Luận văn Một số biện pháp quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO THEO GIÁO TRÌNH MỚI

Ở KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CĐSP BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp.

Các biện pháp được đề xuất sau đây được căn cứ vào các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận

đồng thời xuất phát từ thực trạng công tác quản lý đã được phân tích.

- Quản lý đào tạo ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu trên cơ sở chức

năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Khoa quy định tại Điều lệ trường Cao đẳng, được cụ

thể hóa tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu do UBND

Tỉnh ban hành và các quy định khác của Hiệu trưởng nhà trường.

- Về mặt lý luận chung, các hoạt động quản lý đào tạo ở khoa bao gồm quản lý hoạt

động dạy của GV, hoạt động học của SV, các hoạt động hỗ trợ cho giảng dạy, học tập,

quản lý đội ngũ, CSVC và các hoạt động quản lý khác. Tuy nhiên, đối với việc thực hiện

chương trình, giáo trình mới (thí điểm) thì các nội dung quản lý ở khoa chỉ tập trung đến

một số vấn đề cơ bản, mang tính đặc thù. Vì vậy, các biện pháp đề xuất được tiếp cận

với các nội dung hợp đồng thí điểm thực hiện chương trình, giáo trình giữa Bộ GD-ĐT

(Dự án đào tạo GV THCS) với trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu.

 

pdf125 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tốt 56.3 46.9 59.4 50.0 37.5 46.9 Khá 25.0 37.5 21.9 34.4 46.9 28.1 TB 6.3 3.1 6.3 3.1 3.1 12.5 Nhìn chung đại đa số GV đánh giá rất cao chất lượng nội dung giáo trình mới do Dự án đã biên soạn. Đánh giá tốt chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nội dung A, B, C, D và F (tương ứng là 56.3%, 46.9%, 59.4%, 50% và 46.9%), chỉ có nội dung E có tỷ lệ đánh giá khá là cao nhất (46.9%). Giáo trình mới về cơ bản đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Nội dung giáo trình đã cung cấp được cho người học những kiến thức chuyên ngành đủ để làm công tác giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS theo chương trình, sách giáo khoa mới. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần nghiên cứu để điều chỉnh, hoàn thiện ở mức độ tốt hơn, nhất là tính phù hợp với thực tiễn của địa phương. b. Nhận xét của GV về cấu trúc của giáo trình mới. Giáo trình được cấu trúc theo các nội dung, được thiết kế thành phần, chương, bài; hoặc có cả các phần phụ nêu mục tiêu cuốn sách (giáo trình), các chỉ dẫn liên quan. Trong đó chủ yếu thể hiện ở phần lý thuyết và phần thực hành. Tùy thuộc vào đặc trưng của từng học phần, bộ môn để cấu trúc phần lý thuyết và phần thực hành với tỷ lệ hợp lý. Theo ý kiến của giảng viên thì tất cả GV đều cho rằng cấu trúc của giáo trình có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành (khác với trước đây nặng về lý thuyết) nên bắt buộc cả người dạy và người học phải tìm tòi, khám phá, phải có những hoạt động tư duy hoặc quan sát, thí nghiệm mới có thể tạo hứng thú cho người học và quan trọng hơn là đảm bảo được sự vận dụng tri thức đã học vào trong thực tế cuộc sống và giảng dạy sau này, giúp họ vững vàng hơn trên bục giảng, đặc biệt là SV có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới. Ngoài ra, cấu trúc hợp lý của giáo trình còn thể hiện ở tính dễ sử dụng của giáo trình như kết cấu thống nhất giữa các chương, các phần; các chỉ dẫn về các nguồn thông tin (văn bản, dữ liệu, bảng biểu, đồ thị, tranh ảnh) sử dụng trong văn bản và các chỉ dẫn khác. c. Nhận xét của GV về khối lượng của chương trình Dự án đã biên soạn. Khối lượng chương trình được đánh giá ở khối lượng toàn bộ chương trình (căn cứ vào khung chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành) bao gồm khối lượng kiến thức về giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp và phần nghiệp vụ riêng (rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm), các chuyên đề tự chọn và khối lượng của chương trình chi tiết môn học. Kết quả khảo sát cho thấy đa số GV (70,59%) không đồng ý với ý kiến cho rằng khối lượng của chương trình đào tạo năm thứ 1 và năm thứ 2 có phần quá tải đối với sinh viên CĐSP và cho rằng với khối lượng kiến thức như đã trình bày trong chương trình khung cũng như nội dung giáo trình Dự án biên soạn sẽ chuẩn bị cho SV có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ dạy tốt các bộ môn khoa học tự nhiên ở trường THCS, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, SGK phổ thông bậc THCS. Chính vì thế, đổi mới phương pháp đào tạo ở các trường cao đẳng, trong đó có đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy nhiên cũng có đến 20,59% GV cho rằng khối lượng của chương trình đào tạo là quá tải đối với sinh viên. Thông tin này cũng rất cần được quan tâm. 2.2.5.3. Nhận xét của sinh viên về giáo trình mới. a. Đánh giá của SV về chất lượng nội dung của giáo trình mới. Khảo sát 296 sinh viên khoa Tự nhiên, kết quả thu được ở bảng 2.11. Bảng 2.11. Nhận xét của SV về chất lượng nội dung của giáo trình. Nội dung nhận xét Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % Nội dung phù hợp với mục đích đã đề ra 19 6,42 244 82,43 33 11,15 0 0 Nội dung phù hợp với trình độ SV CĐSP 17 5,74 228 77,03 51 17,23 0 0 Tính chính xác về mặt khoa học 105 35,47 191 64,53 0 0 0 0 Tính cập nhật 99 33,45 170 57,43 27 9,12 0 0 Tính hợp lý 35 11,82 198 66,89 63 21,28 0 0 Phạm vi sử dụng 101 34,12 121 40,88 74 25,00 0 0 Đa số SV cho rằng nội dung của giáo trình Dự án đã biên soạn không những phù hợp với mục đích đã đề ra mà còn phù hợp với trình độ SV CĐSP, đặc biệt là chính xác về mặt khoa học (100% đánh giá khá và tốt, không có ý kiến đánh giá trung bình); nội dung của giáo trình có tính hợp lý và tính cập nhật khá tốt, phản ánh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, phù hợp với nội dung SGK mới ở THCS, thể hiện sự đồng bộ giữa nội dung giáo trình CĐSP với SGK THCS; nội dung của giáo trình mới còn giảm bớt khối lượng kiến thức, tạo điều kiện cho GV tổ chức những hoạt động học tập tích cực, phát huy và phát triển năng lực độc lập sáng tạo của mình. b. Đánh giá của SV về tính dễ sử dụng của giáo trình mới. Thông qua 3 năm học giáo trình mới do Dự án biên soạn, nhận định ban đầu của SV về giáo trình thể hiện ở bảng 2.12. Bảng 2.12: Nhận xét của SV về tính dễ sử dụng của giáo trình. Nội dung nhận xét Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % Giới thiệu cách sử dụng hoặc cấu trúc của giáo trình 94 31,76 104 35,13 98 33,11 0 0 Mục lục chi tiết 195 65,88 101 34,12 0 0 0 0 Kết cấu thống nhất giữa các chương, các phần 96 32,43 167 56,42 33 11,15 0 0 Các chỉ dẫn về mục tiêu học tập 99 33,45 183 61,82 14 4,73 0 0 Có tóm tắt mục tiêu và nội dung ở đầu mỗi chương 110 37,16 175 59,12 11 3,72 0 0 Có tóm tắt nội dung ở cuối mỗi chương 87 29,39 200 67,57 9 3,04 0 0 Có chỉ dẫn về các nguồn thông tin 27 9,12 166 56,08 103 34,8 0 0 - Giáo trình có giới thiệu cho người đọc cách sử dụng, cấu trúc ở mức độ tương đối khá tốt (có đến 33,11% ý kiến đánh giá tiêu chí này ở mức độ trung bình). - Giáo trình có mục lục hướng dẫn khá chi tiết để người đọc dễ tìm ra nội dung mình cần nghiên cứu. - Cấu trúc giữa các chương, các phần thống nhất với nhau, đảm bảo tính lôgic và khoa học. - Có các chỉ dẫn về mục tiêu học tập và tóm tắt mục tiêu và nội dung ở đầu mỗi chương ở mức độ khá – tốt. - Sau mỗi chương đều có tóm tắt nội dung, có hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo, phần đọc thêm. Phần đọc thêm khá thú vị, hỗ trợ thêm hiểu biết của SV. - Giáo trình có chỉ dẫn về các nguồn thông tin sử dụng trong văn bản ở mức tương đối khá tốt (có đến 34,8 % ý kiến đánh giá ở mức trung bình). Qua những nhận xét đánh giá trên, có thể thấy được đa số SV cho giáo trình mới dễ sử dụng so với điều kiện học tập hiện tại. c. Đánh giá của SV về mặt phương pháp của giáo trình mới. Bảng 2.13: Thiết kế về mặt phương pháp của giáo trình. Nội dung nhận xét Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % Tính phân hóa của giáo trình 27 9.12 164 55.41 102 34.46 3 1.01 Sự liên hệ với đời sống 19 6.42 142 47.97 133 44.93 2 0.7 Trợ giúp, kích thích động cơ học tập 87 29.39 166 56.08 43 14.53 0 0 Tích cực hóa thông qua hệ 103 34.8 175 59.12 18 6.08 0 0 thống bài tập Khuyến khích tính độc lập 85 28.72 195 65.88 16 5.4 0 0 Theo đánh giá của SV, thiết kế về phương pháp của giáo trình có những ưu điểm: - Thiết kế về mặt phương pháp của giáo trình có chú ý đến các điều kiện học tập khác nhau, tức trong giáo trình có phân hóa cho phù hợp với điều kiện học tập cụ thể, tuy nhiên sự phân hóa chưa cao (có đến 34,46% SV đánh giá trung bình và 1,01% đánh giá kém). - Giáo trình có liên hệ với đời sống, phù hợp với từng địa phương nhưng chưa nhiều, cụ thể có đến 44,93% SV cho tiêu chí này ở mức trung bình và 0,7% SV cho là kém. - Đa số SV cảm thấy rất hứng thú với giáo trình mới ở một số điểm cụ thể như thiết kế về mặt phương pháp của giáo trình đã trợ giúp, kích thích động cơ học tập của SV cũng như khuyến khích tính độc lập, tích cực hóa thông qua hệ thống bài tập. Nếu như SV được GV hướng dẫn và yêu cầu thực hiện theo như thiết kế của giáo trình sẽ tập cho SV có thói quen làm việc khoa học, tự mình chiếm lĩnh tri thức. d. Đánh giá của sinh viên về chức năng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động dạy học của giáo trình. Qua khảo sát, đa số SV đánh giá khá tốt chức năng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động dạy học của giáo trình mới, vì đã tạo điều kiện khá tốt để thực hiện các hình thức dạy học tích cực, có nhiều nội dung yêu cầu SV phải độc lập làm việc nhưng cũng có nhiều nội dung đòi hỏi phải có tinh thần đồng đội trong học tập qua làm việc theo nhóm. Giáo trình có chỉ dẫn đối với việc lập kế hoạch lên lớp cũng như có chú ý đến phần kiến thức sẽ dạy ở trường THCS, đồng thời tạo điều kiện khá tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và có hướng tiếp cận với đại học tạo điều kiện cho SV tiếp tục học lên đại học khi có điều kiện. Giáo trình đã cập nhật theo sự phát triển chung của khoa học trên thế giới, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bảng 2.14: Chức năng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động dạy học của giáo trình. Nội dung nhận xét Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % Tạo điều kiện thực hiện các hình thức dạy học tích cực 43 14.53 187 63.17 66 22.3 0 0 Hỗ trợ các hình thức giao tiếp xã hội trong dạy học 66 22.3 195 65.88 35 11.82 0 0 Có chỉ dẫn đối với việc lập kế hoạch lên lớp 74 25.0 189 63.85 33 11.15 0 0 Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học 43 14.53 198 66.89 55 18.58 0 0 Hỗ trợ hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên 33 11.15 212 71.62 51 17.23 0 0 2.2.5.4. Nhận xét, đánh giá chung về chất lượng và kết quả thực hiện giáo trình mới. a. Kết quả học tập của sinh viên theo giáo trình mới. Việc nghiên cứu kết quả học tập theo giáo trình mới được căn cứ trên cơ sở nhận xét của giảng viên trực tiếp thực hiện giáo trình mới và ý kiến tự nhận xét, đánh giá phản hồi của sinh viên.  Nhận xét của giảng viên Theo đánh giá của các giảng viên trực tiếp giảng dạy các giáo trình mới thì số sinh viên học các giáo trình thí điểm, sau khi tốt nghiệp có thể dạy theo sách giáo khoa THCS mới là 100%, trong đó có 25% có thể dạy tốt. Tuy nhiên đánh giá này mang tính chủ quan và nhiều định tính, chủ yếu căn cứ vào kết quả học tập của các năm học, kết quả thực tập sư phạm tại các trường THCS, đặc biệt là qua việc đánh giá giờ dạy (6 đến 10 tiết) của SV trong thời gian thực tập.  Tự nhận xét, đánh giá của sinh viên Ý kiến nhận xét của sinh viên đối với việc sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên không đều. Có 56,76% SV được khảo sát đánh giá phương pháp giảng dạy của GV ở mức độ tương đối tốt; 17,23% SV nhận xét ở mức độ tốt trong khi có đến 26,01% ý kiến đánh giá về phương pháp giảng dạy của GV ở mức độ chưa tốt. Điều đó cho thấy SV chưa hài lòng với phương pháp giảng dạy của GV (chủ yếu thiên về thuyết trình). Giáo viên phải giảm bớt những thông tin buộc SV phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để SV tập giải, giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí tuệ, giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường các gợi ý để SV tự nghiên cứu phát triển bài học đặc biệt dạy cho SV biết cách tự học song song với việc tổ chức những hoạt động học tập tích cực. Điều đáng ghi nhận là khi thực hiện giáo trình mới, việc hướng dẫn soạn giáo án (mẫu) cho SV trong các học phần PPGD có sự tương thích với mẫu giáo án tại các trường THCS. Bảng 2.15. Tự nhận xét của sinh viên về mẫu giáo án. Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ % Hoàn toàn không giống nhau 0 0 Giống nhau chút ít 10 3,38 Tương đối giống nhau 105 35,47 Phần lớn giống nhau 161 54,39 Hoàn toàn giống nhau 20 6,76 Điều đó chứng tỏ, quá trình đào tạo tại các trường (CĐSP) ngày càng tiệm cận với thực tiễn giảng dạy ở trường THCS. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của trường CĐSP đào tạo giáo viên cần phải phấn đấu để đạt được. b. Một số đánh giá ban đầu về giáo trình mới. Thông qua ba năm thí điểm một số giáo trình mới tại các trường CĐSP, nhận định ban đầu về giáo trình như sau: + Ưu điểm: Giáo trình trình bày đẹp, khổ to, có kênh hình minh họa. Cấu trúc của bài học được thiết kế mới so với các giáo trình trước đó. Sau mỗi chương đều có hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo, phần đọc thêm. Phần đọc thêm này cũng khá thú vị hỗ trợ thêm hiểu biết của sinh viên. Nội dung của giáo trình bảo đảm tính khoa học, sư phạm và hiện đại; có chú ý đến phần kiến thức sẽ dạy ở trường THCS, và có hướng tiếp cận với đại học tạo điều kiện cho sinh viên tiếp tục học lên đại học khi có điều kiện. Giáo trình đã thể hiện hướng phát huy tính tích cực của người học, nếu được giảng viên hướng dẫn và yêu cầu sinh viên thực hiện theo kế hoạch học tập theo đúng yêu cầu đã hướng dẫn trong giáo trình sẽ tập cho sinh viên có thói quen làm việc khoa học, tự học hỏi để chiếm lĩnh tri thức. Giáo trình đã có cố gắng cập nhật theo sự phát triển chung của khoa học trên thế giới; đồng thời cũng phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. + Tồn tại, thiếu sót: Tuy nhiên, có một số ít giáo trình có những sai sót về kỹ thuật khi in và sai sót về kiến thức cần phải điều chỉnh lại. Một số giáo trình khó thực hiện theo phương pháp dạy - học tích cực. c. Đánh giá chung về việc triển khai thực hiện thí điểm giáo trình mới. Nhận xét, đánh giá chung toàn cục về mức độ thành công của việc triển khai thí điểm giảng dạy theo giáo trình mới, đa số giáo viên đánh giá là thành công (61,76% GV đánh giá là thành công và 38,24% GV cho là tương đối thành công). Sự cần thiết là cần có những biện pháp hợp lý, thực tế để quản lý tốt việc đào tạo theo chương trình và giáo trình khi triển khai đại trà trong thời gian tới. TIỂU KẾT Việc quản lý công tác đào tạo theo giáo trình mới của khoa Tự nhiên đạt được một số kết quả nhất định. Các hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý chất lượng giảng dạy, học tập đã dần đi vào nề nếp. Ý thức tự giác của GV và SV ngày càng được nâng lên. Giảng viên cơ bản dạy theo giáo trình (vì đang trong giai đoạn dạy thí điểm) cả về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong quá trình dạy học theo giáo trình và đã tạo nên sự hứng thú, mang lại hiệu quả cho việc tiếp thu bài học của SV. Việc tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV nghiêm túc, đúng quy chế, sát với giáo trình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong việc quản lý đào tạo. Việc kiểm tra GV thực hiện giáo trình nói riêng và các hoạt động chuyên môn nói chung còn hình thức, chưa thường xuyên và bế tắc về phương pháp kiểm tra. Sinh hoạt chuyên môn chưa đều và chưa đảm bảo chất lượng. Việc tổ chức thi đã được đổi mới nhưng chưa tích cực, nhất là chất lượng đề thi. Việc học tập của SV đã đi vào nề nếp, tuy nhiên chưa chủ động, tự giác; việc tự học, tự nghiên cứu chưa nhiều. Đa số sinh viên còn tư tưởng học đối phó với thi cử, học để thi, học vì thi. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng giáo trình mới trong đào tạo, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, cần có những biện pháp tích cực hơn, phù hợp hơn ở tầm quản lý cấp khoa. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO GIÁO TRÌNH MỚI Ở KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CĐSP BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp. Các biện pháp được đề xuất sau đây được căn cứ vào các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận đồng thời xuất phát từ thực trạng công tác quản lý đã được phân tích. - Quản lý đào tạo ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu trên cơ sở chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Khoa quy định tại Điều lệ trường Cao đẳng, được cụ thể hóa tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu do UBND Tỉnh ban hành và các quy định khác của Hiệu trưởng nhà trường. - Về mặt lý luận chung, các hoạt động quản lý đào tạo ở khoa bao gồm quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV, các hoạt động hỗ trợ cho giảng dạy, học tập, quản lý đội ngũ, CSVC và các hoạt động quản lý khác. Tuy nhiên, đối với việc thực hiện chương trình, giáo trình mới (thí điểm) thì các nội dung quản lý ở khoa chỉ tập trung đến một số vấn đề cơ bản, mang tính đặc thù. Vì vậy, các biện pháp đề xuất được tiếp cận với các nội dung hợp đồng thí điểm thực hiện chương trình, giáo trình giữa Bộ GD-ĐT (Dự án đào tạo GV THCS) với trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu. - Đổi mới giáo trình và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV là một vấn đề cần thiết có tính bắt buộc đối với các trường sư phạm cho tất cả các môn học, trong đó có môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Kỹ Thuật thuộc khoa Tự nhiên nhằm bồi dưỡng cho SV năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và các kỹ năng nghề nghiệp khác. - Trên thực tiễn, từ năm học 2003 – 2004 đến nay, trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu là một trong 9 trường CĐSP trong cả nước được Bộ GD - ĐT chọn thực hiện thí điểm giáo trình cao đẳng mới ở tất cả các ngành học, bước đầu cũng đã mang lại những kết quả tích cực về chất lượng giảng dạy, học tập, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV, phương pháp học tập nghiên cứu của SV. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình mới còn xuất hiện những khó khăn, bất cập cả về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, học tập và công tác quản lý quá trình đào tạo. - Kết quả nghiên cứu về các biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy giáo trình mới cho thấy các GV đề cập nhiều nhất đến các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy (88,2%), đồng thời tăng cường các giờ thảo luận và thực hành cùng với biện pháp tổ chức cho SV tự học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt một số GV có ý kiến thêm như việc thực hiện các biện pháp trên phải được tiến hành đồng bộ với các biện pháp khác như nâng cao trình độ GV và tính tự học của sinh viên đồng thời dạy cho các em cách học và trang bị phương tiện dạy học hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy giáo trình mới. Bảng 3.1. Biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy giáo trình mới. Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ % Thứ bậc Nâng cao trình độ giảng viên 16 47,06 7 Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên 30 88,24 1 Tăng cường các giờ thảo luận 22 64,71 2 Tăng cường các giờ thực hành 20 58,82 4 Tổ chức cho sinh viên tự học 22 64,71 2 Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên 20 58,82 4 Trang bị phương tiện dạy học hiện đại 17 50,00 6 Ứng dụng công nghệ thông tin 17 50,00 6 Biện pháp khác: + Dạy cách học + Nâng cao tính tự học của sinh viên 14 12 41,18 35,29 8 9 Xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu, chúng tôi đề xuất 5 nhóm biện pháp quản lý công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên nói riêng và trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu nói chung. 3.2. Các biện pháp cụ thể 3.2.1. Các biện pháp xây dựng hoàn chỉnh chương trình, giáo trình các môn học. a- Cơ sở xuất phát. Thông qua 3 năm thí điểm một số giáo trình Dự án biên soạn, nhận định ban đầu của GV và SV về giáo trình mới dù có ưu điểm không những về hình thức, cấu trúc, đặc biệt nội dung đảm bảo tính khoa học, sư phạm và hiện đại nhưng vẫn còn một số giáo trình có những sai sót về kỹ thuật in ấn và sai sót về kiến thức cần phải điều chỉnh lại. Một số giáo trình khó thực hiện theo phương pháp dạy học tích cực. b- Mục đích và nội dung của biện pháp. Để khắc phục những tồn tại và tiến tới thực hiện tốt các giáo trình mới, đáp ứng việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo giáo viên THCS trình độ cao đẳng cần phải hoàn chỉnh giáo trình, chương trình đào tạo các ngành học và chương trình chi tiết các học phần/môn học trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD - ĐT. c- Biện pháp thực hiện các nội dung cụ thể.  Về chương trình. Dựa vào chương trình khung của Bộ GD & ĐT, nhà trường (Phòng Đào tạo) thiết kế chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với điều kiện hiện tại của trường. Với vai trò là cấp quản lý đào tạo trực tiếp, khoa có trách nhiệm góp ý, đề xuất các phương án lựa chọn phù hợp với điều kiện của khoa. - Một số học phần thuộc kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức nghiệp vụ chung có thể thực hiện trong nhiều học kỳ, nhằm tích luỹ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sức khoẻ như ngoại ngữ, giáo dục thể chất, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. - Đối với các môn học thuộc kiến thức ngành, ngoài các điều kiện tiên quyết của các học phần, một số học phần không bố trí giảng dạy theo kiểu “cuốn chiếu” như các học phần thực hành, thí nghiệm của các môn Sinh học, Hóa học, Vật Lý, Kỹ thuật. - Các học phần thuộc kiến thức nghiệp vụ ngành như phương pháp dạy học bộ môn (cả môn một và môn ghép nếu có) cần được sắp xếp giảng dạy sớm trước khi SV thực tập sư phạm lần 1 nhằm tạo thuận lợi cho SV khi thực hiện các nhiệm vụ của TTSP. - Việc bố trí TTSP thuộc chương trình đào tạo GV cần căn cứ trên cơ sở thực tiễn kế hoạch biên chế năm học của các trường THCS, tránh thời gian cuối học kỳ. Thực tập sư phạm lần 1 cần tổ chức vào cuối năm thứ 2, TTSP lần 2 vào cuối năm thứ 3 (giữa học kỳ II của các trường THCS). - Các môn học tự chọn, về nguyên tắc với mục đích thoả mãn yêu cầu người học và tình hình thực tế giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục phổ thông; với thực tiễn từng địa phương, từng thời điểm. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, việc lựa chọn và quyết định các môn học (tự chọn) cần căn cứ vào thực tiễn gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_5314066371_8814_1872654.pdf
Tài liệu liên quan