Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I

 Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I kinh doanh trong phạm vi cả nước và nước ngoài. Ở nước ngoài, thị trường Châu Á là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. Đây là nơi tiêu thụ 70% hàng xuất khẩu của Công ty và là nguồn cung cấp chính hàng nhập khẩu của Công ty trong những năm qua. Các bạn hàng Châu Á chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapoe. Công ty cũng đẫ mở rộng quan hệ với Trung Quốc một thị trường đầy tiềm năng với chi phí vận chuyển thấp. Các bạn hàng Châu Âu và Châu Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canađa. cũng trao đổi với Công ty một khối lượng hàng không nhỏ.

 Đối với các bạn hàng trong nước Công ty chủ trương bám vào địa phương vì người sản xuất mà phục vụ. Địa phương là môi trường sống, môi trường tồn tại của Công ty. Trong 17 tỉnh, thành phố phía Bắc có quan hệ ở cấp liên hiệp còn có 40 đơn vị quận huyện, cơ sở các ngành khác cũng như khách hàng của Công ty. Nhiều đơn vị như: Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây. Đã được Công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn. Khối lượng hàng xuất khẩu của các địa phương qua công ty trên dưới 20 triệu USD. Riêng đối với mặt hàng nông sản Công ty có quan hệ với 40 đơn vị trong nước.

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu các sản phẩm của Công ty ở trong và ngoài nước, cử cán bộ Công ty ra nước ngoài để đàm phán kí kết hợp đồng, trao đổi nghiệp vụ kỹ thuật. - Được đặt chi nhánh của Công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của Nhà Nước Việt Nam và nước sở tại. - Được quyền tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật các cán bộ công nhân viên trong Công ty theo sự phân cấp quản lý của Bộ. - Cơ cấu tổ chức của Công ty . 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty : Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, là đơn vị hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch mang tên “Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I “ và có tài sản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng. Ban giám đốc Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Ban giám đốc ngoài giám đốc ra còn có 3 phó giảm đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao. Khối quản lí - Phòng tổ chức cán bộ: Có 18 người nắm toàn bộ nhân lực trong Công ty, tham mưu cho giám đốc, sắp xếp tổ chức bộ máy, lực lượng lao động của mỗi phòng ban cho phù hợp bổ xung theo yêu cầu kinh doanh. - Phòng tổng hợp: có 8 người, thực hiên xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và chiến lược kinh doanh dài hạn, lập báo cáo từng tháng, quý, năm trình giám đốc. Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường , giao dịch, đàm phán, lựa chọn khách hàng. - Phòng hành chính quản trị: có 15 người, phục vụ nhu cầu về văn phòng phẩm, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty . - Phòng kế toán tài vụ: với 12 người với nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra và giám sát phương án kinh doanh. Đảm bảo toàn bộ số vốn phục vụ cho các hoạt động của các phòng ban trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả cao nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm. - Phòng kho vận: quản lý kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở đảm bảo kho hàng và xuất, nhập kho chính xác. Khối kinh doanh Các phòng nghiệp vụ: - Phòng nghiệp vụ: 1,5,6,7 chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. - Phòng nghiệp vụ 2: chuyên nhập khẩu. - Phòng nghiệp vụ 3: chuyên gia công hàng xuất khẩu. - Phòng nghiệp vụ 4: chuyên lắp ráp xe máy. Các liên doanh: - Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển Đệ nhất tại 53 Quang Trung- Hà Nội. - Liên doanh chế biến gỗ tại Đà Nẵng. Các cửa hàng: cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền. Chi nhánh tại Hải Phòng. Chi nhánh tại Đà Nẵng. Chi nhánh tại TP. HCM. Hệ thống các cơ sở sản xuất: - Xí nghiệp may ở Hải Phòng - Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương Mai- Hà Nội. - Xưởng sản xuất và chế biến gỗ tại Cầu Diễn- Từ Liêm- Hà Nội. Công ty còn có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, có tương đối đầy đủ các phòng ban. Tuy nhiên phân công chuyên môn hoá chưa được rõ rệt nhất là các phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 không có sự chỉ đạo thống nhất dẫn đến hiệu quả chưa cao. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc phụ trách KD doanh Phó giám đốc phụ trách kho vận Nghiệp vụ 2 Nghiệp vụ 1 Phòng kế toán Nghiệp vụ 4 Liên doanh 53 QT Phòng tổng hợp Tổ chức cán bộ Liên doanh gỗ Chi nhánh Đà Nẵng Cửa hàng Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh Hải Phòng Nghiệp vụ 6 Nghiệp vụ 7 Nghiệp vụ 8 Tổ chức KS Nghiệp vụ 5 Nghiệp vụ 3 Hành chính QT 3. Tiềm lực của Công ty : 3.2 Tiềm lực về vốn: Tại thời điểm thành lập Công ty có tổng số vốn là 139.000đ. Trong suốt quá trình hoạt động Công ty đã luôn phải nỗ lực đấu tranh để nâng cao nguồn vốn kinh doanh. Công ty đã sử dụng các biện pháp như tiết kiệm, huy động vốn nhàn rỗi ở cán bộ công nhân viên, vay thêm vốn ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng, liên doanh với nước ngoài để có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty đã tự mình vươn lên sau 20 năm hoạt động với số vốn pháp định hiện nay là hơn 50 tỉ đồng, một con số lớn đảm bảo duy trì và phát huy tốt khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu được giao, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần nâng cao đới sống công nhân viên trong toàn Công ty . Bảng II. 5 Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Vốn cố định Vốn lưu động Tỉ trọng VLĐ/VCĐ(%) 1998 15.340 37.731 245,9 1999 15.921 38.569 242.3 2000 16.250 39.417 242,6 2001 16.650 37.819 227,1 (đơn vị: Triệu đồng) Nhìn vào bảng II.5 ta thấy Công ty luôn giữ ổn định và phát triển nguồn vốn cố định cũng như vốn lưu động năm 1998 vốn lưu động là 37.731 triệu đồng năm 1999 là 38.569 triệu đồng và tiếp tục tăng lên vào năm 2000 là 39.417 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã làm ăn rất có hiệu quả, tuy nhiên năm 2001 mức vốn lưu động có giảm do tình hình biến động của thị trường nhưng vẫn đạt ở mức cao hơn mức vốn lưu động năm 1998. 3.2 Tiềm lực về nhân công, lao động : Bảng II.6 Cơ cấu lao động của Công ty: Chỉ tiêu Năm1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Phân theo giới tính Nam 198 42,6 219 42,1 272 42,0 320 44,2 Nữ 266 57,4 301 57,9 375 58,0 403 55,8 Phân theo độ tuổi 18-35 149 32,1 163 31,3 254 198 297 41,0 36-50 212 45,6 257 49,4 296 45,7 331 45,7 Trên 50 103 22,3 100 19,3 97 15 95 13,3 Trình độ văn hoá PTTH 0 0 0 0 0 0 0 0 Trung cấp và cao đẳng 46 10 53 10,2 67 10,3 73 10 Đại học và trên Đại học 418 90 467 89,8 580 89,7 650 90 Tổng số người 464 520 647 723 Nguồn : Báo cáo đề nghị khen thưởng của Công ty năm 2001 Nhìn vào cơ cấu lao động của Công ty ta thấy số lao động nữ lớn hơn lao động nam. Công ty đã chú trọng công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tỉ lệ lao động trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi tăng và tỉ lệ lao động trên 50 giảm qua các năm. Tuy vậy độ tuổi người lao động từ 36- 50 vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong Công ty. Họ là những người mặc dù đã cố gắng nhiều song vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, đây chính là một hạn chế lớn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Thời gian qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là người có trình độ PTTH và cao đẳng chiếm tỉ lệ nhỏ trong khi người tốt nghiệp đại học tăng mạnh, đặc biệt số người có trình độ sau đại học tuy không nhiều nhưng cũng tăng qua các năm, đây thực sự là nỗ lực lớn của Công ty. 3.2 Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty : Trụ sở tại 46 Ngô Quyền- Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty một cách thuận lợi. Công ty có một văn phòng cho thuê ở số 7 Triệu Việt Vương và toà nhà liên doanh 53 Quang Trung. Mạng lưới cơ sở vật chất của các chi nhánh ở nhiều nhiều thành phố từ Bắc vào Nam, các cửa hàng bán lẻ. Hệ thống thông tin gồm các máy điện thoại, telex, fax, computer, đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài đã góp phần đưa lại các thông tin một cách hợp lý, kịp thời. Ngoài ra Công ty còn có một số cơ sở sản xuẫt, gia công, chế biến và những kho hàng sân bãi, phương tiện vận tải. Cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứng đầy đủ chi công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. 3.3 Cách thức và công nghệ tổ chức quản lý. Đối với các phòng nghiệp vụ, Công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng phòng theo kế hoạch để thực hiện và giao nộp đúng tháng, quý, kỳ. Mức lương các phòng được hưởng sẽ phu thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch. Điều này khiến các đơn vị luôn phải lỗ lực làm việc hết mình. Đối với lao động quản lý Công ty tiến hành thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, khuyến khích phát huy tính năng động của các bộ bằng các hình thức lương kết hợp với thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất áp dụng chế độ hạch toán nội bộ căn cứ vào quy chế hoạt động và quản lý với các chi nhánh thì Công ty trích trả lương từ doanh thu của các chi nhánh đó. Công ty cũng thường xuyên áp dụng các chế độ khen thưởng về vật chất và tinh thần, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của từng cán bộ công nhân viên trong Công ty để tạo độ lực làm việc đối với mọi thành viên của mình. 4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty: 4.1 Đặc điểm về thị trường của Công ty: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I kinh doanh trong phạm vi cả nước và nước ngoài. ở nước ngoài, thị trường Châu á là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. Đây là nơi tiêu thụ 70% hàng xuất khẩu của Công ty và là nguồn cung cấp chính hàng nhập khẩu của Công ty trong những năm qua. Các bạn hàng Châu á chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapoe. Công ty cũng đẫ mở rộng quan hệ với Trung Quốc một thị trường đầy tiềm năng với chi phí vận chuyển thấp. Các bạn hàng Châu Âu và Châu Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canađa... cũng trao đổi với Công ty một khối lượng hàng không nhỏ. Đối với các bạn hàng trong nước Công ty chủ trương bám vào địa phương vì người sản xuất mà phục vụ. Địa phương là môi trường sống, môi trường tồn tại của Công ty. Trong 17 tỉnh, thành phố phía Bắc có quan hệ ở cấp liên hiệp còn có 40 đơn vị quận huyện, cơ sở các ngành khác cũng như khách hàng của Công ty... Nhiều đơn vị như: Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây... Đã được Công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn. Khối lượng hàng xuất khẩu của các địa phương qua công ty trên dưới 20 triệu USD. Riêng đối với mặt hàng nông sản Công ty có quan hệ với 40 đơn vị trong nước. Cũng về thị trường trong nước, hiện nay với nhiều chính sách của nhà nước về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Vấn đề cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt hơn. Việc khuyến khích xuất nhập khẩu trực tiếp đã làm kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm đáng kể vaò năm 1999, 2000 vừa qua. Tuy vật điều này cũng tạo động lực cho Công ty một hướng đi riêng, đúng đắn trong tình hình hiện đại. 4.2 Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Công ty.: Trong những năm gần đây Công ty thường áp dụng những phương thức kinh doanh linh hoạt để gia tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Công ty thực hiện 3 phương thức kinh doanh chính đó là: - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: là phương thức kinh doanh chính của Công ty. Trong phương thức này Công ty là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, làm trung gian nghiệp cụ xuất nhập khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo số phần trăm do bên uỷ thác trả. - Gia công hàng xuất khẩu: Công ty nhận vật liệu gia công của khách hàng (chủ yếu là khách hàng nước ngoài) sau đó thuê nhân công để sản xuất thành phẩm rồi xuất lại cho khách hàng đó. - Xuất khẩu tự doanh: đây là hình thức kinh doanh có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Tuy nhiên Công ty thực hiện phương thức này khá thụ động, nghĩa là doanh nghiệp chỉ tìm hàng cung ứng khi có đơn đặt hàng từ phía nước ngoài chứ không chủ động tìm kiếm bạn hàng loại này. Khối lượng hàng hoá giao dịch theo phương thức này thường không ổn định. - Bên cạnh những hình thức kinh doanh trên Công ty cũng thực hiện hàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất trong những năm gần đây. 4.3 Các đặc điểm khác: Trong 20 năm hoạt động Công ty luôn coi trọng chữ “tín” và luôn lấy đó làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động. Nhờ phương châm này mà Công ty được nhiều các bạn hàng trong và ngoài nước tin cậy. Trong lĩnh vực hàng thu mua hàng trong nước để xuất khẩu, Công ty thường ứng vốn trước cho các đơn vị để hỗ chợ cho sản xuất, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản. Hoạt động Marketing của Công ty ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Trong những năm trước đây hoạt động này chưa được chú trọng do tập quán làm ăn kiểu cũ. Hiện nay Công ty đang có kế hoạch thành lập phòng Marketing với nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thị trường và đề xuất các phương án và chiến lược kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây. 5.1 Các chỉ tiêu: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm 1996, 1997 diễn ra khá thuận lợi và đạt được những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế mở ra đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm công tác xuất nhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế lực của Công ty. Bảng II.6 Tình hình hoạt đông kinh doanh của Công ty trong 4 năm qua Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 99/98 So sánh 2000/99 Sosánh 01/2000 Lượng tăng % tăng Lượng tăng % tăng Lượng tăng % tăng Tổng doanh thu Tỷ đồng 263,02 109,3 370,02 636,00 -153,74 -58 260,74 238 65,92 72 Tổng chi phí Tỷ đồng 257,99 98,7 364,82 635,5 -159,29 -61 266,12 269 265,6 - 8,0 Lợi nhuận Tỷ đồng 5,03 10,58 5,20 5.,50 5,55 110 -5,38 -50 -0,30 5,4 Nộp ngân sách Triệu đồng 53,819 53,03 67,52 67,743 -0,789 -1 14,485 27 0,228 0,33 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Triệu USD 64,45 56,46 53,16 58,5 -7,99 -12 -3,3 -5 5,34 10 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 23,08 19,29 25,03 37,00 -3,79 -16 5,74 29 11,97 47 Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 41,37 37,17 28,13 21,50 4,2 10 -9,04 -24 -6,63 23 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Trong hoàn cảnh chung và riêng còn gặp nhiều khó khăn, Công ty đã tiếp nối được truyền thống 20 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ giao và trở thành một đơn vị điển hình trong ngành về mọi mặt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của nhiều nước trong khu vực và điều kiện thời tiết khắc nghiệt kéo dài, chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước có nhiều thay đổi nên tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều giảm sút. Năm 1998 tổng mức doanh thu của Công ty là 263, 02 tỉ đồng mức lợi nhuận tương ứng là 5,03 tỉ đồng, đến năm 1999 thì tổng doanh thu lại giảm sút rất lớn chỉ còn có 109,28 tỉ đồng với mức lợi nhuận là 10,58 tỉ đồng. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, phương thức thanh toán chưa phù hợp, hoạt động nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém vì vậy Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Từ giữa năm 1999 Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ các phòng nghiệp vụ được đi công tác một số nước Đông Nam á, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Năm 2000 doanh số của Công ty đã lên tới 370, 02 tỉ đồng tăng 238% so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là Công ty đã chỉ đạo sát sao các phòng nghiệp vụ, vừa giữ mối quan hệ với bạn hàng cũ vừa tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới tạo mọi điều kiện để làm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: gia công may mặc, lạc nhân, Quế , hồi... Công ty cũng đã mở thêm được mặt hàng mới đó là mực khô xuất khẩu đi Trung Quốc với giá trị xuất khẩu lớn. Trong kinh doanh đã có chuyển biến mạnh từ uỷ thác sang tự doanh, đây là sự kết hợp giữa việc phát huy ưu thế về vốn của Công ty với yêu cầu khách quan của thị trường nó cũng đòi hỏi trách nhiệm và trình độ quản lí cao hơn. Ngoài ra Công ty cũng có thêm các hình thức kinh doanh mới là tham gia đấu thầu, cung cấp hàng hoá trong nước và nhập khẩu. Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ của Công ty tuy chưa đạt như mong muốn nhưng các hoạt động này đã được chấn chỉnh và hoạt động tốt hơn năm 1999. Do vậy đến năm 2001 thì tổng doanh thu đã tăng lên một cách đáng ngờ với mức 636 tỉ đồng tăng lên 72% so với năm 2000 điều này cũng nhờ vào các biện pháp bổ sung của Công ty năm 2001 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn đó là: tăng cường công tác tổ chức cán bộ, tuyển mới một số cán bộ có trình độ quản lí và chuyên môn đặc biệt trong các lĩnh vực quản lí sản xuất công nghiệp, tin học... củng cố bộ máy các phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp để tăng cường hiệu quả hoạt động chung. Dành quỹ khoảng 50- 100 triệu đồng để đào tạo lại cán bộ đồng thời tăng cường công tác đào tạo tại chỗ. Về kim ngạch xuất khẩu của Công ty bước sang năm 1998, 1999 hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Nghị định 57/CP ra đời cho phép nhiều doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp tư nhân) được phép trực tiếp xuất khẩu làm cạnh tranh nguồn cung ứng gay gắt tạo điều kiện thuận lợi cho khách ngoại ép giá. Do tỉ giá đồng Việt Nam giảm nên mọi chi phí liên quan đến dịch vụ phục vụ xuất khẩu trong nước đều tăng. Tuy nhiên trong điều kiện đầy rẫy những khó khăn như vậy Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I vẫn không ngừng phát triển và đi lên. Nhìn vào bảng II.7 ta thấy kim nghạch xuất nhập khẩu năm 1998 đạt con số cao nhất với 64,55 triệu USD. Bước sang năm 1999 kim nghạch xuất nhập khẩu giảm chỉ còn 56,46 USD và kim ngach xuất khẩu giảm từ 23,08 triệu USD xuống còn 19,29 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu giảm từ 41,37 triệu USD xuống còn 37,17 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm xút này là do năm 1999 Nhà Nước áp dụng nhiều chính sách mới trong quản lí kinh tế và xuất nhập khẩu trong đó có nhiều chính sách tác động lớn đến kinh doanh của Công ty như: luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định 57/CP về mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, cải cách bổ xung luật thuế xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục hải quan... có thể nói chính sách đổi mới đã loại bỏ nốt những lợi thế về cơ chế, làm Công ty vừa mất nhiều khách hàng, mặt hàng có giá trị lớn vừa phải chấp nhận cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp mới. Hơn nữa do kinh tế của một số bạn hàng lâm vào khủng hoảng làm cho thị trường truyền thống của Công ty bị giảm đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Công ty như cói, ngô và một số mặt hàng khác đã mất hẳn thị trường. Công ty đã phải ngừng xuất khẩu một số loại hàng sang thị trường Trung Quốc, Inđônêxia. Nhưng đến năm 2000, 2001 tình hình xuất nhập khẩu của Công ty đã có những dấu hiệu đáng mừng. Tuy tổng giá trị kim ngạch có giảm chút ít với lượng giảm là 3,3 triệu USD so với năm 1999, từ 56,46 triệu USD xuống còn 53,16 triệu USD nhưng sự sụt giảm này thuộc về nhập khẩu còn kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên từ 19,29 triệu USD năm1999 lên 25,03 năm 2000 và tăng tới 37 triệu USD năm 2001 tức là tăng 47% so với năm 2000. Về cơ bản Công ty đã giữ được quy mô hoạt động nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, tiếp tục củng cố và phát triển các lĩnh vực mới mở mang dần dần đưa hoạt động đi vào nề nếp. Về quy mô và hiệu quả hoạt động tuy đã đạt được tăng trưởng nhưng xét theo quá trình thì năm 1998 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần và tăng lên cũng chưa đạt ở mức ban đầu vì vậy Công ty cần phấn đấu đi lên để tạo ra các chuyển biến lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và các hoạt động khác của Công ty . Về nghĩa vụ nộp ngân sách: trong 4 năm qua Công ty đều hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế và nộp ngân sách đối với Nhà nước với mức đóng góp là 53,03 tỉ đồng năm 1999, 67,15 tỉ đồng năm 2000 và 67,74 tỉ đồng năm 2001. Như vậy mức đóng góp ngân sách ngày một tăng điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân thàng của mỗi cán bộ trong Công ty hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành với đơn giá tiền lương là 683.761 đồng/ triệu đồng. Do đó tạo điều kiện cho mỗi người trong đơn vị đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển của Công ty. Có thể nói đây là đòn bẩy kinh tế lớn, động viên cán bộ tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và đồng nghiệp. 5.2 Nhận định chung. Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đã phấn đấu vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành các mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như về hiệu quả kinh doanh. Các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh đều nỗ lực trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng, khai thác hiệu quả các nguồn hàng xuất nhập khẩu và bằng nhiều biện pháp khác nhau để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty nhìn chung đã hướng vào thực hiện chính sách CNH-HĐH đất nước, các hoạt động này cũng thể hiện rõ sự thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường của Công ty. Công ty đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng với phương thức kinh doanh phù hợp với các đối tượng khách hàng, phù hợp với chủng loại hàng hoá và theo yêu cầu của thị trường. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các cơ chế quản lý, giao dịch, phương án ký kết và thanh toán, quyết toán của Công ty được thực hiện nề nếp có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý. Do vậy công việc diễn ra an toàn, hiệu quả, không phát sinh những hàng tồn mới, nợ mới mà còn cơ bản giải quyết được số hàng tồn từ năm trước chuyển sang. II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. 2.1. Đặc điểm một số mặt hàng nông sản của Công ty. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú. Lạc, quế, cà phê, gạo, cao su, hạt điều là những mặt hàng mà Công ty thường xuyên kinh doanh với khối lượng lớn đều đặn qua các năm. Ngoài ra Công ty cũng kinh doanh những mặt hàng nông sản khác như: chè, ngô, mây, cói... Tuy nhiên những mặt hàng này có kim ngạch nhỏ và không ổn định. Trong phạm vi đề tài này em chỉ xin quan tâm đến một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất như đã nêu ở trên. Giá cả các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu, thời tiết và nhu cầu trên thế giới, mặt khác giá hàng nông sản cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng chế biến. Sản phẩm nông sản của Công ty chủ yếu là sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế chính vì thế giá cả hàng của Công ty thường thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới được chế biến tốt hơn. Chât lượng hàng nông sản nhìn chung vẫn còn thấp việc chế biến và bảo quản nông sản cũng rất khá khăn và phức tạp đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên ngành, có hiểu biết về tính chất lý, hoá về sản phẩm. Chất lượng của hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào công đoạn chế biến, đây là giai đoạn rất tốn kém về chi phí. Mặt khác ở Việt Nam các công nghệ chế biến hàng nông sản còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng không tốt chất lượng hàng nông sản. Kim ngạch và cơ cấu. Qua bảng II.8 ta thấy kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty tăng đều đặn qua các năm BảngII.8 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu nông sản của Công ty trong 4 năm vừa qua Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Lạc nhân 967. 200 12,97 842.796 12,07 4.630 .000 44,86 4.440. 000 40,41 Hạt tiêu 1.470. 000 19,71 1. 396 . 000 20,0 1.101 .700 10,67 450.000 4,09 Cao su 1. 305. 000 17,5 1 .301. 000 18,64 1.107. 300 10,73 985.000 8,96 Cà phê 900. 400 12,07 702.200 10,06 870 . 000 8,43 1.930. 000 17,56 Quế 1. 445. 625 19,38 1.156 . 500 16,57 1 . 065 . 000 10,32 960 .000 8,77 Điều 510. 000 6,84 507. 300 7,27 511 . 600 4,96 435 .000 3,96 Mặt hàng khác 860. 455 11,53 1. 074 .704 15,39 1 . 034 . 900 10,03 1 .785. 500 16,25 Tổng cộng 7. 458. 670 100 6. 980. 500 100 10 . 320 . 000 100 10 .985 .0 00 100 Nhìn vào bảng tổng kết cho thấy, trong cơ cấu hàng sản xuất nông sản xuất khẩu ta thấy mặt hàng lạc, hạt điều cao su chiếm tỷ trọng lớn. Đây là mặt hàng có giá trị cao và đang được ưa chuộng rrộng rãi trên thị trường thế giới. Công ty cần có những chính sách đặc biệt ưu đãi để phát triển mặt hàng này, mở rộng chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Trong năm 1999, hầu hết các mặt hàng nông sản của Công ty đều giảm so với năm 1998. Mặt hàng lạc nhân giảm từ 967200 USD xuống còn 842796 USD, mặt hàng hạt tiêu giảm từ 1470000 USD xuống còn 1.396.000 USD. Hạt tiêu là một mặt hàng mới phát triển trong một vài năm trở lại đây nhưng cũng đã bộc lộ cạnh tranh tương đối tốt. Tuy nhiên giá thành sản xuất hạt tiêu thấp, phẩm cấp chưa cao, hạt nhỏ, không đều nên sức cạnh tranh bị hạn chế. Mặt hàng cao su giảm từ 1.305.000 USD năm 1998 xuống 1.301.000 USD năm 1999. Nguyên nhân do tiếp tục chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng khu vực và thảm họa thiên tai liên tiếp nên mặt hàng cao su của Công ty bị giảm. Tuy nhiên sự giảm sút này là không đáng kể. Mặt hàng cà phê cũng có sự giảm sút từ 900.400 USD năm 1998 xuống còn 702.200 USD năm 1999. Nguyên nhân do thị trường ngoài nước nhìn chung ở trạng thái phát triển chậm lại, giá hàng giảm sút, giá xuất khẩu cà phê hoàn toàn phụ thuộc vào giá cà phê thế giới, giá xuất khẩu cà phê cũng bám sát diễn biến giá cả thị trường thế giới song mức độ biến động lớn hơn và giá cả thường thấp hơn. Mặc dù phụ thuộc chặt chẽ vào giá cả thế giới song khi giá thế giới tăng, giá cà phê Việt Nam giảm nhanh hơn. Do vậy lượng cà phê xuất khẩu giảm đi. Hầu hết các mặt hàng nông sản của Công ty đều giảm cả về số lượng và trị giá so với năm 1998 nên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1999 cũng giảm sút so với nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34264.doc
Tài liệu liên quan