Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG 3

1.1.1. Khái niệm về tín dụng 3

1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của tín dụng 4

1.1.3. Bản chất của tín dụng 5

1.1.4. Chức năng của tín dụng 5

1.1.5. Vai trò của tín dụng 5

1.2. Phân loại tín dụng 7

1.2.1. Dựa vào thời hạn cho vay 7

1.2.2. Dựa vào mục đích sử dụng vốn 7

1.2.3. Dựa vào phương thức cho vay 7

1.2.4. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 8

1.2.5. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay 8

1.2.6. Dựa vào hình thái giá trị tín dụng 8

1.2.7. Dựa vào xuất xứ tín dụng 8

1.3.Quy trình tín dụng 9

1.4. Chất lượng tín dụng 16

1.4.1. Khái niệm 16

1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 17

1.4.2.2. Đối với khách hàng 18

1.4.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng 18

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá 19

1.4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính 19

1.4.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 20

1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 24

1.4.3.1. Nhân tố không kiểm soát được 24

1.4.3.2. Nhân tố kiểm soát được 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 30

2.1. Giới thiệu về Quỹ tín dụng Trung ương 30

2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 30

2.1.2. Đôi nét về quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Định 30

2.1.2.1. Giới thiệu về QTDTW chi nhánh Nam Định 30

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của QTDTW Chi nhánh Nam Định 31

2.1.3. Các sản phẩm, dịnh vụ của QTDTW Chi nhánh Nam Định 35

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Đinh 36

2.2.1. Công tác huy động vốn 36

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 40

2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác 42

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 43

2. 3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam Định 45

2.3.1. Các chỉ tiêu định tính 45

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 46

2.3.2.1. Dư nợ và kết cấu dư nợ 46

2.3.2.2. Doanh số cho vay 51

2.3.2.3 Doanh số thu nợ 54

2.3.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn 58

2.3.2.5 Vòng quay vốn tín dụng 59

2.3.2.6. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 60

2.3.2.7. Chỉ tiêu nợ quá hạn 61

2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Nam Định 63

2.4.1. Những kết quả đạt được 63

2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng 63

2.4.3. Những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 63

TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 63

3.1. Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh Nam Định 63

3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trong thời gian tới 63

3.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng 63

3.1.2.1.Định hướng chung 63

3.1.2.2.Mục tiêu hoạt động kinh doanh 63

3.2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của QTDTW Chi nhánh Nam Định 63

3.2.1 Tăng cường hoạt động huy động vốn 63

3.2.2. Thực hiện tốt quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định 63

3.2.3. Mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng – chiến lược kinh doanh mới 63

3.2.4. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin 63

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thu hút và mở rộng khách hàng 63

3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 63

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 63

3.2.8. Đổi mới công nghệ 63

3.2.9. Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng bù đắp rủi ro 63

3.2. Một số kiến nghị 63

3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 63

3.2.1.1. Hoàn thiên và tạo lập một môi trường pháp lý cũng như các chính sách của Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động tín dụng. 63

3.3.1.2. Sủ dụng tốt các công cụ tiền tệ 63

3.3.1.3. Tăng cường hiệu quả của hệ thống thông tin 63

3.3.2. Kiến nghị với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 63

KẾT LUẬN 63

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định đạt 335,5 tỷ đồng tăng 91 tỷ đồng so với năm 2007 với mức tăng là 27,1%. Năm 2009 tiếp tục bám sát thị trường và thực hiện nghiêm túc các chính sánh vĩ mô của NHNN để có thể đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý. Do vậy, năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 554,5 tỷ đồng tăng 128 tỷ đồng so với 2008 với mức tăng 30%. Bảng 2: Quy mô và tốc độ huy động vốn của QTDTW Chi nhánh Nam Định Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 335,5 426,5 554,5 I. Phân theo kỳ hạn 100% 100% 100% 1. Không kỳ hạn 7,0 2,1% 23,5 5,5% 19,4 4,5% 2. Có kỳ hạn 328,5 97,9% 403 94.5% 535,1 96.5% II. Phân theo đối tượng 100% 100% 100% 1. Tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở 14,1 4,2% 14,1 3.3% 9,4 1,7% 2. Tiền gửi dân cư 316,4 94,3% 406,8 95.4% 538,4 97.1% 3. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 5,0 1,5% 5,6 1.3% 6,7 1,2% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009 ) Qua bảng số liệu ta có thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều qua năm. Nguồn vốn huy động phân theo 2 hình thức: huy động theo kỳ hạn và huy động phân theo đối tượng. Huy động vốn phân theo kỳ hạn: là phương thức huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Qua bảng số liệu ta thấy cả hai loại này lượng tiền huy động đều tăng qua các năm, nhưng nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 328,5 tỷ đồng chiếm 97,9% tổng nguồn huy động. Năm 2008, khi lạm phát tăng cao, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD đã khiến cho lãi suất tiền gửi thay đổi liên tục. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân không biết gửi đâu thì an toàn và có khả năng sinh lời cao nhất khi đồng nội tệ thì đang dần mất giá, theo đó năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn đạt 403 tỷ đồng. Tuy quy mô vẫn tăng so với 2007 nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 94,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, khi nền kinh tế của đất nước đã dần ổn định thì tiền gửi có kỳ hạn lại tăng so với 2008, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 96,5% tương đương với 535,1 tỷ đồng. Cùng với lượng tiền gửi có kỳ hạn thì lượng tiền không kỳ hạn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2007, đạt 7,0 tỷ đồng với tỷ trọng 2,1% trong nguồn huy động. Năm 2008, đạt 23,5 tỷ đồng tăng 16,5 tỷ đồng so với 2007 tương đương tỷ trọng 5,5% trong tổng nguồn huy động. Năm 2009, đạt 19,4 tỷ đồng tăng 2,9 tỷ đồng so với 2008 tương đương với tỷ trọng 4,5% trong tổng nguồn huy động Huy động vốn theo đối tượng bao gồm: tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở, tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ kinh tế. Trong các đối tượng này ta có thể thấy lượng tiền huy động từ dân cư là chủ yếu. Năm 2007, đạt 316,4 tỷ đồng với tỷ trọng 94,3%. Năm 2008, khi nền kinh tế bất ổn đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân thì tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể. Lượng huy động đạt 406,8 tỷ đồng tăng 90,4 tỷ đồng so với 2007. Năm 2009, tiền gửi dân cư đạt 538,4 tỷ đồng tăng 131,6 tỷ đồng và đạt 97,1% tỷ trong trong tổng nguồn vốn huy động. Để đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã có sự nỗ lực rất lớn. Tuy là một Chi nhánh mới thành lập nhưng QTDTW Chi nhánh Nam Định đã biết nắm bắt tình hình kinh tế, đã xác định được những nhu cầu “nhạy cảm” về chu chuyển vốn của các doanh nghiệp cũng như tâm lý của khách hàng để đưa ra các chiến lược huy động vốn phù hợp. Chi nhánh có lúc đã huy động cả những kỳ hạn ngắn, đồng thời các quỹ thành viên thuộc Chi nhánh nằm đã có mặt tại các xã, huyện. Do đó đã huy động được một lượng vốn dồi dào cho Chi nhánh. Bên cạnh tiền gửi dân cư tăng đều hàng năm thì tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng nhẹ qua các năm, năm 2007 đạt 5,0 tỷ đồng tương đương với tỷ trọng 1,5%, năm 2008 đạt 5,6 tỷ đồng tương đương với 1,3%,năm 2009 đạt 6,7 tỷ đồng đạt 1,2 %. Ngược lại với sự tăng trưởng của tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế thì tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2009, đạt tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm qua các năm. Năm 2007, đạt 14,1 tỷ tương đương với tỷ trong 4,2%, năm 2008 đạt 14,1tỷ đồng tuy quy mô không giảm nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 3,3%. Năm 2009, đạt 9,4 tỷ đồng giảm 4,7 tỷ đồng với tỷ trọng 1,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua đây ta thấy các quỹ cơ sở đã dần có khả năng kinh doanh độc lập, do vậy khoản tiền gửi dữ trữ để điều hòa các quỹ cơ sở ngày một giảm . 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn Cùng với hoạt động huy động huy động vốn, hoạt động cho vay cũng là một hoạt động quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với lượng vốn huy động được Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài. Bảng 3: Cơ cấu hoạt động tín dụng của QTDTW Chi nhánh Nam Định Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 I. Phân theo thời gian 100% 100% 100% 1. Cho vay ngắn hạn 100,5 64% 129,4 67% 164,2 63% 2. Cho vay trung, dài hạn 56,5 46% 63,8 33% 96,5 37% II. Phân theo đối tượng 100% 100% 100% 1. Cho vay Quỹ tín dụng thành viên 113 72% 125,6 65% 148,6 57% 2. Cho vay các thành phần kinh tế 44 23% 67,6 35% 112,1 43% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009) Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ qua ba năm Qua bảng số liệu ta thấy trong ba năm qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2007 đạt 157 tỷ đồng, năm 2008 đạt 193,2 tỷ đồng tăng 36,2 tỷ đồng tương đương với 23% so với 2007. Năm 2009 đạt 260,7 tỷ đồng tăng 67,5 tỷ đồng tương đương với 34,9% so với 2008. Hoạt động tín dụng là một trong hai hoạt động quan trọng nhất của TCTD. Vì vậy tuy là một Chi nhánh mới thành lập số dư cho vay chưa lớn so với tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn. Nhưng Chi nhánh đã mở rộng hoạt động này đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đóng trên địa bàn, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân…Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm mới như cho vay tiêu dùng để mua sắm các thiết bị trong gia đình cũng như sửa chữa nhà hay sản phẩm tài hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn đóng học phí. Chi nhánh đã đưa ra các chiến lược để phù hợp với các giai đoạn của nền kinh tế, đồng thời Chi nhánh cũng đa dạng hóa các hình thức cho vay như ngắn hạn, trung và dài hạn với quy mô khác nhau để và đặc biệt Chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động của các thành viên để có thể đóng góp kịp thời cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, nhu cầu vốn của cá tổ chức kinh tế, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người nông dân trong sản xuất đảm bảo đúng thời vụ gieo trồng và phát triển nghề phụ cũng như góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn gia đình, nâng cao thu nhập cho người dân. Điều này cũng đảm bảo cho chất lượng tín dụng được nâng cao. 2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác Bảng 4: Kết quả dịch vụ qua các năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng thu từ dịch vụ 0,15 0,19 0,26 Tăng giảm năm nay so với năm trước Số tiền 0,02 0,04 0,07 Tỷ trọng 15,3% 26,7% 36,8% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007, 2008, 2009) QTDTW Chi nhánh Nam Định là một Chi nhánh mới thành lập nên trong giai đoạn này cơ cấu sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh còn chưa phát triển, thu nhập từ dịch vụ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ truyền thống như: thanh toán trong nước, bảo lãnh, thu khác. Thu nhập từ dịch vụ năm 2007 đạt 0,15 tỷ đồng, năm 2008 đạt 0,19 tỷ đồng tăng 26,7% so với năm 2007, năm 2009 đạt 0,26 tỷ đồng tăng 36,8% so với năm 2008. Có thể thấy rằng, nguồn thu từ dịch vụ là không lớn, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh chưa thực sự phong phú. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2009 Chi nhánh đã nhận thức được việc phát triển dịch vụ là một xu hướng tất yếu của một TCTD hiện đại, nguồn thu từ dịch vụ là nguồn thu an toàn, hiệu quả. Vì thế, trong giai đoạn này Chi nhánh đã có những chính sách thích đáng và các chiến lược phù hợp cho công tác phát triển dịch vụ. Với chủ trương đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ nên giai đoạn 2007-2009 các danh mục sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đa dạng nhưng Chi nhánh cũng đã triển khai được một số sản phẩm mới như: chuyển tiền nhanh qua Western Union; dịch vụ thu hộ; chi hộ cho doanh nghiệp. Đồng thời, chất lượng dịch vụ đã tăng cao, hoạt động dịch vụ đều tăng qua các năm từ 25%-30%. Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ QTDTW Việt Nam nói chung và của QTDTW Chi nhánh Nam Định còn chưa phong phú đa dạng, mới chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống. Vì vậy các sản phẩm dịch vụ không có sức hút đối với khách hàng và khả năng cạnh tranh với các TCTD đã được thành lập từ lâu năm và uy tín đã được khẳng định. 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Giai đoạn 2007-2009 nền kinh tế có nhiều các biến động ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thêm vào đó, QTDTW Chi nhánh Nam Định là một Chi nhánh mới thành lập được gần 9 năm. Nhưng trong suốt ba năm qua Chi nhánh đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Vì vậy, giai đoạn này Chi nhánh đã khẳng định được kết quả mà Chi nhánh đã thực hiện đúng mục tiêu, định hướng của QTDTW đề ra ngay từ khi mới thành lập. Đồng thời, Chi nhánh đã khẳng định được chất lượng tín dụng đối với khách hàng. Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng thu 15,1 18,4 22,6 1. Thu từ tiền gửi 0,22 0,17 0,32 2. Thu từ hoạt động tín dụng 14,5 17,8 21,5 3. Thu khác 0,38 0,43 0,78 Tổng chi 12,6 16,3 19,87 1. Trả lãi tiền gửi 9,37 13 15,9 2. Thanh toán chuyển tiền 0,03 0,04 0,04 3. Dự phòng rủi ro 0,77 0,83 1,15 4. Bảo hiểm tiền gửi 0,02 0,03 0,05 5. Về tài sản 0,15 0,35 0,53 6. Chi lương 1,77 1,78 1,81 7. Chi khác 0,49 0,27 0,39 Lợi nhuận trước thuế 2,5 2,1 2,73 Thuế 0,7 0,525 0,68 Lợi nhuận sau thuế 1,8 1,575 2,05 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007, 2008, 2009) Thông qua bảng số liệu ta thấy thu nhập và chi phí của Chi nhánh đều tăng qua hàng năm. Thu nhập năm 2007 đạt 15,1 tỷ đồng, năm 2008 đạt 18,4 tỷ đồng tăng 3,3 tỷ đồng tương đương 21,8% so với năm 2007, năm 2009 đạt 22,6 tỷ đồng tăng 4,2 tỷ đồng tương đương 22,8%. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng chủ yếu chiếm trên 95% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nguồn thu khác cũng tăng đều hàng năm, đặc biệt là năm 2009 tăng 81,4% (đạt 0,78 tỷ đồng) tức là 0,35 tỷ đồng. Ngoài ra nguồn thu từ hoạt động tiền gửi không tăng đều hàng năm nhưng cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ góp phần vào thu nhập của Chi nhánh. Trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày một gay gắt. Để tồn tại và phát triển QTDTW Nam Định đã không ngừng cải tiến và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của mình, do đó dẫn đến hệ quả là tổng chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2007 chi phí là 12,6 tỷ đồng, năm 2008 đã tăng lên 3,7 tỷ đồng tương đương với 29% và năm 2009 thì tăng 21,9%. Trong tổng chi phí thì chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên về quy mô hoạt động cũng như kỳ hạn hoạt động. Đồng thời, hoạt động tín dụng luôn gắn liền với các rủi ro nên để đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền thì hàng năm Chi nhánh đã dành một khoản tiền tương đối cho chi phí dự phòng rủi ro và chi phí bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, trong những năm qua lạm phát tăng cao để đảm bảo cho cuộc sống của cán bộ công nhân viên thì chi phí lương cũng ngày một tăng theo. Thời gian gần đây khi lãi suất của các TCTD tăng mạnh đã khiến sự cạnh tranh thu hút khách hàng ngày càng trở nên gay gắt. Hơn nữa, tiền gửi là nguồn vốn huy động chủ yếu nên trả lãi tiền gửi cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Chi nhánh. Nhằm giữ chân các khách hàng cũ thu hút các khách hàng mới Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp tăng lãi suất tiết kiệm, lãi suất tiền gửi đã làm chi phí tiền gửi tăng lên kéo theo tổng chi phí tăng lên. Tuy nhiên, sự tăng lên về chi phí không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Chi nhánh. Biểu đồ 3: Lợi nhuận qua các năm Qua biểu đồ và số liệu thực tế ta thấy lợi nhuận trong ba năm qua của Chi nhánh không tăng đều hàng năm nhưng Chi nhánh vẫn làm ăn có lãi bởi sự tăng lên của thu nhập lớn hơn sự tăng lên của chi phí. Với những kết quả đạt được như trên đã thấy, ta có thể cho rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh bước đầu đã có những bước đi vững chắc. Trong đó, hoạt động tín dụng đã khẳng định được cho vay là đúng đối tượng, đúng mục đích. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của mình để Chi nhánh có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình với các TCTD trên cùng địa bàn. 2. 3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam Định 2.3.1. Các chỉ tiêu định tính Uy tín của Chi nhánh Trong những năm qua hoạt động của QTDTW Chi nhánh Nam Định đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là giai đoạn 2007-2009 tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước đã có rất nhiều phức tạp và không ổn định. Vì vậy, nền kinh tế nước nhà đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nam Định là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển mới chỉ có một vài khu công nghiệp vừa và nhỏ chưa thu hút được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng, giao thông đang trong quá trình xây dựng và tu sửa. Vì vậy, môi trường kinh tế xã hội cũng không có nhiều thuận lợi. Đồng thời, QTDTW Chi nhánh Nam Định là một Chi nhánh mới thành lập chưa được bao lâu mạng lưới giao dịch chỉ tập trung ở những vùng đông dân cư, vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, phương thức hoạt động, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công tác thanh toán… còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó lãi suất trong thời gian qua lên-xuống thất thường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu phát triển là phải nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và phải luôn tìm hiểu, trau dồi cũng như phải thực hiện tốt các văn bản, quy định của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của pháp luật và của Nhà nước. Nhờ vậy, Chi nhánh đã phát triển, mở rộng các dịch vụ, luôn kiểm soát nợ chặt chẽ, tăng cường thu hồi nợ quá hạn đồng thời kết hợp với những chính sách đảm bảo cho hoạt động của tín dụng của Chi nhánh cũng như hoạt động của 50 Quỹ tín dụng thành viên khác. Với những kết quả đạt được Chi nhánh phần nào đã khẳng định được chất lượng tín dụng cũng như uy tín của QTDTW nói chung và của Chi nhánh Nam Định nói riêng. Hiệu quả tín dụng tốt là phải đảm bảo sự tồn tại của TCTD Trong ba năm qua chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã ngày một tăng lên theo thời gian và đã được khẳng định là chất lượng tốt, đảm bảo an toàn. Các khoản nợ quá hạn mới, nợ khó đòi đã được giảm dần, thêm vào đó tình hình thu nợ đọng của Chi nhánh ngày một tốt hơn. Điều này đã đem lại thu nhập ngày một tăng cho Chi nhánh, bên cạnh đó công tác thẩm định và quy trình tín dụng của Chi nhánh luôn đảm bảo đúng và tuân thủ quy định của ngành cũng như của pháp luật Hiệu quả tín dụng tốt là phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của ngành, của địa phương và của đất nước Cùng với các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định thì Chi nhánh QTDTW đã góp một phần không nhỏ để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển. Chi nhánh đã biết chú trọng vào việc cấp tín dụng đối với các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của đất nước. Điều này đã có vai trò thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng là đem lại thu nhập cho Quỹ tín dụng và cho ngân sách Nhà nước. 2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 2.3.2.1. Dư nợ và kết cấu dư nợ Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một TCTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của TCTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì dư nợ sẽ tăng, mức dư nợ của QTDTW Chi nhánh Nam Định ngày một tăng được thể hiện qua bảng sau: Dư nợ cho vay theo thời gian Bảng 6: Tình hình dư nợ theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 23,1% 34,9% Ngắn hạn Tỷ trọng 100,5 64% 129,4 67% 164,2 63 28,8% 26,9% Trung, dài hạn Tỷ trọng 56,5 46% 63,8 33% 96,5 37% 12,9% 51,3% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009) Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian Trong hoạt động tín dụng các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản và độ an toàn cao hơn so với cho vay trung, dài hạn. Vì thế, qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy Chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung, dài hạn và có xu hướng tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Cụ thể là: năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 100,5 tỷ đồng chiếm 64% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 129,4 tỷ đồng chiếm 67% và tăng so với năm 2007 là 28,8%. Đến cuối năm 2009 đạt 164,2 tỷ đồng tăng 34,8 tỷ đồng tương đương với 26,9% so với năm 2008, tuy nhiên tỷ trọng giảm xuống còn 63% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn có đặc điểm thu hồi nợ nhanh nên dư nợ ngắn hạn giảm xuống là do các khoản nợ ngắn hạn đã được thu hồi đúng thời hạn. Điều này đã làm cho vốn của Chi nhánh có thể quay vòng nhanh, giảm thiểu rủi ro và giúp Chi nhánh quản lý các khoản cho vay ngắn hạn một cách dễ dàng đồng thời chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Trong những năm gần đây dư nợ tín dụng trung, dài hạn liên tục tăng về quy mô, tuy nhiên dư nợ cho vay này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2007 đạt 56,5 tỷ đồng chiếm 46% tổng dư nợ. Năm 2008 đạt 63,8 tỷ đồng chiếm 33% trong tổng dư nợ, tăng 12,9% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 96,5 tỷ đồng, năm này dư nợ tín dụng trung, dài hạn đã tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với năm 2008, tăng 32,7 tỷ đồng tương đương với 51,3%. Mặc dù, Chi nhánh đã có nhiều sự cố gắng nhưng cần nỗ lực hơn nữa để có thể tăng tỷ trọng cũng như quy mô của tín dụng trung và dài hạn từ đó có thể tăng đáng kể thu nhập để có thể kéo theo lợi nhuân của Quỹ tín dụng cũng tăng theo. Dư nợ theo đối tượng Bảng 7: Tình hình dư nợ theo đối tượng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 23,1% 34,9% QTD thành viên Tỷ trọng 113 72% 125,6 65% 148,6 57% 11% 16,7% Cho vay các TPKT Tỷ trọng 44 23% 67,6 35% 112,1 43% 53,6% 65,8% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009) Biểu đồ 5: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng Xét cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng của Chi nhánh thì dư nợ cho vay QTD thành viên là chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ cho vay các thành phần kinh tế. Nhưng theo từng năm thì tỷ lệ này đang ngày một cân bằng, cho vay QTD thành viên ngày một giảm và cho vay các TPKT ngày một tăng. Năm 2007 dư nợ cho vay QTD thành viên là 113 tỷ đồng chiếm 72%. Năm 2008, tuy quy mô vẫn tăng lên đến 125,6 tỷ đồng nhưng tỷ trọng giảm còn 57% trên tổng dư nợ cho vay. Sở dĩ cho vay các QTD thành viên chiếm tỷ trọng cao hơn trong những năm đầu vì trong thời gian này vốn hoạt động các QTD thành viên còn yếu và để thực hiện đúng nhiệm vụ của QTDTW đề ra là phải điều hòa vốn, chăm sóc hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ tín dụng cho các Quỹ thành viên. Vì vậy, Chi nhánh phải cho các Quỹ thành viên vay để họ có thể trang bị các thiết bị kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là từng bước nâng cao nghiệp vụ tín dụng, từ đó các thành viên có thể đưa ra những chính sách kinh doanh phù hợp với địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó trong những năm đầu hoạt động Chi nhánh vẫn chưa tạo được niềm tin đối với các khách hàng cũng như các thành phần kinh tế trên địa bàn của Tỉnh. Tuy nhiên, những năm qua Chi nhánh cũng đang dần từng bước nâng cao uy tín và tạo dựng cho các Quỹ thành viên một cơ sở vững chắc để có thể độc lập kinh doanh. Từ đó, Chi nhánh sẽ thay đổi cơ cấu cho vay. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu và biểu đồ. Năm 2007, cho vay các thành phần kinh tế là 44 tỷ đồng chiếm 23% tổng dư nợ. Năm 2008 đã tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng, tăng lên 67,6 tỷ đồng chiếm 35% tổng dư nợ và tăng 53,6% so với năm 2007. Tiếp theo năm 2009 tăng 112,1 tỷ đồng chiếm 43% trong tổng dư nợ và tăng 65,8% so với năm 2008. Dư nợ có tài sản đảm bảo Bảng 8: Tình hình dư nợ có TSĐB Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 23,1% 34,9% Có TSĐB Tỷ trọng 109,9 70% 146,8 76% 218,9 83,9% 33,6% 49,1% Không có TSĐB Tỷ trọng 47,1 30% 46,4 24% 41,8 16,1% -1,5% -9,9% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009) Biểu đồ 6: Cơ cấu dư nợ có tài sản đảm bảo Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, Chi nhánh đang từng bước thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng cho vay, giảm dần tỷ trọng cho vay không có TSĐB thay vào đó là tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB. Tuy nhiên, khi cho vay không có TSDB là Chi nhánh đã phải cân nhắc tìm hiểu về khách hàng, khách hàng có thể vay trong trường hợp này là những doanh nghiệp lớn có uy tín. Tuy vậy, trong nền kinh tế hiện nay với rất nhiều các phức tạp, không ổn định để đảm bảo cho chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, tránh được những rủi ro không mong muốn thì Chi nhánh càng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc cho vay cũng như điều kiện tín dụng. Vì thế, việc cho vay bằng TSDB ngày một tăng và luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2007 dư nợ có TSDB đạt 109,0 tỷ đồng chiếm 70% trong tổng dư nợ. Năm 2008 đạt 146,8 tỷ đồng chiếm 76% tổng dư nợ và tăng so với năm 2007 là 33,6%. Năm 2008 dư nợ có TSDB đạt 218,9 tỷ đồng tăng 49,1% so với năm 2008. Vì các lý do như trên thì dư nợ không có tài sản đảm bảo đã giảm xuống. Năm 2007 đạt 47,1 tỷ đồng chiếm 30% trong tổng dư nợ. Năm 2008 giảm xuống còn 46,4 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng dư nợ và giảm 1,5% so với năm 2007. Đặc biệt là năm 2009 giảm xuống 9,9% so với năm 2008 cả về quy mô lẫn tỷ trọng và chỉ đạt 41,8 tỷ đồng chiếm 16,1% trong tổng dư nợ. 2.3.2.2. Doanh số cho vay Doanh số cho vay là hoạt động chủ yếu của bất kỳ một TCTD nào. Sự chuyển hoá vốn tiền tham gia vốn tín dụng cho nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân…trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với các TCTD mà còn đối với cả nền kinh tế. Bởi vậy cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của các TCTD từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh. Nhận thức được điều đó QTDTW Chi nhánh Nam Định đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh tới mọi tầng lớp xã hội và luôn lấy chất lượng tín dụng làm mục tiêu để đảm bảo phục vụ khách hàng là tốt nhất. Doanh số cho vay theo thời gian Bảng 9: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Doanh số cho vay 240 293,5 362,5 22,3% 23,5% Ngắn hạn Tỷ trọng 187,9 78,3% 240,2 81,8% 303,4 83,7% 27,8% 26,3% Trung, dài hạn Tỷ trọng 52,1 21,7% 53,3 18,2% 59,1 16,3% 2,3% 10,9% (Nguồn: phòng kế toán, ngân quỹ của QTDTW Chi nhánh Nam Định) Biểu đồ 7: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số cho vay tăng nhẹ qua các năm. Năm 2007 đạt 240 tỷ đồng, năm 2008 đạt 293,5 tỷ đồng tăng 53,5 tỷ đồng tương đương 22,3% so với năm 2008, đến 31/12/2009 tăng 69 tỷ đồng tương đương 23,5% so với năm 2008 tức là đạt 303,4 tỷ đồng. Giai đoạn 2007-2009 nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, có lúc nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, thời kỳ này các doanh nghiệp, các TCKT, xã hội… tham ra vào thị trường không nhiều và có thái độ dè trừng. Trong thời gian này để vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009 các công ty, doanh nghiệp… đã dừng mọi hoạt động đầu tư cũng như các dự án hay các chiến lược phát triển kinh tế có thời gian trung, dài hạn để tập trung vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính tồn tại và phát triển vũng chắc. Tuy nhiên, cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ QTDTW Chi nhánh Nam Định đã nỗ lực không ngừng mở rộng tìm kiếm các khách hàng mới, bên cạnh đó luôn tạo quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống để đảm bảo cho doanh số cho vay của Chi nhánh luôn đạt đúng chỉ tiêu cũng như để nâng cao chất lượng tín dụng. Trong hoạt động tín dụng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên 75% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là việc cho vay ngắn hạn dễ hơn cho vay các khoản trung, dài hạn nhất là trong khâu thẩm định. Do nguồn vốn ngắn hạn cũng chiếm đa số trong tổng nguồn doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2007 đạt 187,9 tỷ đồng chiếm 78,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31591.doc
Tài liệu liên quan