Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (NAFORIMEX)

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Mặt hàng quế, hồi và xuất khẩu mặt hàng quế, hồi 3

1.1.Mặt hàng quế, hồi và đặc điểm của mặt hàng quế, hồi 3

1.1.1.Mặt hàng quế và đặc điểm của mặt hàng quế 3

1.1.2. Mặt hàng hồi và đặc điểm mặt hàng hồi 5

1.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam 7

1.3.Nội dung xuất khẩu quế, hồi 10

1.3.1.Phương thức xuất khẩu 10

1.3.2.Tạo nguồn xuất khẩu 11

1.3.3.Cơ cấu hàng xuất khẩu 12

1.3.4.Tổ chức ký kết hợp đồng 12

1.3.5. Hiệu quả xuất khẩu quế, hồi 16

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm quế và hồi Việt Nam 18

1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi 18

1.4.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất 18

1.4.1.2. Tiềm lực tài chính 18

1.4.1.3. Yếu tố con người 19

1.4.1.4. Các yếu tố khác 20

1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi 20

1.4.2.1. Yếu tố kinh tế trong và ngoài nước 20

1.4.2.2. Hệ thống chính sách pháp luật 21

1.4.2.3. Các yếu tố văn hoá, xã hội 21

1.4.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng 22

1.4.2.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác 22

1.4.2.6. Điều kiện tự nhiên 22

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu quế và hồi của công ty Naforimex 24

2.1. Khái quát về công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Naforimex) 24

2.1.1. Sự ra đời và phát triển 24

2.1.2.Nhiệm vụ, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty Naforimex 25

2.1.2.1.Nhiệm vụ chủ yếu 25

2.1.2.2.Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động 27

2.1.2.3.Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính 28

2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 29

2.1.4.Đặc điểm kinh doanh 30

2.1.4.1. Đặc điểm ngành hàng kinh doanh 30

2.1.4.2. Đặc điểm vốn kinh doanh 31

2.1.4.3. Đặc điểm thị trường, phương thức kinh doanh 32

2.1.5.Kết quả kinh doanh của công ty 32

2.2.Xuất khẩu quế, hồi và đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế và hồi của Naforimex 33

2.2.1.Xuất khẩu quế, hồi của công ty 33

2.2.2.Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế và hồi của công ty 34

2.3.Phân tích thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 35

2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi 35

2.3.2.Cơ cấu mặt hàng quế, hồi xuất khẩu 38

2.3.4.Phương thức xuất khẩu 41

2.3.5.Thị trường xuất khẩu 44

2.3.6.Hiệu quả xuất khẩu quế, hồi của công ty 46

2.4.Đánh giá thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 48

2.4.1.Những điểm mạnh 48

2.4.1.1. Thị trường 48

2.4.1.2.Phương thức xuất khẩu 48

2.4.1.3.Thực hiện hợp đồng 49

2.4.2.Những điểm yếu 50

2.4.2.1.Vốn kinh doanh 50

2.4.2.2.Hoạt động marketing xuất khẩu 50

2.4.2.3.Kim ngạch xuất khẩu 50

2.4.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu 51

2.4.2.5. Đội ngũ nhân viên lao động, cơ sở vật chất 51

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 52

3.1.Định hướng kinh doanh và kinh doanh xuất khẩu của công ty Naforimex 52

3.2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của Naforimex 54

3.2.1.Về thị trường 54

3.2.1.1.Tiếp tục duy trì thị trường hiện tại 54

3.2.1.2.Tăng cường xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ 54

3.1.2.3.Chủ động tìm kiếm bạn hàng 55

3.2.2.Về nguồn hàng 55

3.2.2.1.Ký hợp đồng mua hàng ổn định cho nông dân 56

3.2.2.2.Sử dụng các đầu mối thu mua 57

3.2.2.3.Có trạm thu mua ổn định 57

3.2.3.Về vốn 58

3.2.4.Về khả năng cạnh tranh 59

3.2.5.Về con người, cơ sở vật chất 62

3.2.6.Linh hoạt trong kinh doanh 63

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (NAFORIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương sở tại. 2.1.2.2.Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty có ghi rõ ngành, nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội là: Khai thác, sản xuất, chế biến, mua bán và xuất nhập khẩu: + Nông sản, lâm sản, các sản phẩm nụng, lõm kết hợp tinh dầu, dược liệu và nguyên liệu có nguồn gốc từ lâm đặc sản, cây cảnh, thực vật, động vật có nguồn gốc từ gõy nuụi khụng thuộc danh mục Nhà nước cấm; + Hàng thực phẩm, đồ uống; + Hàng thuỷ hải sản và các sản phẩm chế biến từ thuỷ hải sản; + Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ( không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ) và vật liệu xây dựng; + Phương tiện vận tải máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ xây dựng và giao thông thuỷ bộ, cầu đường; + Thiết bị máy móc, dụng cụ dùng cho gia đình, văn phòng, trường học; Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà đất; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; Chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi gia súc; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và viễn thông; Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế, khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phũng hỏt karaoke, vũ trường ); Kinh doanh bất động sản./. ( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật ) 2.1.2.3.Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính Là một doanh nghiệp chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không sản xuất, công ty được xem như một doanh nghiệp thương mại với nhiệm vụ trao đổi buôn bán, xuất nhập khẩu các loại nông, lâm sản, vật tư, hàng tiêu dùng... Các mặt hàng xuất khẩu chính như quế các loại, gỗ, hoa hồi, long nhãn, sa nhân, các loại dầu thực vật, tinh dầu,... Các mặt hàng nhập khẩu chính là: - Đồ uống các loại (nước ngọt có gas , rượi vang, whisky...) - Bánh kẹo, thực phẩm chế biến, fastfood... - Nguyên liệu, hương liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm - Quần áo, giầy dép, mũ nón, đồ trang sức thời trang..hàng hiệu. - Văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng . - Thiết bị tin học, Digital Cammera, PDA, Laptop.. - Thiết bị vệ sinh (for bathroom), thiết bị nhà bếp (bếp gas âm, hút khói..) - Đồ điện gia dụng các loại như bàn là, phích điện, máy sưởi, lò Microway.. - Các thiết bị, vật tư phục vụ cho ngành sản xuất và cung cấp nước sạch dân dụng (đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 , ISO 4064, ISO R288, đáp ứng tiêu chuẩn EEC No. 75/33 . Đặc biệt tất cả các loại đồng hồ đo nước đã được Tổng cục đo lường và chất lượng Việt Nam phê chuẩn chất lượng cấp "C" và được phép nhập khẩu vào Việt Nam) + Đồng hồ đo nước các loại của hãng Maddalena Italy. + Đồng hồ đo nước các loại của hãng G2 Misuratori Italy. + Van nước các loại của hãng Fortis Italy + Van dùng cho công nghiệp nước, dầu khí các loại của hãng Red&White, Hoa Kỳ. + Ống gang dẻo và phụ kiện (ductile cast Ion and fitting) của China, Taiwan, Japan. Tôn chỉ của công ty là: Tín nhiệm – Trung thực – Tôn trọng và cùng có lợi 2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ : Bộ máy tổ chức của công ty Naforimex Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Khối quản lý Khối nghiệp vụ Văn phòng công ty Phòng kế toán Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kinh doanh gỗ Phòng kinh doanh lâm đặc sản Các chi nhánh Công ty Naforimex mớI cổ phần hoá được gần hai năm. Đứng đầu công ty là hộI đồng quản trị gồm 16 cổ đông cá nhân và một tổ chức là Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam nắm giữ 10.800 cổ phần (chiếm 58,9% trong tổng số 18.324 cổ phần toàn công ty). Hội đồng quản trị có quyền ra mọi quyết định, kế hoạch kinh doanh, phê chuẩn việc thay đổI nhân sự…Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị. Theo luật Doanh nghiệp Việt Nam thì đại diện của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam sẽ là chủ tịch do Tổng công ty này nắm số cổ phần lớn nhất. Chủ tịch có tiếng nói quan trọng trong các quyết định của hội đồng quản trị. Giúp việc cho hội đồng quản trị là giám đốc điều hành. Giám đốc có trách nhiệm trong việc điều hành các hoạt động của công ty dựa vào các kế hoạch và quyết định của hội đồng quản trị. Phòng kế toán là phòng chịu mọi trách nhiệm và có quyền hạn trong việc quản lý tài chính, tổng kết thu chi của công ty. Việc thu chi của cỏc phũng trong công ty đều phải báo cáo và nộp các chứng từ tài chính để phòng kế toán thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Cỏc phòng trong khối nghiệp vụ hoạt động tương đối độc lập nhau. Mỗi phòng tự xây dựng kế hoạch kinh doanh riêng và hội đồng quản trị sẽ phê duyệt. Phòng kinh doanh tổng hợp có nhiệm vụ kinh doanh nhập khẩu và tổ chức tiêu thụ tại thị trường trong nước. Phòng kinh doanh gỗ chuyên xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang nước ngoài. Phòng kinh doanh lâm đặc sản làm nhiệm vụ xuất khẩu quế, hồi, sa nhân, long nhãn, các loại tinh dầu…Kết quả kinh doanh của cỏc phũng được hạch toán riêng theo nguyên tắc tự trang trải toàn bộ kinh phí kinh doanh dịch vụ, lãi nộp công ty. Cỏc phũng chủ động tự tìm kiếm thị trường, giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức triển khai thực hiện hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng báo cáo kết quả thực hiện với giám đốc theo quy định. Các chi nhánh của công ty tại Hải Phòng và CHDCND Lào cũng hoạt động độc lập như như một công ty con. 2.1.4.Đặc điểm kinh doanh Đặc điểm kinh doanh 2.1.4.1. Đặc điểm ngành hàng kinh doanh Naforimex là công ty kinh doanh tổng hợp, không sản xuất mà làm “thương mại” là chủ yếu. Công ty xuất khẩu các mặt hàng thuộc ngành lâm nghiệp, làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Hoạt động nhập khẩu trên ngành hàng tiêu dùng, vật tư thiết bị… được công ty rất quan tâm. Ngoài ra, công ty còn tiến hành các hoạt động dịch vụ như cho thuê bất động sản, làm đại lý…Hiện nay, Naforimex là nhà phân phối độc quyền các mặt hàng thuỷ tinh của hãng Borgonovo, Decover, Lisa Mori by Inncrystal – nhà sản xuất thuỷ tinh nổi tiếng của Italy. Ngoài ra, công ty còn là nhà phân phối độc quyền các mặt hàng bộ nồi, xoong chảo chống dính, bếp gas õm… phục vụ gia đình, nhà hàng khách sạn của hãng TVS-Italy và Fox-Bompani. Tất cả các sản phẩm phân phối độc quyền này được phân phối tại tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước. Naforimex còn là nhà cung cấp hàng chục vạn đồng hồ đo nước cho các công ty cấp nước trong cả nước như công ty cấp nước thành phố Hồ Chí Minh, công ty cấp nước Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh phía Bắc. 2.1.4.2. Đặc điểm vốn kinh doanh Đặc điểm kinh doanh của công ty là xuất nhập khẩu theo đơn đặt hàng. Do đó việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ kế hoạch chủ yếu dựa vào các hợp đồng mà công ty đã ký kết trong năm báo cáo và dự đoán khả năng ký kết hợp đồng trong năm kế hoạch. Do đó nhu cầu về vốn kinh doanh nhiều khi v . Do đó việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ kế hoạch chủ yếu dựa vào các hợp đồng mà công ty đã ký kết trong năm báo cáo và dự đoán khả năng ký kết hợp đồng trong năm kế hoạch. Do đó nhu cầu về vốn kinh doanh nhiều khi vượt quá khả năng của công ty. Do thiếu thốn nên công ty gặp khó khăn trong việc chủ động sử dụng vốn và thiếu một lượng ngoại tệ lớn để phục vụ nhập khẩu hàng hoá. Trước khi cổ phần hoá, Naforimex là công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền. Do đó, sau khi tiến hành cổ phần, vốn kinh doanh của công ty không nhiều. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh ghi rõ, vốn điều lệ của công ty là 3.600.000.000 VND (ba tỷ sáu trăm triệu đồng). Phần lớn vốn kinh doanh của công ty đều là vốn vay và vốn chiếm dụng tạm thời, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng nguồn vốn. Vốn kinh doanh cuối kỳ năm 2006 của công ty chỉ đạt 48 tỷ VND. 2.1.4.3. Đặc điểm thị trường, phương thức kinh doanh Công ty không chỉ kinh doanh trong nước mà thị trường nước ngoài cũng được rất chú trọng. Tiến hành kinh doanh từ năm 1960, Naforimex vẫn cố gắng duy trì các bạn hàng truyền thống ở hơn 70 quốc gia và khu vực ở các lục địa trên thế giới. Trong đó thị trường nước ngoài truyền thống là: Thái Lan, Ấn Độ, Đức, Pháp, Italia, Nhật, Lào, Campuchia... Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng phức tạp và gay gắt như hiện nay, bên cạnh đó, Nhà nước còn đưa ra một số chính sách mới về hạn chế khai thác tài nguyên rừng, hạn chế khai thác một số mặt hàng quan trọng, trong khi lâm sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty nên công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Để tồn tại, phát triển và hoà nhập xu thế mới, ban quản trị và tập thể người lao động của công ty đã nỗ lực tìm kiếm mọi giải pháp để kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao và đảm bảo đời sống ổn định cho cán bộ công nhân viên. Phương thức kinh doanh trong nước hiện nay là nhập khẩu hàng từ nước ngoài, nhận làm đại lý hoặc đại lý độc quyền cho một số sản phẩm của cỏc hóng nước ngoài sau đó tổ chức tiêu thụ tạI các siêu thị và trung tâm thương mại lớn của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Phương thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp hoặc nhận làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác. 2.1.5.Kết quả kinh doanh của công ty Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội mới cổ phần hoá năm 2005. Sau đây là một số kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2006: Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty Naforimex Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng doanh thu (VND) 14.195.631.896 17.245.012.745 19.952.872.486 23.145.894.158 35.478.158.930 Tổng chi phí (VND) 14.804.120.333 17.679.107.430 20.107.192.960 23.040.660.034 34.526.018.683 Lợi nhuận trước thuế (VND) (608.488.437) (434.094.685) (154.320.480) 105.234.124 952.140.247 Kim ngạch xuất khẩu (USD) 432.000 403.000 376.000 440.000 462.000 (Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002-2006 của Naforimex) 2.2.Xuất khẩu quế, hồi và đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế và hồi của Naforimex 2.2.1.Xuất khẩu quế, hồi của công ty Công ty Naforimex chủ yếu xuất khẩu vỏ quế và hoa hồi khô (quả hồi), còn xuất khẩu tinh dầu thì rất ít. Đây là những mặt hàng lâm sản, được dùng để làm gia vị và làm dược liệu. Quế và hồi được sử dụng ở hầu hết các quốc gia thế giới và không bị cản trở tiêu dùng bởi yếu tố như luật pháp hay tôn giáo. Nhu cầu sử dụng quế và hồi trên thế giới tuy không nhiều nhưng cũng không phải là nhỏ và vẫn có xu hướng tăng. Nhà nước ta hiện nay đang có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản trong đó có mặt hàng quế và hoa hồi. Chính vì vậy, các thủ tục để thông quan xuất khẩu quế và hồi rất đơn giản. Đối với công ty Naforimex thì quế và hoa hồi được hải quan miễn kiểm.Yờu cầu bảo quản là ở nơi thoáng mát, khô ráo, độ ẩm thấp để tránh ẩm thấp. Các loại quế xuất khẩu của Naforimex là quế ống, quế thanh, quế bột, quế chi (quế cành). Còn hoa hồi chỉ là hoa hồi nguyờn cỏnh. Mó hàng xuất khẩu của quế là HS 0906.10,20. Còn của hoa hồi là HS 0909.10. Giá hàng quế, hồi xuất khẩu dao động thất thường theo lượng cung cầu trên thế giới. Giá quế bình quân từ 600-970 USD/tấn. Giá hồi từ 1700-3200 USD/tấn tùy từng thời điểm. Đối với công ty Naforimex, hiện nay, quế và hoa hồi là một trong những mặt hàng nằm trong chiến lược phát triển của công ty. Chiến lược của công ty là đưa quế và hồi trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của công ty trong thời gian tới. 2.2.2.Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế và hồi của công ty Tình hình xuất khẩu quế và hồi của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội trong thời gian gần đây chưa có được các kết quả tương xứng với tiềm năng của mặt hàng quế, hồi xuất khẩu cũng như với các nỗ lực của công ty. Khi tiến hành xuất khẩu quế và hồi, công ty thường xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu uỷ thác. Phương thức xuất khẩu trực tiếp chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với việc xuất khẩu quế, hồi bằng cách nhận xuất khẩu uỷ thác, công ty chỉ tiến hành làm các thủ tục xuất khẩu cho chủ hàng và nhận phí uỷ thác, chứ không trực tiếp tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên dù theo phương thức xuất khẩu nào thì hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn nhỏ lẻ. Do giá quế và hồi biến động thất thường nên công ty không tiến hành mua hàng trong nước dự trữ. Chỉ khi cú khỏch nước ngoài đề nghị mua hàng, công ty mới tiến hành tìm hàng trong nước và thương lượng giá. Hoặc khi khách hàng trong nước có hàng muốn nhờ công ty xuất khẩu hộ, công ty mới cố gắng tìm khách mua hàng nước ngoài để bán hàng. Công ty cũn kộm năng động trong việc tìm kiếm thị trường cũng như tìm kiếm nguồn hàng. Do hoạt động xuất khẩu quế, hồi vẫn thường được công ty tiến hành theo cách này nên hiệu quả không cao. Cả việc chào mua hàng hay chào bán hàng đều gặp không ít khó khăn. Mặc dù công ty đã xuất khẩu quế, hồi từ nhiều năm, nhưng do cách thức xuất khẩu như trên, kết quả xuất khẩu quế, hồi vẫn chưa có những biểu hiện đáng lạc quan. Thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước của công ty Naforimex không ổn định. Khác với mặt hàng xuất khẩu gỗ, công ty có chưa nhiều bạn hàng truyền thống đối với mặt hàng quế, hồi. Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi của công ty thường xuyên biến động, công ty chưa cú cỏc khách hàng hay hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn và lâu dài. Dự đã xác định đưa quế, hồi trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, công ty vẫn chưa cú cỏc biện pháp cũng như các chính sách cụ thể và có hiệu quả để thúc đẩy phát triển xuất khẩu quế, hồi. 2.3.Phân tích thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi Quế và hồi là một trong những sản phẩm mà công ty Naforimex đã xuất khẩu nhiều năm nay. Đó là mặt hàng xuất khẩu có giá trị khá cao, đem lại lợi nhuận cho công ty. Giá quế mua bán trên thị trường thế giới dao động khoảng từ 700 đến gần 1000 USD/tấn. Giá hoa hồi thì từ 1,7-3,2 USD/kg. Giá quế, hồi tuy không cao bằng giá hạt tiêu nhưng lại cao hơn hẳn gạo. Xuất khẩu quế, hồi có thể đem về được nhiều lợi ích cho công ty nhưng từ trước đến nay, công ty chưa năm nào xuất khẩu được quế, hồi với khối lượng lớn, do đó kim ngạch xuất khẩu quế và hồi của công ty vẫn còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4: Số liệu xuất khẩu quế và hồi của công ty Naforimex Mặt hàng Năm Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng so với tổng kim ngạch XK của công ty Khối lượng (tấn) % so với năm trước Giá trị (USD) % so với năm trước Quế 2002 100,5 100 71.000 100 16,4 2003 130,7 130,0 97.500 137,3 24,2 2004 110 84,2 89.100 91,4 23,7 2005 170 154,5 127.500 143,1 28,9 2006 200,5 117,9 142.355 111,7 30,8 Hồi 2002 20,5 100 65.600 100 15,2 2003 15 73,2 48.000 73,2 11,9 2004 17,3 115,3 55.360 115,3 14,7 2005 13 75,1 29.900 54,0 6,8 2006 16,5 127 28.050 93,8 6,1 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) Biểu đồ 2.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế, hồi của Naforimex USD N¨m TÊn N¨m Trong những năm gần đây, công ty xuất khẩu quế và hồi với khối lượng nhỏ, hơn nữa giá cả lại lên xuống thất thường nên kim ngạch không cao. Đối với mặt hàng quế, khối lượng xuất khẩu trong ba năm gần đây đều tăng làm kim ngạch cũng tăng lên đáng kể, chiếm đến 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu quế năm 2006 cao nhất đạt 142.355 USD, năm 2002 đạt thấp nhất là 71.00 USD. Tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu quế cao nhất là năm 2005 (tăng 54.5%), và thấp nhất là năm 2004 (giảm 15,8%). Về kim ngạch, tốc độ tăng năm 2005 cũng là lớn nhất (tăng 43,1%). Điều này có được là do sự tăng lên về khối lượng xuất khẩu trong khi giá xuất khẩu giảm không đáng kể. Nhìn chung cả khối lượng và kim ngạch quế xuất khẩu trong năm năm trở lại đây đều tăng. Đây là một điều đáng mừng cho công ty. Đối với mặt hàng hoa hồi, khối lượng xuất khẩu rất nhỏ chỉ vài chục tấn, lại tăng giảm thất thường, năm 2002 cao nhất đạt 20,5 tấn, năm 2005 đạt thấp nhất là 13 tấn. Hơn nữa giá hoa hồi giảm mạnh trong vài năm trở lại đây (từ 3200 USD/tấn xuống còn 1700 USD/tấn) làm kim ngạch xuất khẩu hoa hồi giảm. Hiện giờ kim ngạch này chỉ đạt hơn 6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty. Sở dĩ lượng hoa hồi xuất đi giảm và chiếm khối lượng nhỏ vì tổng khối lượng hoa hồi của nước ta xuất khẩu đi trong vài năm trở lại đây cũng rất ít, chỉ đạt vài trăm tấn. Do tiêu dùng trong nước về hoa hồi khô tăng mạnh để sử dụng chiết xuất axit shikimic sản xuất thuốc Tamiflu nên xuất khẩu giảm nhiều trong khi tổng lượng hồi khai thác hàng năm của nước ta lên đến 6000 tấn. Kết quả xuất khẩu quế, hồi của Naforimex chưa cao như mong đợi do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do chính tình hình cung của Việt Nam thấp về mặt hàng hoa hồi khụ. Riờng mặt hàng quế, tuy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu đều tăng nhưng giá lại thất thường do chất lượng hàng không cao. Ngoài ra, nếu có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn thì mặt hàng quế, hồi còn có thể đem lại kim ngạch lớn hơn nữa, làm tăng lợi nhuận cho công ty. 2.3.2.Cơ cấu mặt hàng quế, hồi xuất khẩu Với mặt hàng quế công ty thường xuất khẩu là quế ống, quế thanh, quế chi, quế bột. Đây là cách phân loại dựa vào đặc điểm bên ngoài của sản phẩm mà ta có thể nhìn thấy ngay được. Các loại quế nhìn chung không phong phú về chủng loại. Quế ống và quế thanh là loại quế có giá cao nhất, loại quế chi có chất lượng thấp hơn khoảng 100 USD mỗi tấn. Quế bột có giá thấp nhất nhưng công ty ít xuất khẩu loại này vì yêu cầu chất lượng rất cao. Quế bột là loại được xay từ các vụn quế ra nên chất lượng thường không đảm bảo. Do đó để có được loại bột quế có chất lượng tốt, công ty phải chọn những loại quế có chất lượng khá để chế biến. Tình hình xuất khẩu quế của công ty Naforimex theo mặt hàng trong những năm gần đây được phản ánh trong bảng 2.5 dưới đây: Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng Mặt hàng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Quế ống 28000 39,4 35000 35,9 32000 35,9 48000 37,6 51200 35,9 Quế thanh 30000 42,2 40000 41,0 36000 40,4 52000 40,7 58100 40,8 Quế chi 10000 14,1 16000 16,4 16000 17,9 23000 18,0 26500 18,6 Quế bột 3000 4,3 6500 6,7 5100 5,8 4500 3,7 6555 4,7 Tổng 71000 100 97500 100 89100 100 127500 100 142355 100 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) USD Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng N¨m Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.3 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng của công ty có xu hướng tương đối ổn định. Trong năm năm trở lại đây, mặt hàng quế thanh luôn đứng đầu về kim ngạch và tỷ trọng. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu quế thanh luôn đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu quế. Quế ống cũng luôn đạt trên 30% kim ngạch xuất khẩu quế. Quế bột luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất dưới 7%. Đây cũng là một đặc điểm mà công ty do quế thanh và quế ống có giá trị xuất khẩu cao nhất. Hai loại này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất nên sẽ làm kim ngạch xuất khẩu quế của công ty ngày càng lớn. Giá quế bột không cao, chiếm tỷ trọng thấp về kim ngạch là điều hợp lý. Tỷ lệ quế thanh và quế ống xuất khẩu ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong khối lượng cũng như kim ngạch có nguyên nhân chính là do thói quen mua bán của công ty. Công ty hầu như chỉ chào hàng những mặt hàng thông thường với những bạn hàng đã từng có mối quan hệ buôn bán trước đây, rất ít khi tìm được bạn hàng mới. Điều thuận lợi là khi công ty đã làm ăn quen với khách hàng nào thỡ lỳc họ có nhu cầu bao giờ cũng ưu tiên hỏi Naforimex trước xem có loại hàng họ cần không. Nhưng công ty cũng chưa cú cỏc hình thức giới thiệu, quảng cáo một cách có hệ thống và đầy đủ về các loại sản phẩm quế để khách hàng tìm đến và lựa chọn. Kế hoạch, chiến lược và định hướng xuất khẩu quế của công ty còn sơ sài và chưa cụ thể, linh hoạt nên công ty mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm và ký kết được hợp đồng nào thì thực hiện hợp đồng đú. Cỏc hợp đồng xuất khẩu thường được tiến hành theo từng thương vụ nhỏ lẻ. Mỗi hợp đồng chỉ xuất khẩu được vài trăm kg đến vài tấn nên giá trị xuất khẩu nhỏ. Riêng về mặt hàng hồi thì công ty chỉ xuất khẩu hồi khụ nguyờn cỏnh. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nhỏ (xem bảng 2.4). Đây cũng là điều hợp lý vì khối lượng xuất khẩu hồi của cả nước ta chỉ đạt vài trăm tấn (xem bảng 1.2). Mặc dù sản lượng hồI mỗi năm của Việt Nam khoảng 6000 tấn nhưng hầu như chúng để phục vụ cho chế biến trong nước và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. 2.3.4.Phương thức xuất khẩu Cũng như tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác, công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội xuất khẩu quế, hồi theo hai phương thức chính, đó là xuất khẩu trực tiếp và nhân làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác. Nhận xuất khẩu xuất khẩu uỷ thác: Theo phương thức này công ty Naforimex là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất khẩu, làm trung gian thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, chuẩn bị và vận chuyển hàng hoá ra cảng xếp hàng, Naforimex đều không phải thực hiện. Công ty chỉ phải làm các chứng từ, mở L/C và các thủ tục thanh toán khác. Hiện nay, mỗi hợp đồng xuất khẩu uỷ thác công ty thu phí, sau khi trừ đi chi phí thỡ lói khoảng dưới 1% tổng trị giá lô hàng. Trước đây, khi hoạt động xuất khẩu bị hạn chế đối với nhiều doanh nghiệp trong nước thỡ cỏc công ty đó thường thuê công ty Naforimex thực hiện xuất khẩu uỷ thác. Nhưng kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế đều tham gia xuất khẩu thì nhiều doanh nghiệp khỏc đó tự xuất khẩu mà không cần thuê Naforimex nữa. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước lại thường nhờ công ty thực hiện xuất khẩu uỷ thác là vì muốn công ty ứng vốn cho họ, giúp họ mở rộng kinh doanh, và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu. Khi ứng vốn cho các doanh nghiệp này, công ty cũng được hưởng lãi suất từ khoản tiền này. Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức này đem lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác nhưng công ty hiện nay thực hiện khá thụ động. Chủ yếu doanh nghiệp chỉ mua hàng xuất khẩu khi có đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó công ty cũng chủ động tìm kiếm bạn hàng mới nhưng hiệu quả không cao. Trong bảng 2.6 dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu trực tiếp và kim ngạch hàng xuất khẩu công ty nhận làm dịch vụ uỷ thác. Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu Năm Xuất khẩu trực tiếp Làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác Tổng kim ngạch XK (USD) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) 2002 85.300 62,4 51.300 37,6 136.600 2003 98.150 67,5 47.350 32,5 145.500 2004 100.160 69,3 44.300 30,7 144.460 2005 105.000 66,7 52.400 33,3 157.400 2006 120.200 70,5 50.205 29,5 170.405 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) USD Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu N¨m Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, công ty thực hiện xuất khẩu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn hình thức xuất khẩu uỷ thác. Tuỳ từng năm, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp gấp rưỡi đến gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu uỷ thác và ngày càng có xu hướng tăng. Điều này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp vì kinh doanh theo phương thức xuất khẩu trực tiếp thể hiện sự chủ động, linh hoạt. Cụ thể là năm 2002, xuất khẩu trực tiếp chiếm 62,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu quế, hồi nhưng đến năm 2006 đã tăng lên là 70,5%. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp có tăng nhưng tăng không đáng kể trong năm năm trở lại đây. Hiện nay, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công ty bao giờ cũng ký hợp đồng xuất khẩu xong mới ký hợp đồng mua hàng trong nước phục vụ cho xuất khẩu. Công ty nhận hàng và giao hàng ngay mà không mua và dự trữ trong kho hai mặt hàng quế và hồi vì hiện tại công ty không có kho hàng. Công ty hầu như không thực hiện các hoạt động như thu gom, đóng gói và vận chuyển hàng hoá nội địa mà thuờ cỏc cơ sở và các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ này làm. Công ty chủ yếu thực hiện công đoạn tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các thủ tục xuất khẩu. 2.3.5.Thị trường xuất khẩu Với cách thức xuất khẩu quế, hồi như đã đề cập ở trên, thị trường xuất khẩu quế, hồi của công ty không ổn định. Công ty cũng có một số thị trường truyền thống như Singapore, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên những mối quan hệ này chưa thiết lập được các đơn đặt hàng liên tục, thường xuyên hay định kỳ từ những khách hàng ở các thị trường này. Naforimex chủ yếu xuất khẩu quế, hồi sang thị trường khu vực Châu Á. Các nước này nhập khẩu hàng về để chế biến lại rồi tái xuất cho các nước có nhu cầu về hàng chất lượng cao hoặc làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Thị trường Đài Loan nhập khẩu quế chi là chủ yếu. Đây là nguyờn liệu để sử dụng trong các bài thuốc bắc. Thị trường Singapore mua quế, hồi để sử dụng trong công nghiệp chế biến hoá mỹ phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 45.doc
Tài liệu liên quan