Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà

Lời Mở Đầu 1

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. 3

1.1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3

1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm. 3

1.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. 3

1.1.1.2. Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. 3

1.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm. 4

1.1.3. ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 6

1.2. Nội dung của Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 7

1.2.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. 7

1.2.1.1 Nghiên cứu thị trường. 7

1.2.1.2. Danh mục sản phẩm đưa ra thị trường. 10

1.2.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. 11

1.2.3. Chính sách giá bán. 15

1.2.3.1. Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết. 15

1.2.3.2. Các chính sách định giá bán. 16

1.2.3.3. Phương pháp định giá bán. 17

1.2.4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm. 21

1.2.5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. 25

1.2.5.1. Quảng cáo. 25

1.2.5.2. Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại. 27

1.2.5.3. Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác. 27

1.2.6. Phân tích và Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ. 28

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 31

1.3.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp. 31

1.3.1.1. Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. 31

1.3.1.2. Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô. 34

1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 35

1.3.2.1. Giá bán sản phẩm. 36

1.3.2.2. Chất lượng sản phẩm. 36

1.3.2.3. Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp. 37

1.3.2.4. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm. 38

1.3.2.5. Một số nhân tố khác. 39

Chương 2 : Thực trạng công tác tiêu thụ ở Công ty bánh kẹo Hải Hà 40

2.1. Giới thiệu chung về công ty bánh kẹo Hải Hà. 40

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà. 40

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 42

2.1.3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Công ty. 44

2.1.4. Cơ cấu tố chức bộ máy quản lý của Công ty. 45

2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 47

2.1.6. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. 49

2.1.6.1. Đặc điểm về sản phẩm. 49

2.1.6.2. Đặc điểm về quản lý 50

2.1.6.3. Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn. 51

2.1.6.4. Đặc điểm vầ nhân lực. 53

2.1.6.5. Đặc điểm về công nghệ. 54

2.1.6.6. Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu. 56

2.1.6.7. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm . 56

2.2. Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà. 58

2.2.1. Nghiên cứu thị trường. 58

2.2.2. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh Kẹo Hải Hà. 59

2.2.2.1. Chiến lược sản phẩm. 59

2.2.2.2. Chính sách giá của công ty Bánh Kẹo Hải Hà. 61

2.2.2.3. Kênh phân phối và mạng lưới bán hàng. 63

2.2.2.4. Hỗ trợ tiêu thụ. 67

2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh Kẹo Hải Hà. 70

2.2.3.1. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng. 70

2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường. 73

2.2.3.3. Tình hình tiêu thụ theo mùa. 75

2.2.3.4. Tình hình tiêu thụ theo kênh. 77

2.2.4. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh Kẹo Hải Hà. 77

2.2.4.1. Những thành tích đạt được trong tiêu thụ Công ty. 77

2.2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục trong tiêu thụ sản phẩm. 78

2.2.4.3. Những nguyên nhân của sự tồn tại trên. 79

Chương 3 : Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. 81

3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong các năm tới. 81

3.2. Tăng cường nghiên cứu và dự báo thị trường. 82

3.2.1. Mục đích và vai trò. 82

3.2.1. Nghiên cứu thị trường. 83

3.2.1.1. Nội dung nghiên cứu 83

3.2.3.2. Kế hoạch thực hiện. 84

3.2.2. Dự báo nhu cầu về sản phẩm 88

3.4. Thực hiện quảng cáo, khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm. 94

3.5. Tính toán kết quả của chiến lược. 98

3.6. Kết luận. 99

Phụ Lục 100

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đã trải qua các giai đoạn sau đây: Thời kỳ 1960 – 1965 : (Thời kỳ nhà máy ra đời). Năm 1959 Tổng Công ty nông lâm thuỷ sản miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu hạt trân châu. Từ giữa năm 1959 đến tháng 4-1960 thực hiện chủ trương của Tổng Công ty nông lâm thổ sản miền Bắc, cơ sở bắt tay vào nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh để cung cấp miến cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ngày 25-12-1960 xưởng miến Hoàng Mai được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Công ty. Thời kỳ 1965-1976 : Năm 1966 Nhà máy được mang tên Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm như tinh bột ngô, viên đạm, cháo tương, nước chấm, dầu đậu tương, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ em... Năm 1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, Nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất 900 tấn/năm và được đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà, sản xuất kẹo, mạch nha, giấy tinh bột. Thời kỳ 1976- 1986 : Tháng 12 năm 1976, Nhà máy được Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng diện tích mặt bằng khoảng 300.000 m2 với công suất thiết kế 6000 tấn/năm. Thời kỳ từ 1986 đến nay : Năm 1987 để phù hợp với tình hình mới, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà, sản xuất các loại kẹo và giấy tinh bột. Năm 1992, Nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà, sản xuất các loại kẹo, bánh bích quy, bánh kẹo xốp. Năm 1993, Công ty tách một bộ phận thành lập Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki (góp 28% tổng số vốn), sản xuất kẹo cứng, bánh Snack, bánh Cookies, bánh tươi, kẹo cao su... Năm 1995, Công ty thành lập Công ty liên doanh Miwon - Việt Trì (góp 15,65% tổng số vốn), sản xuất mì chính. Năm 1996, Công ty thành lập Công ty liên doanh Hải Hà - Kameda ở Nam Định (liên doanh này đã giải thể tháng 11/1998). Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều lần Huân chương lao động và Huân chương độc lập cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công nghiệp, cờ thi đua luân lưu của Chính phủ... Các sản phẩm mang nhãn hiệu Hải Hà đã giành được nhiều huy chương vàng, bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt nam và thủ đô, được bình chọn là hàng Việt nam chất lượng cao. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. * Chức năng của Công ty Bánh kẹo Hải Hà: - Sản xuất kinh doanh các loại kẹo: kẹo cứng, kẹo mềm... - Sản xuất kinh doanh các loại Bánh: bánh ngọt, bánh mặn... - Sản xuất kinh doanh một số loại thực phẩm: mì chính, bột ngọt, mì tôm... * Ngoài chức năng trên Công ty còn có các nhiệm vụ sau: - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện việc phân phối theo lao động, công bằng, dân chủ, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Với chức năng chính là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Là một đơn vị sản xuất, công ty phải đảm đương một số nhiệm vụ đối với nền kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ cao nhất của một đơn vị sản xuất là việc cung ứng ra thị trường những sản phẩm dân cư cần (bánh kẹo các loại) phù hợp với thu nhập các tầng lớp nhân dân. Thứ hai là đa dạng hoá sản phẩm trong nước, góp phần mình tạo xu thế người Việt nam dùng hàng Việt nam, đẩy mạnh cuộc cạnh tranh với hàng ngoại trên cả hai vùng : trong và ngoài nước; bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập. Điều đó doanh nghiệp đang thực hiện từng bước bằng cách nâng cao chất lương sản phẩm, cải tiến mẫu mã : từ kẹo cứng không nhân những ngày đầu đến nay đã làm ra kẹo mềm, kẹo dẻo, đặc biệt đang hướng tới mặt hàng bánh tươi. Đối với xã hội : Các doanh nghiệp như công ty bánh kẹo Hải hà phải có nghĩa vụ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho những người lao động tại khu vực, cải thiện mức sống và môi trường sống cho họ, các khoá đào tạo bồi dưỡng và chế độ khen thưởng khuyến khích đối với nhân viên và gia đình họ đã góp phần nâng cao dân trí. Ngoài ra còn thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước đối với người có công, người lao động. Đồng thời công ty cũng hưởng ứng công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước bằng công tác nghiên cứu cải tiến ứng dụng khoa học vào sản xuất. Qua các chức năng, nhiệm vụ trên có thể thấy công ty cũng mang những trách nhiệm trước nền kinh tế - xã hội như bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào khác. Công ty là một bộ phận và là một đại diện đặc trưng cho loại hình đơn vị này. Mặt hàng truyền thống của Công ty là sản xuất các loại bánh kẹo phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, mặt hàng của Công ty đang có mặt ở khắp nơi trong nước thông qua chi nhánh và đại lý tại các tỉnh. Công ty cũng đã xâm nhập thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Trung Quốc, Bungari, Mông Cổ ... Công ty bánh kẹo Hải Hà là đặc trưng tiêu biểu cho ngành công nghiệp hiện nay. Công ty không ngừng năng động, chuyển đổi các sản phẩm nhằm tạo thế và lực cạnh tranh mạnh trên thị trường. Không chỉ chú trọng mở rộng thị trường, doanh nghiệp còn cố gắng hiện đại hoá, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc và con người. Với kết quả phấn đấu không mệt mỏi, hiện nay các đơn vị đã có một bộ mặt mới: có điều kiện cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, phong cách công nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt có trách nhiệm, đã và đang tìm hướng đầu tư mới : mở các xí nghiệp thành viên, tham gia thành lập với các đối tác nước ngoài các công ty liên doanh. Doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh. 2.1.3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Công ty. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín và sản xuất với mẻ lớn. Công tác sản xuất tiến hành theo phương thức kết hợp thủ công và cơ giới hoá. Một só quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu của Công ty: Hoà tan Và lọc Nấu Kẹo Đánh trộn (có phụ gia) Làm nguội Tạo hình, bao gói Đường, nước, nha Sơ đồ 4 : Quy trình sản xuất kẹo cứng của Công ty Nấu Đánh trộn Dập khuôn Bao gói Đóng túi Sơ đồ 5 : Quy trình sản xuất kẹo cứng gồm 5 tổ sản xuất: Nướng vỏ bánh Tạo kem Phết kem Máy cắt thanh Bao gói Tạo vỏ Sơ đồ 6 : Quy trình sản xuất bánh kem xốp của Công ty 2.1.4. Cơ cấu tố chức bộ máy quản lý của Công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là Tổng giám Đốc, người trực tiếp chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trợ giúp cho Tổng giám Đốc là các Phó Tổng giám Đốc và các phòng ban. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Lãnh đạo công ty gồm : Tổng Giám Đốc la người có quyền lực cao nhất, quyết dịnh chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; chịu trách nhiệm trước Công ty, Bộ công nghiệp và nhà nước; trực tiếp nắm văn phòng Công ty. Ngoài Tổng giám đốc còn có 2 phó tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh có nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc và cùng chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó Tổng giám đốc tài chính có nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc tổ chức việc quản lý, sử dụng và huy động vốn, tổ chức công tác hạch toán kế toán toàn Công ty. Các phòng ban chức năng gồm: Phòng Kinh Doanh có nhiệm vụ tổ chức hoạt động Marketing từ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; cung ứng vật tư sản xuất, điều động sản xuất, cân đối kế hoạch và thực hiệnt; ký kết, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, thiết bị, sản phẩm, đề ra các biện pháp tiêu thụ hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, ổn định. Phòng kinh doanh quản lý hệ thống kho, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đảm nhiệm bảo quản và thực hiện nhập, xuất kho thành phẩm, giới thiệu và bán hàng. Phòng Tài Vụ (kế toán) gồm có 9 người có nhệm đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh mọi ngiệp vụ phát sinh trong Công ty nhằm tập hợp được chi phi đầu tư vào và kết quả đầu ra, tính toán lỗ, lãi, đánh giá kết quả lao động, thanh toán lương thưởng cho cán bộ nhân viên, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty,.. tập hợp các chứng từ, ghi sổ kế toán, lập và phân tích các báo cáo tài chính kế toán tổng hợp từng tháng, quý, năm để cung cấp thông tin cho Tổng giám đốc, hai phó Tổng giám đốc kinh doanh và sản xuất phụ vụ công tác quản lý và điều hành và ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Văn Phòng Công ty bao gồm phòng hành chính - quản lý, lao động - tiền lương, y tế, đội bảo vệ, và nhà ăn tập thể. Nhiệm vụ chính của phòng này là lập cấc định mức thời gian cho các loại sản phẩm; quản lý, tuyển dụng và sắp sếp nhân sự, xây dựng chế độ tiền lương thưởng, Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế,... cho cán bộ công nhân viên; đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động sản xuất và chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, chống mất mát tài sản, phá hoại sản xuất trong toàn Công ty. Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ thiết kế chi tiết thiết bị để thay thế, sửa chữa, bổ xung, tham mưu trong lĩnh vực mua bán tài sản cố định, thiết bị, đánh giá chỉ số chất lượng máy móc; thiết kế và theo dõi các thiết bị cơ, điện, lạnh,... Phòng KCS có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm, lập kế hoạch và thực hiện quản trị chất lượng. Các xí nghiệp thành viên được phụ trách trực tiếp bởi giám đốc xí nghiệp và các quản đốc phụ trách các phân xưởng, tổ chức và các nhân viên kế toán, thống kê. Các xí nghiệp này hạch toán phụ thuộc vào Công ty, có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch của Công ty, ghi sổ, tập hợp số liệu, theo dõi tình hình thanh quyết toán với Công ty. Định kỳ, trình các báo cáo sản xuất, tình hình chi phí để nhân viên phòng tài vụ của Công ty ghi sổ kế toán. 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Trong một số năm gần đây sản phẩm bánh kẹo được mở rộng về số lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã bao bì đẹp và công ty thu hút được nhiều kết quả khả quan, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên đồng thời thức hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó được phản ánh qua bảng : Bảng 1 : Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện So sánh(%) 2000 2001 2002 01/00 02/01 1.Giá trị tổng sản lượng Tỷ VNĐ 129,5 130,1 133,21 100.46 102.39 2.Doanh thu - 161.00 162.5 168.34 100.93 103.59 3.Chi phí bán - 1.953 1.896 1.871 97.08 98.68 4.Chi phí quản lý - 13.144 12.795 11.877 97.34 92.82 5.Nộp ngân sách - 16.17 16,3 16,8 103.8 103.07 6.Lợi nhuận - 2,186 3,505 6,453 151,19 195,25 7.Thu nhập bìng quân 1000đồng/người 650 850 937 130.77 110.23 8.Số lao động Người 1832 1921 1962 104.85 102.13 9.Sản lượng Tấn 9840 11440 12541.8 116.26 109.63 Qua bảng ta thấy giá trị tổng sản lượng không ngừng tăng lên. Năm 2000 đạt là 129,5 tỷ VNĐ, nhưng đến năm 2001 đạt là 130,10 tỷ VNĐ, tăng so với năm 2000 là 0.46%, năm 2002đạt 13,21 tỷ VNĐ tăng so với năm 2001 là 2,29%. Điều này chứng tỏ công ty đi đúng hướng, tuy nhiên mức tăng lên vẫn còn thấp. Về tổng doanh thu, nếu năm 2000 tổng doanh thu của công ty là 161 tỷ VNĐ thì năm 2001 đạt 162.5 tỷ VNĐ tăng 0.93% ,năm 2002 đạt 168.34 tỷ VNĐ tăng 3.59% so với năm 2001. Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm 2001 lại không tăng so với năm 2000, điều này là do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kẹo jelly và caramen vào năm 2000, vốn đầu tư là vay ngân hàng với lãi xuất cao. Đồng thời còn do nhiều nguyên nhân bên ngoài, đó là khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho tỷ giá hối đoái tăng mạnh, khi nguyên vật liệu và máy móc thiết bị lại phải nhập khẩu, tuy nhiên công ty không thể tăng giá bán sản phẩm. Đến năm 2002 con số này đã được cải thiện hơn, tuy nhiên phải nhìn nhân thực tế rằng con số 6,453 tỷ đồng lợi nhuận không phải cao để công ty có thể yên tâm. Thu nhập bình quân năm 2002 tăng so với năm 2001 là 10,23% tương ứng 87 ngàn đồng. 2.1.6. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. 2.1.6.1. Đặc điểm về sản phẩm. Công ty thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên việc đa dạng hoá sản phẩm cũng có những nhược điểm nhất định như thiếu sự chú ý quan tâm đến việc đầu tư chiều sâu vào sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Cuộc sống ngày càng được nâng cao, giờ đây người dân ăn không chỉ để no mà còn phải biết hương vị của hàng hoá. Hơn nữa do đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo không phải là hàng hoá thiết yếu cho sing hoạt hàng ngày của người dân. Vì vậy tiêu chí chất lượng, mẫu mã trở thành yếu tố hàng đầu trong cạnh tranh. Đặc điểm sản phẩm bánh kẹo ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thời gian và thời tiết. Chúng được chế biến từ các nguyên liệu hưu cơ dễ bị vi sinh phá huỷ như Đường, Bơ, Sữa... nên thời gian bảo quản ngắn, thường là 90 ngày, riêng kẹo cafê là 180 ngày, tỷ lệ hao hụt là tương đối, yêu cầu vệ sinh cao. Nếu để lâu không có chế độ bảo quản thích hợp sẽ dẫn đến ôi, thiu, ẩm mốc hay chẩy nước. Đây là một khó khăn trong công tác bảo quản nguyên vật liệu ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược sản phẩm. Chính vì vậy phải có chế độ sản xuất tiêu thụ hợp lý, tránh tình trạng tồn hàng quá nhiều, giảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm bánh kẹo chúng gắn liền với yếu tố mùa vụ, nên việc lập kế hoạch sản xuất ,tiêu thụ cũng phải gắn liền với yếu tố này. Thời điểm tiêu thụ mạnh nhất là vào các dịp lễ tết, mùa cưới. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu công ty phải dự đoán lượng tồn kho, lượng sản xuất phù hợp, bố trí lao động hợp lý, có thể thuê thêm lao động vào mùa vụ, dự trữ nguyên vật liệu, mở rộng kênh phân phối. Bảng 2 : Phản ánh danh mục sản phẩm chính của công ty Đơn vị : chiếc Chủng loại sản phảm Loại sản phẩm Số sản phẩm của mỗi chủng loại Bánh Cao cấp Bánh hộp 16 Bánh kem xốp 4 Bình dân Bánh biscuit 9 Cracker 10 Kủo Cao cấp Caremen mềm 3 Caremen cứng 5 Jelly chíp chíp 3 Jelly cốc 2 Bình dân Kẹo cân 5 Kẹo mềm 3 Kẹo mềm gói gối 10 Kẹo mềm gói xoắn 7 Kẹo cứng gói gối 9 Kẹo cứng có nhân 14 Bột canh Cao cấp 1 Thường 1 Tổng 103 Nguồn : Phòng Kinh doanh Công nghệ để chế tạo sản phẩm bao gồm các dây chuyền sản xuất: Lò nấu - máy can - cắt - gói... Nhờ những đặc điểm đó của sản phẩm bánh kẹo nên việc tiến hành cải tiến mẫu mã đa dạng hoá và nâng cao chất lượng được thực hiện dẽ dàng hơn, nhưng điều quan trọng là phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. 2.1.6.2. Đặc điểm về quản lý Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - trức năng, bao gồm ban lãnh đạo, các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất. Với kiểu tổ chức bộ máy như trên, Công ty đã phân định trách nhiệm cho từng phòng ban, giúp các phòng ban này có thể sáng tạo trong việc tổ chức sản xuất. Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là đơn giản, các phòng ban có chức năng và quyền hạn có trách nhiệm rõ ràng, không đan chéo nhau, tránh tình trạnh chồng chất mệnh lệnh, tranh giành quyền lợi. Vì tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng, người lãnh đạo được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, các chuyên gia các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp, nhưng quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về thủ trưởng. Do đó mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn diện, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với cơ cấu này nó chia cắt doanh nghiệp dựa trên các chức năng cơ bản và phản ứng chậm với môi trường, khó khăn đáp ứng được nhu cầu thay đổi hang ngày của khách hàng. Trên thực tế phòng kinh doanh của công ty được giao nhiệm vụ tương đối nặng nề, phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn hoạt động marketing là một hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty. Nhưng hiện nó chỉ là một bộ phân của phòng kinh doanh. 2.1.6.3. Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trinh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty và là công cụ sản xuất kinh doanh và tái mở rộng sản xuất. Trên thức tế đã có rất nhiều doanh nghiệp trong tổng số gần 6000 doanh nghiệp nhà nước đã phải đóng cửa vì thiếu vốn. Do hoạt động kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà trong nhiều năm có hiệu quả kết hợp và huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên có thể khẳng định công ty Bánh Kẹo Hải Hà là một công ty có nhiều tiềm lực mạnh về vốn. Điều nay được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3 : Cơ cấu vốn của công ty Đơn vị : Tỷ đồng Vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Mức Vốn Tỷ trọng Mức Vốn Tỷ trọng Mức Vốn Tỷ trọng Theo cơ cấu 1 .Vốn lưu động 36.5 34.5 40.5 36.5 46.3 37.9 2.Vốn cố định 69.2 65.5 70.4 63.5 75.8 62.1 Tổng vốn 105.7 100 110.9 100 122.1 100 Theo nguồn 1.Vốn chủ sở hữu 63.7 60.3 68.1 61.4 70.3 57.57 2.Vốn vay NH 31.5 29.8 33.5 30.2 42.8 35.05 3.Vay từ nguồn khác 10.5 9.9 9.3 8.4 9.0 7.38 Tổng số 105.7 100 110.9 100 122.1 100 Nguồn : Phòng tài vụ Qua bảng ta thấy rằng nguồn vốn của công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm, nguồn vốn tăng lên chủ yếu là nguồn vay từ ngân hàng. Tuy nhiên nợ (k) = 0,736 (Vốn vay/ Vốn chủ) vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn 57,57% vì vậy công ty vẫn giữ được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình, trong khi đó vay ngân hàng tăng lên rõ rệt, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 9,3 tỷ VNĐ còn vay cán bộ công nhân viên lại giảm, năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0,3 tỷ VNĐ. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định = doanh thu tiêu thụ /vốn cố định = 168,34/75,8 =2,22. Như vậy một đồng vốn cố định tạo ra được 2,22 đồng doanh thu, nhỏ hơn 5 (Công ty Bánh kẹo Hải Hà là công ty sản xuất hàng tiêu dùng) vì thế không thể được coi là tốt. Số vòng quay toàn bộ vốn = doanh thu tiêu thụ / tổng số vốn = 168.3 / 122.1=1.38 Như vậy một đồng vốn của công ty tạo ra được 1,38 đồng doanh thu trong năm 2002, nhưng chỉ tiêu này là tốt nếu đạt từ 3 trở lên,do đó 1,38 là một con số quá nhỏ, công ty cần phải có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.6.4. Đặc điểm vầ nhân lực. Công ty Bánh kẹo Hải Hà trong quá trình phát triển, đặc biệt là sau quyết định 379 của bộ công nghiệp nhẹ, công ty hết sức chủ trọng đến lực lượng lao động để phù hợp với tình hình sản xuất, với trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Về số lượng lao động : không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Từ một xí nghiệp chỉ có 1000 công nhân, tính đến thời điểm hiện nay số lượng lao động của công ty lên đến 1962 người. Trong đó do đặc điểm lao động nên lao động nữ là chủ yếu chiếm 80% tổng số lao động của toàn công ty và được tập trung vào các khâu bao gói, đóng hộp. Vì lao động nữ có đặc điểm là: cần cù, chịu khó, khéo léo, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hạn chế: thường hay đau ốm, thai sản... dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng có khi làm gián đoạn sản xuất, đặc biệt vào các dịp lễ tết, hay lúc nhu cầu tiêu thụ cao. Lực lượng lao động nam của công ty chủ yếu làm việc ở các khâu bốc xếp, xuất, nhập kho, ở tổ cơ khí, nấu kẹo họ làm việc rất tích cực và nhiệt tình. Về chất lượng lao động : tất cả cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng, trung cấp, các công nhân có trìng độ tay nghề cao bậc tợ trung bình là 4/7. Bảng 4 : Cơ cấu lực lượng lao động của công ty Đơn vị : Người, % Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ Số lượng (%) Số lượng (%) I.Trình độ văn hoá 1962 490 25 1472 75 Tốt nghiệp PHTH 82 15 0.76 67 3.39 Cao đẳng, trung cấp 1659 315 16.06 1344 68.50 Đại học 165 116 5.91 49 2.5 Trên đại học 4 4 0.20 0 0 Khác 52 40 2.07 12 0.61 II. Độ tuổi 1962 556 28 1406 72 <30 391 155 7.9 236 12.03 30 – 40 1020 204 10.4 816 41.59 40 – 50 464 139 7.08 325 16.56 > 50 87 58 2.62 29 1.82 Nguồn : phòng lao động tiền lương 04/2002 2.1.6.5. Đặc điểm về công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ chính là động lực thúc đẩy nền sản xuất phát triển trên thưc tế đã chứng minh doanh nghiệp nào chú trọng đến việc đầu tư thiết bị công nghệ thì doanh nghiệp đó thành công trên thương trường. Nhận thức được điều này công ty Bánh Kẹo Hải Hà đã đầu tư vào máy móc trang thiết bị dây chuyền công nghệ của Mạch, Đức, ý, Ba Lan, Nhật... Chính vì vậy đã phần nao đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn nhận thực tế kẹo cứng được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ của Ba Lan được nhập từ những năm1975 – 1976 vì thế sau thời gian dài sử dụng và khai thác thì hệ thống này đã trở nên lạc hậu mặc dù công ty đã cố gắng sửa chữa và bảo dưỡng. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của công ty chưa được cao, thời gian ngừng máy còn nhiều, điều này dẫn tới giá trị khấu hao trên một đơn vị sản phẩm cao, làm gía thành tăng lên. Đây là tình trạng chung cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo và của công ty Bánh Kẹo Hải Hà nói riêng. Sau đây chúng ta xem xét một số máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của công ty Bánh Kẹo Hải Hà : Bảng 5 : Danh mục thiết bị công nghệ sản xuất bánh kẹo được trang bị từ những năm 1990 đến nay Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sử dụng Công suất (Kg/giờ) 1. Thiết bị sản xuất kẹo Nồi nấu kẹo cứng Đài Loan 1990 300 Máy gói kẹo cứng Italy 1995 500 Máy gói kẹo mềm kiểu xoắn Đức 1993 600 Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối Hà Lan 1996 1000 Dây chuyền kẹo jelly đổ khuân Astraylia 1996 2000 Dây chuyền kẹo jelly cốc Indonexia 1997 120 Dây chuyền kẹo caramen béo Đức 1998 200 2. Thiết bị sản xuất bánh Dây chuyền sản xuất bánh cracker Đan Mạch 1992 300 Dây chuyền đóng gói bánh Nhật Bản 1995 100-200 Dây chuyền sản xuất bánh biscuits Italy 1999 500 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp Malaixia 1999 500 Nguồn : Phòng kỹ thuật Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ của công ty Xí nghiệp kẹo : gồm 3 phân xưởng, có công suất 62000 tấn/năm với hai day chuyền sản xuất kẹo gốm, xí nghiệp còn được trang bị thêm một dâychuyền sản xuất kẹo có nhân. Xí nghiệp bánh có 3 dây chuyền : sản xuất bánh biscuits, một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp và một dây chuyền làm bột gạo. Nhà máy Việt Trì bên cạnh dây chuyền sản xuất kẹo các loại gần đây còn được trang bị dây chuyền sản xuất kẹo jelly. Nhà máy Nam Định có dây chuyền sản xuất kem xốp các loại. 2.1.6.6. Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu. Hàng năm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một khói lượng lớn bánh kẹo do vậy nha cầu về đường, sữa, bột gạo, bột mì, tinh dầu, gluco, nha... thị trường trong nước chỉ mới cung cấp được nguyên liệu như đường, bột gạo, bột mì, nha... từ các nhà máy như : Lam Sơn, Quảng Ngãi, Công ty Cái Lân Còn phần lớn là phải nhập ngoại chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, tỷ giá hối đoái... đã gây ra nhiều khó khăn cho việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này công ty đã chủ động ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn với một số công ty, nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên vật liệu. 2.1.6.7. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm . 2.1.6.7.1. Khách hàng. Trước hết ta phải xem xét vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp, sản phẩm sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường để thu phần giá trị thặng dư dôi ra sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết. Như vậy không có cầu về sản xuất thì sản phẩm sẽ bị ứ đọng, khách hàng là người có cầu về sản phẩm và có khả năng thanh toán. Sản phẩm của công ty Bánh Kẹo Hải Hà được sản xuất ra nhằm phục vụ mọi tầng lớp dân cư. Tuy nhiên ở các vùng địa lý khác nhau thi khách hàng cũng như nhu cầu của họ lại khác nhau. Về tâm lý dân Miền Bắc khi mua bánh kẹo sẽ quan tâm nhiều đến mặt trọng lượng và 75% thu nhập của người dân Miền Bắc còn thấp, nhu cầu bánh kẹo chỉ tập trung ở thành phố là chủ yếu còn nông thôn là rất ít. Còn ở Miền Trung thu nhập của người dân thấp hơn hẳn miền Nam và Miền Bắc. Hơn nữa nhu cầu tiêu dung bánh kẹo là rất ít, chủ yếu là dùng những loại bánh kẹo vừa phải và đặc biệt hộ quan tâm đến hình thức mẫu mã của sản phẩm, đối với thị trường này, sản phẩm chủ yếu là kẹo sữa mềm, kẹo hoa quả, kẹo cốm, kẹo bắp... Đối với Miền Nam, mức sống của ngưòi dân nói chung là cao, vì vậy bánh kẹo là một trong những nhu cầu thường xuyên đặc biệt đối với trẻ em. ở đây, khách hàng đặc biệt quan tâm tới chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm. Qua phân tích ta thấy bánh kẹo Hải Hà có vị thế vững chắc trên thị trường Miền Bắc, được công ty chọn làm thị trường chính, ngoài ra công ty còn tìm cách thâm nhập vào thị trường Miền Nam, Miền Trung và xuất khẩu. 2.1.6.7.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay công ty đã thiết lập mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10446.DOC
Tài liệu liên quan