Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tỉnh An Giang sang thị trường EU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC .4

1.1 Giới thiệu .4

1.2 Các cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước .4

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp : (Direct Exportings) . .5

1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) . 6

1.3 Một số kênh phân phối nội địa 10

1.4 Một số kinh nghiệm của các nước Châu Á về đẩy mạnh xuất

khẩu thủy sản 11

Chương 2.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN VÀ

XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN TỈNH AN GIANG 2001 – 2002 13

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội tỉnh An Giang 13

2.2 Thực trạng nuôi trồng, khai thác thủy hải sản của tỉnh An Giang

2001 – 2002 .16

2.2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng

2.2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng . 16

2.2.2 Sản lượng thủy sản . 17

2.2.3 Giá trị thủy sản .20

2.3 Tình hình xuất khẩu thủy hải sản tỉnh An Giang 2001 – 2002 . 22

2.3.1 Tổng quan về kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản của tỉnh An Giang .22

2.3.2 Cơ cấu mặt hàng thuỷ hải sản xuất khẩu 24

2.3.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường . 26

2.4 Hoạt động thâm nhập thị trường xuất khẩu EU của các doanh nghiệp

xuất khẩu thủy sản tỉnh An Giang trong thời gian qua . 28

2.5 Phân tích SWOT đối với hoạt động xuất khẩu thủy hải sản

Tỉnh An Giang .30

2.5.1 Những điểm mạnh . .30

2.5.2 Những điểm yếu .32

2.5.3 Những cơ hội . 34

2.5.4 Những thách thức 35

Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA

TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU .38

3.1 Đặc điểm thị trường EU .38

3.1.1 Tổng quan về EU .38

3.1.2 Hệ thống các chính sách thương mại của EU 41

3.1.3 Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU . 45

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tỉnh An Giang sang thị

trường EU 49

3.2.1 Nhóm giải pháp về nuôi trồng, khai thác, chế biến sản phẩm xuất khẩu 49

3.2.2 Nhóm các giải pháp về thúc đẩy xuất khẩu .55

PHẦN KIẾN NGHỊ .63

KẾT LUẬN .66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tỉnh An Giang sang thị trường EU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm thủy sản tỉnh An Giang là thị trường Mỹ (chiếm hơn 45%). Chính vì vậy, khi Hiệp hội các nhà sản xuất cá da trơn của Mỹ kiện các nhà sản xuất Việt Nam đã bán phá giá tại thị trường Mỹ và kết quả là cá basa Việt Nam bị đánh thuế chống phá giá khi nhập khẩu vào Mỹ, thì các nhà sản xuất của tỉnh đã gặp sự cạnh tranh rất lớn về giá cả với các nhà sản xuất nội địa. Mặt khác, hiện nay tôm Việt Nam cũng đang bị kiện tại thị trường Mỹ nên sản phẩm tôm của tỉnh cũng đang đứng trước nguy cơ bị đánh thuế chống phá giá như cá basa. Cho nên, để tồn tại và phát triển trong thời gian sắp tới, việc tiếp cận, mở ra những thị trường mới cho sản phẩm thủy sản là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho các nhà sản xuất, chế biến Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng. Đây cũng là lý do hình thành đề tài này. Mục đích của đề tài là tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU nhằm tìm ra cách thức giúp các nhà sản xuất, chế biến thủy sản của tỉnh thâm nhập được vào thị trường này. Một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rào cản. Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá basa ở tỉnh An Giang. 2. Những điểm mới của đề tài Thứ nhất, thông qua thu thập thông tin, xử lý số liệu đánh giá một cách chi tiết và toàn diện về thực trạng sản xuất – chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh An Giang từ năm 2000 đến nay. Qua đó tìm ra những ưu điểm, tồn tại, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủy sản An Giang. Đồng thời đưa ra ra những kết quả nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU. Thứ hai, từ kết quả phân tích đề ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản An Giang vào thị trường EU. Thứ ba, những giải pháp của đề tài nếu đưa vào áp dụng sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản An Giang vào EU, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh An Giang, nói chung, và ngành thủy sản, nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Một là, nghiên cứu, hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về các cách thức thâm nhập vào thị trường thế khi sản phẩm được sản xuất trong nước. Hai là, nghiên cứu thị trường tiềm năng nhằm nắm được những thông tin cần thiết cho việc thâm nhập sản phẩm thủy sản vào thị trường này. Ba là, đánh giá thực trạng sản xuất – chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh An Giang. Phân tích những ưu điểm, tồn tại, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủy sản An Giang. Bốn là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản An Giang vào thị trường EU nhằm giúp tỉnh An Giang giải quyết được tình trạng chỉ có một vài thị trường xuất khẩu chủ lực như hiện nay. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: + Chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất – chế biến xuất khẩu thủy sản An Giang, không có điều kiện nghiên cứu sâu trong cả nước và các địa phương khác. + Chỉ tập trung nghiên cứu về thủy hải sản đông lạnh, không ngiên cứu về các loại sản phẩm thủy sản khác. Về thời gian : Số liệu thu thập từ những năm 1990, chủ yếu từ năm 2000 cho đến năm 2002. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp Đề tài được hoàn thành trên cơ sở tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất – chế biến, xuất khẩu thủy sản An Giang, phân tích số liệu và rút ra những kết luận và kiến nghị. Tập hợp số liệu qua tham khảo niên giám thống ke của tỉnh An Giang, cả nước cho đến năm 2002, và số liệu của Sở Thương mại – Du lịch An Giang. Phương pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không chỉ dừng lại số liệu tình hình của tỉnh mà còn có đối chiếu so sánh với các tỉnh vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long Phương pháp khảo sát thực tế Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát thự tế quy trình nuôi trồng – khai thác, sản xuất – chế xuất khẩu thủy sản tại tỉnh An Giang, từ đó có được những đánh giá, nhận xét về điểm mạnh, yếu của thủy sản An Giang. 5. Kết cấu của đề tài Để thực hiện mục đích và nội dung nghiên cứu, đề tài có kết cấu với bốn chương như sau: CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH AN GIANG 2001 – 2002 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC Giới thiệu Đây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường thế giới thông qua xuất khẩu. Ý nghĩa của phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước: * Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước. * Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. * Sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. * Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng sử dụng tiềm năng của đất nước đạt hiệu quả tối ưu. * Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân. * Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vị trí, vai trò của nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế. 1.2 Các cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước. Có nhiều cách thức thâm nhập thị trường xuất khẩu từ sản xuất trong nước, xem sơ đồ 1.1. Sơ đồ 1.1: Các cách thức thâm nhập thi trường thế giới từ sản xuất trong nước THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP Phòng xuất khẩu trực thuộc công ty Công ty xuất khẩu độc lập Công ty quản trị xuất khẩu Khách mua ngoại kiều Nhà thầu xuất khẩu Nhà chạy mối xuất khẩu Nhà xuất khẩu THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Hiệp hội xuất khẩu 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp : (Direct Exportings) Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự mình lo bán các sản phẩm của doanh nghiệp ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với các doanh nghiệp đã có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, có qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Xuất khẩu trực tiếp sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nếu nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng…….. Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt được thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro, thiệt hại trong hình thức này không phải nhỏ. Xuất khẩu trực tiếp được thực hiện thông qua 2 cách: 1.2.1.1 Phòng xuất khẩu trực thuộc công ty (Buil in Export Department ) Đây là bộ phận chức năng của công ty chuyên thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bộ phận này có các nhiệm vụ sau : - Điều tra, nghiên cứu thị trường về các sản phẩm của công ty - Tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất khẩu. - Tổ chức hàng hóa (thu mua - vận chuyển - bảo quản - chế biến - xuất khẩu). - Giải quyết những thủ tục cần thiết cho hàng hóa xuất khẩu. - Theo dõi việc thực hiện hợp đồng và tổ chức khâu thanh toán. 1.2.1.2 Công ty xuất khẩu độc lập (Separate Export Department): Đây là cách tổ chức hoạt động của công ty mẹ với việc thiết lập một công ty con nhằm giải quyết nhu cầu xuất khẩu ngày càng gia tăng và phòng xuất khẩu trực thuộc công ty không đủ sức gánh vác. Nhiệm vụ của công ty xuất khẩu giống phòng xuất khẩu trực thuộc công ty và được mở rộng thêm, đó là ngoài xuất khẩu những sản phẩm của công ty mẹ, còn xuất khẩu ủy thác cho các công ty khác. 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting): Hình thức này không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước, thường được các công ty mới thành lập, quy mô nhỏ thực hiện do: - Họ là những công ty mới bắt đầu quan hệ với thị trường hải ngoại, chưa có đủ các mối giao dịch quốc tế. - Về phương diện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty này còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm do chưa thực hành thực tế một cách thường xuyên các hợp đồng kinh doanh, dễ mắc phải sai sót về nghiệp vụ. - Các công ty sản xuất nhỏ thường gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, về tài chính. Do vậy, họ cần phải dựa vào các tổ chức trung gian hỗ trợ thêm về tài chính trong việc xuất khẩu như : cho mượn vốn sản xuất, trả trước…… Xuất khẩu gián tiếp thường thông qua các định chế trung gian sau: 1.2.2.1 Công ty quản trị xuất khẩu (Export Maragement Company - EMC) Đây là công ty chuyên làm dịch vụ xuất khẩu. Họ làm dịch vụ theo 2 cách: * Môi giới cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu với bảng hiệu của doanh nghiệp. EMC chỉ hướng phí hoa hồng theo % doanh thu. Business Import house EMC Thanh toán Thanh toán Thanh toán Hàng hóa Đây là phương thức dịch vụ đơn thuần, doanh nghiệp không phải nhúng tay trực tiếp vào việc xuất khẩu mà mọi việc do EMC đảm nhận. Khi thực hiện hợp đồng như vậy EMC sẽ gặp thiệt hại : do họ có thể mất thị trường, khách hàng trong tương lai khi các doanh nghiệp có thể trực tiếp ký hợp đồng với nhà nhập khâu mà không thông qua EMC. * EMC làm dịch vụ cho doanh nghiệp, nhưng không ký hợp đồng dich vụ. Hợp đồng mua bán do EMC trực tiếp đứng tên, không dùng bảng hiệu của doanh nghiệp. Business Import house EMC Thanh toán Hàng hóa Thanh toán Hợp đồng mua bán Với cách này EMC sẽ cách ly được nhà sản xuất xuất khẩu với nhà nhập khẩu mà EMC vẫn thực hiện dịch vụ, đồng thời giảm được nguy cơ bị mất thị trường trong tương lai. Nói chung, vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn. Do đó, các doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ thực lực, uy tín của các EMC và phải lựa chọn EMC thật phù hợp, đúng đắn cho mình. 1.2.2.2 Khách mua ngoại kiều (Foreign Buyer): Đây là các tổ chức, tư nhân nước ngoài có cơ sở, văn phòng tại quốc gia có các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu và được phép hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đặc điểm của khách mua ngoại kiều: - Họ là những người am hiểu về điều kiện cạnh tranh, về thị trường thế giới, có nhiều mối quan hệ bạn bè ở hải ngoại, thông thạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng tài chánh, vốn kinh doanh . - Trong các hợp đồng kinh doanh, họ rất coi trọng và giữ gìn mối quan hệ bạn hàng trong quốc gia sở tại, họ luôn giữ uy tín của mình, họ không muốn xảy ra những tranh chấp phát sinh đối với các công ty của quốc gia sở tại. Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cũng cần tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài. 1.2.2.3 Các nhà thầu xuất khẩu (Export Commission House) Đây là đại diện của các nhà nhập khẩu hải ngoại, để đảm bảo việc cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu từ nước của nhà sản xuất. Giao hàng Giao hàng Đặt hàng Đặt hàng Import house ECH Business Nhà thầu xuất khẩu thực hiện vì lợi ích của nhà nhập khẩu, họ được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ thỏa thuận với nhà nhập khẩu hải ngoại . Tỷ lệ này thường từ 2-5% tùy theo mối quan hệ giữa nhà thầu xuất khẩu và nhà nhập khẩu, hoặc tùy theo từng loại hàng hóa. Trong quá trình thực hiện những đơn đặt hàng như vậy, vốn kinh doanh do các nhà nhập khẩu hải ngoại cung cấp cho nhà thầu xuất khẩu. Người sản xuất bán hàng cho các nhà thầu là phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà thầu xuất khẩu chịu trách nhiệm. 1.2.2.4 Nhà chạy mối xuất khẩu (Export Broker): Đây là những người làm môi giới dịch vụ một cách thuần túy. Họ là chất xúc tác gắn liền nhà sản xuất xuất khẩu với nhà nhập khẩu. Trong thực tế, Broker là International Marketing Enterprise (IME). Có khoảng 500.000 IME, họ hoạt động khắp các quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của Broker: - Broker không đụng đến tiền và hàng của hợp đồng mua bán. - Khi hợp đồng mua bán được thực hiện các bên trả tiền hoa hồng cho Broker. Để tránh tình trạng môi giới mà không được nhận hoa hồng thì Broker ký với các bên hợp đồng con về tiền hoa hồng theo trị giá hợp đồng mua bán ký kết giữa các bên. - Vốn của các công ty Broker không lớn, có văn phòng nhỏ ở mỗi quốc gia. - Broker thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định. 1.2.2.5 Nhà xuất khẩu (Export House): Đây là những công ty thương mại chuyên nghiệp, không có cơ sở sản xuất. Họ mua hàng của người sản xuất và tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu. Đặc điểm của nhà xuất khẩu: - Thông thạo thị trường, thông thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. - Có nhiều mối quan hệ trong kinh doanh. - Lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu tổng hợp. - Vốn kinh doanh lớn. 1.2.2.6 Hiệp hội xuất khẩu (Export Assiciation): Đây là tổ chức liên kết các nhà sản xuất khác nhau (thông thường cùng sản xuất một loại sản phẩm nào đó). Sự liên kết này được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các hội viên. Như Hiệp hội OPEC, Hiệp hội Cà phê thế giới, Hiệp hội Gạo… Mục tiêu chính của Hiệp hội xuất khẩu là bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất trên cơ sở thống nhất về thị trường, giá cả…Ngoài ra hiệp hội còn làm tư vấn cho các nhà sản xuất, định hướng cho sự phát triển ngành nghề sản xuất…; thành lập các định chế trung gian khác làm dịch vụ cho hội viên như : trung tâm hướng dẫn thông tin, thiết lập cơ sở - dịch vụ chế biến cho các hội viên… Có 2 dạng Hiệp hội: - Tư vấn - Thiết lập công ty xuất khẩu: thực hiện xuất khẩu các sản phẩm của các hội viên. 1.3 Một số kênh phân phối nội địa Có nhiều con đường khác nhau để sản phẩm của nhà sản xuất đến được tay ngừoi tiêu dùng/ người sử dụng sau khi sản phẩm đó thâm nhập được vào thị trường nuớc ngoài. Một vài kênh thay thế lớn trong một quốc gia được thể hiện trong sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2 Một số kênh phân phối thay thế trong một quốc gia Nhà sản xuất Chi nhánh/ công ty con ở nước ngoài Nhà phân phối công nghiệp Người tiêu dùng công nghiệp/ Chính phủ Nhà phân phối/ đại lý ở nước ngoài Người bán buôn Người bán lẻ Tiêu dùng hộ gia đình Thị trường nước ngoài mục tiêu 1.4 Một số kinh nghiệm của các nước Châu Á về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Trong lĩnh vực thủy sản, Việt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh ở Châu Á như Trung Quốc, ThaiLan, Đài Loan,…Do đó, việc nghiên cứu những kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của họ là điều cần thiết cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới của mình. Một số kinh nghiệm rút ra từ các nước: Phải xây dựng quy hoạch đầu tư vùng nguyên liệu thủy sản, đầu tư nghiên cứu con giống, kỹ thuật nuôi trồng nhằm ổn định nguồn cung cấp cả về sản lượng lẫn chất lượng để duy trì và phát triển khả năng đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công khi thâm nhập vào các nước thị trường phát triển như Mỹ, EU, Nhật,… Vì vậy, vấn đề kiểm soát chặt chẽ chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là yếu tố mang tính sống còn để Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với nước nhập khẩu để kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu nhằm can thiệp, thương lượng kịp thời khi có sự thay đổi về quy định, và giải quyết nhanh chóng những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu nảy sinh tại thị trường nhập khẩu. Sản xuất – chế biến thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, chế biến sâu đòi hỏi phải có vốn, công nghệ kỹ thuật cao... Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất – chế biến của Trung Quốc, Thailan, Đài Loan có quy mô vừa và nhỏ vì vậy vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh là một vấn đề nan giải. Và một trong giải pháp để mở rộng khả năng sản xuất xuất khẩu mà các nước đó đã thực hiện thành công là hợp tác liên kết đầu tư với nước ngoài. Trong quá trình thâm nhập thị trường thời gian, vai trò của Chính phủ hết sức quan trọng (tìm kiếm khách hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu,…) Một trong những cách thức quảng bá cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu với thị trường thế giới là thông qua các tour du lịch, tạp chí du lịch, giới thiệu với du khách nước ngoài về ẩm thực truyền thống, trong đó có những món ăn được chế biến từ các loại thủy hải sản đặc thù của quốc gia. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Thailan, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu cần phải đa dạng hóa phương thức xuất khẩu, trong đó coi trọng hình thức tổ chức phân phối trực tiếp trên thị trường nước nhập khẩu. Tóm tắt chương: Chương này trình bày khái quát những cách thức cơ bản thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được chiến lược thâm nhập thị trường và lựa chọn được phương thức thâm nhập hợp lý, đòi hỏi các công ty cần nghiên cứu kỹ các kênh marketing đối với thị trường mục tiêu cũng như phải hiểu rõ thị trường mục tiêu, sản phẩm, năng lực của công ty, các chính sách của chính phủ,…. Đồng thời phải kết hợp với chiến lược Marketing – Mix nhằm xây dựng được một chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu khả thi nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCSLL.doc
  • docCII.doc
  • docCIII.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan