Luận văn Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Techcombank

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA NHTM 1

1.1. Khái quát các nghiệp vụ cho vay của NHTM 1

1.1.1. Khái niệm 1

1.1.2. Đặc điểm 1

1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương. 1

1.1.4. Các hình thức cho vay của NHTM. 2

1.1.4.1. Theo thời hạn cho vay 2

1.1.4.2. Theo mục đích vay 3

1.1.4.3. Cho vay đối với người tiêu dùng 3

1.1.4.4. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. 3

1.1.4.5. Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay 4

1.1.4.6. Theo phương thức cho vay 4

1.2 Phân loại rủi ro trong cho vay 5

1.2.1 Cho vay thấu chi 5

1.2.2 Cho vay trực tiếp từng lần 6

1.2.3 Cho vay theo hạn mức tín dụng 6

1.2.4 Cho vay luân chuyển 6

1.2.5 Cho vay trả góp 6

1.2.6 Cho vay gián tiếp 7

1.3 Các hình thức rủi ro trong cho vay: 7

1.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng: 8

1.3.1. Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng 8

1.3.2 Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng 8

1.3.3 Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA NHTMCP KỸ THƯƠNG – TECHCOMBANK. 10

2.1 Khái quát về Techcombank 10

2.2 Thực trạng cho vay và rủi ro của Techcombank 12

2.1.1. Tình hình huy động vốn 12

2.1.2. Tình hình cho vay 14

2.1.3 Tình hình thanh toán quốc tế 15

2.1.4 Tình hình dịch vụ ngân hàng: 16

2.3 Một số tồn tại và nguyên nhân: 16

2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 17

2.3.1.1. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ 17

2.3.1.2. Do công nợ chưa thu được 17

2.3.1.3. Do sử dụng sai mục đích 17

2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 18

2.3.2.1.Cán bộ tín dụng thiếu trình độ 18

2.3.2.2. Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp 18

2.3.3. Nguyên nhân do môi trường cho vay 18

2.3.3.1. Môi trường kinh tế, không ổn định 18

2.3.3.2. Môi trường pháp lý không thuận lợi 19

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ

RỦI RO 21

3.1 Định hướng cho năm 2009 21

3.2 Một số giải pháp 21

3.2.1 Phòng ngừa rủi ro 21

3.2.2 Hạn chế 23

3.2.3 Nhân sự 23

3.3 Một số kiến nghị 24

3.3.1 . Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 24

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 25

KẾT LUẬN

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của khách hàng để cấp cho khách hàng những hạn mức phù hợp. Bên cạnh những thuận lợi cho khách hàng thì về phía ngân hàng gặp một số khó khăn trong khâu quản lý nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của từng lần vay. 1.2.4 Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá. Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng khi có nhu cầu về vốn để mua hàng hoá, và sẽ thu vốn về khi khách hàng bán được hàng. Hình thức cho vay này đơn giản thuận lợi cho khách hàng về thời gian và thủ tục. 1.2.5 Cho vay trả góp Là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Hình thức này thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định. Cho vay trả góp chứa đựng rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập của ngời vay do đó lãi suất của hình thức này thường cao hơn lãi suất thông thường. 1.2.6 Cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Các tổ chức có thể đứng ra bảo lãnh cho các thành viên trong nhóm vay khi mà các thành viên không có tài sản thế chấp. Qua hình thức cho vay này ngân hàng có thể mở rộng thị trường và qua hình thức này ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ nghèo không có điều kiện vay vốn của ngân hàng trực tiếp. 1.3 Các hình thức rủi ro trong cho vay: Theo khái niệm về rủi ro tín dụng thì rủi ro tín dụng được chia thành các hình thức sau: - Không thu được lãi đúng hạn Lúc này ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp. - Không thu được vốn đúng hạn Khi không thu được vốn đúng hạn thì tình hình sử dụng vốn bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới tính thanh khoản của tài sản. Hình thức này gây rủi ro lớn trong nhiệm vụ đảm bảo thanh khoản và tình hình sinh lời của tài sản. - Không thu đủ lãi Khi ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Lúc này ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi, tư vấn cho khách hàng hoặc có thể cung cấp thêm những khoản tín dụng cần thiết cho khách hàng nếu dự án đang đầu tư là khả thi. - Không thu đủ vốn cho vay Khi ngân hàng không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm này, ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xoá nợ. Trên đây là bốn hình thức rủi ro cho vay có thể xảy ra đối với các ngân hàng. Qua nghiên cứu để nhận biết và các biện pháp xử lý rủi ro một cách có hiệu quả nhất. 1.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng: 1.3.1. Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của ngân hàng. Còn trong trường hựop ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới tính thanh toán và rủi ro thanh khoản của ngân hàng do đó ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng. 1.3.2 Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Rủi ro cho vay nó đã ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng. 1.3.3 Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng và khả năng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng làm cho lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị giảm. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng tới ngân hàng để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng do đó quy mô hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng và gây ra những tổn thất về tài chính. Mặt khác nếu ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro trong cho vay thì khả năng phá sản của các ngân hàng đó là rất cao. Bởi vì khi mà ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh thì khả năng thanh toán hay tính thanh khoản của ngân hàng là không cao. Mà khi ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây tâm lý bất ổn cho người gửi tiền về khả năng chi trả củann dẫn tới họ rút tiền hàng loạt thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nó có thể sẽ bị phá sản. Hậu quả phá sản của một ngân hàng không chỉ mình bản thân ngân hàng đó gánh chịu mà nó còn tác động tới những ngân hàng có quan hệ với ngân hàng này. Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Chính vì những hậu quả khó lường khi mà rủi ro tín dụng gây ra như các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Nó đã làm nền kinh tế các nước khu vực châu á lâm vào khủng hoảng nặng nề. Vì vậy mỗi ngân hàng phải luôn quan tâm tới rủi ro trong cho vay cũng như rủi ro tín dụng để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thực sự là đòn bảy cho nền kinh tế phát triển. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA NHTMCP KỸ THƯƠNG – TECHCOMBANK. 2.1 Khái quát về Techcombank Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Đến nay Techcombank đã có gần 130 chi nhánh trên toàn quốc và 2.900 nhân viên. Các cột mốc lịch sử: * 1994-1995: - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. - Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh * 1996: - Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội và thành lập Phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. - Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. * 1998:- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội và thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. * 1999:- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. * 2000:- Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. * 2001:- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. - Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. * 2002:- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội. - Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. - Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. * 2003:- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. - Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. * 2004:- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng. - Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. - Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. * 2005:- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. - 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. * 2006:- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. - Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ. - Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. - Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. * 2007:- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD - HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. * 2008:- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit - 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM - 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng - 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa 2.2 Thực trạng cho vay và rủi ro của Techcombank 2.1.1. Tình hình huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản, hoạt động đầu tiên của bất cứ ngân hàng nào. Từ những đồng vốn huy động được ngân hàng mới tiền hành cho vay và phục vụ các nghiệp vụ khác. Vốn huy động đảm bảo năng lực tài chính cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vồn huy động, chi nhánh Techcombank Hà Nội luôn có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của huy động vốn. Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của Techcombank . Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ Tiêu 2006 2007 Chênh lệch năm 2007 /2006 2008 Chênh lệch năm 2008 /2007 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) 1. Tiền gửi của TCKT 554.82 17,40 810,85 15,53 - 1,87 823,70 14,82 - 0,71 2. Tiền gửi của Dân cư 1.294,43 40,45 1796,84 34,80 - 5,65 1948,62 34,43 - 0,37 3. Tiền gửi của TCTD và KBNN 1.342,43 42,04 2562,85 49,67 +9,63 2434,57 49,75 + 0,08 Tổng 3.191,68 100 5161,53 100 5206,7 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2006, 2007, số liệu năm 2008) Nhìn vào bảng nhà phân tích thấy: nếu vốn huy động năm 2006 là 3191,68 tỷ thì sang đến năm 2007 đã đạt con số 5161,53 tỷ đồng, tăng 1969,58 tỷ so với năm 2006, tương đương với tốc độ tăng 61,72%. Mục tiêu đặt ra cho năm 2007 là tổng nguồn vốn huy động đạt 4262 tỷ đồng tăng 15,48%, trong đó nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đạt 2550 tỷ đồng, tăng 33,01%. Như thế nếu so sánh thực tế huy động vốn của Techcombank với mục tiêu kế hoạch thì Techcombank đã vượt xa, đây là một kết quả rất khả quan biểu hiện uy tín của Techcombank trong lĩnh vực kinh doanh đối với các khách hàng. Tính đến 31/03/08 tổng vốn huy động của Techcombank đạt 5206,7 tỷ tăng 45,17 tỷ so với tháng 12/07. Do các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu vốn huy động phân theo nguồn gốc phát sinh có mối quan hệ tổng số nên bằng phương pháp cân đối nhà phân tích nhận thấy: vốn huy động tăng là do có sự tăng lên ở cả 3 khoản mục tiền gửi của TCKT, tiền gửi của dân cư và tiền gửi của TCTD khác. Tăng nhanh nhất trong 3 khoản mục đó là tiền gửi của TCTD khác. Nếu năm 2006 tiền gửi của TCTD khác đạt 1342,43 tỷ đồng (chiếm 42,04% trong tổng vốn huy động) thì đến năm 2007 số dư của khoản mục này đã là 2562,85 tỷ, tăng 1220,42 tỷ tương đương tốc độ tăng là 90,91%. Đây là một tỷ lệ tăng rất cao. Sự tăng lên này là do Techcombank đã tích cực hoạt động trên thị trường 2, đẩy mạnh và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng bạn. Khoản mục tăng mạnh thứ 2 là tiền gửi của TCKT. Năm 2006, tiền gửi của các TCKT đạt 554,82 tỷ (17,4% tỷ trọng trong tổng vốn huy động), sang đến năm 2007 con số này đạt ở mức 801,85 tỷ (15,53% trong tổng vốn huy động). Tính đến cuối quý I năm 2008 tổng tiền gửi của của TCKT đã đạt 823,7 tỷ chiếm 15,82% trong tổng nguồn vốn huy động của Techcombank, tăng 21,85 tỷ đồng so với tháng 12/07. Khoản mục tăng mạnh thứ 3 là tiền gửi của dân cư. Năm 2007 tiền gửi của dân cư ở Techcombank đạt 1796,84 tỷ (34,8%) tăng 502,4 tỷ đồng so với năm 2006, tương đương với tốc độ tăng là 38,8%. Đến cuối quý I năm 2008 tổng tiền gửi của khu vực dân cư đạt 1948,82 tỷ đồng, chiếm 34,4% trong tổng vốn huy động tính đến thời điểm đó, tăng 187,78 tỷ so với tháng 12/07. Nhìn vào cơ cấu của các khoản mục ta thấy tỷ trọng của khoản mục tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của khu vực dân cư trong tổng vốn huy động đều giảm từ năm 2006 qua năm 2007. Tiền gửi của TCKT giảm từ 17,4% xuống 15,53%, TG của dân cư giảm từ 40,56% xuống còn 34,8% mặc dù về số tuyệt đối 2 khoản mục này vẫn có sự tăng trưởng. Sở dĩ có điều này là do tốc độ tăng của cả 2 khoản mục đều nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn huy động, do đó dù số dư của 2 khoản mục này vẫn tăng nhưng về tỷ trọng lại giảm đi trong năm 2007. 2.1.2. Tình hình cho vay Hoạt động cho vay là một hoạt động cơ bản đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Công tác huy động vốn của Ngõn hàng sẽ đạt hiệu quả cao khi Ngõn hàng biết tận dụng tối đa nguôn vốn huy động. Vỡ vậy bờn cạnh việc chỳ trọng công tác huy động vốn chi nhỏnh cũng cần đẩy mạnh công tác cho vay, đầu tư. Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Techcombank Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 / 2006 2008 / 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 2.296,506 3.465,540 5.380,036 1.169,034 +150,9 1.914,496 +155,2 Doanh số cho vay 2.243,923 3.424,990 5.293,062 1.118,067 +152,6 1.868,072 +154,4 Doanh số thu nợ 2.156,42 3.308,953 5.194,623 1.152,533 +153,4 1.885,67 +156,9 (Nguồn Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) Tình hình sử dụng vốn của Techcombank tăng rõ rệt qua các năm, bởi đây là phương châm của ngân hàng, huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để cho vay lấy lãi. Năm 2006, doanh số cho vay là 2.243,923 tỷ đồng, sang đến năm 2007 tăng lên 3.424,990 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 152,6% so với năm 2006 tức là tăng 1.118,067 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2008 là năm khởi sắc của Techcombank về doanh số cho vay. Con số này đạt 5.293,062 tỷ đồng, tăng 154,4% so với năm 2007, tức là tăng 1.868,072 đồng so với năm 2007. Tổng dư nợ và doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ là 2.296,506 tỷ đồng, sang năm 2007 tăng lên 3.465,540 tỷ đồng và cho đến cuối tháng 12/2008 tăng lên 5.380,036 tỷ đồng, tức là tăng 1.914,496 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, và tăng 155,2% so với năm 2007. Doanh số thu nợ của Techcombank nhìn chung khá cao và tăng dần đều qua các năm. Năm 2007 đạt 3.308,953 tỷ đồng, tăng 1.152,533 tỷ đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 tăng vọt đến 5.194,623 tỷ đồng, tức là tăng 1.885,67 tỷ đồng so với năm 2007. 2.1.3 Tình hình thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Hội sở Techcombank ngày càng phát triển với các hình thức hoạt động như mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành L/C, trong đó nổi bật là hoạt động thanh toán L/C. Bảng 3.2: Hoạt động thanh toán của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Tiền mặt 7320 19.46 6450 13.78 -870 -11.89 II. Không dùng tiền mặt 30300 80.54 40344 86.22 10044 33.15 1. Séc chuyển khoản 450 1.20 274 0.59 -176 -39.11 2. Séc Bảo chi 280 0.744 200 0.43 -80 -28.57 3. Ủy nhiệm chi 18500 49.18 24800 53.00 6300 34.05 4. Ủy nhiệm thu 72 0.19 70 0.15 -2 -2.78 5. Các loại khác 11000 29.24 15000 32.06 4000 36.36 Tổng 37620 100 46794 100 9174 24.39 ( Nguồn Báo cáo thường niên của Ngân hàng năm 2007, 2008) 2.1.4 Tình hình dịch vụ ngân hàng: Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay Chi nhánh Ngân hàng Techcombank cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đã thu được những kết quả đáng kể Bảng 4.2: Kết quả hoạt động của các dịch vụ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Thu dịch vụ ròng 11,2 24 12,8 114.28 1. Thu phí thư tín dụng 1,35 3,6 2,25 166.67 2. Thanh toán quôc tế 4,5 6,9 2,4 53.33 3. Kinh doanh ngoại tệ 1,9 4,12 2,22 116.84 4. Ngân quĩ 1,0 2,4 1,4 140 5. Phát hành thẻ 0,15 1,0 0,85 566,67 6. Dịch vụ khác 2,3 4,26 5,98 260 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank năm 2007, 2008) Từ bảng trên ta có thể nhận thấy thu dịch vụ ròng của Chi nhánh năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007( tăng 12,8 tỷ tương ứng với 114.28% so với năm 2007). Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, tín dụng…Chi nhánh đã đẩy mạnh tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ mới như tư vấn phát hành trái phiếu, thẻ Techcombank Visa Debit, dịch vụ thanh toán hoá đơn Bilbox, dịch vụ kiều hối… tăng nguồn thu dịch vụ cho Ngân hàng. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng luôn thực hiện tốt theo qui trình tư vấn phục vụ khách hàng, thực hiện đảm bảo các giao dịch nhanh chóng, chính xác, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 2.3 Một số tồn tại và nguyên nhân: Mặc dù cho vay trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó doanh thu từ hoạt động này cũng không cao. Bên cạnh đó, tuy dư nợ tín dụng chung có vượt kế hoạch đề ra nhưng riêng cho vay tiêu dùng thì dư nợ đều chưa đạt so với kế hoạch, đặc biệt là kết quả thực hiện cho vay du học còn kém xa so với chỉ tiêu đề ra. 2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 2.3.1.1. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại Ngân hàng Techcombank.Nguyên nhân này bát nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập ngoại và phong phú về mẫu mã chủng loại chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thu lỗ là điều tất yếu không có tiền trả nợ nguồn hàng. 2.3.1.2. Do công nợ chưa thu được Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ qúa hạn của Ngân hàng Techcombank.Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn ngân hàng, họ phải chịu lãi và trả chậm cho ngan hàng. 2.3.1.3. Do sử dụng sai mục đích Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thực tế, việc ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo chế độ kế toán. Nhận thức được điều này và do ham lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro rất lớn, do đó khi thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng. 2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 2.3.2.1.Cán bộ tín dụng thiếu trình độ Đây là một trong những yếu tố mà các ngân hàng đáng quan tâm nhất trong quá trình hoạt động của mình. Vì trình độ của các cán bộ tín dụng nó quyết định tới tính khả quan hay không của khoản cho vay, về các phườn diện như: thẩm định dự án, thu thập thông tin từ khách hàng đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng.... Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải có trình độ bao quát để có những nhân phán quyết đúng về các khoản vay. 2.3.2.2. Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp Theo nguyên tắc cho vay là phải có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên quá cứng nhắc trong điều kiện này. Có đơn vị kinh doanh tốt thì có thể không cần tài sản thế chấp, và ngược lại có những khách hàng vay có tài sản thế chấp lớn vẫn làm ăn thu lỗ dẫn tới ngân hàng phải phát mọi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng việc bán tài sản thế chấp để thu hồi với vốn đọng còn là bài toán khó cho các ngân hàng phát sinh. Mặt khác việc định giá các tài sản thế chấp nó cũng là một trong các yếu tố quyết định tới các khoản cho vay và thu hồi vốn sau khi cho vay. 2.3.3. Nguyên nhân do môi trường cho vay 2.3.3.1. Môi trường kinh tế, không ổn định Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh khong theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách. Từ đó dẫn tới thu lỗ trong kinh doanh hoặc không đủ điều kiện về vốn để tiếp tục đổi mới và kinh doanh tiếp. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp đều nghèo vốn nàn về vốn về khả năng quản lý yếu kém, tầm say nghĩ, cung cách làm ăn còn mang nặng tư tưởng thời bao cấp. Chưa đổi mới chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường non buôn lậu, hàng giá chưa được ngăn chặn triệt để đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước. 2.3.3.2. Môi trường pháp lý không thuận lợi Hệ thống pháp luật được hạn hành không đòng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây hệ thống pháp luật của nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhưng vãn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. + Việc ban hành các văn bản tín dụng còn bị chồng chéo, trùng lặp nên hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản gặp nhiều khó khăn. + Bên cạnh cạnh đó một số chính sách văn bản tín dụng được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển, nhưng điều kiện thực tế còn bất cập nên việc thực hiện các văn bản này cũng gặp không ít khó khăn. Về quy định vốn cho vay của ngân hàng chỉ là phần vốn bổ sung thêm, còn doanh nghiệp phải có một tỷ lệ vốn tự có để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế vốn của doanh nghiệp thường rất ít ỏi, phần lớn vốn hoạt động là vốn vay nguồn hàng hoặc đi chiếm dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có trường hợp, ngân hàng cho vay gấp nhiều lần vốn tự có của doanh nghiệp nên khả năng rủi ro rất cao khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. Về độ hạch toán, kế toán: Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết không ghi chép hoặc ghi chép theo kiểu số nợ không theo quy định của nhà nước để trốn thuế gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả thẩm định và quyết định đầu tư vốn của Ngân hàng. Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh không nghiêm cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật kém hiệu lực. Tính trong phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt là các pháp lệnh về kinh tế không được coi trọng, việc ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế không nghiêm túc, có trường hợp ký hợp đồng giả để lừa đảo vay vốn Ngân hàng pháp lệnh về kế toán không được thực hiện một cách nghiêm túc. Thực tế đó đòi hohỉ có chế vận hành pháp luật phải thực hiện đồng bộ và thống nhất từ việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thời gian qua nhà nước rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện giám sát chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực chuyên môn đi thực hiện, thậm chí còn nhiều cán bộ thi hành pháp luật có biểu hiện thoái hoá; bền chặt gây chậm trễ rắc rối trong quá trình thực hiện làm mất lòng tin của nhân dân. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO 3.1 Định hướng cho năm 2009 Trên cơ sở kết quả các chương trình hiện đại hóa ngân hàng và cải cách trong năm 2008, năm 2009 sẽ là năm thuận lợi của Techcombank trên nhiều mặt. Đặc biệt, trên ®µ những cải cách và sự chuẩn bị bài bản về lực lượng, năm 2009 sẽ là năm Techcombank phát triển mạnh mẽ theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Các sản phẩm, dich vụ mới ưu tiên triển khai tập trung vào các sản phẩm cá nhân như huy động và tiết kiệm, tín dụng tiêu dùng, cho vay mua nhà, sản phẩm thẻ và tài khoản. Mạng lưới hoạt động sẽ cơ cấu phân cấp rõ ràng theo định hướng hỗ trợ bán lẻ và dự kiến sẽ mở rộng tới 170 điểm giao dịch trên cả nước. Về nhân sự, trong năm 2009, Techcombank sẽ tăng thêm khoảng 3.000 cán bộ nhân viên so với năm 2008 nhằm phục vụ mở rộng mạng lưới của hệ thống. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2009 dự kiến sẽ đạt gần 70.000 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Tổng tài sản tăng 70% so với năm 2008, đạt 68.000 tỷ. Trong đó, vốn huy động dân cư đạt 35.000 tỷ và các tổ chức kinh tế 16.000tỷ (tăng 100%); Vốn tự có năm 2009 đạt 6.000 tỷ (tăng 100%); Phát hành thêm 300.000 thẻ, đưa con số lũy kế thẻ lên 650.000 thẻ, lắp đặt mới thêm 170 ATM và 1.000 POS; Thu nhập dịch vụ đạt 360 tỷ (tăng 80%); tỷ lệ thu nhập dịch vụ/thu nhập hoạt động thuần là 20% trong năm 2008; Dư nợ cho vay đạt 32.000 tỷ (tăng 60%); ROE duy trì ở mức 18% đến 20%. 3.2 Một số giải pháp 3.2.1 Phòng ngừa rủi ro * Thẩm định kỹ các dự án cho vay Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin. Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng. Trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng từ thẩm định dự ánn tới khi thu hồi gốc và lãi về. Ngân hàng luôn phải quan tâm tới tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vủa khách hàng. Do đó yếu tố thông tin về khách hàng là rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho món vay. Những thô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22469.doc
Tài liệu liên quan