8 43,6 82,2 68,1 83,5 120 21,1 23,1 108,5 47,7 22,4 61,2 15,2 15,2 32,1 (3,9) 6,1 68,5 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001- Ngân hàng TMCP QĐ) Những hoạt động chủ yếu Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Tăng vốn điều lệ: Thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông về việc tăng vốn điều lệ, đến ngày 31/12/2001 số vốn điều lệ củ Ngân hàng là 209,1 tỷ, tăng 38,2 tỷ so với cùng kỳ năn 2000. Đây là năm thứ bảy Ngân hàng liên tiếp tăng vốn điều lệ. Điểm nổi bật trong lần tăng vốn lần này là cầu lớn hơn rất nhiều so với cung, số lượng cổ phiếu đăng ký mua lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng cổ phiếu phát hành. Điều này đã thể hiện được niềm tin và uy tín của Ngân hàng đối với các nhà đầu tư. Huy động vốn: Tổng số vốn huy động có đến ngày 31/12/2001 là 2.548 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2000 và vượt kế hoạch 6,2%. Cụ thể: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Nguồn vốn huy động Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động Tỷ trọng (%) Tổng số 1.516.049 100 2.211.000 100 2.548.000 100 Trong đó: -Tiết kiệm của dân cư -Tiền gửi các TCKT 1.407.636 108.413 92,8 7,2 1.732,8 478.205 78,4 21,6 1.980,1 568.938 99,8 22,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001- Ngân hàng TMCP QĐ) Công tác huy động vốn năm 2001 nhìn chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đảm bảo và cân đối được nguồn vốn cho kinh doanh. Trong khi lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Quân đội thấp hơn nhiều so với Ngân hàng khác, đồng thời không để tình trạng vốn đóng băng tại Ngân hàng thì việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã cho thấy sự cố gắng quyết tâm của Ngân hàng với nhiều giải pháp linh hoạt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên do những biến động mạnh của thị trường quốc tế, lãi suất ngoại tệ giảm nhanh, dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ (USD) tăng lên tới 15%, cùng với tình trạng khan hiếm VND diễn ra trong suốt quý 3/2001 đã dẫn đến rủi ro lãi suất khá lớn vào sáu tháng cuối năm 2001. Dưới sự suy giảm mạnh mẽ của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã liên tục cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm đã kéo theo lãi suất cho vay USD trên thi trường Việt nam liên tục giảm nhanh. Trong năm 2001, mức lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng là 5,6%/ năm. Đây là mức khá cao do lãi suất huy động từ đầu năm ở mức cao. Trong khi đó mức lãi suất cho vay USD bình quân trong năm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chỉ đạt xấp xỷ 4,8%/năm. Do vậy, với lượng huy động tiết kiệm bình quân trong năm là 20 triệu USD đã làm giảm 4% lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng. Thực tế thì đây là rủi ro khách quan mà tất cả các Ngân hàng đều gặp phải và rất khó dự đoán. Hoạt động tín dụng - Tổng dư nợ tính đến 31/12/2001 của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội tăng 32,1% so với năm 2000 và bằng 117,7% kế hoạch đã được Đại hội cổ đông thông qua, trong khi toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam tăng dư nợ khoảng 21% so với năm 2000. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68% và cho vay trung dài hạn chiếm 32%. - Việc tăng cao dư nợ thể hiện quyết sách đúng đắn của hội đồng quản trị và sự cố gắng rất cao của cán bộ nhân viên Ngân hàng . Với số tuyệt đối tăng 424 tỷ đồng đã giúp cho ngân hàng thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nợ, mở rộng thị phần tín dụng và phần nào bù đắp được thu nhập do phải liên tục hạ lãi suất cho vay. Trong năm, Ngân hàng đã tiếp tục tăng các khoản cho vay có chất lượng cao dù phải chấp nhận mức lãi suất thấp, tập trung vào các công trình hạ tầng thuộc dự án Chính phủ như xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, nâng cấp quốc lộ số 1, đường 18, mạng viễn thông quốc gia, đội tàu vận tải biển, năng lượng, công nghiệp đóng tàu, xuất khẩu nông sản, xuất khẩu các sản phẩm theo chương trình hàng đổi hàng với Liên bang Nga… - Về doanh số thu nợ năm 2001 là 5.925 tỷ đồng bằng 132,8% so với năm 2000. Tỷ lệ này đạt được là bởi vì tốc độ chu chuyển vốn vay trong năm đạt khá, nhiều khách hàng có doanh số vay trong năm hàng trăm tỷ đồng nhưng cuối năm hầu như không còn dư nợ. Điều này chứng tỏ chất lượng khách hàng và chất lượng tín dụng đều tăng. - Thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần, đa dạng hoá đối tượng khách hàngđồng thời tái cơ cấu danh mục cho vay, trong năm 2001 Ngân hàng TMCP Quân đội đã hoạt động tích cực và đạt được kết quả như sau: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế đến 31/12/2001: Thành phần kinh tế 1999 2000 KH- 2001 Thực hiện- 2001 - Cho vay doanh nghiệp quốc doanh 94% 92% 86% 73% - Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 6% 8% 14% 27% Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế đến 31/12/2001: Ngành kinh tế 1999 2000 2001 - Công nghiệp, sản suất Trong đó: + Xây dựng + Viễn thông +Vận tải biển 74% 26% 0,1% 0% 73,4% 40% 0,2% 0,1% 68,3% 33% 7,5% 5,0% - Thương mại dịch vụ 24% 26% 31% - Tiêu dùng 0,2% 0,6% 0,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001- Ngân hàng TMCP QĐ) - Mặc dù tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Quân đội có giảm nhưng số dư tuyệt đối lại tăng lên 78 tỷ đồng tương đương 10%; trong khi đó tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước ngoài Quân đội không thay đổi là 25% nhưng số tuyệt đối lại tăng thêm 130 tỷ đồng tương đương 41% so với năm 2000. Điều này đã cho thấy, ngoài việc giữ vững được các khách hàng truyền thống, ngân hàng đã có các chính sách thu hút được các khách hàng có chất lượng cao. - Tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng mạnh vượt mức kế hoạch từ 8% lên 27% chủ yếu là do tăng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( tăng 101%) và tăng cho vay đối với công ty cổ phần, TNHH(tăng 39,5%). Thực tế cho vay các đối tượng này đều có tính khả thi cao. Tuy nhiên, không thể không nói đến sự sụt giảm lãi suất cho vay đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của Ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động VND của các Ngân hàng trong năm không biến động đáng kể, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất cơ bản từ 0,75% xuống còn 0,6%/tháng, tương đương giảm 1,8%/năm và điều này đã gây ra tương ứng việc giảm lãi suất cho vay bình quân cuả Ngân hàng Quân đội là 0,9%/năm. Với mức dư nợ cho vay VND bình quân trong năm là 1.322 tỷ đồng, lãi suất cho vay bình quân giảm đã làm giảm đến 20% lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng. - Nợ quá hạn: Năm 2001 có thể coi là một năm quyết liệt của Ngân hàng trong viễcỷ lý nợ quá hạn và đã thu được nhiều thành công. Bằng việc tích cực đôn đốc giải quyết các khoản nợ quá hạn tồn đọng từ các năm trước, trong năm đã xử lý được trên 50% số nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2001. Vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống còn 98% so với mức1,35% của năm 2000. Trong khi đó Ngân hàng còn 12,3 tỷ đồng dự phòng rủi ro chưa sử dụng đến. + Về khoản nợ của công ty Sông hồng - Bộ Quốc phòng: Trong báo cáo trình Đại hội cổ đông ngày 28/3/2001, dự kiến đến 31/12/2001, số nợ đọng của Công ty còn lại khoảng 15 tỷ nhưng thực tế chỉ còn 09 tỷ Công ty xin được thanh toán vào năm 2002. Đó là một kết quả rất tích cực giữa Ngân hàng và các cơ quan hữu quan. + Về khoản nợ của Công ty tiếp thị Thương mại - Bộ Nông nghiệp và PTNT tháng 7/1997, Công ty được Bộ NN & PTNT bảo lãnh đến vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội để xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp và Nông thôn ( số tiền vay sẽ được thanh toán từ nguồn vốn đầu tư cuả Nhà nước, trong quá trình triển khai dư án, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã yêu cầu thế chấp 03 lô đất tại khu vực Nghĩa Đô, có tổng diện tích là 32.406 m để đảm bảo cho khoản vay 10 tỷ đồng). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Công ty Tiếp thị Thương mại đã không thực hiện được cam kết trả nợ cho Ngân hàng đã được ghi trong hợp đồng tín dụng, mặc dù Ngân hàng đã bằng nhiều biện pháp đôn đốc thu nợ, kể cả gửi công văn cho ông Bộ trưởng - Bộ Nông Nghiệp đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cho đến trước ngày Giám đốc Công ty bị bắt giữ do vi phạm pháp luật, Công ty mới chỉ trả cho ngân hàng 2,1 tỷ đồng, còn nợ 7,9 tỷ đồng. Số nợ này đã được chuyển nợ quá hạn từ năm 2000 và đã trích đủ dự phòng rủi ro. Để xử lý khoản nợ này, Ngân hàng đã và đang phối hợp với Công ty Tiếp thị, đề nghị cơ quan pháp luật chuyển trả hồ sơ các lô đất tại khu vực Nghĩa Đô - là tài sản thế chấp tại Ngân hàng Quân đội - để tiến hành xử lý và thu nợ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng thì vịêc thu nợ này phải kéo dài cho đến hết năm 2002. 2.2.3. Các hoạt động dịch vụ: Năm 2001, tổng nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng chiếm hơn 9% so với tổng doanh thu (năm 2000 tỷ lệ này là 4%). Mặc dù còn là một kết quả khiêm tốn nhưng đã thể hiện một bước chuyển mới trong các hoạt động dịch vụ, cụ thể: - Thanh toán xuất nhập khẩu: Năm 2001 là năm có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam, các chỉ tiêu về xuất khẩu và nhập khẩu đều không đạt kế hoạch và có mức tăng trưởng thấp. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 141,9 triệu USD, giảm 2,7% so với năm 2000, tuy nhiên doanh thu thuần từ phí dịch vụ tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Số lương và tổng giá trị mở L/C đều tăng so với năm 2000 (tăng 12% về số lượng và 1,6% về gia trị L/C). Về chất lượng dịch vụ, 100% L/C mở tại Ngân hàng đều thanh toán đúng hạn. Trong năm Ngân hàng cũng đã thiết lập thêm một số quan hệ ngân hàng đại lý mới đưa tổng số ngân hàng quan hệ đại lý với Ngân hàng Quân đội lên hơn 200 Ngân hàng ở 55 nước trên thế giới. - Hoạt động bảo lãnh có sự tăng trưởng khá, đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Trong năm 2001 Ngân hàng TMCP Quân đội đã phát hành 2.274 thư bảo lãnh bằng 105% so với năm 2000, có tổng giá trị 729,5 tỷ đồng, tăng 37,8% so với năm 2000 . Nhờ đó đã thu về được 3,1 tỷ đồng tiền phí, đồng thời chất lượng bảo lãnh luôn ở mức cao và Ngân hàng chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào. Để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, trong năm 2000 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã thành lập Công ty chứng khoán Thăng Long. Mở thêm một phòng giao dịch ở Gia Lâm - Hà nội, củng cố hoạt động kinh doanh của dự án khách sạn ASEAN. Công ty chứng khoán Thăng Long và dự án khách sạn ASEAN đã bước đầu hoạt động tốt góp phần vào kết quả kinh doanh của khách hàng. 2.3. Thu chi tài chính (triệu đồng) Thu nhập 1999 2000 2001 Thu lãi cho vay 85.062 97.035 105.2 Thu về kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ 1.213 1.963 2.6 Thu về dịch vụ ngân hàng 2.930 3.114 3.5 Thu lãi tiền gửi, chứng khoán 30.653 37.199 43.3 Thu khác 9.102 9 11 Tổng thu nhập 128.960 139.320 165.6 Chi phí Chi phí hoạt động kinh doanh 61.375 58.671 64.500 Thuế doanh thu, thuế môn bài 103 407 800 Chi phí lương và các khoản khác cho CBCN 4.261 4.664 6.200 Chi phí quản lý khác 16.890 21.872 37.100 Tổng chi phí 82.629 85.614 108.6 Kết quả kinh doanh 46.331 53.706 57 Ho4: Biểu đồ thu chi qua các năm 1999, 2000, 2001: (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001- Ngân hàng TM Cổ phần QĐ) 2.4. Kết quả kinh doanh ( lãi trước thuế ) Năm 2001 lãi trước thuế của ngân hàng đạt 57 tỷ tăng 23,1% so với năm 1999 và tăng 6,1% so với năm 2000. Tuy con số này nhỏ so với kết quả của các ngân hàng khác nhưng đây là một kết quả khả quan của một ngân hàng vừa mới được thành lập. Ta có biểu đồ kết quả kinh doanh của ngân hàng trong ba năm vừa qua. kết quả kinh doanh trong ba năm 1999, 2000, 2001: (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001- Ngân hàng TM CP Quân đội) Thực hiện đa dạng hoá nguồn thu, Ngân hàng đã cố gắng tăng cường các hoạt động dịch vụ có mức độ rủi ro thấp cũng như tỷ lệ chi phí/doanh thu thấp. Ngân hàng đã phân tán rủi ro bằng việc mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh tiền tệ, nhờ đó cơ cấu thu nhập của Ngân hàng có sự chuyển biến tích cực: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 + thu từ hoạt động tín dụng 97% 96% 91% +thu từ hoạt động phi tín dụng 3% 4% 9% Tổng 100% 100% 100% II. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng TMCP Quân đội với Công ty Đầu tư xây dựng công trình 1. Giới thiệu chung về công ty Đầu tư xây dựng công trình Công ty Đầu tư xây dựng công trình được thành lập theo quyết định số 1384 ngày 2/4/1993 của UBND TP Hà nội, trụ sở chính đặt tại 55B Ngõ Thông Phong – Hà nội; Văn phòng giao dịch : P102- P104 Nhà A1 số 17 Ngọc Khánh, Ba Đình – Hà nội. Có giấy phép kinh doanh số 44778 ngày 5/4/1993 do trọng tài kinh tế Hà nội cấp. - Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: + Xây dựng các công trình giao thông công nghiệp. + Dịch vụ về vật liệu xây dựng + Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá + Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe tải + Xây dựng dân dụng, trang trí nội thất công trình + Xây dựng đường dây và trạm điện đến 35 KV - Đại diện của công ty: + Giám đốc: Nguyễn Phúc Hiển + Kế toán trưởng: Ngô Thế Quân Mô hình tổ chức công ty đầu tư xây dựng công trình: Giám đốc công ty Đội thi công Văn phòng Phòng đấu thầu Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật Đội 3: Phụ trách điện Đội 2: Phụ trách đường Đội 1: Phụ trách đường 2. Tình hình thực tế SXKD của công ty từ năm 1998-1999 Bảng cân đối kế toán công ty đầu tư xây dựng công trình Tài sản MS 31/12/1998 32/12/1999 A. TSLĐ & ĐTDH 100 11.100.634.042 13.339.544.827 I. Tiền 101 6.265.079 77.146.608 1. Tiền mặt tại quỹ 111 5.975.973 66.202.943 2. Tiền gửi Ngân hàng 112 289.106 10.943.665 II. Các khoản phải thu 130 4.612.289.644 4.873.907.907 1. Phải thu của khách hàng 131 4.434.092.997 4.710.228.986 2. Trả trước cho người bán 132 17.689.235 1.820.042 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 0 56.238.450 4. Phải thu nội bộ 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 138 0 105.620.429 III. Hàng tồn kho 140 5.640.516.662 7.059.519.933 1. Nguyên vật liệu tồn kho 142 373.892.700 679.465 2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 0 74.464.600 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 5.266.623.962 6.305.589 IV. TSLĐ khác 150 841.562.657 1.328.970.379 1. Tạm ứng 151 602.126.830 297.652.368 2. Chi phí trả trước 152 42.167.540 701.397.936 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 35.212.787 329.920.075 4. Các khoản thế chấp, ký quý, ký cược ngắn hạn 155 162.055.500 162.055.500 B. TSCĐ & ĐT dài hạn 200 7.559.395.773 6.391.657.062 I. TSCĐ 211 5.659.395.773 6.022.121.558 1. Nguyên giá 212 8.277.655.512 8.659.445.612 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (2.618.259.739 (2.604.324.054) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1.900.000.000 0 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 63.686.904 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 0 272.848.600 Tổng cộng tài sản 250 18.660.029.815 19.731.201.889 ( Triệu đồng ) Nguồn vốn MS 31/12/1998 31/12/1999 A.Nợ phải trả 300 7.143.070.340 8.512.420.116 I.Nợ ngắn hạn 310 7.443.070.340 7.942.420.116 1.Nợ ngắn hạn 311 4.900.000.000 4.700.000.000 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 300.000.000 0 3.Phải trả cho người bán 313 515.347.200 906.968.992 4.Người mua trả tiền trước 314 0 1.634.343.812 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 40.593.500 182.109.093 6.Phải trả công nhân viên 316 587.129.640 336.852.593 7.Các khoản phải trả phải nộp khác 318 100.000.000 182.145.626 II.Nợ dài hạn 320 700.000.000 600.000.000 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 11.516.959.475 11.188.781.773 I.Nguồn vốn - quỹ 410 11.516.959.475 11.188.781.773 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 10.513.432.300 10.573.432.300 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 (5.622.000) (5.622.000) 3.Quỹ dự phòng tài chính 415 0 162.406.709 4.Lợi nhuận chưa phân phối 417 921.387.175 394.924.764 5.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 87.762.000 123.640.000 Tổngcộng nguồn vốn 430 18.660.029.815 19.731.201.889 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của công ty Đầu tư xây dựng năm 1998,1999) Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, hiện tại Công ty đang thi công nhiều công trình có giá trị như nhận thầu phụ thi công công trình Hàm Thuận - Đa mi; làm các tuyến đường tại Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn; thi công quốc lộ 43, đường 113 Sơn La, xây dựng nhà ở cho công nhân tại công trường Mỏ than Núi Béo… Năng lực sản xuất kinh doanh: Công ty co một giàn máy móc thiết bị có khả năng thi công nhiều công trình chủ yếu làm đường. Giá trị tài sản cố định khoảng 6 tỷ đồng chủ yếu hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau đây là kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Kết quả kinh doanh của công ty Chỉ tiêu MS Năm 1998 Năm 1999 1. Tổng doanh thu 01 7.031.239.577 11.528.605.255 2. Các khoản giảm trừ 03 0 0 3. Doanh thu thuần (1-3) 10 7.031.239.577 11.528.605.255 4. Giá vốn hàng bán 11 5.893.221.972 10.015.921.194 5. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 1.138.017.605 1.512.684.061 6. Chi phí bán hàng 21 0 0 7. Chi phí QL doanh nghiệp 22 655.814.000 1.103.310.061 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20-(21+22)) 30 482.203.605 409.374.000 9. Lợi nhuận HĐ tài chính 40 63.876.715 285.000.000 10. Lợi tức bất thường 50 13.819.365 46.936.557 11. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 60 559.899.685 694.374.000 12. Thuế TNDN phải nộp 70 139.974.921 173.593.500 13. Lợi nhuận sau thuế(60-70) 80 419.924.764 520.780.500 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 1998, 1999 - công ty Đầu tư xây dựng công trình ) Kết quả trên cho ta thấy công ty làm ăn đạt hiệu quả, tổng doanh thu qua các năm đều tăng. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng năm 1999 tăng 134,4 triệu so với năm 1998; đặc biệt lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng mạnh, năm 1999 tăng 346% so với năm 1998. Có được kết quả trên là nhờ phương thức quản lý, sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân trong công ty. Với phương châm “ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển” cộng với tính chất của một công ty TNHH - dám làm dám chịu, gắn trách nhiệm của mình với công việc. Công ty đã dần có được vị trí tương đối ổn định trên thị trường. Những công trình mà công ty thi công đều có giá trị lớn hàng chục tỷ đồng. Giá trị sản lượng thực hiện qua các năm là: 1997 : 14 tỷ đồng 1998:15,7 tỷ đồng 1999: 17,2 tỷ đồng Năm 2000 Công ty đã trúng thầu nhiều công trình có giá trị như: Cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 101 Cải tạo đường ô tô 113 đoạn đường Mường khoa - Cò nòi - Sơn la Cải tạo đường điện về xã nghèo Nậm lầu - Thuận Châu - Sơn La Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 43 Dự án đường 105 Sông Mã - Sơn La Và nhiều công trình khác. Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Công ty, tiến độ thi công của các công trình mà công ty nhận thi công, công ty cố gắng tìm kiếm những phương thức làm ăn mới, xúc tiến việc hạch toán kinh doanh, tăng cường áp dụng maý móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên số vốn tự có của công ty còn nhỏ, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao- bằng 75,9%, hàng hoá tồn kho lớn. Điều này làm giảm vòng quay của vốn lưu động, gây cản trở trong quá trình hoạt động của công ty. Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Quân đội với Công ty Đầu tư xây dựng công trình năm - 2000 Đất nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH, để tạo cơ sở cho các thành phần kinh tế cũng như các ngành nghề kinh doanh được phát triển ổn định và vững chắc cần phải tiếp một lực vào cơ thể của nền kinh tế, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi nhìn vào hệ thống giao thông, hệ thống điện hay các công trình kiến trúc cao tầng, người ta có thể thấy được cơ thể của nền kinh tế đó. Nước ta là một đất nước nghèo, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Đảng và Nhà nước chủ trương đến năm 2020 cố gắng cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy cơ sở hạ tầng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong các yếu tố được ưu tiên. Công ty đầu tư xây dựng công trình được thành lập năm 1993 và có quan hệ với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội từ năm 1995. Trong năm 2000, công ty Đầu ty xây dựng công trình đã trúng thầu một số công trình của Nhà nước. Công ty đã tiến hành lập hồ sơ xin vay vốn taị Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân đội. Qua quá trình thẩm định và tìm hiểu tính chính xác của hồ sơ cũng như tình hình tài chính của công ty, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã tiến hành cấp tín dụng cho công ty với hạn mức tín dụng năm 2000 là 5 tỷ đồng, thực hiện đối với các dự án mà công ty được trúng thầu Sau đây là thực trạng rủi ro tín dụng giữa công ty Đầu tư xây dựng công trình và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội năm 2000: Khế ước 03/2000: + Số tiền: 620 triệu đồng + Mục đích vay: Mua nguyên vật liệu thi công cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 101 (Km 10-Km21) + Ngày vay07/02/2000, hạn trả 07/08/2000, lãi suất 6,5%/năm + Tài sản thế chấp: Tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng) : Nguyên giá: 8.659 triệu đồng Gía trị còn lại: 6.055 triệu đồng Ngày 07/8/2000 công ty đã hoàn trả đủ cả gốc và lãi Khế ước 06/2000 + Số tiền: 956 (triệu đồng) + mục đích vay: Mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương cho công nhân cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 101 (Km 10-Km21) + Ngày vay 01/3/2000, hạn trả: 01/09/2000, lãi suất 6,5%/năm + Tài sản thế chấp: Tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng): Nguyên giá: 8.659 triệu đồng Gía trị còn lại: 6.055 triệu đồng Ngày 01/9/2000 công ty chỉ trả được 800 triêu đồng, gồc còn nợ 156 triệu. Nguyên nhân là tiến độ thi công chậm, không hoàn thành theo kế hoạch được giao dẫn tới thu hồi vốn chậm. Ngày 18/9/2000, sau khi tiến hành kiểm tra, xem xét tình hình thi công của công ty , Ngân hàng đã cho phép giãn nợ khế ước này tới cuối năm 2000, đầu năm 2001 công ty đã hoàn trả đầy đủ khế ước này Khế ước 08/2000 + Số tiền: 1.183 triệu đồng + Mục đích vay: Mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương cho công nhân cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 101 (Km 21-Km32) + Ngày vay: 20/3/2000, hạn trả: 20/9/2000, lãi suất 6,5%/ năm + Tài sản thế chấp: Tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng) : Nguyên giá: 8.659 triệu đồng Gía trị còn lại: 6.055 triệu đồng Ngày 20/9/2000 công ty chỉ hoàn trả được 725 triệu đồng, vốn gốc còn 458 triệu đồng. Ngân hàng đã cho phép giãn nợ khế ước này tới cuối năm 2000. Tháng 01 năm 2001 công ty chỉ trả thêm được 237 triệu, còn lại 221 triệu gốc. Ngân hàng tiếp tục cho giãn nợ thêm hai tháng, nhưng tới tháng 03/2001 Công ty vẫn không hoàn trả được đồng nào và Ngân hàng đã chuyển khoản nợ này thành nợ khó đòi Khế ước 11/2000: + Số tiền : 415 triệu đồng + Mục đích vay: Mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương cho công nhân cải tạo đường ô tô 113 đoạn đường Mường Khoa- Cò Nòi- Sơn La + Ngày vay: 14/04/2000, hạn trả: 14/10/2000, lãi suất 6,5 %/năm + Tài sản thế chấp: Tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng) : Nguyên giá: 8.659 triệu đồng Gía trị còn lại: 6.055 triệu đồng Ngày 14/10/2000 Công ty đã hoàn trả đủ cả số tiền gốc và lãi cho Ngân hàng. Khế ước 16/2000 + Số tiền: 310 triệu đồng + Mục đích vay: Mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương cho công nhân cải tạo đường điện về xã nghèo Nậm lầu-Thuân Châu- Sơn La + Ngày vay: 05/06/2000, hạn trả: 05/12/2000, lãi suất 6,25 %/năm + Tài sản thế chấp: Tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng) : Nguyên giá: 8.659 triệu đồng Gía trị còn lại: 6.055 triệu đồng Ngày 05/12/2000 công ty chỉ hoàn trả được 210 triệu đồng, còn lại 100 triệu tới nay Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được. Nguyên nhân là Công ty vay nhiều ngân hàng, số tiền thu được sau khi hoàn thành công trình phải chia ra để chi trả cho nhiều Ngân hàng. Tại Ngân hàng Công thương dư nợ từ các năm trước đối với công ty là 3,5 tỷ đồng . Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển dư nợ là 1,7 tỷ đồng. Tất cả số tiền trên đều là nợ ngắn hạn. Khế ước 19/2000: + Số tiền: 730 triệu đồng + Mục đích vay: Mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương cho công nhân cải tạo nền cống tuyến đường Thường tín- Cầu Giẽ(Km206+650 – Km208+100) + Ngày vay:12/7/2000, hạn trả: 12/1/2001, lãi suất 6%/ năm + Tài sản thế chấp: Tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng) : Nguyên giá: 8.659 triệu đồng Gía trị còn lại: 6.055 triệu đồng Ngày 12/1/2001 Công ty chỉ hoàn trả được 450 triệu, vốn gốc còn 280 triệu tới nay vẫn chưa thu hồi được. Nguyên nhân là Công ty đã sử dụng số tiền vay của ngân hàng để thanh toán nợ cho các chủ nợ và Ngân hàng khác. Tình hình thiếu vốn của công ty trở nên trầm trọng vì thế Ngân hàng TMCP đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100865.doc
Tài liệu liên quan