Luận văn Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU Trang

1. Lí do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

2. Lịch sử vấn đề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

5. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

6. Giả thuyết khoa học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

7. Cấu trúc luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓAỞ HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHưƠNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.1 Lý thuyết tiếp nhận văn học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá. . . . 15

1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 17

Chương 2. KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI VÀ

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc

miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . . . 41

2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác

phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi . . 49

2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học

sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 57

2.3.1 Biện pháp 1. Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh

trước khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. . . . . . . . . 57

2.3.2 Biện pháp 2. Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa Hà Nội

cho học sinh dân tộc miền núi khi dạy học “Một người Hà Nội” . 58

2.3.3 Biện pháp 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh khi

dạy học “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

2.3.4 Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học

sinh dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

2.3.5 Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học

sinh tìm hiểu về hình tượng tác giả trong “Một người Hà Nội” . . . 67

Chương 3 . THỰC NGHIỆM Sư PHẠM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

3.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

3.1.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

3.1.2 Giải thích thiết kế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88

3.2 Dạy thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92

3.2.1 Mục đích thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92

3.2.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . 92

3.2.3 Kết quả thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93

PHẦN KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101

PHỤ LỤC

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m không biết tại sao trong kháng chiến chống Pháp, những gia đình địa chủ, tư sản ở nước ta, nhất là ở Hà Nội lại bị coi là người bóc lột, phải đi học tập, cải tạo. Mà em không biết học tập cải tạo ở đâu, em nghĩ chắc họ đi tù thì phải” (em Phùn Dùng Hiển - dân tộc Dao - Quảng Ninh). Có em bộc lộ: “nhà văn Nguyễn Khải nói về “chế độ mới”, em không hiểu chế độ mới ở đây là chế độ nào? ” (em Ngân Văn Hai - dân tộc Thái - Thanh Hoá). Từ thực tế cảm thụ đó của học sinh, chúng tôi cho rằng, khơi gợi lại tâm lí thời đại, không khí của lịch sử để giúp cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi cảm nhận được những ý sâu kín ẩn chứa trong tác phẩm văn chương nói chung, văn chương viết về miền xuôi, về Hà Nội nói riêng là cần thiết. 2.1.2 Học sinh dân tộc miền núi rất xa lạ với bức tranh đời sống vật chất và đời sống tinh thần của tầng lớp thƣợng lƣu ở Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử đƣợc miêu tả trong tác phẩm Qua nghiên cứu các phiếu khảo sát của các em học sinh về truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải, chúng tôi thấy học sinh dân tộc thiểu số miền núi rất xa lạ với bức tranh đời sống vật chất và đời sống tinh thần của tầng lớp thượng lưu ở Hà Nội. Chẳng hạn, trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" nhà văn Nguyễn Khải đã tái hiện lại một nếp sống, nếp sinh hoạt của giới thượng lưu ở Hà Nội qua miêu tả việc tổ chức bữa ăn mỗi tháng một lần của gia đình Bà Hiền với những người bạn của bà cũng khiến các em bỡ ngỡ khó hiểu. Em Và Bá Pó - dân tộc Mông - Nghệ An giãi bày rất thật cảm nghĩ của người dân tộc thiểu số miền núi: “Em thấy gia đình Bà Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 46 trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải mỗi tháng một lần tổ chức một bữa ăn với bạn bè gồm các cựu công dân Hà Nội, bữa cơm sang trọng và thân mật… em thấy đó là cách sống rất hay, nhưng người dân ở bản em thì chưa bao giờ có buổi gặp mặt như thế vì sáng sớm đã phải đi nương. Nếu nương rẫy ở gần thì kịp về nhà ăn bữa cơm trưa còn nếu ở xa quá thì mặt trời lặn mới về. Cuộc sống vất vả, lam lũ, suốt ngày lo làm sao có cơm ăm là tốt lắm rồi. Còn việc tổ chức ăn uống như gia đình Bà Hiền thì chẳng bao giờ có”. Viết truyện ngắn "Một người Hà Nội" nhà văn Nguyễn Khải muốn gợi lại không khí một Hà Nội cổ kính, sang trọng qua miêu tả chi tiết về gian phòng tiếp khách của gia đình Bà Hiền, nhưng chi tiết ấy lại khiến học sinh người dân tộc thiểu số miền núi không hình dung được như thế nào? em Già Bá Trồng - dân tộc Mông - Nghệ An viết: “Em không thể nào hình dung ra khung cảnh phòng tiếp khách nhà Bà Hiền, nào là sập gụ chân quỳ, nào là tủ chùa, lư hương, bộ sa lông gụ… những đồ vật ấy em chưa nhìn thấy bao giờ”. Rõ ràng, đối với học sinh dân tộc thiểu số miền núi thì đời sống vật chất và cuộc sống tinh thần của người Hà Nội còn rất xa lạ với các em. Qua miêu tả cách ăn, mặc của người Hà Nội trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" chúng tôi nhận thấy rằng với cách ăn cách mặc đó của người Hà Nội rất quen thuộc đối với người miền xuôi thì lại vô cùng xa lạ đối với học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Em Hồ Cương - dân tộc Vân Kiều - Quảng Bình viết: “Là một người sinh ra ở miền núi, khi đọc truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải, em thấy cuộc sống của những người giàu có, lương thiện như gia đình Bà Hiền ở Hà Nội khác xa với cuộc sống của người dân ở bản em. Bữa ăn của gia đình Bà Hiền chuẩn bị cẩn thận quá, còn người dân quê em đến bữa ăn thì “cả nhà ăn chung nồi, ngồi chung mâm” vừa ăn vừa nói chuyện bằng thứ tiếng của dân tộc em”. Em Phàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 47 Dùn Sinh dân tộc Dao - Hà Giang thì viết: “Cái mặc của người Hà Nội khác hẳn với người quê em. Người dân quê em ăn mặc rất đơn giản, quần áo thì làm từ sợi cây rừng dệt thành vải, để may áo quần. Còn người Hà Nội các ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, các bà đi giày nhung đính hạt cườm, mặc áo măng-tô cổ lông thì đúng là em chưa nhìn thấy bao giờ, qua cách tả của nhà văn Nguyễn Khải em nghĩ chắc đấy là những bộ quần áo rất đẹp”. Nói về cách dạy con của Bà Hiền, nhiều em học sinh cho rằng Bà Hiền quá cẩn thận trong việc dạy dỗ con cái, điều đó quá xa vời với đời sống của người dân ở vùng núi cao xa xôi. Em Nông Công Dụng dân tộc Tày - Bắc Kạn viết: “Đa số người dân bản em suốt ngày cặm cụi với công việc nương rẫy, chẳng bao giờ có thời gian để ý đến việc ăn mặc của con cái như thế nào. Ví dụ như bố mẹ em chẳng hạn, từ sáng sớm đến tối mịt luôn tay, luôn chân với công việc nhà nông nên chẳng có thời gian để ý đến con cái”. Em Phùng Văn Ù dân tộc Thái - Điện Biên bộc bạch: “nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện Bà Hiền dạy con biết xấu hổ, biết tự trọng thì thật là tỉ mỉ, người dân quê em có lẽ chưa gia đình nào dạy con như thế”. Như vậy, từ kết quả những phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh dân tộc miền núi hiểu rất ít về vẻ đẹp về chiều sâu văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần của người Hà Nội. 2.1.3 Học sinh dân tộc miền núi chƣa có đủ độ tinh tế để hiểu đƣợc thái độ của nhà văn trƣớc các hiện tƣợng đời sống qua giọng điệu trần thuật của tác giả Chủ đề truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải được thể hiện qua việc miêu tả nhân vật Bà Hiền - một người Hà Nội có nhiều nét đẹp. Bà là một người luôn dám là mình: đề cao tự trọng trong quan hệ với mọi người, với đất nước, trong chiêm nghiệm về lẽ đời, trong thu xếp việc gia đình. Bà là người sống có văn hoá. Ở Bà Hiền toát lên một phẩm chất đáng quý: giản dị mà lịch lãm, thiết thực mà sang trọng, cần mẫn mà tài hoa, chân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 48 thực mà tinh tế sâu sắc. Phẩm chất bền vững đó thuộc về đạo lí làm người và cũng chính là căn cốt giúp Bà Hiền có thể sống tốt đẹp ở mọi thời, trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. Dù cuộc sống có những lúc thăng trầm, nhưng lúc nào Bà Hiền cũng tỏ rõ là con người khôn ngoan mà sang trọng, thức thời mà chu đáo, linh hoạt mà trung thực. Cũng qua nhân vật Bà Hiền nhà văn Nguyễn Khải muốn đề xuất một cách nhìn về người Hà Nội với vẻ đẹp truyền thống của đất kinh kì nghìn năm văn hiến. Và cho dù cuộc đời, xã hội có đổi thay, “thiên điạ có tuần hoàn” thì người Hà Nội vẫn là những con người “thuần tuý không pha trộn”. Nhưng học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi không hiểu được ý đồ của nhà văn qua giọng điệu trần thuật hoặc không xác định được chủ đề mà nhà văn gửi gắm trong đó. Với "Một người Hà Nội" nhà văn Nguyễn Khải muốn khẳng định sức sống lâu bền của văn hoá đất Thăng Long, của người Hà Nội qua hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn bị gió quật đổ được sống lại nhờ sự nỗ lực của chính quyền thành phố, thì đối với học sinh dân tộc thiểu số miền núi các em khó cảm nhận được. Em Lò Văn Văn - dân tộc Si La ở Lai Châu viết: “chi tiết ấy muốn nói rằng một xã hội cũ đã bị sụp đổ và một chế độ xã hội mới đã xuất hiện đổi mới và phát triển”. Em Mong Văn Tươi dân tộc Chứt - Quảng Bình viết: “chi tiết cây si bị gió quật đổ rồi sống lại có ý nghĩa là người đi trước ngã xuống thì người trẻ tiếp bước theo sau để học hỏi kinh nghiệm và cũng là sự chiêm nghiệm của lớp người đi trước”. Hoặc chi tiết, nhân vật “Tôi” - người kể chuyện chứng kiến cảnh: một bà lão lau đánh cái bát thuỷ tiên mà thấy dâng trào cảm xúc và thốt lên rằng: “tết quá, Hà Nội quá…”. Với chi tiết này nhiều học sinh dân tộc thiểu số miền núi cho rằng đấy là việc làm cần cù, chăm chỉ, cẩn thận của bà cụ Hiền. Em Vừ A Nếnh - dân tộc Mông - Lai Châu viết: “việc làm đó của Bà Hiền cho chúng em biết được bà là người lao động cần cù, chịu khó, sáng tạo”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 49 Chúng ta đều biết tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Mỗi từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, nhân vật, sự kiện… trong tác phẩm là yếu tố hợp thành chỉnh thể nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên để thể hiện một ý đồ nghệ thuật của họ. Viết truyện ngắn "Một người Hà Nội" nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người Hà Nội được lưu giữ qua bao biến động thăng trầm của lịch sử đất nước. Ca ngợi vẻ đẹp ấy nhà văn ví Bà Hiền như “hạt bụi vàng” và nhiều hạt bụi vàng góp lại thành “những ánh vàng” để đất kinh kì ngàn năm mãi mãi toả sáng. Với chi tiết này, Em Sùng Dùng Bềnh - dân tộc Mông - Lào Cai bộc lộ: “Em thấy nhà văn ví Bà Hiền như hạt bụi vàng, em không hình dung ra hạt bụi vàng là hạt bụi bằng vàng thật hay là hạt bụi ấy có màu vàng, nếu là hạt bụi thật thì một người sang trọng, quý phái như Bà Hiền chẳng lẽ chỉ bằng hạt bụi thôi sao? ”. Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Nếu với năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện, người đọc mới chỉ dựng lên được trong tưởng tượng của mình hình ảnh cuộc sống và con người do nhà văn dựng lên thì bước hoạt động tiếp theo là phải làm sao để những hình ảnh đó, thế giới nghệ thuật đó đi được vào thế giới tâm linh của người đọc. Nếu không thì cuộc sống nghệ thuật được tái hiện lên vẫn xa lạ vẫn chưa lay động đến cảm xúc, tư duy của người tiếp nhận. Nơi cánh cửa này, vai trò của liên tưởng cực kì quan trọng. Từ gợi ý của nhà văn thông qua những chi tiết, những hình ảnh… người đọc với vốn sống trực tiếp hoặc gián tiếp của mình bắt gặp được ý, lời tâm tình của nhà văn” (Văn chương và bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr.195). Như vậy, chúng tôi cho rằng trong việc giảng dạy các tác phẩm văn học cho học sinh là người dân tộc miền núi thì việc khơi dậy trí tưởng tượng và liên tưởng trong tư duy của học sinh là vô cùng cần thiết. 2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm "Một ngƣời Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 50 2.2.1. Nguyên nhân khách quan 2.2.1.1 Nhà văn Nguyễn Khải còn xa lạ với học sinh dân tộc miền núi Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng sau 1975. Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và có thành tựu đặc biệt từ sau hoà bình. Chính cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự nghiệp, nuôi dưỡng tài năng và phong cách của nhà văn. Nhìn lại những trang viết của mình, Nguyễn Khải thầm cảm ơn cách mạng “Nếu không có cuộc cách mạng thì đời mình sẽ ra sao nhỉ?”. Nhờ ơn Đảng và cách mạng mà tài năng của nhà văn Nguyễn Khải được nảy nở. Cho đến hôm nay, sau hơn nửa thế kỉ miệt mài lao động sáng tạo, nhà văn Nguyễn Khải đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam hiện đại với các thể loại: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí sự, bút kí, kịch… Ở thể loại nào, Nguyễn Khải cũng có thành công và đóng góp đáng kể. Là một nhà văn có sức viết dồi dào, có ý thức tạo ra cho mình một phong cách riêng, một lối viết riêng độc đáo, nhà văn Nguyễn Khải đã đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật. Văn Nguyễn Khải bộc lộ một cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, khả năng phân tích tâm lí già dặn, càng về sau, văn Nguyễn Khải càng đậm màu sắc triết luận. Từ những vấn đề có tính thời sự, Nguyễn Khải đã soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau, vì thế mà ông có nhiều phát hiện về thời sự về lẽ sống, về lí tưởng và cách ứng xử của con người. Đọc văn Nguyễn Khải người đọc như thấy sự hoá thân của chính cuộc đời nhà văn ở trong đó. Nguyễn Khải có một tuổi thơ sống buồn tẻ kể cả những người thân yêu trong gia đình ông cũng phải gánh vác mọi nỗi buồn một cách nhẫn nhục và cam chịu. Những cuộc đời và số phận ấy ám ảnh suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 51 Trên nhiều trang viết của mình, chúng ta bắt gặp những mảnh đời của những người thân yêu như bà cô, bà dì, người cháu, người em…của chình nhà văn. Trong toàn bộ chương trình Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, học sinh ít có dịp được tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải, duy nhất chỉ có một truyện ngắn "Một người Hà Nội" được đưa vào chương trình với thời lượng hai tiết đối với chương trình Nâng cao, và một tiết đọc thêm cho chương trình Chuẩn ở lớp 12 và bắt đầu thực thi từ năm học 2008 - 2009. Do ít có điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc với tác phẩm của Nguyễn Khải mà các em có rất ít những hiểu biết về nhà văn. 2.2.1.2 "Một ngƣời Hà Nội" là một tác phẩm đa nghĩa, đa thanh Truyện ngắn "Một người Hà Nội" là một trong những sáng tác của Nguyễn Khải vào thời kì đất nước đang đổi mới (Ông viết vào đầu năm 1990). Truyện kể về một người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu ở Hà Nội (được nhà văn lấy nguyên mẫu từ người cô ruột của mình - nhân vật Bà Hiền). Người phụ nữ ấy phải trải qua bao biến động thăng trầm của đất nước. Dù sống dưới chế độ nào, trong hoàn cảnh nào, Bà Hiền vẫn không để mất đi phong cách sống thanh lịch sang trọng và tính cách “biết tự trọng, biết xấu hổ” của người Hà Nội. Bà Hiền vừa biết thích ứng nhanh để hoà nhập với thời cuộc của người Hà Nội, vừa giữ cốt cách sống và bản lĩnh sống của riêng mình, luôn dạy cho con cháu xứng danh là người Hà Nội. Ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, nhà văn Nguyễn Khải muốn góp tiếng nói vào việc khôi phục nếp sống văn hoá đó của Hà Nội và của dân tộc Việt Nam. Đồng thời nhà văn cũng chỉ ra những ấu trĩ của chúng ta trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở thành thị để khỏi phải lặp lại những ấu trĩ đã qua trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị thay đổi về cách nhìn, cách nghĩ đối với lối sống sang trọng, thanh lịch của người Hà Nội trước kia. Tất cả những điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 52 ấy, nhà văn gửi gắm qua hai hình tượng: hình tượng Bà Hiền và hình tượng nhân vật “Tôi” - người kể chuyện. "Một người Hà Nội" còn bộc lộ nét phong cách riêng, độc đáo của nhà văn Nguyễn Khải qua lối kể chuyện trần thuật, tạo tình huống gặp gỡ để các nhân vật đối thoại, tranh luận từ đó mà nhà văn thể hiện những triết lí, triết luận về cuộc đời. Một tác phẩm đa nghĩa, đa thanh, hàm chứa những tư tưởng sâu sắc đó của nhà văn khiến học sinh dân tộc thiểu số miền núi không dễ dàng nắm bắt được. Điều này cần có sự hướng dẫn của người giáo viên nhằm giúp các em thâm nhập vào tác phẩm, để cảm và hiểu đầy đủ về nó. 2.2.2 Nguyên nhân chủ quan ở bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi 2.2.2.1 Vốn hiểu biết lịch sử xã hội của học sinh dân tộc miền núi về những giai đoạn lịch sử chƣa xa còn ít ỏi Tác phẩm văn học là sản phẩm nghệ thuật, là sự kết tinh những sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn, nó còn là hình ảnh của một thời đại lịch sử xã hội ở trong đó. Bởi vì xã hội như thế nào thì văn học như thế ấy. Đọc tác phẩm văn học, chúng ta hiểu dấu ấn của mỗi thời kì lịch sử in đậm trên những trang văn."Một người Hà Nội" được Nguyễn Khải viết vào những năm 90 của thế kỉ XX khi đất nước đang trên con đường phát triển hội nhập, nhà văn Nguyễn Khải trăn trở và lo lắng cho thế hệ hôm nay bị vòng xoáy hỗn tạp của cuộc sống thời mở cửa làm mai một đi giá trị đạo đức và nhân cách sống. Nhà văn kêu gọi, nhắc nhở mọi người hãy trở về với chính mình, hãy là mình dù cho cuộc đời có biến động, có đổi thay. Cũng bằng lối kể chuyện trần thuật nhà văn đã gợi lại không khí thời kì lịch sử đất nước ta từ những năm của cuộc kháng chiến chống Pháp đến những năm 90 của thế kỉ XX. Học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra vào thời bình. Sống một cuộc sống tự do của thời bình và thời buổi cơ chế thị trường các em bị cuốn theo lối sống hiện đại mà thờ ơ với quá khứ. Các em không thể hiểu nổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 53 không khí lịch sử của đất nước ta trong những năm tháng ấy ra sao, mặc dù cách các em chưa xa. Qua các phiếu điều tra chúng tôi phát hiện sự yếu kém này ở các em. Nhà văn Nguyễn Khải có tái hiện một cuộc sống của người Hà Nội trong những ngày đầu hoà bình vừa lập lại các em không hiểu những chính sách của Đảng, Nhà nước ta và những định kiến giai cấp của cán bộ ta ở thời kì này. Chẳng hạn, các em không hiểu “chế độ mới” ở đây khác gì với “chế độ cũ”… từ những kết quả qua các phiếu điều tra chúng tôi thấy khơi gợi lại không khí của một thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm văn học, giúp các em hình dung về một giai đoạn lịch sử của đất nước ta là cần thiết và quan trọng. 2.2.2.2 Học sinh dân tộc miền núi xa lạ với đời sống vật chất và đời sống tinh thần của ngƣời Hà Nội, nhất là những ngƣời Hà Nội trong giới thƣợng lƣu Học sinh là người dân tộc thiểu số đang học tập tại trường Văn Hoá I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên hầu hết sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao xã xôi hẻo lánh, có em nhà ở cạnh sườn núi hoặc sát khe núi, khe suối, không có đường cho phương tiện giao thông đường bộ như xe ôtô, xe máy mà chỉ có đường đi bộ. Có những em nhà ở cách xa trung tâm thị xã, thị trấn phải đi bộ đến hai ngày đường mới đến được trung tâm. Hơn nữa, đời sống vật chất vô cùng khó khăn, cuộc sống của người dân vùng sơn cước này họ chủ yếu sống dựa vào thiên nhiên, tự cung tự cấp là chính. Nhiều vùng cho đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Điều kiện sống như thế tạo một bước cản lớn cho việc tiếp xúc với văn hóa thông tin đại chúng. Họ ít có hoặc không có điều kiện giao lưu văn hóa, hiểu biết về xã hội còn rất nhiều hạn chế. Khi các em được tuyển chọn vào trường Văn hoá I - Bộ Công an, mặc dù đây là ngôi trường cách trung tâm thành phố Thái Nguyên không xa, các em sẽ có cơ hội thuận lợi để giao lưu, tiếp xúc với những thông tin văn hoá có tính thời sự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 54 Nhưng trường Văn hoá I - Bộ Công an là nơi đào tạo con em người dân tộc thiểu số miền núi nhằm tạo nguồn cán bộ cốt cán cho việc bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới, các em phải rèn luyện theo điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, môi trường học tập ấy khiến cho điều kiện tiếp xúc với bên ngoài của các em cũng có phần bị hạn chế. Khi học truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải nhiều chi tiết trong tác phẩm mà nhà văn viết về nét đẹp văn hoá của người Hà Nội các em không hiểu biết hoặc còn hết sức mờ nhạt trong cảm thụ của các em. Học văn là phải biết liên tưởng và tưởng tượng nhưng những cảnh tượng được miêu tả trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải trở nên xa lạ đối với học sinh dân tộc thiểu số miền núi, vì chưa được nhìn thấy bao giờ nên sự tưởng tượng của các em có phần bị hạn chế dẫn đến cảm xúc cũng bị hạn chế. Từ các phiếu điều tra, chúng tôi biết được có những hình ảnh tưởng như quen thuộc diễn ra trong đời sống hằng ngày thì xa lạ đối học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Chẳng hạn: thú chơi hoa, cắt gọt hoa thủy tiên vào mỗi dịp tết là nét đẹp văn hoá của người Hà Nội, của người miền xuôi thì đối với người dân tộc thiểu số ở miền núi, đặc biệt đối với học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi thì hoàn toàn “dửng dưng” không biết thưởng thức. Nơi tiếp khách của Bà Hiền có tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm, có cái tủ chùa, lọ men Thuý hồng, lư hương đời Hán, cái liễn hấp sâm Giang Tây, cái bát thuỷ tiên men đỏ… những đồ vật đó hoàn toàn xa lạ trong nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Cuộc sống của người dân tộc thiểu số ở miền núi diễn ra trong ngôi nhà sàn. Bữa ăn của người dân tộc thiểu số cũng rất mực đơn giản, món canh nấu trong nồi to, thức ăn cũng được nấu trong nồi to, sắp ra cả cả nhà ăn cùng mâm. Vì thế, cảnh sinh hoạt của gia đình Bà Hiền trên bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa ăn bọc trong giấy bản và từng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 55 người ngồi đúng chỗ đã quy định ... thì cảnh sinh hoạt đó các em chưa nhìn thấy bao giờ. Nhà văn Vi Hồng viết: “Học sinh người dân tộc miền núi vốn hiểu biết về đời sống xã hội chỉ hạn hẹp trong những đường viền thung lũng hay trong những cách cung của dãy núi, đã hẹp lại nông cạn, vì thế họ khó tiếp thu cái xúc cảm văn học lấy đối tượng miêu tả là miền xuôi” (Vi Hồng - Dạy và học văn ở miền núi - tạp chí văn học 2/1992). Như vậy, theo lí thuyết tiếp nhận, chúng tôi thấy được rằng, học sinh dân tộc thiểu số miền núi khi tiếp nhận tác phẩm văn chương viết về miền xuôi đã có những trường hợp không có khả năng chuyển mã, chuyển từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở quá trình tiếp nhận văn hoá của học sinh dân tộc miền núi khi học truyên ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải. 2.2.2.3 Năng lực tiếp nhận văn chƣơng của học sinh dân tộc miền núi còn nhiều hạn chế Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của người dân tộc thiểu số, nhiều nhà nghiên cứu đều phát hiện ra nét tâm lí của người dân tộc thiểu số là họ rất ngại tư duy, “thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại suy nghĩ, ngại động não. Trong học tập nhiều em không biết lật đi lật lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ thiếu sâu sắc” (Phạm Hồng Quang - Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi - NXB - ĐHSP - 2003 - tr.24). Đặc điểm tâm lí này được hình thành do thói quen thích sống tự do, không thích gò bó, hiểu thế nào thì nói thế ấy. Đối với tác phẩm văn chương các em chỉ hiểu ngôn từ, hình ảnh theo nghĩa đen của nó. Vì vậy mà quá trình tiếp nhận văn chương của các em cũng bị hạn chế. Chẳng hạn, chi tiết “bà lão đang lau đánh cái bát thủy tiên đỏ” trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải được các em hiểu đây là một việc làm tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận của Bà Hiền (em Lò Văn Én - dân tộc Khùa - Quảng Bình). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 56 Hoặc hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn bị gió quật đổ nhờ sự nỗ lực của chính quyền thành phố được sống lại, nảy mầm được các em hiểu đây là sự quan tâm của người dân Hà Nội cố gắng bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp (em Ma Trinh - dân tộc Mông - Lai Châu). Hình ảnh “hạt bụi vàng” trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" là hình ảnh chứa đựng trong đó niềm tự hào cuả nhà văn Nguyễn Khải, hình ảnh đó giúp nhà văn cô đúc được toàn bộ phẩm chất của người Hà Nội vào một chi tiết nhỏ nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. Nhưng học sinh là người dân tộc miền núi chỉ dừng lại sự hiểu biết của mình “đây là chi tiết nhà văn muốn nói rằng người Hà Nội có lòng yêu quý giá trị truyền thống như Bà Hiền thật đáng kính trọng (em Pờ Hừ Giá - dân tộc Khơ Mú - Nghệ An). Cũng do tâm lí ngại tư duy mà khi đọc truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải nhiều em học sinh dân tộc thiểu số miền núi thấy truyện khó hiểu, dài dòng. Qua phiếu điều tra, chúng tôi thấy các em bộc lộ rõ sự yếu kém này. Em Cứ A Nhà - dân tộc Mông - Lai Châu viết: “khi đọc truyện em thấy dài, nhiều đoạn, khó hiểu hơn so với những truyện khác trong chương trình. Vì thế em không nắm được nội dung của truyện” hoặc có em lại bộc lộ: “Là người miền núi, nên khi đọc truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải em thấy dài quá nên cảm tưởng như truyện không được liền mạch vì vậy rất khó hiểu được nội dung của truyện như thế nào ?” (em Cứ A Say - dân tộc Thái - Điện Biên). Sự lúng túng này còn có ở ngay trong những em học sinh rất thích học văn, tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học văn: “Em đã đọc đi đọc lại truyện nhiều lần, em cảm thấy vô cùng khó đối với người miền núi chúng em, khi chúng em chưa hiểu gì về nét đẹp văn hoá Hà Nội phải tự mình đúc rút từ nhân vật Bà Hiền rồi suy ra chủ đề, tư tưởng của truyện thật là khó khăn” (Em Tẩn Quang Mìn - Dân tộc Mông - Điện Biên). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 57 Những kết quả khảo sát trên đây đã giúp chúng tôi phần nào nắm được thực trạng tiếp nhận văn hoá của học sinh dân tộc thiểu số miền núi về truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải, bước đầu chúng tôi đã tìm ra biện pháp cụ thể giúp các em học sinh dân tộc thiểu số miền núi vượt qua được “rào cản” khoảng cách văn hoá giữa miền núi với miền xuôi để các em đến với tác phẩm văn học nghệ thuật viết về miền xuôi và tiếp nhận chúng như những sự vật quen thuộc có ngay trong đời sống hằng ngày của các em. 2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” Để giúp học sinh dân tộc miền núi vượt qua được những khoảng cách lịch sử - văn hoá trong quá trình tiếp nhận truyện ngắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc17.pdf
Tài liệu liên quan