Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục sơ đồ vi

Danh mục các chữ viết tắt vii

PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.1. Thương hiệu 4

2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu 12

2.1.3. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hoá 16

2.1.4. Tác động của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của quốc gia mình 18

2.1.5. Lợi ích thu được từ xây dựng một thương hiệu mạnh có giá trị 20

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 20

2.2.1. Tình hình xây dựng thương hiệu hàng nông sản trên trên thế giới 20

2.2.2. Tình hình xây dựng thương hiệu cho hàng hoá nông sản ở Việt Nam 24

2.2.3. Một số bài học sử dụng thương hiệu của Việt Nam và thế giới 26

PHẦN THỨ BA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 28

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội. 31

3.2. Phương pháp nghiên cứu. 33

3.2.1. Phương pháp chọn điểm 33

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 33

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. 34

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin số liệu ( Phương pháp SWOT ) 34

3.2.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 35

3.2.6 Phương pháp so sánh 35

3.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài. 36

3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá độ mạnh của thương hiệu 36

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 37

PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1. Thực trạng quá trình XD&PT thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên 38

4.1.1. Sơ lược nguồn gốc và sự phân bố của cây nhãn 38

4.1.2 Xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 39

4.1.3 Thực trạng phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 45

4.1.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 62

4.2. Biện pháp nâng cao uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 73

4.2.1 Những căn cứ chung để đề xuất giải pháp. 73

4.2.2 Một số giải pháp chủ yếu 75

4.3. Dự kiến kết quả của việc nâng cao thương hiệu sản phẩm trong thời gian tới 79

PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

5.1. Kết luận 81

5.2. Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.305 4. Mỹ Hào 7.910 84.571 1.069 5. Yên Mỹ 9.100 127.137 1.397 6. Khoái Châu 13.086 186.102 1.422 7. Ân Thi 12.822 130.295 1.016 8. Kim Động 11.465 125.381 1.094 9. Tiên Lữ 9.243 105.632 1.143 10. Phù Cừ 9.382 88.014 938 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Phương pháp chọn điểm Nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi có nhiều lợi thế cho sản xuất nhãn lồng Hưng Yên, thuận lợi cho việc điều tra thu thập tài liệu cung cấp cho việc hoàn thiện đề tài. 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. Thu thập số liệu là việc làm rất cần thiết trong phân tích kinh tế bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý số liệu phân tích số liệu, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Số liệu thứ cấp: Là những số liệu đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về thương hiệu các vấn đề liên quan đến thương hiệu, số liệu phục vụ cho đề tài và được tiến hành thu thập trên sách báo, luận án tốt nghiệp, các báo cáo, báo cáo tổng kết của đơn vị sản xuất kinh doanh, internet… Số liệu này có vai trò quan trong cung cấp thông tin cơ bản làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Số liệu sơ cấp: Là các số liệu được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn các cán bộ, người dân hay tại các cửa hàng đại lý kinh doanh nhãn lồng Hưng Yên. Thu thập số liệu này giúp chúng ta thấy được nguyên nhân của những tồn tại và thành tựu đạt được, giúp chúng ta phân tích rõ được hiện tượng qua đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp kịp thời. Điều tra hộ: Chọn những hộ điển hình, trồng nhiều nhãn lồng trong tỉnh nhằm tìm hiểu sự nhận biết, tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên, tác động của xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên tới người dân trong tỉnh,… Qua đó tìm hiểu ý kiến của người dân về việc áp dụng mô hình xây dựng CDĐL &TGXX cho nhãn lồng Hưng Yên (áp dụng các quy trình, thủ tục khi tham gia hiệp hội nhãn lồng Hưng Yên ), thấy những thuận lợi và khó khăn nhu cầu của người dân trồng nhãn lồng. Điều tra các cửa hàng, đại lý, các tổ chức kinh doanh và tham gia xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Mục tiêu để thấy được vai trò của các đơn vị trong quá trình xây dựng, đặc biệt là thấy quan điểm của cán bộ phụ trách trực tiếp và có quyền quyết định về quá trình đăng bạ sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, thấy được những khó khăn trong xây dựng và quản lý thương hiệu cũng như CDĐL & TGXX cho nhãn lồng Hưng Yên. Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nông dân điển hình trong Hiệp Hội và các cá nhân khác tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu, bao gồm việc: - Xây dựng nội dung phỏng vấn về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. - Xây dựng các bảng câu hỏi phỏng vấn để thực hiện các nội dung trên. - Tiến hành điều tra phỏng vấn thu thập thông tin. 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. - Xử lý số liệu bằng máy tính cầm tay có sự trợ giúp của máy tính điện tử - Phương pháp số tuyệt đối: Phản ánh quy mô của sự vật, hiện tượng, vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp số tương đối: Phản ánh kết cấu và động thái của sự vật, hiện tượng, vấn đề cấn nghiên cứu. - Phương pháp số bình quân : Phản ánh mức độ điển hình và đại diện của sự vật, hiện tương, vấn đề cần nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin số liệu ( Phương pháp SWOT ) Phương pháp phân tích SWOT có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình hình thành chiến lược thương hiệu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện trong quá trình xây dựng và nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm. Trên cơ sở sử dụng ma trận phân tích, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra một số đề xuất với doanh nghiệp để có thể hạn chế những khó khăn nội tại, phát huy những tiềm năng cho sự phát triển. NỘI LỰC TƯƠNG LAI BÊN NGOÀI MẠNH CƠ HỘI YẾU THÁCH THỨC HIỆN TẠI Nguồn: Sổ tay học và hành động có sự tham gia 3.2.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phương pháp được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá nội dung của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm một số bước cơ bản như : Lập danh sách những chuyên gia được hỏi ý kiến, xây dựng bảng câu hỏi, tổng hợp ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợp kết quả đánh giá; tổng hợp các ý kiến đánh giá lần hai trên cơ sở đó rút ra những nhận xét và đánh giá chung về thực trạng quảng bá và một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 3.2.6 Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu. dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh sự biến động về tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ nhãn qua các năm, cụ thể là từ năm 2004 – 2008. 3.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài. 3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá độ mạnh của thương hiệu Tính toán giá trị thương hiệu là một việc hết sức khó khăn đặc biệt thương hiệu tập thể. Bởi thương hiệu là một tài sản vô hình quý giá của cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh, thương hiệu tập thể là tài sản chung của công đồng đem lại lợi ích cho cộng đồng chứ không chỉ riêng ai, không thuộc quyền sở hữu của cá nhân nào chính vì vậy việc xác định lợi ích mang lại từ thương hiệu cho cộng đồng là rất khó. Tuy nhiên qua sự tổng hợp tính toán của các nhà chuyên môn đã cho thấy một số yếu tố chỉ tiêu tạo nên giá trị thương hiệu: sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sự nhận biết về thương hiệu, sự nhận thức về chất lượng sản phẩm, sự liên tưởng đối với thương hiệu và một số thuộc tính khác của thương hiệu. Sức mạnh thương hiệu tỷ lệ với giá trị thương hiệu và nó được phản ánh thông qua chỉ tiêu về: Sản lượng và giá cả tiêu thụ sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm, thị phần của sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Công thức tính một số chỉ tiêu: Số lượng sản phẩm đó được tiêu thụ Thị phần sản phẩm = *100 Tổng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường Sản lượng và giá cả tiêu thụ nhãn trước và sau khi đăng ký nhãn hiệu: Sản lượng tiêu thụ sau/sản lượng tiêu thụ trước đăng ký = Q2/Q1 Giá tiêu thụ sau/ giá bán trước đăng ký = P2/P1 So sánh sản lượng và giá cả nhãn lồng Hưng Yên với các loại nhãn khác. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu phản ánh độ mạnh của thương hiệu: Sự tương thích của khách hàng: Phản ánh mức độ ưa thích ấn tượng của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu sản phẩm thông qua các đánh giá cảm nhận của khách hàng. Lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh, thu nhập của người dân nằm trong vùng sản xuất giống nhãn lồng thương hiệu của tỉnh Hưng Yên. Tỷ lệ khách hàng tiêu dùng sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên. 3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Diện tích, năng suất và sản lượng. Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất nhất định thường là một năm. Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó. Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh kết quả của đầu tư các yếu tố chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó, nó được tính theo công thức: VA = GO – IC Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh như: GO/IC, VA/IC. PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng quá trình XD&PT thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên 4.1.1. Sơ lược nguồn gốc và sự phân bố của cây nhãn 4.1.1.1. Sơ lược nguồn gốc cây nhãn: Khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây nhãn, có nhiều quan điểm khác nhau: - Theo Groff và nhiều nhà khoa học, nhãn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, …), từ đời vua Hán Vũ Đế cách đây 2000 năm đã có ghi chép về nhãn. Sau đó nhãn được phát triển ra các châu lục và các nước khác trên thế giới; năm 1798, nhãn được du nhập vào Ấn Độ. Năm 1903, nhãn từ Trung Quốc được du nhập vào miền Nam bang Florida nước Mỹ; sau đó phát triển ra một số nước thuộc vùng Caribe như PuertoRico và Cuba, các nước châu Phi, Ôtxtrâylia. - Theo De candolle cho rằng, nhãn có nguồn gốc từ Ấn Độ, vùng Tây Ghats ở độ cao 1000 m trồng nhiều nhãn. Loenhoto thì cho rằng vùng Kalimanta – Indonexia cũng là cái nôi của nhãn. 4.1.1.2. Sự phân bố của cây nhãn trên thế giới: - Trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều nhãn nhất, diện tích trồng nhãn năm 1995 của Trung Quốc là 80.000 ha. Nhãn trồng tập trung ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Hải Nam….Trong đó Phúc Kiến là nơi trồng nhiều nhất và lâu đời nhất, chiếm khoảng 48,7% diện tích cả nước, ở nơi này còn tồn tại nhiều cây nhãn trên 100 năm tuổi, đặc biệt có những cây trên 380 năm tuổi. - Ở Thái Lan, nhãn được trồng bắt đầu từ 1896, giống nhập của Trung Quốc. Đến nay, Thái Lan đã là quốc gia có diện tích nhãn khá lớn, khoảng 31.850 ha (Trần Thế Tục, 1999), nhãn được trồng chủ yếu ở miền Bắc, Đông Bắc và vùng đồng bằng miền Trung, nổi tiếng nhất là các vùng Chiềng Mai, Lam Phun và Prae. - Ở Việt Nam hiện nay, với ưu thế là cây trồng có hiệu quả kinh tế khá cao, nhãn đã được phát triển mạnh ở nhiều vùng trong cả nước: đồng bằng sông Hồng, Trung du và Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và rải rác tại các tỉnh Miền trung và Tây Nguyên. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2004, diện tích nhãn cả nước là 121.096 ha, sản lượng đạt 606.433 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất (49.070 ha), tiếp đến là Đông Nam Bộ (25.985 ha). 4.1.2 Xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 4.1.2.1 Xác định cơ sở và mục tiêu của xây dựng thương hiệu Việc xác định cơ sở và mục tiêu có vai trò quan trọng đối với việc tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp. Vậy cơ sở nào để xây dựng thương hiệu? Căn cứ vào đâu để xây dựng thương hiệu? Xây dựng thương hiệu nhằm mục đích gì? Thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên đã được Hiệp Hội cùng các cơ quan tư vấn xây dựng trên các cơ sở và mục đích cụ thể: Cơ sở xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên: Dựa vào đặc tính chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên, đây là loại nhãn có đặc tính riêng biệt thơm ngon, cùi dày, mọng nước đã được nhiều người biết đến và nó chỉ có thể được tạo ra trên đất Hưng Yên. Dựa vào đặc điểm truyền thống kinh tế văn hoá xã hội của Tỉnh đặc biệt là truyền thống trồng nhãn lồng lâu đời. Dựa vào nhu cầu và khả năng nhận biết của khách hàng người tiêu dùng về nhãn lồng Hưng Yên này trong cả hiện tại và tương lai. Đây chính là dựa vào khả năng uy tín chất lượng nhãn, sự tồn tại và phát triển của sản phẩm nhãn lồng đặc sản Hưng Yên. Căn cứ vào các nghị định, nghị quyết của chính phủ khuyến khích xây dựng và phát triển thương hiệu, CDĐL & TGXX hàng hoá cho các sản phẩm đặc sản nhằm bảo tồn các các sản phẩm đặc sản cho địa phương, quốc gia. - Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995, văn bản có đề cập đến các khái niệm về sở hữu công nghiệp trong đó có: Sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, TGXX hàng hoá… - Nghị định 63/CP của thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày24/10/1996 đước sửa đổi bổ sung theo nghị định 06/2001/NĐ – CP ngày 01/02/2001 quy định cácđối tượng và xác lập về quyền sở hữu các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và TGXX hàng hoá… - Nghị định số 54/2000/NĐ – CP của Chính Phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, CDĐL, tên thương mại, bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. - Quyết định số 253/2003/QĐ –TTg về việc xây dựng đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010. - Thông tư số 3055/1996/TT – SHCN hướng dẫn việc thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định63/1996/NĐ – CP. - Thông tư số 132/2004/TT – BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp. Dựa vào kinh nghiệp xây dựng thương hiệu, CDĐL & TGXX hàng hoá của các quốc gia trên thế giới. Căn cứ vào quá trình xây dựng và phát triển CDĐL & TGXX cho nhãn lồng Hưng Yên. Mục tiêu xây dựng thương hiệu, TGXX và CDĐL cho nhãn lồng Hưng Yên: Duy trì, phục tráng và bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản truyền thống của tỉnh Hưng Yên. Góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá đặc sản của Việt Nam. Xây dựng thương hiệu tập thể cho cộng đồng tại vùng sản xuất nhãn lồng Hưng Yên. Nhằm bảo vệ bản quyền cho nhân dân Tỉnh Hưng Yên. Tạo ra thương hiệu có giá trị, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất nhãn lồng truyền thống này. Xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản đồng thời phát triển nâng cao giá trị thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên này. Xây dựng thương hiệu trên cơ sở xây dựng CDĐL & TGXX cho nhãn lồng Hưng Yên nhằm chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ, vùng địa lý tạo ra sản phẩm này với người tiêu dùng. Qua đó phân phối sản phẩm thật đến người tiêu dùng muốn được sử dụng sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên đặc sản. 4.1.2.2 Các bước xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên được tiến hành thông qua các bước cơ bản sau: a. Nghiên cứu truyền thống, nguồn gốc, văn hoá của vùng sản xuất và tiêu thụ Bước này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cơ sở để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Để thực hiện được bước này các cán bộ Viện KHKTNN Việt Nam đã tiến hành tìm hiểu tình hình kinh tế văn hoá xã hội trong sản xuất nhãn lồng Hưng Yên, xác định nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Mục tiêu của bước này nhằm xác định đúng vùng sản xuất nhãn lồng Hưng Yên, chuẩn bị tổ chức xây dựng các bước tiếp theo. b. Xác định vùng sản xuất giống nhãn lồng Hưng Yên Xác định vùng sản xuất giúp đánh giá và xác định được các yếu tố đặc thù tự nhiên của Tỉnh, xây dựng được bản đồ phân vùng sinh thái về kinh tế, xã hội cho nhãn lồng Hưng Yên. Việc xác định vùng sản xuất thông qua sự khảo sát thực địa và cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn trong phân tích điều kịên tự nhiên, kinh tế văn hoá xã hội. Viện KHKTNN Việt Nam cùng UBND Tỉnh Hưng Yên, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đã tiến hành xây dựng. c. Xây dựng hiệp hội sản xuất, chế biến và kinh doanh nhãn lồng Hưng Yên Hiệp Hội nhãn lồng Hưng Yên là tổ chức của người dân có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, từ xây dựng đến quản lý các quy trình kỹ thuật, khai thác bảo vệ thương hiệu. Sau khi xác định được vùng sản xuất Viện tiến hành tư vấn hỗ trợ người dân sản xuất thành Hiệp Hội. d. Xây dựng hồ sơ xin đăng ký thương hiệu Sau khi hoàn thiện các bước trên, sản phẩm bảo đảm về chất lượng, mẫu mã chủng loại bảo bì, bảo đảm được sản xuất theo quy trình kỹ thuật chung Hiệp Hội trực tiếp xây dựng hồ sơ xin đăng ký thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam theo các quy định của thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ được bảo hộ. e. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ Sau khi hoàn tất các bước trên Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, Chủ thể (Hiệp Hội) xây dựng thương hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ nhãn lồng Hưng Yên. Khi đó sản phẩm sẽ được đăng bạ , được bảo vệ bản quyền trên thị trường. f. Quản lý, sử dụng và khai thác thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Công việc tiếp theo của quá trình xây dựng thương hiệu đó là việc quản lý, sử dụng và khai thác thương hiệu bao gồm các việc quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tận dụng thế mạnh thương hiệu xây dựng các giải pháp nhằm khai thác hợp lý lợi ích từ thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. 4.1.2.3 Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng thương hiệu a. Viện kỹ thuật khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ môn hệ thống nông nghiệp) Xuất phát từ chủ chương chiến lược của Chính Phủ, ngành trong việc xúc tiến quá trình xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm đặc sản. Viện có vai trò quan trọng trong việc tư vấn hỗ trợ triển khai quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho nhãn lồng Hưng Yên như: Kiểm soát và chọn giống nhãn đặc sản: Trực tiếp thu thập các giống nhãn lồng truyền thống được trồng tại Hưng Yên. Tư vấn hỗ trợ hộ nông dân thành lập hiệp hội sản xuất chế biến kinh doanh nhãn lồng Hưng Yên. Nghiên cứu xây dựng và cùng hiệp hội triển khai giám sát quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến,… Hỗ trợ xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho nhãn lồng Hưng Yên: ç Giúp Hiệp Hội lập kế hoạch xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị,... Hỗ trợ trong xây dựng hệ thống kênh phân phối sản phẩm, xúc tiến bán hàng: tổ chức triển lãm tại hội chợ. Hỗ trợ cả về kinh nghiệm lẫn kinh phí, nhân lực cho hiệp hội trong sản xuất và quảng bá tiếp thị sản phẩm. Tư vấn hỗ trợ hiệp hội hoàn thiện thủ tục đăng ký, bảo hộ sản phẩm trên thị trường. Thường xuyên kết hợp hiệp hội quản lý giám sát theo dõi quá trình thực hiện các hoạt động trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, cách thức tổ chức quản lý của hiệp hội. b. Hiệp hội nhãn lồng Hưng Yên Được sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn: Bộ môn hệ thống nông nghiệp - Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, UBND Tỉnh Hưng Yên, Sở KH&CN và Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên , Hiệp hội nhãn lồng Hưng Yên ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2005. Hiệp Hội có vai trò điều hành và giám sát các hoạt động từ khâu sản xuất theo quy trình thống nhất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mục đích lâu dài của Hiệp hội là tiến tới xây dựng thương hiệu dưới dạng TGXX hàng hoá cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng trong cả nước. Hiệp hội trực tiếp tiến hành việc xây dựng hồ sơ đăng ký thương hiệu (đăng ký logo, biểu trưng, nhãn mác bao bì đóng gói sản phẩm,…), quản lý sử dụng khai thác thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. c. UBND Tỉnh Hưng Yên, Sở KH&CN, Sở NN&PTNT Tỉnh Hưng Yên UBND Tỉnh Hưng Yên, Sở KH&CN, Sở NN&PTNT Tỉnh Hưng Yên là các cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn và phê duyệt, cấp giấy phép kinh doanh nhãn lồng Hưng Yên. Các thủ tục xét duyệt cho dự án phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên trước tiên phải được các cơ quan này thông qua. Hiện nay sở KH&CN Hưng Yên đã phê duyệt các thủ tục cho việc nhãn lồng Hưng Yên được mang tên gọi chỉ dẫn địa lý. d. Nông dân sản xuất Nông dân trồng nhãn ở Hưng Yên là những người trực tiếp tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao và là người trực tiếp sản xuất ra nhãn lồng Hưng Yên. Họ là những người nắm bắt rõ nhất về phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, nguyên nhân gây bệnh của giống nhãn lồng này. Chính vì vậy nông dân là những người có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm góp phần tạo nên thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên bền vững. 4.1.3 Thực trạng phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 4.1.3.1 Tình hình sản xuất nhãn tại Hưng Yên. 4.1.3.1.1 Cơ cấu một số giống cây ăn quả chính: Trong 10 năm 1997-2006, toàn tỉnh đã chuyển đổi được gần 5500 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hoặc sang các mô hình kinh tế tổng hợp VAC, VA…; cải tạo 500 ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả chất lượng cao. Chủ trương tăng nhanh diện tích các loại cây ăn quả chủ lực như nhãn, vải, các cây có múi như cam, quất, quýt, bưởi… đã góp phần đưa nông nghiệp Hưng Yên từng bước phát triển và tăng trưởng bình quân 5,2%/ năm. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, đến hết năm 2005 toàn tỉnh có 7.253 ha cây ăn quả các loại, trong đó chủ yếu là các loại nhãn, vải, chuối, táo, cây ăn quả có múi. Cơ cấu các loại cây ăn quả được thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 2: Cơ cấu giống cây ăn quả chính ở Hưng Yên (năm 2008) Loại cây Tên khoa học Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Nhãn Dimocarpus Longan. Lour 3.259 44,93 Vải Lai U Litchi chinensis Sonn 360 4,96 Vải Thiều Litchi chinensis Sonn 20 0,27 Quýt canh Citrus reticulata Blanco 651 8,97 Cam vinh Citrus ssp 678 9,35 Chanh Citrus aurantifolia Swingle 28 0,39 Bưởi Citrus grandis L Osbeck 70 0,97 Chuối Musa ssp 1735 23,92 Táo Ziziphuns maurtiana L 718 9,99 Cây ăn quả khác 58 0,79 Tổng 7.253 100,00 (Nguồn: Niên giám Thống kê Hưng Yên 2008) Qua bảng số liệu trên cho thấy, tuy có nhiều loại cây ăn quả, nhưng phần lớn là nhóm cây Nhãn, Vải và nhóm cây có múi ( chiếm 50% ); các loại cây ăn quả khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhãn là cây ăn quả có diện tích lớn nhất, chiếm tỷ lệ 45%, tiếp đến là Chuối, Cam Vinh, Quýt canh, Vải Lai U, … Đây là những cây ăn quả đã và đang có ưu thế kinh tế cao trong sản xuất. Những loại cây này được tiếp tục mở rộng diện tích và thay thế dần diện tích vườn tạp. 4.1.3.1.2. Tình hình sản xuất nhãn ở Hưng Yên - Các giống nhãn trồng ở Hưng Yên: Nhãn đã được trồng tại Hưng Yên từ hơn 350 năm về trước, với rất nhiều giống nhãn khác nhau. Tạm chia thành 2 nhóm giống chính: Nhóm nhãn cùi: chiếm khoảng 65-70%; trong nhóm nhãn này, nhãn Lồng khoảng 20-25%, đường phèn khoảng 5%, nhãn Hương Chi 30%; nhãn cùi, nhãn muộn10%. Đây là nhóm cho chất lượng ngon, bán quả tươi là chủ yếu và có giá bán cao nhất. Nhóm nhãn nước: khoảng 30-35%; trong đó nhãn thóc khoảng 5-10%, nhãn bàm bàm 5%, nhãn nước 20%; được trồng chủ yếu là tận dụng ven đường, bờ kênh, bờ mương, trường học...hoặc vườn tạp chưa được cải tạo. Nhãn này có giá bán thấp hơn, thường sử dụng để chế biến làm long, sấy khô . Bảng 3: Đặc điểm một số giống nhãn trồng ở tỉnh Hưng Yên Giống nhãn Đặc điểm cây Đặc điểm quả Tr.lượng qủa Tỷ lệ cùi Phân bố Nhãn lồng (20-25%) Lá xanh đậm, ít bóng, phiến lá dày, gợi sóng. Quả to, cùi dày, vân hanh vàng múi chồng lên nhau ở phía đỉnh quả. Quả chín ăn giòn, Vị ngọt đậm, mùi thơm. Độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ quả yếu. Kích thước quả đều. 11-12 gam/quả 62.7% Chủ yếu ở Thị xã Hưng yên và Huyện Tiên Lữ Nhãn Hương Chi (30%) Cây thấp, hình bán nguyệt. Lá có màu xanh thẫm, bóng, mật độ dày. Cùi giòn, ngọt, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã đẹp, hương thơm kém nhãn lồng. Năng suất cao. 11-13 gam/quả >60% T.x Hưng yên, huyện Tiên lữ, Khoái châu Nhãn cùi, nhãn muộn (10%) Có lá gần giống với nhãn lồng. Hình cầu, hơi dẹt, vỏ quả màu vàng nâu, không sáng mã, cùi đan lồng lên nhau. Quả chín ăn giòn, vị ngọt ít nước. Hương thơm kém nhãn lồng 8.5-11.5 gam/quả 58-63% Phân bố rải rác trong tỉnh Nhãn đường phèn (5%) Lá nhỏ hơn so với nhãn lồng, nhãn cùi. Ra hoa và chín chậm hơn nhãn cùi từ 9-15 ngày. Vỏ quả và kiểu chùm quả như nhãn lồng, quả nhỏ hơn có cùi dày, mặt cùi có u nhỏ như cục đường phèn, hương thơm đặc biệt, vị ngọt sắc. 7-10 gam/quả 60% Phân bố rải rác, nhưng có nhiều ở TXHY và H.Tiên lữ Nhãn Bàm bàm (5%) Quả to gần bằng quả nhãn lồng, trôn quả hơi vẹo, cùi dày, khô, ăn có vị ngọt nhạt. 12-15 gam/quả Phân bố rải rác Nhãn Thóc (5-10%) Quả nhỏ, trên chùm có nhiều quả. Cùi mỏng, khó tách khỏi hạt, nhiều nước, hạt to, độ ngọt vừa phải 5-7 gam/quả Phân bố toàn tỉnh Nhãn nước (20%) Cây thường sai quả, quả nhỏ, cùi mỏng, nhão, nhiều nước, không dóc kém ngọt. Độ bám giữa cùi và hạt lớn. 6-9 gam/quả 38.63% Phân bố trong toàn tỉnh Trong những giống nhãn trên, nhãn Lồng và Đường phèn là hai giống nhãn được người sản xuất, các thương nhân, cũng như người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, giống nhãn Hương Chi và nhãn Lồng được trồng phổ biến do năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là nhãn Hương Chi. Tại các vùng nhãn mới trồng có đến 90% diện tích được trồng là nhãn Hương chi. Các giống nhãn có chất lượng ngon, năng suất cao, qua bình tuyển hàng năm được chú trọng phát triển nhằm thay thế những cây đã già cỗi và cải tạo những vườn nhãn tạp. Nhãn Hương Chi là một dòng của nhãn Lồng, do cụ Hương Chi ở phường Hồng Nam,Thị xã Hưng Yên chọn lọc, nhân ra và trồng ở vườn nhà; nhãn Hương Chi là loại nhãn ngon, lại có nhiều ưu điểm nổi bật như cây thấp, quả to, mã đẹp, năng suất rất cao. Theo thời gian, loại nhãn này được nhân giống rộng khắp trong vùng nhờ những ưu điểm trên, dân làng quen gọi giống nhãn ấy theo tên của người nhân giống, tên gọi Hương Chi có từ đó và trở thành một giống nhãn mới. Nhãn Hương Chi là loại nhãn được trồng phổ biến hiện nay tại Hưng Yên do có sản lượng ổn định, các giống nhãn khác chỉ có một đợt ra hoa cái nhưng nhãn Hương chi lại có tới 2-3 đợt. Vì thế nếu đợt hoa này không đậu thì còn có đợt hoa khác, nên ít khi mất mùa. Nhãn Đường phèn là giống nhãn quí, có thể nói đây là giống nhãn ngon và quý nhất Việt nam. Nhãn đường phèn có đặc điểm quả nhỏ, sắc vỏ hơi sẫm, cùi dày, ráo nước và thơm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDUNG.doc
Tài liệu liên quan