Luận văn Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- Chi nhánh quận Hoàng Mai

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.1. Cho vay tiêu dùng và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 12

1.1.1. Đặc điểm của các giao dịch cá nhân 12

1.1.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng 13

1.1.3. Đối tượng cho vay tiêu dùng 13

1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 14

1.2.1.Đặc điểm về khách hàng 14

1.2.2. Đặc điểm về ngân hàng 16

1. 3. Phương thức cho vay tiêu dùng 19

1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay 19

1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 19

1.3.2.1. Phương thức trả góp (Installment Consumer Loan) 19

1.3.2.2. Phương thức phi trả góp (Non-installment Consumer Loan) 22

1.3.2.3. Phương thức tín dụng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit) 23

1.3.3. Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ 23

1.3.3.1. Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan) 23

1.3.3.2.Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan) 24

1.3.3.3. Cho vay theo các phương thức khác 24

1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 24

1.4.1. Vai trò đối với ngân hàng 25

1.4.2. Vai trò đối với khách hàng 25

1.4.3. Vai trò đối với nền kinh tế-xã hội 26

1.5. Chất lượng cho vay tiêu dùng 26

1.5.1. Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng 26

1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại. 26

1.5.2.1. Chỉ tiêu định tính 26

1.5.2.2. Chỉ tiêu định lượng 27

1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 29

1.5.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 29

1.5.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 32

1.5.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 32

1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 34

1.6.1. Đối với nền kinh tế 34

1.6.2. Đối với khách hàng 34

1.6.3. Đối với ngân hàng thương mại 35

1.7. Cho vay tiểu dùng ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35

1.7.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở một số nước trên thế giới 35

1.7.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam 37

 

 

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -CHI NHÁNH QUẬN HOÀNG MAI 39

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 39

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 39

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 40

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 41

2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương quận Hoàng Mai 49

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 50

2.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các NHTM 50

2.2.2. Kết quả và xu hướng cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam 52

2.2.3. Các mục đích vay tiêu dùng áp dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương quận Hoàng Mai 57

2.2.4. Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương chi nhánh quận Hoàng Mai 63

2.2.4.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 63

2.2.4.2. Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương chi nhánh quận Hoàng Mai 65

2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 74

2.3.1. Kết quả đạt được 74

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân về cho vay tiêu dùng của chi nhánh ngân hàng công thương quận Hoàng Mai 76

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẬN HOÀNG MAI 81

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 81

3.1.1. Định hướng các hoạt động kinh doanh chủ yếu 81

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 85

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 86

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 86

3.2.2. Nội dung giải pháp 86

3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng 86

3.2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ và sử dụng cán bộ hợp lý 89

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin 90

3.2.2.4. Mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng 91

3.2.2.5. Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng 92

3.2.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát 93

3.2.2.7. Một số giải pháp hỗ trợ khác 93

3.3. Kiến nghị 94

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 94

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 95

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam 96

KẾT LUẬN 98

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- Chi nhánh quận Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú, Công ty Cổ phần Dược Trung ương, . . . - Tín dụng TDH: Chi nhánh tích cực chủ động thẩm định những dự án đầu tư TDH khả thi của các đơn vị để đầu tư như: Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất bê tông lạnh của Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp 16 tỷ VND; Dự án của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, đầu tư dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang với tổng số tiền đầu tư 17 tỷ VND; Dây chuyền kéo cáp đồng của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú 21 tỷ VND, . . . • Xét theo đối tượng: Đã có sự ổn định về cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) luôn được duy trì quanh mức 45/55%/năm, cụ thể năm 2007 là 32,8% và 67,2%, năm 2008 là 34,6% và 65,4%, năm 2009 là 35,9% và 64,1%, cơ cấu tín dụng ổn định giúp cho chi nhánh đảm bảo lượng khách hàng thường xuyên, ổn định. • Xét theo đảm bảo tiền vay: Trong hai năm 2007 và 2008 tình hình dư nợ có khả quan khi mà dư nợ có tài sản đảm bảo luôn nằm trên con số 50% tổng dư nợ, đến năm 2009 con số này đã giảm xuống còn 44,5% nhưng vẫn duy trì tín dụng có tài sản đảm bảo luôn cao hơn mức 50% tổng dư nợ tín dụng. Tuy rằng trong những năm gần đây, ngân hàng đã có những thay đổi quan trọng về nhận thức đối với đảm bảo tiền vay và an toàn tín dụng (theo kế hoạch thì dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2009 chiếm 62% tổng dư nợ). c) Hoạt động dịch vụ Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế, nhưng nhìn chung hoạt động dịch vụ của chi nhánh Hoàng Mai trong những năm qua vẫn tiếp tục có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc. Hoạt động dịch vụ đã được thực hiện đa dạng, đồng bộ và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Nhờ vậy, thu dịch vụ của chi nhánh trọng năm 2009 đạt 5.129 triệu đồng tăng 94,4% so với năm 2008. d) Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp; giá vàng và ngoại tệ biến động bất thường. Bên cạnh đó do đặc thù tại Chi nhánh khách hàng tập trung chủ yếu là doanh nghiệp lớn như tập đoàn, Tổng công ty, cơ cấu cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao, khách hàng chủ yếu là đơn vụ sản xuất, không nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời do tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, với sự chủ động nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường và tích cực trong tiếp thị, chăm sóc khách hàng nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại trong năm 2009 vẫn đạt kết quả vượt bậc. + Nghiệp vụ thanh toán quốc tế : - Mở L /C nhập khẩu 204 món : 26.827.000 USD - Doanh số nhờ thu đi : 2.568.000 USD - Doanh số nhờ thu đến : 1.380.000 USD - Doanh số chuyển tiền TTXK : 14.806.000 USD + Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ : - Doanh số mua ngoại tệ : 30.807.644 USD, 196.954.848 JPY và 9.403.654 EUR - Doanh số bán ngoại tệ : 30.936.702 USD, 196.954.848 JPY và 9.409.385 EUR e) Công tác tiền tệ – kho quỹ Công tác bảo đảm an toàn kho quỹ và giấy tờ có giá luôn được đặt lên hàng đầu. Phối hợp giữa lực lượng bảo vệ và công an để vận chuyển tiền an toàn.Trong năm qua hoạt động kho quỹ được đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất mát, sai sót. Thu chi tiền mặt đảm bảo kịp thời, chính xác. Tài sản thế chấp được đảm bảo an toàn, khớp đúng. Năm 2009, tổng thu tiền mặt đạt: 4.645 tỷ VNĐ và tổng chi tiền mặt đạt: 4.358 tỷ VNĐ. Ngoài ra thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn. Tổng thu chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 28.299.795 USD và 3.017.857 EUR. f) Công tác kế toán – tài chính Do áp dụng chương trình hiện đại hóa ngân hàng nên các kênh thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Mặc dù lượng chứng từ thanh toán lớn và đường truyền liên tục bị lỗi nhưng Chi nhánh đã bố trí cán bộ hợp lý, cộng với sự cố gắng, nhiệt tình của cán bộ giao dịch nên việc thanh toán vẫn kịp thời, chính xác, không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch. g) Hoạt động phát hành thẻ Tiếp tục được chi nhánh quan tâm chú trọng. Ngay từ đầu chi nhánh đã giao chỉ tiêu phát hành thẻ, mở rộng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, đơn vị trả lương qua thẻ đến từng phòng, từng các bộ. Công tác tiếp thị thẻ được đẩy mạnh và tập trung vào các trường đại học, các doanh nghiệp đang có quan hệ với chi nhánh để phát triển thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trả lương qua thẻ… Kết quả năm 2009 đã phát hành được 91 thẻ tín dụng quốc tế, 8.419 thẻ ATM, 20 cơ sở chấp nhận thẻ. Tổng số doanh nghiệp trả lương qua thẻ lên 13 đơn vị. Lắp đặt thêm 4 máy ATM, đưa tổng số máy ATM của chi nhánh lên 7 máy ATM. h) Kết quả thu chi tài chính Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng giảm so 2007 2009 Tăng giảm so 2008 Tổng thu nhập 122 154 23,26 % 178 15,58 % Tổng chi phí 115 139 20,87 % 169 21,58 % Lợi nhuận 7 15 114,28 % 9 - 40% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2007, 2008, 2009 Vietinbank- Hoàng Mai ) Mặc dù là Chi nhánh mới thành lập hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đảm bảo có lãi và tăng theo từng năm. Năm 2008, lợi nhuận đạt 114% so với năm 2007, năm 2009 lợi nhuận có giảm so với năm 2008 là do những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đảm bảo có lãi. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp mà Chi nhánh có được kết quả kinh doanh như trên là kể đến sự cố gắng của toàn bộ CBCNV, sự lãnh đạo của cấp trên và của ban lãnh đạo chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp đúng đắn giúp ngân hàng luôn đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thủ đô. Từ kết quả trên có thể thấy chất lượng các khoản cho vay của chi nhánh đã được cải thiện và nâng cao theo từng năm, đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh. j) Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Hoàng Mai đã kiểm tra và giám sát được tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ. Cụ thể: - Nghiệp vụ tín dụng: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng vay vốn thuộc diện thỏa thuận lãi suất, kiểm tra hồ sơ tín dụng của các khách hàng vay vốn lớn tại Chi nhánh, đánh giá khái quát tình hình tín dụng tại chi nhánh, … - Nghiệp vụ kế toán: Trong năm 2009 đã kiểm tra công tác quyết toán năm 2008, kiểm tra chứng từ kế toán, chi tiêu nội bộ, việc chấp hành quy trình nghiệp vụ trong công tác kế toán và các vấn đề liên quan khác. - Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Kiểm tra đánh giá việc chấp hành quy trình bảo đảm an toàn kho quỹ, kiểm tra đột xuất tại các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch, giám sát kiểm kê quỹ tiền mặt, kiểm quỹ cuối ngày, cuối tháng và các nghiệp vụ liên quan…. 2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương quận Hoàng Mai Là một ngân hàng mới được thành lập, nhưng với sự cố gắng của toàn thể CBCNV và sự liên kết chặt chẽ với trung tâm điều hành, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được nhiều những kết quả rất khả quan và ngày càng được phát huy như sau: - Nguồn vốn không ngừng tăng lên do ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế, có những biện pháp phù hợp nhằm thu hút khách hàng gửi tiền hoặc mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo. - Trong quá trình hoạt động chi nhánh đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ, những hình thức huy động mới nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng đồng thời phục vụ các nhu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng. - Từ việc bắt đầu thiết lập những mối quan hệ khi mới thành lập, cho đến nay, chi nhánh quận Hoàng Mai đã có những khách hàng quen, và không ngừng tiếp tục thu hút những khách hàng mới thông qua các chính sách ưu đãi. - Trình độ nghiệp vụ, thái độ và phương thức phục vụ của cán bộ trong ngân hàng luôn nâng cao, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh còn một số hạn chế: - Nguồn vốn huy động của dân cư còn đạt tỷ lệ thấp. - Tăng trưởng dư nợ còn ở mức khiêm tốn. - Hệ thống chứng từ còn nhiều phức tạp. 2.2. THƯC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẬN HÀNG MAI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY ( 2007-2009 ) 2.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các NHTM Trong thời gian qua, thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, NHNN và các bộ các ngành đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng tiêu dùng để kích thích tăng trưởng. Cơ chế tín dụng Giai đoạn trước khi có pháp lệnh về ngân hàng (từ tháng 8/1988 đến tháng 10/1990), NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo thành phần kinh tế, đã bắt đầu mở rộng việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Trước khi luật các tổ chức tín dụng ra đời (từ năm 1990 đến tháng 9/1998) NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay, nâng cao từng bước quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD. Các quy định nhìn chung đã thể hiện được phương châm NHNN không can thiệp sâu vào qúa trình kinh doanh của các TCTD mà tạo điều kiện cho TCTD chủ động trong kinh doanh giảm bớt những thủ tục không cần thiết để khách hàng vay vốn thuận lợi, nhưng đồng thời tăng cường vai trò quản lý của NHNN. Khi luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, NHNN đã ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo quyết định số 324/1988/QĐ-NHNN1 thay thế các văn bản chỉ đạo trước đó về quy chế cho vay. Về cơ bản, những quy định của quy chế cho vay 324 đã điều chỉnh được quan hệ vay vốn giữa các TCTD và khách hàng trong quá trình vay vốn và trả nợ, thay thế cho hệ thống văn bản văn bản về cho vay khá công kềnh và chắp vá trước đó, đảm bảo thông thoáng hơn trong quy trình cho vay, nhấm mạnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tín dụng. Cơ chế cho vay được mở rộng, thông thoáng hơn bằng quy chế cho vay kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, các TCTD được cho vay các đối tượng mà quy chế không cấm. Quy chế cho vay 1627 đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng nhưng an toàn cho hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho TCTD thực hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cho vay, áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế và môt trường pháp lý ở Việt Nam. Cơ chế 1627 tiếp tục được bổ sung, sửa đổi theo các quyết định số 127/QĐ/2005/QĐ-NHNN, số 87/QĐ/2005/QĐ-NHNN cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của các TCTD cũng như với các quy định quản lí khác của NHNN. Góp phần tạo chủ động trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của NHNN về công tác tín dụng. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch tập trung, mang nặng tính bao cấp, ngành ngân hàng có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã thuộc các ngành nghề kinh tế theo nguyên tắc có vật tư tương đương là đảm bảo. Việc cho đảm bảo tiền vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba cho khách hàng vay . Do điều kiện thực tế đòi hỏi NHNN phải có quy định mới về bảo đảm tiền vay, ngày 17/8/1996, thống đốc NHNN đã ban hành quy chế thế chấp, cầm cố, và bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các TCTD kèm theo quy định số 217/QĐ-NH1 (quy chế 217). Theo quy chế 217, tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn của các TCTD đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Quy định này vô hình dung đã có việc bảo đảm tiền vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một điều kiện vay quan trọng nhất. Việc quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với khoản vay hoặc các dự án quốc tế dân sinh do Tổng Giám Đốc (Giám đốc) TCTD quyết định và chịu trách nhiệm. Ngày 25/10/2002 Chính phủ đã ban hành nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và đảm bảo tiền vay của các TCTD. Nghị định này đã đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, theo thông lệ quốc tế. Các quy định rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng, đơn giản hóa thủ tục bảo đảm tiền vay cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và môi trường pháp lý hiện nay. 2.2.2. Kết quả và xu hướng cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam Năm 2007 Từ tháng 10/2007, bốn ngân hàng thương mại gồm ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), và ngân hàng Habubank liên kết với trung tâm điện máy Nguyên Kim với dịch vụ cho vay tín dụng tiêu dùng lãi suất 0%. Theo đó, các ngân hàng cho vay một khoản tiền không thế chấp với lãi suất 0% để mua sắm hàng điện máy. Người vay sẽ phải thanh toán tối thiểu 30% giá trị đơn hàng, 70% còn lại ngân hàng cho vay. Mức cho vay sẽ gấp 10-12 lần mức lương người vay. Thời hạn vay trong vòng 1 năm. Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể cởi mở hơn đối với các khoản cho vay tiêu dùng, dù năm 2007, dịch vụ này nở rộ và dù nhu cầu của người dân ngày một tăng. Nguyên nhân là do áp lực trước hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% và vì lãi suất huy động cao gần mức trần lãi suất cho vay, khiến các ngân hàng trong nước phải ngừng cho vay tiêu dùng. Thêm một cái khó là các ngân hàng còn bị khống chế bởi những hạn định về dư nợ cho vay nên khả năng cho vay tiếp là không thể. Khi các ngân hàng trong nước đang phải loay hoay bài toán về tính thanh khoản, khối ngân hàng “ngoại”, công ty ngoại nhanh chóng tranh thủ thời gian “ vàng” để củng cố thương hiệu và “giành” thị phần về mình. ANZ sẵn sàng mở tài khoản, mở thẻ cho các khách hàng có hộ khẩu tại TPHCM và Hà Nội vay mua ô tô. Với thu nhập khoảng trên 10 triệu đồng/tháng là có thể “thế chấp” sổ đỏ để nhận về số tiền bằng 75% giá trị chiếc xe, với thời hạn vay lên tới 4 năm. Đối với HSBC, ngân hàng này tạm ngừng cho vay tiêu dùng trả góp từ ngày 18/7, nhưng lại áp dụng biện pháp giãn thời gian trả nợ và khách hàng cũng chỉ phải trả 50% thu nhập, nhằm giúp giảm áp lực cho khách hàng. Standard Chartered Bank dù giới hạn tổng mức tiền cho vay tối đa chỉ được 200 triệu đồng, nhưng lại “vui vẻ” đón nhận những khoản vay gấp 10 lần thu nhập của khách hàng. Năm 2008 Cho vay tiêu dùng được xem là một cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong dịp cuối năm. Do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường tiêu thụ hàng hóa trì trệ, từ đó hoạt động vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng cũng suy giảm hơn trước. Để bù đắp vào phần vơi đi của bộ phận kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp, bên cạnh các chương trình cho vay kinh doanh, các ngân hàng đều mở rộng hình thức và đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân. Tiếp đó, lãi suất cho vay đã liên tục được NHNN điều chỉnh giảm. Từ 22/12, mức lãi suất cho vay cao nhất là 12,75%/năm. Nếu so sánh, mức lãi này đã thấp hơn với mức lãi của 1 năm trước đây. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng của các ngân hàng còn phụ thuộc vào tâm lý của người dân. Với tình hình kinh tế hiện nay, sự kỳ vọng của mọi người về mức thu nhập trong thời gian tới sẽ là không ổn định như mọi năm, từ đó các quyết định chi tiêu, mua sắm cũng được mọi người cân nhắc hơn. Trong dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà là một trong những vấn đề được các ngân hàng khai thác mạnh. Ngân hàng SeABank sẵn sàng cho vay nếu khách hàng đảm bảo tài sản thế chấp. Đối với những trường hợp dùng nhà chung cư SeABank chấp nhận những căn hộ đã bàn giao nhà, đã thanh toán xong 95%, và chỉ còn 5% chờ lấy sổ hồng. Mức cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà cuối năm từ 100-300 triệu từ 1-3 năm, tuy nhiên tùy theo từng trường hợp sẽ được chấp thuận mức vay cụ thể nếu chỉ vay ngắn hạn dưới 12 tháng thì hạn mức vay có thể đến 500 triệu đồng. Hồ sơ vay tiêu dùng được xử lý nhanh tối đa chỉ trong 3 ngày làm việc. Tuy nhiên trong năm 2008, dịch vụ cho vay tiêu dùng được các ngân hàng thắt chặt do cơ chế trần lãi suất, cùng với độ rủi ro, chi phí thẩm định của loại hình này cao hơn các dịch vụ khác. Năm 2009 Kể từ đầu tháng 2/2009, Thông tư 01 của NHNN cho phép các ngân hàng được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng vượt quá trần lãi suất 10, 5%/năm, người dân tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn. Cùng với cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa nhà, mua ô tô có thế chấp, nhiều ngân hàng còn cho vay tín chấp (không cần tài sản bảo đảm) hoặc vay qua thẻ ghi nợ, với hạn mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng và thời hạn trả góp kéo dài từ 5-15 năm. Lãi suất cho vay tín chấp của các NHTM đang dao động quanh khoảng 10 - 15%/năm, cá biệt có ngân hàng lên tới 18%/năm. Tên ngân hàng Hạn mức tín dụng Lãi suất LienVietBank 500 triệu đồng (18 tháng lương) thấp nhất 12%/năm Eximbank 500 triệu đồng (đảm bảo bằng BĐS) Lãi tính trên dư nợ thực tế Seabank 300 - 500 triệu đồng 14%/năm SHB 300 triệu đồng Lãi suất ưu đãi ACB 250 triệu đồng 15, 5%/năm VIBank 200 triệu đồng 12 - 15%/năm * Thị trường tiềm năng Nhu cầu vay vốn của khách hàng đang tăng cao, những mặt hàng mà người ta muốn vay vốn tại thời điểm trước như bất động sản cũng có xu hướng giảm xuống với giá rất thấp. Nhu cầu vay vốn thì cao, mà nguồn cung của các ngân hàng cũng dồi dào, là lý do khiến cho vay tiêu dùng đang có mức tăng trưởng tương đối. Tuy lãi suất theo thoả thuận nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng một mức lãi suất rất phù hợp. Mức lãi suất cũng chỉ tương đương hồi đầu năm 2008 chứ không quá cao. . Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, Eximbank cam kết dành 3.700 tỷ đồng phục vụ cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn. Huy động vốn hiện tại của LienVietBank đạt gần 6.000 tỷ, tổng dư nợ đạt gần 3.000 tỷ với dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm gần 7%. Với ACB, khoản vốn khoảng 2.000 tỷ đồng mà ngân hàng này dành cho loại hình tín chấp, nay đã giải ngân được phân nửa; tính đến nay, tỉ lệ dư nợ cho vay bất động sản tại ACB chiếm 10% trên tổng dư nợ 34.000 tỷ đồng. VIBank tiếp tục giải ngân và đã hoàn chỉnh mọi quy trình cho các cá nhân tiếp cận nguồn vốn, với mức tăng trưởng từ 20 - 30%. Thế nhưng đến giữa năm 2009 thì nhiều ngân hàng tỏ ra dè dặt với mảng cho vay tiêu dùng, nhất là vay tiêu dùng theo hình thức tín chấp. Ngân hàng Á Châu (ACB) mới đây tăng thêm điều kiện đối với khách hàng muốn vay tín chấp là không được ở nhà thuê, kể cả trường hợp có nhà nhưng đã cho thuê và đi thuê lại nhà khác để ở. Trước đây ngân hàng chỉ yêu cầu người vay có hộ khẩu hoặc KT3, thu nhập hằng tháng từ 5 triệu đồng, có chỗ làm ổn định một năm trở lên và có điện thoại cố định. Tuy nhiên do hình thức cho vay tín chấp rất rủi ro và lượng khách hàng vay vốn theo dạng này ngày một nhiều nên ngân hàng phải tăng thêm điều kiện để “thanh lọc”. Tương tự, ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã ngưng cho vay tín chấp từ tháng 5, nhiều ngân hàng khác dù không thông báo nhưng chỉ xét cho vay với rất ít trường hợp, còn lại từ chối giải ngân. Sau khi NHNN tuyên bố cụ thể về kế hoạch thanh kiểm tra chất lượng tín dụng, cho vay hỗ trợ lãi suất, hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng đã giảm hẳn. Thay vào đó các ngân hàng chuyển hướng sang cho vay tiêu dùng có thế chấp, chủ yếu là cho vay mua nhà, xây sửa nhà…Liên tục các chương trình khuyến mãi cho vay mua nhà được tung ra trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng nâng hạn mức cho vay đến 90% giá trị bất động sản thay vì 70% như trước, ân hạn trả nợ gốc trong vòng 36 tháng. Có ngân hàng cam kết giải ngân trong vòng 48 giờ kể từ khi khách hàng hoàn tất hồ sơ. . . Nhiều ngân hàng xác định sản phẩm cho vay mua nhà là chủ lực và đang tích cực đẩy mạnh do mảng này cũng được tính là cho vay tiêu dùng và ngân hàng được cho vay với lãi suất thỏa thuận và lãi suất huy động bình quân khoảng 8, 26%/năm so với bình quân lãi suất cho vay 10, 26%/năm, chênh lệch đầu ra - đầu vào chỉ 2% như hiện nay là quá hẹp, vì vậy ngân hàng phải tích cực cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận để cân bằng lợi nhuận. Trong lúc này cho vay mua nhà, sửa nhà…là hợp lý nhất vì thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lại do luồng vốn từ thị trường chứng khoán chuyển sang. Nhiều người thu được lợi nhuận từ cổ phiếu đã tìm mua nhà đẩy giá nhà, đất ở một vài nơi tăng cao. Lãi suất cho vay hình thức này dao động tùy ngân hàng, ACB là 12,75%/năm tính trên dư nợ giảm dần, Techcombank 12,9%/năm; ngân hang Phương Đông (OCB), ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV)… 13-14%/năm; ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) là 10,5%/năm. NHNN sẽ quản chặt cho vay tiêu dùng để nguồn vốn không chạy vào các kênh khác gây méo mó thị trường. Trên thực tế đã có nhiều ý kiến nghi ngờ nhiều khoản cho vay tiêu dùng được đổ vào bất động sản và chứng khoán do thời gian qua nhiều ngân hàng đã cho vay quá thoáng, hạn mức cho vay cao, không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn. Dư nợ cho vay tiêu dùng lên tới 85.000 tỉ đồng tính đến cuối tháng 5, tăng 11,6% so với đầu năm. Mức tăng này vẫn thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống, nhưng nếu không có biện pháp quản lý chặt sẽ rất nguy hiểm vì tạo ra vòng luẩn quẩn: khách hàng thế chấp nhà vay tiền mua chứng khoán rồi lại thế chấp chứng khoán vay tiền. . . như vậy sẽ rủi ro cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế. Từ khi NHNN tuyên bố kiểm tra hoạt động cho vay, dòng tiền từ thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu quay trở lại ngân hàng. Cụ thể dòng tiền vào thị trường chứng khoán chững lại, những phiên giá trị giao dịch trên cả hai sàn chỉ còn khoảng 1.500 tỉ đồng. Với cơ chế cho vay thoáng với bất động sản như trên rất có thể vô tình tạo điều kiện cho giới đầu cơ lướt sóng tạo ra những cơn sốt ảo như cuối năm 2007, đầu năm 2008. Tới đây các ngân hàng tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa các hình thức vay tiêu dùng, như vay khoản tiền từ 1 triệu đến 3 triệu cho sinh viên hoặc tiểu thương ở các chợ, thời hạn không trả lãi cũng được kéo dài. Bên cạnh đó dự báo lãi suất vay tiêu dùng sẽ được hạ thấp, đồng nghĩa người dân sẽ dễ dàng tiếp nhận đồng vốn để cải thiện đời sống và cũng là đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Những quầy hỗ trợ mua trả góp như thế nào có lẽ sẽ còn xuất hiện nhiều ở các trung tâm mua sắm. 2.2.3. Các mục đích vay tiêu dùng áp dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương quận Hoàng Mai Cho vay hỗ trợ du học * Lợi ích của sản phẩm - Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh; - Thủ tục đơn giản, thuận tiện; mức cho vay 70% tổng nhu cầu của phương án vay vốn. - Phương thức cho vay linh hoạt; - Đáp ứng kịp thời nhu cầu tài chính cho mục đích du học; - Cung cấp đa dạng ngoại tệ; - Chuyển tiền trong nước và ra nước ngoài nhanh chóng, chính xác. - Thời gian cho vay: tối đa bằng thời gian khoá học cộng 03 năm. * Điều kiện vay vốn - Cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi VietinBank đóng trụ sở; - Có nguồn trả nợ khả thi; - Có quan hệ nhân thân bao gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, anh, chị em ruột với người đi du học nước ngoài. - Có tài sản bảo đảm tiền vay. * Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của VietinBank); CMND/ hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, Hộ khẩu hoặc KT3 của người vay (Bản sao), các giấy tờ khác (nếu có); - Tài liệu chứng minh mục đích du học: Giấy thông báo nhập học, thông báo học phí và sinh hoạt phí của trường (Bản gốc); - Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, thu nhập trả nợ (Bản gốc); - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm (Bản gốc). Cho vay chứng minh tài chính * Lợi ích của sản phẩm - Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh; - Thủ tục đơn giản, thuận tiện;mức cho vay 100% tổng nhu cầu của phương án. - Sản phẩm đa dạng, linh hoạt, trọn gói. * Điều kiện vay vốn - Cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi VietinBank đóng trụ sở; - Có yêu cầu chứng minh tài chính của cơ sở đào tạo, Lãnh sự quán và Đại sứ quán nước ngoài. . . - Có tài sản bảo đảm tiền vay. * Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của VietinBank); CMND/ hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, Hộ khẩu hoặc KT3 của người vay (Bản sao); - Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, thu nhập trả nợ (Bản gốc); - Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay (Bản gốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31548.doc
Tài liệu liên quan