Luận văn Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon)

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

 

Chương 1: Khái quát hoạt động Marketing xuất khẩu và công ty Seaprodex Saigon 3

1.1. Lý luận chung về hoạt động marketing XK 3

1.1.1. Khái niệm về Marketing quốc tế 3

1.1.2. Khái niệm về Marketing XK 4

1.1.3. Vai trò của Marketing XK 5

1.1.4. Quy trình Marketing XK 5

1.1.5. Nghiên cứu thị trường Marketing XK 7

1.1.6. Chính sách Marketing hỗn hợp 9

1.1.6.1. Chính sách sản phẩm 9

1.1.6.2. Chính sách giá 12

1.1.6.3. Chính sách phân phối 15

1.1.6.4. Chính sách chiêu thị 18

1.2. Vài nét về công ty Seaprodex Saigon 21

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 21

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 23

1.2.2.1. Chức năng 23

1.2.2.2. Nhiệm vụ 24

1.2.2.3. Mục tiêu 24

1.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ 25

1.2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 25

1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 26

1.2.4. Hoạt động kinh doanh của công ty 29

1.2.4.1. Lĩnh vực kinh doanh 29

1.2.4.2. Mặt hàng kinh doanh 29

1.2.4.3. Thị trường XNK 30

1.2.4.4. Phương thức kinh doanh 30

1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 31

1.2.5.1. Tình hình nhân sự 31

1.2.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 33

1.2.5.3. Kim ngạch XNK 37

Chương 2: Thực trạng áp dụng Marketing XK tại công ty Seaprodex Saigon 39

2.1. Thực trạng XK thuỷ sản của công ty giai đoạn 2005-2008 39

2.1.1. Kim ngạch XK Thuỷ sản 39

2.1.2. Cơ cấu thị trường XK 41

2.1.3. Cơ cấu mặt hàng XK 43

2.1.4. Tình hình biến động giá 45

2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty. 47

2.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp 48

2.3.1. Khái quát tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược 48

2.3.2. Các công cụ Marketing mix trong hoạt động XK thuỷ sản của công ty Seaprodex Saigon 49

2.3.2.1. Chính sách sản phẩm 49

2.3.2.2. Chính sách giá 51

2.3.2.3. Chính sách phân phối 51

2.3.2.4. Chính sách chiêu thị 52

2.3.3. Những thành tựu và hạn chế 53

2.3.3.1. Thành tựu 53

2.3.3.2. Hạn chế 54

Chương 3: Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tại công ty Seaprodex Saigon 55

3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất giải pháp 55

3.1.1. Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của thế giới 55

3.1.2. Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của công ty 60

3.1.2.1. Những thuận lợi 60

3.1.2.1. Những thách thức 62

3.1.3. Phương hướng hoạt động KD cho công ty 65

3.1.3.1. Mục tiêu phát triển 65

3.1.2.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh 65

3.2. Các giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động XK thuỷ sản 67

3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường XK 67

3.2.2. Các giải pháp về Marketing mix 71

3.2.3. Thị trường và các chiến lược áp dụng 79

3.3. Một số kiến nghị 87

3.3.1. Về phía tổng công ty 87

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 89

3.3.3. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và .91

Kết kuận 92

 

 

 

 

 

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5, giá năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Giá tôm thế giới tăng mạnh vào cuối năm 2007 tới gần hết quý I năm 2008, sau đó giảm nhẹ vào đầu quý II, phục hồi vào quý tiếp theo và giảm mạnh vào cuối năm. Sự bất ổn giá tôm toàn cầu nên đã ảnh hưởng giá tôm của công ty, vào năm 2008 giá tôm xuất khẩu của công ty đã giảm gần 1000USD/ tấn so với năm 2007. Cá: Giá cá xuất khẩu của công ty biến động đều qua các năm, nếu năm này tăng thì năm sau sẽ giảm: Giá năm 2006 tăng 650 USD/Tấn so với năm 2005, giá năm 2007 lại giảm khoảng 650 USD/Tấn so với năm 2006 và năm 2008 tăng khoảng 700USD/Tấn so với năm 2007. Nghêu, sò: Giá hai mặt hàng này kể từ hai năm trở lại đây đã giảm đi nhiều so với các năm trước đó. Năm 2007, giá xuất khẩu của chúng giảm gần 1000 USD/Tấn so với năm 2006. Và từ 2007 đến 2008, giá hai mặt hàng này có chênh lệch nhưng không đáng kể. Nguyên nhân tăng hoặc giảm giá không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: ảnh hưởng của giá thế giới dẫn đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nước, chi phí sản xuất, các quy định về chất lượng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lược giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung - cầu của hàng thủy sản xuất khẩu. Mức lợi nhuận mà công ty thu được không cao, nguyên nhân là do phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước sau đó xuất bán lại cho các đối tác nước ngoài với vai trò là trung gian thương mại vì vậy công ty phụ thuộc nhiều vào giá bán của các nhà cung cấp trong nước. Vì vậy, nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu của công ty trong những năm sắp tới là mở rộng và hoàn thiện quy mô các công xưởng, tạo ra dây chuyền khép kín từ nuôi trồng - thu mua - chế biến,…nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. 2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường của công ty Seaprodex Saigon: Nắm bắt được tính quan trọng và cấp thiết cho hoạt động Marketing xuất khẩu thủy sản của công ty, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế thì hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được cho một công ty xuất nhập khẩu như Seaprodex Saigon. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế thì công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường là bước quan trọng đầu tiên cho hoạt động Marketing xuất khẩu. Qua nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định được các chiến lược Marketing đối với thị trường mục tiêu đã chọn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, công ty Seaprodex Saigon đã không ngừng nghiên cứu theo dõi nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường qua những lần cử cán bộ đi sang thị trường xuất khẩu, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trên các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các nguồn tài liệu mà công ty sử dụng để nghiên cứu thị trường như: Các tài liệu xuất bản trong nước: Tạp chí thủy sản, niên giám thống kê, các cuộc hội thảo, báo chí hàng ngày… Các bản tin chuyên mục của các phương tiện truyền thông, truyền hình Qua các đánh giá, dự báo, phân tích của các hãng cung cấp thông tin có uy tín ở nước ngoài. Thông tin về thị trường nhập khẩu của các cơ quan Chính phủ: Bộ Thủy sản, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Bộ Thương mại, Đại sứ quán và các tham tán thương mại tại các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các nguồn thông tin thu thập ở trên vẫn chưa phục vụ được cho công tác lựa chọn thị trường của công ty. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường của công ty Seaprodex Saigon còn mang tính thụ động, chủ yếu là phục vụ cho những thị trường có sẵn, hoặc khách hàng tự tìm đến và thiết lập mối quan hệ với công ty. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ và các nước EU. 2.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp tại công ty Seaprodex Saigon: 2.3.1. Khái quát tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing: Triết lý Marketing hiện đại khẳng định rằng: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, từ đó tìm cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng các phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy quá trình phát triển, xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Seaprodex Saigon. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là hoạt động Marketing của công ty Seaprodex Saigon chưa thể hiện rõ nét với tư cách là một hoạt động có tính độc lập tương đối, mà được gắn liền với hoạt động tiêu thụ của các phòng ban kinh doanh tổng hợp và xuất nhập khẩu. Công ty Seaprodex chưa có hoạt động Marketing một cách thường xuyên và rõ nét, cụ thể: Chưa có phòng ban chuyên trách, chịu trách nhiệm về quản trị Marketing nên các hoạt động Marketing thường được thực thi bởi phòng kinh doanh và chủ yếu là phòng xuất nhập khẩu. Chưa có chiến lược chính sách Marketing một cách có hệ thống mà chỉ có những phương hướng kế hoạch Marketing mang tính tạm thời. Các hoạt động Marketing được tiến hành như những giải pháp mang tính tình huống, không có tính lâu dài với ý nghĩa chiến lược. 2.3.2. Các công cụ Marketing-mix trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Seaprodex Saigon: Marketing-mix là một tập hợp các biến số mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý được, nó được sử dụng nhằm đạt được những phản ứng mong muốn từ phía các khách hàng mục tiêu. Các công cụ của chính sách Marketing-mix là: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Tuy công ty chưa xây dựng chính sách Marketing-mix một cách có hệ thống nhưng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh, công ty Seaprodex Saigon cũng đã đề cập đến các công cụ của chính sách Marketing-mix. 2.3.2.1. Chính sách sản phẩm: Sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên của Marketing-mix, các yếu tố còn lại của chính sách này được xác định trên yếu tố sản phẩm đã được xác định. Quyết định về sản phẩm của công ty là đưa ra các quyết định về cơ cấu chủng loại sản phẩm, chất lượng, bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty được căn cứ vào: khả năng, tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của công ty và của các nhà cung cấp. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh tươi sống và một số mặt hàng giá trị gia tăng. Bao gồm: Mực, bạch tuộc: Đây chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, và Hàn Quốc luôn là nhà nhập khẩu lớn nhất hai mặt hàng này. Các sản phẩm được tiêu thụ mạnh là: mực cắt khoanh, mực nang shasimi, mực cắt quả thông, bạch tuộc xếp hoa… Cá: Mặt hàng xuất khẩu này của công ty khá phong phú, bao gồm các loại cá đông lạnh như: cá nục, cá ngừ, cá hồi, cá tra, cá basa…Trong đó công ty xuất khẩu nhiều nhất là cá basa. Các loại cá basa xuất khẩu: Fillets basa đóng IQF, basa đóng block, basa cắt khoanh, basa cuộn tròn, basa nguyên con lột da….và một số mặt hàng giá trị gia tăng từ cá basa như: Fillets basa tẩm bột, basa cắt khúc tẩm bột, chả cá basa, basa xiên que… Tôm: Mặt hàng này được dân chúng Mỹ rất yêu thích và tiêu thụ với khối lượng lớn. Các mặt hàng tôm chính bao gồm các loại tôm đông còn vỏ, tôm đông bóc vỏ, các loại tôm chế biến. Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này thì công ty phải cạnh tranh rất nhiều với các loại tôm của Thailand, Trung Quốc vốn chất lượng cao mà giá lại rẻ hơn giá tôm của Việt Nam. Cua, ghẹ, nghêu, sò: Chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng hàng tươi sống, đông lạnh và hầu như là không chế biến thành các mặt hàng giá trị gia tăng. Chất lượng sản phẩm: Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thương trường đầy cạnh tranh thì cũng phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Nhận thức được điều này thì công ty Seaprodex Saigon luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty mình và luôn cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm: kích thước, chất bảo quản, điiều kiện bảo quản…. Chất lượng tăng kéo theo sự tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty. Một số bạn hàng đã đánh giá cao về chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty hơn trước. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng thủy sản xuất khẩu của công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu nước ngoài, mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm. Bao bì, nhãn hiệu: Tuy công ty đã có nhiều cải biến về chất lượng và mẫu mã bao bì nhưng hầu hết các bao bì rất giản đơn, ko có gì là đặc sắc cả. Trên các bao bì đều cung cấp cho khách hàng biết xuất xứ và các thông tin chi tiết về sản phẩm. 2.3.2.2. Chính sách giá cả: Vì công ty Seaprodex Saigon chỉ là một công ty nhỏ nên khi tham gia vào thị trường thế giới phải chấp nhận giá. Ngoài ra, mặt hàng thủy sản là mặt hàng có tính đồng nhất cao, ít có khả năng tạo sự khác biệt nên nếu đặt giá cao thì khách hàng sẽ chuyển sang mua của đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy khi đưa ra quyết định giá bán cho sản phẩm của mình công ty chấp nhận mức giá của thị trường. Mặt khác, do phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước sau đó xuất bán lại cho các đối tác nước ngoài với vai trò là trung gian thương mại vì vậy công ty phụ thuộc nhiều vào giá bán của các nhà cung cấp trong nước. Khi bán với mức giá thị trường thì lợi nhuận thu được của công ty không cao lắm. Công ty thường xác định giá bán cho khách hàng theo mức giá CFR. Thực tế thì giá bán của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như: ảnh hưởng của giá thế giới dẫn đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nước, các quy định về chất lượng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lược giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung-cầu của hàng thủy sản xuất khẩu. Vì vậy công ty nên đề ra biện pháp nhằm đảm bảo tối thiểu hóa chi phí sản xuất để có thể đảm bảo khả năng chống đỡ được những rủi ro mang tính khách quan. 2.3.2.3. Chính sách phân phối: Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì việc lựa chọn kênh phân phối vừa thuận lợi nhưng cũng vừa là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp. Thuận lợi ở chỗ doanh nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn kênh phân phối để rút ngắn khoảng cách giữa người xuất khẩu và người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với mục đích yêu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Công ty Seaprodex Saigon xuất khẩu theo cả hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Nhưng thực tế thì công ty xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu gián tiếp là chủ yếu. Xuất khẩu của công ty qua trung gian và các nhà mô giới xuất khẩu vì vậy lợi nhuận thu được không cao vì công ty phải mất một khoản tiền hoa hồng cho các dịch vụ trung gian đó. Ngoài ra, mối liên kết trong kênh phân phối còn hết sức lỏng lẽo, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên kênh, mối quan hệ thường diễn ra ở các hợp đồng mua bán riêng lẻ, đứt đoạn. Các bên tham gia không có sự gắn kết lâu dài và họ thường mặc cả một cách quyết liệt, để có thể mua với giá thấp. Phải nhìn nhận rằng sản phẩm của công ty vẫn còn nhiều hạn chế nhưng vấn đề còn ở việc đàm phán và ký kết hợp đồng chưa chặt chẽ, rõ ràng về quy định tiêu chuẩn của hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, công ty chỉ có thể điều khiển và quản lý kênh thu mua trong nước còn khi sản phẩm đã xuất ra nước ngoài thì công ty không còn khả năng kiểm soát và quản lý. Vì thực tế rất khó tiếp xúc với người tiêu dùng, cũng như tạo dựng uy tín và hình ảnh của công ty đối với họ Tuy nhiên công ty cũng thường bán hàng qua các nhà ủy thác xuất khẩu của nước ngoài, đó là những người hoặc tổ chức đại diện cho người mua nước ngoài cư trú trong lãnh thổ nước Việt Nam. Bán hàng cho các ủy thác xuất khẩu là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu của công ty vì việc thanh toán thường được đảm bảo nhanh chóng và các vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn được các nhà ủy thác đó chịu trách nhiệm. 2.3.2.4. Chính sách chiêu thị: Chiêu thị là những nỗ lực nhằm truyền thông, kích thích nhu cầu và gia tăng mức tiêu thụ trong một giai đoạn nhất định trên thị trường thế giới. Các hoạt động truyền thông được công ty Seaprodex Saigon áp dụng: Quảng cáo: Hoạt động quảng cáo chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng mức do không đủ kinh phí và do cung cách làm ăn chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả mà hoạt động quảng cáo mang lại. Phương tiện quảng cáo được công ty sử dụng chủ yếu là báo chí vì loại hình quảng cáo này ít tốn kém. Các hoạt động yểm trợ: Các xuất bản phẩm của ngành, các tạp chí thủy sản cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường trong và ngoài nước. Thông qua các chuyến đi công tác nước ngoài, các cán bộ tranh thủ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty cho khách hàng. Tham gia các gian hàng hội chợ triển lãm quốc tế tại một số nước. Nhìn chung, chính sách Marketing – mix của công ty chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều hạn chế, vì vậy công ty nên nghĩ đến một chiến lược dài hạn để xây dựng một nhãn hiệu cho riêng mình, có như vậy mới có thể nâng cao vị thế của công ty và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 2.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty Seaprodex Saigon: 2.3.3.1. Những thành tựu đạt được: Mặc dù hoạt động Marketing chưa được thực hiện một cách có bài bản nhưng trong những năm qua công ty Seaprodex Saigon cũng đã đạt được những bước tiến nhất định: Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Hơn 15 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực XNK thủy sản, với bề dày kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh của mình, công ty Seaprodex Saigon đã tìm cho mình một vị thế lớn mạnh trong ngành xuất khẩu thủy sản. Từ các đối tác lâu năm đến các đối tác mới đều biết đến công ty như một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực XNK thủy sản của Việt Nam. Với phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu nên từ ngày thành lập, công ty đã chú trọng đến chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng, giá cả…nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các bên. Kết quả là công ty đã có khá nhiều đối tác lâu năm. Cho đến nay thì công ty đã có quan hệ kinh doanh xuất khẩu với hơn 20 quốc gia trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm và chất lượng hàng hóa ngày càng được cải thiện và nâng cao, được các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ… chấp nhận. Có mạng lưới khách hàng ổn định, tuy chưa nhiều nhưng hàng năm đều có thêm bạn hàng và thị trường mới. Giá bán của công ty tương đối thấp nên đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh về giá. Sau khi cổ phần hoá, thương hiệu và uy tín của công ty đã được nhiều người biết đến, tạo sự chú ý cho các nhà đầu tư tiềm năng và thu được nguồn vốn lớn tài trợ cho các hoạt động của công ty. 2.3.3.2. Những hạn chế còn tồn đọng: Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động Marketing của công ty còn những hạn chế sau: Hoạt động Marketing diễn ra một cách rời rạc, chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính hệ thống. Công ty chỉ mới chú trọng đến sản xuất, đồng nhất hoạt động Marketing chỉ là hoạt động bán ra những mặt hàng mà mình có. Chưa có phòng ban chuyên trách về Marketing, vì vậy hầu hết các hoạt động đều mang tính chất tình thế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ mang tính chiến lược. Hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn còn rất yếu và công ty chưa có sự đầu tư đúng mức về lĩnh vực này. Chủ yếu hoạt động marketing của công ty được thực hiện thông qua website www.seaprodexsaigon.com.vn và thông qua các hội chợ triển lãm hàng thủy sản và hàng lương thực - thực phẩm trong và ngoài nước. Công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường mang tính chất thụ động. Các yếu tố Marketing-mix chưa phát huy hết tác dụng của nó: chất lượng sản phẩm tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng của khách hàng, chủng loại mặt hàng nghèo nàn. Tuy công ty đã chú trọng đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm nhưng đa số các mặt hàng vẫn còn ở dạng sơ chế và gia công, việc chế biến vẫn còn thông qua các đối tác trong nước thực hiện. Điều này đẩy công ty vào thế bị động trong khâu nguyên liệu, chế biến vì vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp khác mà đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đến từ đồng bằng Sông Cửu Long như: Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản An Giang (AGIFISH), Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre (AQUATEX BENTRE), công ty Cổ Phần Thủy Sản và XNK Côn Đảo (COIMEX), công ty XNK Thủy Sản Kiên Giang…vì các công ty này vốn có sẵn các thuận lợi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và giá nhân công rẻ. Hệ thống phân phối chưa hợp lý và chính sách xúc tiến khuếch trương chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Như vậy, song song với những ưu điểm và thành tựu đạt được thì công ty vẫn còn tồn đọng một số yếu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy công ty cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY SEPRODEX SAIGON 3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất giải pháp: 3.1.1. Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của thế giới: Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), tổng nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới dự kiến sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2.1%/năm. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0.8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1.5% đã đạt được trong 20 năm trước. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13.7 kg vào năm 2010 và 14.3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu về shellfish (thuỷ sản có vỏ) và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4.7 và 4.8 kg/người. ®Dự báo tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước: Bảng 3.1 Bảng dự báo tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước Đơn vị: Triệu tấn 2005 2010 2015 Thế giới 144.5 157.2 183.0 -Tiêu dùng cho thực phẩm 107.5 117.2 138.0 +Các nước đang phát triển 74.5 82.4 99.1 +Các nước phát triển 33 34.8 38.9 -Hao hụt và tiêu dùng khác 37 40 45 (Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product 2010 - 2015) Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1.3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0.2%. Nhu cầu về bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1.1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 0.5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu về bột cá ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2.6%/năm cho tới năm 2010 và 1.4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015. Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao. Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất. Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn... Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường. ®Triển vọng sản lượng thuỷ sản thế giới: Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ đạt mức 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2.1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1.6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 45% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015. Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2.7% một năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4.1% một năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo. Hình 3.2 Biểu đồ dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới ®Dự báo sản lượng thủy sản thế giới: Bảng 3.3 Bảng dự báo sản lượng thủy sản thế giới ĐVT: Triệu tấn 2005 2010 2015 Tổng sản lượng 140.5 159 172 -Sản lượng đánh bắt 95 95.5 94.5 -Sản lượng nuôi trồng 45.5 63.5 77.5 (Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium-term projections to the years 2010 and 2015 ) So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 9.4 triệu tấn vào năm 2010 và 10.9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu về nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác. ®Thị hiếu tiêu thụ: Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi... Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu về thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. ®Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới: Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9.5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9.7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4.2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất. Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu. Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010. Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu vào về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống còn khoảng 10.6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10.3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1.7 triệu tấn hiện nay lên 2.4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2.6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0.2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay. Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan_NH.doc
  • docbia.doc
  • docloi cam on LV.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan