Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

Trang

 

Lời mở đầu 1

 

Phần một. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh 3

I- Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp. 3

1- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 3

1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh. 3

1.2. Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh. 5

1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 5

1.2.2. Đặc điểm của phạm trù hiệu quả kinh doanh. 5

1.2.3. Phân loại của hiệu quả kinh doanh. 6

2. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp. 8

2.1. Hiệu quả kinh doanh là mục đích của quản trị kinh doanh. 8

2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh. 9

II. Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 10

1. Nhóm nhân tố chủ quan. 10

1.1. Lực lượng lao động. 10

1.2. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. 11

1.3. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp . 11

1.4. Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp. 11

1.5. Nhân tố toán kinh tế. .

2. Nhóm nhân tố khách quan. 13

2.1. Môi trường pháp lý. 13

2.2. Môi trường kinh tế. 13

III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 14

1. Các quan điểm cơ bản. 14

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 15

2.1. Chuẩn hoá một số khái niệm dùng để phân tích. .

2.2. Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, chỉ tiêu hiệu quả bộ phận và mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ tiêu này. .

2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. .

3. Phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích. 17

3.1. Phương pháp so sánh. 17

3.2. Phương pháp loại trừ. 18

 

Phần hai. Thực trạng tình hình thực hiện hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất 19

I- những nét khái quát về Công Ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất. 19

1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất qua các thời kỳ. 19

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. 20

2.1. Chức năng. 20

2.2. Nhiệm vụ. 20

3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất. 20

4. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. 21

4.1. Giám đốc. 22

4.2. Phó giám đốc. 22

4.3. Kế toán trưởng. 22

4.4. Các phòng ban chức năng. 22

II- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. 25

1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất 25

2. Đặc điểm về lao động của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. 26

III. Phân tích tình hình thực hiện hiệu quả ở Công ty thiết kế Công nghiệp hóa chất 26

1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào. 27

1.1. Chỉ tiêu vốn kinh doanh. 28

1.2. Phân tích chỉ tiêu lao động. 32

2. Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả. 33

2.1. Doanh thu. 33

2.2. Lợi nhuận. 35

3. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất. 37

3.1 Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu. 37

3.2. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh. 41

3.3. Phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn kinh doanh. 40

3.5. Phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động. 43

3.6. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của tài sản cố định 46

3.7. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn vốn lưu động 47

3.8. Phân tích chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động. 49

3.9. Phân tích chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động. 50

Phần Ba. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất 53

I- Phương hướng nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới. 53

1- Cơ sở hoạch định phương hướng mục tiêu. 53

2. Phương hướng nhiệm vụ năm 2001 và trong giai đoạn tới của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất. 54

3- Phương hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2001. 56

II- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất. 58

1- Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất . 58

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất. 61

2.1. Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty. 61

2.1.1. Biện pháp tăng doanh thu. 61

2.1.2. Các giải pháp giảm chi phí. 62

2.2. Biện pháp tổ chức quản lý. 63

2.3. Quản lý chiến lược marketing. 64

Kết luận. 67

Tài liệu tham khảo 69

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh phí ngăn ngừa các vi phạm chế độ chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp. + Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích các hoạt động tài chính. + Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quả lý tài chính trong công ty. +Tổ chức phân công trách nhiệm việc bảo quản lưu trữ hồ sơ đặc biệt là các hoá đơn chứng từ quan trọng. d) Văn phòng: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức sắp xếp, bố chí lịch họp, lịch công tác trong Công ty, lịch tiếp khách và chuẩn bị đón tiếp khách của Công ty. đ) Phòng Q.A Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý chất lượng trong toàn Công ty. * Khối thực hiện dự án: Bao gồm các phòng ban chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các dự án công trình của Công ty. Khối quản lý dự án bao gồm các phòng sau: Trung tâm tư vấn đầu tư: Có chức năng thực hiện các công việc tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng như lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, tổng dự toán. cho các công trình, dự án đầu tư. Phòng thiết kế công nghệ lắp đặt: Có chức năng thực hiện thiết kế về công nghệ và lắp đặt cho các công trình Phòng thiết kế điện do lường tự động hoá thực hiện thiết kế điện, đo lường cho các công trình và hạng mục công trình xây dựng. Phòng thiết kế thiết bị thực hiện thiết kế các thiết bị phục vụ các công trình như các băng tải, băng truyền các thiết bị khuấy trộn... Phòng thiết kế xây dựng thực hiện thiết kế các công trình hoặc các hạng mục công trình. Tổ cấp thải nước thực hiện nghiên cứu thiết kế hệ thông cấp nước và thải nước cho các công trình. Tổ xuất bản. * Khối nghiên cứu thi công: - Trung tâm kỹ thuật công nghiệp hoá chất và môi trường. - Trung tâm chống ăn mòn và kiểm định công trình. - Xưởng sản xuất thực nghiệm Cầu Diễn. II- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. 1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất * Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất là Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật, tư vấn, thiết kế các công trình đầu tư mới, chế tạo mở rộng các công trình hiện có thuộc các nghành: + Hoá chất cơ bản. + Tuyển quặng. + Phân bón. + Dầu – khí và hoá dầu. + Đường và công nghiệp thực phẩm. + Chất dẻo, cao su sơn, chất tẩy rửa tổng hợp … * Các dịch vụ về tư vấn như: tư vấn về đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá chất, Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn xây dựng. * Quản lý và thực hiện các đề án. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công về các công trình và hạng mục công trình thuộc các quy mô khác nhau. * Quản lý thi công, giám sát thi công, giám sát tác giả. * Mua sắm cung ứng thiết bị. * Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, xử lý nước thải cho các công trình. * Chống ăn mòn hoá chất và kiểm định công trình. 2. Đặc điểm về lao động của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên và các kỹ sư có nhiều năng lực, kinh nghiệm chuyên môn cao thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hiện nay tổng số lao động của Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất là 260 người. Trong đó có 5 tiến sĩ, 125 kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong nhiều ngành kỹ thuật khác nhau: công nghệ, thiết bị máy hoá chất, kiến trúc xây dựng, tự động hoá, cấp thải nước, môi trường. Như vậy lực lượng lao động có trình độ như vậy là phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm như trên đã đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cả công ty trong thời gian qua. Công ty thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ chủ chất từ cấp phòng ban đến cấp Công ty để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như là nhu cầu lâu dài của Công ty. Được sự hỗ trợ của Tổng công ty cho chương trình tăng cường năng lực của công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. Hàng năm công ty tích cực kết hợp tự đào tạo kèm cặp thông qua các công việc cụ thể cũng như mạnh dạn bố trí cán bộ đi đào tạo tại các khoá học về lý luận chính trị, quản lý nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn cho các cán bộ trong công ty. III. Phân tích tình hình thực hiện hiệu quả ở Công ty thiết kế Công nghiệp hóa chất Hiệu quả kinh doanh được xác định bằng thương số giữa kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào qua hai quan hệ sau: Yếu tố đầu ra Yếu tố đầu vào Hoặc: Yếu tố đầu vào Yếu tố đầu ra Vì vậy muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh thì trước hết phải đánh giá được các kết quả cũng như yếu tố đầu vào. 1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào. Hàng năm số hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết không ngừng tăng lên cả về số lượng và giá trị. Năm 1998 Công ty đã ký kết và triển khai trên 50 hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác, trong đó số hợp đồng trong Bộ và Tổng công ty là 28, số hợp đồng các đơn vị khác là 15, số hợp đồng kinh tế với công ty nước ngoài là 8 với tổng giá trị các hợp đồng là hơn 11 tỉ đồng. Năm 1999 Công ty đã ký kết và triển khai trên 80 hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác trong đó số hợp đồng trong lĩnh vực thiết kế là 42, tư vấn là 20, thầu thi công và các dịch vụ khoa học khác 12. Tổng giá trị công việc theo hợp đồng đã kí là trên 15 tỉ đồng. Năm 2000 Công ty đã ký kết và triển khai trên 80 hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác với tổng giá trị công việc theo hợp đồng đã kí là trên 23 tỉ đồng. Sở dĩ có được điều này là từ năm 1990 Công ty đã được tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO) giúp đỡ đào tạo và tài trợ trang thiết bị đồng bộ nâng cao năng lực thiết kế và tư vấn của Công ty. Hàng chục cán bộ kỹ thuật được cử đi đào tạo chuyên sâu về tư vấn thiết kế ở nước ngoài. Hiện nay tất cả các quá trình thiết kế và tính toán đều được thực hiện trên máy tính với các phần mềm chuyên dụng. Do đó, Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất khả năng tham gia dự thầu, thắng thầu và thực hiện nhiều công trình có giá trị đầu tư lớn với các điều kiện kỹ thuật phức tạp. Các hồ sơ tư vấn, thiết kế do Công ty lập được các chủ đầu tư đánh giá cao, nhiều công trình đang phát huy hiệu quả và đã được các Bộ, các địa phương, Chính phủ tặng bằng khen thưởng và huân chương. Để nâng cao chất lượng phục khác hàng hơn nữa công ty đã tiến hành công tác quản lý chất lượng trong công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000 và ngày 26/12/2000 công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9001 do tổ chức quốc tế BVQI cấp. 1.1. Chỉ tiêu vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái giá trị của mọi tài sản từ hàng hoá, thiết bị cơ bản dùng trong hoạt động kinh doanh, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh ta sử dụng Bảng 1 sau: * Khái quát tình hình. Theo bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm dần, Từ 16,797 tỉ đồng đầu năm 1998 xuống 11,562 tỉ đồng năm 2000. Trong 3 năm vốn kinh doanh của Công ty đã giảm hơn 32%. Trong đó: + Vốn lưu động có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Đầu năm 1998 vốn lưu động của công ty là 12,943 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,1% vốn kinh doanh hay giảm 4,987 tỷ đồng còn lại 7,956 tỷ đồng vào cuối năm 1998 chiếm 65,5% vốn kinh doanh. Vốn lưu động tiếp tục giảm dần cuối năm 1999 là 7,732 tỷ đồng chiếm 64,2% vốn kinh doanh giảm 2,8% so với đầu năm, cuối năm 2000 vốn lưu động của Công ty là 7,041 giảm 8,9% so với đầu năm chiếm 60,9% tổng ngồn vốn. + Vốn cố định của công ty có xu hướng ngược lại với vốn lưu động. Đầu năm 1998, vốn cố định của công ty là 3,875 tỷ đồng chiếm 22,9% tổng nguồn vốn kinh doanh. Cuối năm 1998 vốn cố định của Công ty là 4,189 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,5% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, và tăng lên 0,284 tỷ đồng so với đầu năm. Cuối năm 1999 vốn cố định của Công ty là 4,312 tỉ đồng chiến tỉ trọng 35,8% tổng nguồn vốn tăng 3% so với đầu năm. Cuối năm 2000 vốn cố định của Công ty là 4,521 tỉ đồng chiếm 39% tổng nguồn vốn kinh doanh tăng 4,8% hay 0.209 tỷ đồng so với đầu năm. * Nguyên nhân. - Nguyên nhân làm tăng giảm vốn lưu động: Trong ba năm 1998, 1999 và 2000 tài sản lưu động của Công ty giảm do hai nguyên nhân chính là do hàng tồn kho và các khoản phải thu giảm mạnh. Đầu năm 1998 khoản phải thu là 5,865 tỷ đồng đến cuối năm là 2,628 tỷ đồng giảm 53,8% so với đầu năm. Trong năm 1999 và năm 2000 các khoản phải thu tăng không đáng kể so với đầu năm, đầu năm 1999 khoản phải thu là 2,628 tỷ đồng đến cuối năm là 3,109 tỷ đồng tăng 17,9% so với đầu năm. Cuối năm 2000 khoản phải thu là 3,213 tỷ đồng tăng 3,3% so với đầu năm. Trong khi đó khoản hàng tồn kho liên tục giảm trong ba năm với tốc độ nhỏ dần và ổn định. Để xem đánh giá sự thay đổi của hàng tồn kho ta xem xét bảng sau: Bảng2: Phân tích hàng tồn kho của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Đầu năm 1998 Cuối năm 1998 Tỷ lệ tăng giảm (%) Cuối năm 1999 Tỷ lệ tăng giảm (%) Cuối năm 2000 Tỷ lệ tăng giảm (%) Hàng tồn kho 4,474 3,120 -34,3 3,094 -0,8 2,892 -6,5 Trong ba năm trên thì vốn kinh doanh của Công ty giảm mạnh nhất trong năm 1998 với tỷ lệ giảm 27,7% do hai khoản mục là hàng tồn kho giảm 1,672 tỷ đồng (hay 34,3%) và khoản phải thu giảm 3,057 tỷ đồng (hay 53,8%) - Tài sản cố định của Công ty vẫn tăng với mức độ ổn định qua các năm. Trong năm 1998 tài sản cố định tăng từ 3,854 tỷ đồng đầu năm tăng nên 4,813 tỷ đồng vào cuối năm(Tăng 7,4 %) đến cuối năm 1999 là 4,312 tỷ đồng (tăng 3% so với đầu năm); Cuối năm 2000 tài sản cố định của Công ty là 4,521 tăng 4,8% so với đầu năm. * Nhận xét. Vốn kinh doanh là đầu vào quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, việc tăng giảm vốn kinh doanh phần nào nói lên hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đối với Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất cũng vậy từ việc khái quát tình hình và nêu những nguyên nhân tăng giảm của vốn kinh doanh chúng ta có thể có một số nhận xét sau: - Về tài sản lưu động của Công ty trong năm 1998 giảm mạnh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Tài sản lưu động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất giảm chủ yếu là do nguyên nhân giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu của Công ty giảm mạnh. Điều này phản ánh tốt hiệu quả kinh doanh của Công ty. Giá trị hàng tồn kho giảm, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phản ánh tình hoàn thành hết công việc trong kỳ và giao cho khách hàng. Giá trị sản phẩm dở dang của kỳ trước sang kỳ sau giảm. Năng suất lao động của Công ty không ngừng tăng lên hoàn thành khối lượng công việc ngày càng lớn với số lượng lao động không biến đổi là không đáng kể. - Khoản phải thu giảm cũng là những nguyên nhân làm tăng giảm nguồn vốn kinh doanh, khoản phải thu giảm phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh không bị chiếm dụng vốn. Điều này cũng làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Về tài sản cố định Tài sản cố định của Công ty tăng liên tục qua ba năm 1998, 1999 và 2000 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối so với vốn kinh doanh. Tỷ trọng của vốn cố định trong vốn kinh doanh ngày càng tăng do hai nguyên nhân đó là do trong những năm qua vốn kinh doanh giảm liên tục và thứ hai là do tài sản cố định của Công ty được đầu tư hàng năm tăng. Vốn cố định của công ty tăng chủ yếu do Công ty đầu tư mua sắm và nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này cho ta thấy Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã chú trọng đến việc nâng cao khả năng, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 1.2. Phân tích chỉ tiêu lao động. Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta xem xét bảng phân tích sau về tình hình biến động của tài sản qua các năm: 1998, 1999 và 2000. Bảng 3: Phân tích tình hình biến động số lượng lao động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 1998 Năm1999 Năm 2000 Tổng số lao động 260 261 262 Số hợp đồng dài hạn 160 177 182 Số hợp đồng ngắn hạn 100 84 80 Trong năm 1999 Công ty có tổng số lao động bình quân trong năm là 260 người trong đó: - Số người có trình độ trên đại học là 7 người (nhỏ hơn 40 tuổi có một người) chiếm 4,43% cán bộ công nhân viên. - Số người có trình độ trên đại học là 119 người chiếm 73,7% cán bộ công nhân viên (độ tuổi nhỏ hơn 40 là 52 người). Như vậy trình độ lao động của Công ty là rất cao tương đối phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty và với đội ngũ lao động này Công ty có điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hàng năm Công ty vẫn thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng được tốt hơn cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua Bảng 3 : Phân tích tình hình biến động số lượng lao động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ta thấy Tổng số lao động bình quân của Công ty qua các năm là tương đối ổn định. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là cao phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Hàng năm công ty tuyển dụng thêm nguồn nhân lực với việc ký kết các hợp đồng dài hạn nhằm tạo ra sự ổn định cho người lao động yên tâm làm ăn ở Công ty. Có thể đánh giá rằng đội ngũ lao động ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất trong ba năm qua là không có sự biến đổi lớn về số lượng. Số lượng lao động có trình độ đại học của Công ty là cao. Hàng năm chất lượng lao động của Công ty không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lượng lao động ổn định nhưng nhờ chất lượng lao động được nâng cao do đó sản lượng của Công ty không ngừng được tăng lên qua các năm. Điều này phản ánh năng suất lao động của Công ty không ngừng được nâng cao tạo điều kiện Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 2. Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả. 2.1. Doanh thu. Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu doanh thu cua Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất Đơn vị tính : tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Doanh thu 10,3 10,6 11,972 Doanh thu của Công ty - Năm 1999 tăng so với năm 1998 là: (10,6 - 10,3) = 0,3 tỉ đồng - Năm 2000 tăng so với năm 1999là: (11,972 - 10,6) = 1,372 tỉ đồng Để tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm của doanh thu của Công ty chúng ta đi xem xét doanh thu của từng mặt hàng. Ta có doanh thu của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất được tính như sau: Doanh thu = Doanh thu tư vấn thiết kế + Doanh thu hoạt động khác Doanh thu các hoạt động khác bao gồm doanh thu hoạt động môi trường ... Bảng 5: Phân tích doanh thu các nhóm hàng của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 1999 so với năm 1998 Năm 2000 so với năm 1998 Doanh thu Tỉ trọng (%) Doanh thu Tỉ trọng (%) Doanh thu Tỉ trọng (%) Số tiền (tỉ đ) Tỉ lệ tăng giảm (%) Số tiền (tỉ đ) Tỉ lệ tăng giảm (%) 1. Doanh thu tư vấn thiết kế 7,2 69,9 6,196 58,5 7,382 61,7 -1,031 -14,3 +1,213 +19,7 2. Doanh thu hoạt độngkhác 3,1 30,1 4,431 41,5 4,96 38,3 +1,331 +42,9 +0,529 +11,9 Tổngdoanh thu 10,3 100 10,6 100 11,97 100 +0,3 +2,9 +1,372 +12,9 Từ bảng phân tích trên ta nhận thấy doanh thu của Công ty trong 3 năm qua là tăng không ổn định. Năm 1999 doanh thu của công ty chỉ tăng 3% so với năm 1998 nhưng năm 2000 so với năm 1999 doanh thu của Công ty tăng tới 12,9% (hay 1,331 tỷ đồng). Điều này là do trong năm 1999 doanh thu tư vấn thiết kế giảm 14,3 % (1,301 tỷ đồng) so với năm 1998 còn doanh thu hoạt động khác mặc dù tăng 42,9% (1,331 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng doanh thu của hoạt động khác trong tổng doanh thu chỉ chiếm 30,1 % nên tổng doanh thu năm 1999 chỉ tăng 0,3 tỷ đồng so với năm 1998. Năm 2000 so với năm 1999 giá trị doanh thu tư vấn thiết kế đã tăng 19,7% (1,213 tỷ đồng), doanh thu hoạt động khác tăng 11,9% (0,529 tỷ đồng) làm cho tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,9% (1,372 tỷ đồng). Nguyên nhân của vấn đề này khá nhiều chúng ta có thể phân ra làm hai nhóm nguyên nhân sau: + Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân Công ty: Trong ba năm từ 1995-1997 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty giao. Cán bộ công nhân viên chức trong Công ty có đủ việc làm, đời sống được cải thiện rõ rệt, sự đoàn kết trong nội bộ Công ty ngày càng tốt hơn. Đây là những động lực quan trọng để Công ty bước vào thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo. Công ty có quan hệ ngày càng rộng và uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kế đối với khách hàng ngày càng tăng. Công ty còn có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các đơn vị thành viên trong ngành. Điều này làm cho Công ty nhận và ký kết các hợp đồng kinh tế ngày càng tăng qua các năm. Các phòng, ban trung tâm trong Công ty đã có biện pháp quản lý tốt khắc phục khó kăn tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các thành viên cộng với sự chủ động sáng tạo tích cực nên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch do Công ty giao. Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cử các cán bộ đi thăm quan để không ngừng nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đồng thời Công ty cũng cố gắng đầu tư mua sắm trang thiết bị phương tiện hiện đại bắt kịp với yêu cầu của thị trường. Điều này làm cho năng lực của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ngày càng tăng do đó Công ty có khả năng khả năng kí kết được các hợp đồng kinh tế lớn với yêu cầu kỹ thuật cao. Bên cạnh đó Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Các hạn chế đó là: - Việc lập kế hoạch và bố trí, quản lý lao động ở các đơn vị sản xuất trực tiếp chưa cụ thể sát với yêu cầu của công việc làm hạn chế năng suất và tiến độ chung của công trình. - Việc thanh quyết toán nội bộ các công trình còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị, chủ nhiệm đề án và các cá nhân thực hiện chưa tuân thủ các Quy định của Nhà nước và Công ty trong việc thanh quyết toán. + Các nhân tố bên ngoài . Thuận lợi: - Công ty luôn được sự hỗ trợ giúp đỡ của lãnh đạo cùng các vụ, ban chức năng của Bộ công nghiệp và Tổng Công ty hoá chất Việt nam. Khó khăn: - Khủng hoảng tài chính khu vực đã tác động đến nền kinh tế nước ta. Các công trình xây dựng và dự án đầu tư nước ngoài giảm nhiều so với các năm trước. - Quy chế chính sách của nhà nước: Quy chế quản lý đấu thầu xây dựng, quy chế đấu thầu được Chính phủ ban hành lại, công tác đấu thầu tư vấn được áp dụng rộng rãi ... dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của Công ty. Ngoài ra giá thiết kế của Bộ xây dựng mới ban hành đầu năm 2000 do chưa xác định được hết công việc tư vấn công nghiệp đã giảm nhiều so với đơn giá cũ có công trình giảm tới 40-60%. Điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. 2.2. Lợi nhuận. Lợi nhuận của Công ty là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động đem lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của Công ty và phản ánh đầy đủ kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng của Công ty. Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: Bảng 6: Bảng phân tích lợi nhuận của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất Đơn vị : tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Mức biến động của 99 so với 98 Mức biến động của 2000 so với 99 Tỷ lệ so với doanh thu Số tiền (Tỉ đ) Tỉ lệ (%) Số tiền (Tỉ đ) Tỉ lệ (%) Năm1998 Năm1999 Năm2000 Tổngdoanh thu 10,30 10,60 11,792 +0,3 +2,90 1,372 12,9 100 100 100 Tổng chi phí 9,655 9,839 11,089 +0,184 1,90 1,251 12,7 93,7 92,8 92,6 Chi phí quảnlý 1.713 1,696 1,892 -0,017 -1,00 0,196 11,6 16,6 16 15,8 Lợi nhuận trước thuế 0,645 0,761 0,882 +0,116 +17,98 0,121 15,9 6,2 7,2 7,4 Thuế thu nhập 0,206 0,243 0,282 +0,037 +17,96 0,039 13,8 2,0 2,2 2,4 Lợi nhuận sau thuế 0,439 0,518 0,600 +0,079 +17,99 0,082 15,8 4,3 4,9 5,1 Bảng phân tích trên cho ta thấy tổng doanh thu của năm sau so với năm trước là tăng lên. Năm 1999 tăng lên 0,3 tỉ đồng hay 2,9% so với năm 1998. Năm 2000 tăng lên 1,372 tỉ đồng so với năm 1999. Tổng doanh thu tăng là do doanh thu của thiết kế và doanh thu của hoạt động khác tăng lên như đã phân tích ở phần doanh thu. Doanh thu tăng lên hàng năm điều này dẫn đến chi phí kinh doanh của Công ty cũng tăng theo. Năm 1999 chi phí tăng lên so với năm 1998 là 1,9% hay 0,184 tỉ đồng. Năm 2000 chi phí tăng lên tương ứng là với doanh thu là 12,7% hay 1,251 tỷ đồng so với chi phí của năm 1999. Nhưng chúng ta thấy rằng tốc độ tăng của chi phí là nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đã có giải pháp hiệu quả trong kinh doanh để khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tức là chi phí đã giảm tương đối so với doanh thu và làm tăng tỷ lệ số lãi trên một đồng doanh thu hoặc một đồng chi phí bỏ ra. Cũng trên bảng phân tích trên, khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu cho ta biết để có 100 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng chi phí và đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 1998, trong 100 đồng doanh thu thì có 93,7 đồng chi phí và tạo ra 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 1999 để có 100 đồng doanh thu thì cần 92,8 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng) và tạo ra 4,9 đồng lợi nhuận (tăng 0,5 đồng so với năm 1998); năm 2000 trong 100 đồng doanh thu thì có 92,6 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng so với năm 1999) và 5,1 đồng lợi nhuận (tăng 0,2 đồng so với năm 1999). Như vậy, hiệu quả kinh doanh của Công ty là năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ chi phí trong doanh thu không ngừng giảm xuống điều này làm cho lãi ròng của Công ty không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm. Để thấy rõ tình hình biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty chúng ta xem xét các nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận đó là doanh thu và chi phí. Về doanh thu chúng ta đã xem xét và phân tích sự biến động và các nguyên nhân gây ra biến động đó ở phần 2.1. Về chi phí: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là giảm tương đối so với doanh thu qua các năm. Năm 1998 tổng chi phí chiếm 97,3 % tổng doanh thu trong đó chi phí quản lý chiếm 16,6%, nhưng sang tới năm 1999 tổng chi phí chiếm 92,8% trong đó chi phí quản lý chiếm là 15,8%. Điều này làm cho lợi nhuận của Công ty là không ngừng tăng lên năm sau so với năm trước. Năm 1999 lợi nhuận của Công ty tăng 17,99% (hay 0,079 tỷ đồng) so với năm 1998; năm 2000 lợi nhuận của Công ty tăng 15,8 % hay 0,082 tỷ đồng so với năm 1999. Số lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu cũng tăng lên năm 1998 là 4,3 đồng, năm 1999 là 4,9 đồng, năm 2000 là 5,1 đồng. Sở dĩ có được điều này là trước hết do tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn tìm ra các giải pháp kỹ thuật tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh xuống tương đối so với doanh thu. Bộ máy kinh doanh của Công ty không ngừng được hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng tranh thủ học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao hơn của công việc. Hàng năm Công ty gửi cán bộ đi thăm quan khảo sát ở nước ngoài, đi công trình trong nước để học tập rút kinh nghiệm; tổ chức các khóa học ngắn ngày hoặc cử đến các trung tâm đào tạo. 3. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất. 3.1 Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng ta dùng bảng phân tích sau. Bảng 7: Bảng phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu trong Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất Đơn vị tính: tỉ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Lợi nhuận 0,4390 0,51800 0,6000 2 Doanh thu 10,3000 10,60000 11,9720 3 Hệ số doanh lợi 0,0426 0,04885 0,0501 * Năm 1999 hệ số doamh lợicủa Công ty tăng so với năm 1998 là: 0,04885 - 0,0426 = 0,0062466 điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Do doanh thu thay đổi: 0,439 - 0,439 = 0,041415-0,042621 = - 0,001206 10,6 10,3 + Do lợi nhuận thay đổi: 0,518 - 0,439 = 0,0488679 - 0,041415 = 0,0074529 10,6 10,6 Tổng cộng: - 0,0012063 + 0,0074529 = 0,0062466 * Năm 2000 doanh lợi của doanh thu tăng so với năm 1999 là: 0,0501- 0,04885 = 0,00125 do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Do doanh thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT239.doc
Tài liệu liên quan