Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nam Việt

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, MÔ HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP . 4

1.1 CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH . 4

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh. . 4

1.1.2 Đặc trưng của cạnh tranh . 5

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: . 6

1.1.3.1 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: . 6

1.1.3.2 Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng . 6

1.1.3.3 Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế . 6

1.1.4 Phân loại cạnh tranh . 7

1.1.4.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh . 7

1.1.4.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh . 8

1.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế: . 8

1.1.4.4 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ . 9

1.1.5 Cấp độ cạnh tranh . 9

1.1.5.1 Cấp độ cạnh tranh cấp Quốc gia . 9

1.1.5.2 Cấp độ cạnh tranh cấp doanh nghiệp . 10

1.1.5.3 Cấp độ cạnh tranh cấp sản phẩm . 10

1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP . 11

1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh . 11

1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp . 12

1.2.2.1 Khái niệm . 12

1.2.2.2 Các yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh. . 12

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: . 16

pdf107 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tăng 18,6% so với năm 2012. Nếu so sánh trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%, không kể dầu thô thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 81,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 tăng 18,2% với tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước 15,2% thì tỷ lệ tăng trưởng của ngành dệt may là tương đối cao (nguồn: báo cáo và thống kê tài chính của Tạp chí tài chính Việt Nam). Hầu hết các thị trường xuất khẩu dệt may lớn vẫn chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ các số liệu trên cho thấy, tuy bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung vẫn đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng may mặc. Điều này đã khẳng định được năng lực của các doanh nghiệp dệt may ở thị trường trong nước và quốc tế. Đối với Công ty TNHH Nam Việt nói riêng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định thể hiện rất rõ ở mức tăng doanh thu xuất khẩu hàng năm (năm 2011 doanh thu xuất khẩu đạt: 18.251 triệu đồng, năm 2012: 18.842 triệu đồng, năm 2013: 20.528 triệu đồng). 2.2.1.2. Môi trường công nghệ Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may không chỉ ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người. Các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ tin học, điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo và môi trường đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới: xơ sợi với các tính năng mới, các loại thuốc nhuộm, chất trợ dệt, hóa chất xử lýCông ty TNHH Nam Việt hiện nay có 4 phân xưởng với gần 30 chuyền sản xuất. Các máy móc, thiết bị hiện đại chuyên dùng được bố trí trong các dây chuyền sản xuất phù hợp với mặt hàng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Hiện tại Công ty có khoảng trên 50 chủng loại máy móc thiết bị - số lượng hơn 500 LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 42 chiếc/bộ, tuổi đời máy may công nghiệp không quá 5 năm. Các loại máy chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan như: Máy vắt sổ, máy trần đè điều khiển điện tử và cắt chỉ tự động. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nghiên cứu, đầu tư, thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Ngoài ra, khi công nghệ càng phát triển thì ứng dụng để giảm lao động thủ công, nâng cao năng suất là một tất yếu. Với các phần mềm ứng dụng trong thiết kế sản phẩm, quản trị mạng, phần mềm kế toán máy, ... đã dần được Công ty đưa vào, giúp cho việc quản lý điều hành cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả hơn. Như vậy, công nghệ ngày càng hiện đại là cơ hội tốt tạo điều kiện cho Công ty TNHH Nam Việt trong việc nâng cao năng suất lao động, tinh giản trong các hoạt động quản lý điều hành. 2.2.1.3. Môi trường Văn hóa - Xã hội: Việt Nam đang là điểm đến của các du khách nước ngoài, xu hướng mở cửa nền kinh tế - văn hóa và xã hội đã làm cho những lối sống mới xuất hiện và phát triển. Ngành công nghiệp thời trang cũng là tâm điểm sự thay đổi. So với thế giới, ngành dệt may Việt Nam phát triển chậm do những phong tục tập quán lâu đời, cổ hủ. Ngày nay sự thay đổi của nhận thức văn hóa dẫn đến nhu cầu thời trang cũng phải thay đổi. Mặt khác, thời trang thể hiện tính cách, ý tưởng mới nên hấp dẫn giới trẻ thích nghi với cuộc sống sôi động của thế giới. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức cho công ty nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sở thích, độ tuổi, địa vị công việc của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng được các nước, đặc biệt là Mỹ, Nhật, EU chú ý yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc thường được Mỹ, Nhật, EU sử dụng là các nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động... Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng may mặc muốn xuất khẩu vào Mỹ, Nhật, EU sẽ rất khó khăn hoặc có thể bị chịu phạt. LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 43 Đối với Công ty TNHH Nam Việt để nâng cao mức xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật, EU cần phấn đấu đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe do thị trường này đưa ra, vì sản phẩm của công ty hiện nay chủ yếu mới chỉ xuất sang thị trường Mỹ, Đông Âu còn thị trường EU số lượng vẫn hạn chế 2.2.1.4. Môi trường tự nhiên Nam Định là tỉnh có truyền thống lịch sử, hình thành từ vùng đất cổ nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng. Nam Định có diện tích tự nhiên 1.730 km2, dân số 1,98 triệu người, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ) với 72 km bờ biển. Nam Định có 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và một thành phố Nam Định thủ phủ là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm các đô thị lớn và vừa trong vùng đồng bằng sông Hồng: cách Hà Nội 96 km, Hải Phòng 102 km, Thái Bình 23 km, Ninh Bình 28 km, Phú Lý 31 km. Nam Định có đường cao tốc Hà Nội- Ninh Bình và quốc lộ 10, quốc lộ 21 qua tỉnh tổng chiểu dài 143 km được đầu tư, cải tạo nâng cấp, có đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 41,2 km với 6 ga thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Hệ thống 4 sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài trên 251 km, cùng với hệ thống cảng sông Nam Định và cảng biển Thịnh Long thuận tiện cho việc phát triển vận tải thủy. Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, Hành lang hợp tác kinh tế quốc tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, hội đủ các điều kiện mở rộng thị trường phân phối và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cũng như chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn. Vị trí địa lý khá thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định không chỉ trong việc phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn mà còn mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song, đây cũng là một thách thức lớn đối với nghành dệt may Nam Định nói chung và Công ty TNHH Nam Việt LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 44 nói riêng trong việc tạo dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần. Theo phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương thì dệt may quy hoạch theo vùng lãnh thổ được phân bố ở bẩy khu vực trải dài trên cả nước gồm: - Khu vực I: Vùng đồng bằng Sông Hồng - Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ - Khu vực III: Vùng duyên hải Trung Bộ - Khu vực IV: Đồng bằng Sông Cửu Long - Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ - Khu vực VI: Vùng Bắc Trung Bộ - Khu vực VII: Vùng Tây Nguyên Theo quy hoạch này thì dệt may Nam Định nằm trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may vùng đồng bằng Sông Hồng (Khu vực 1). Định hướng chính cho việc phát triển ngành công nghiệp dệt may ở khu vực này đã được Bộ trưởng Bộ công thương phê duyệt như sau: Quy hoạch theo định hướng lấy Hà Nội là trung tâm làm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở may sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các cơ sở sản xuất di dời về các khu công nghiệp ở các tỉnh như: Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình. Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà máy sản xuất xơ Polyester công suất 160.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng). Như vậy Công ty TNHH Nam Việt nằm trên vùng có vị trí địa lý thuận lợi, nếu Công ty cần tận dụng tốt ưu thế này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.2.1.5. Môi trường pháp luật và chính trị Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia. Môi trường chính trị- luật pháp bao LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 45 gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp. Môi trường chính trị – luật pháp của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường lối, định hướng của Đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm qua quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới ngày càng được mở rộng đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tạo cơ hội lớn cho kinh tế phát triển. Riêng đối với ngành dệt may môi trường chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như Công ty TNHH Nam Việt thì môi trường chính trị ổn định đã giúp Công ty thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào gặp không nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nó cũng làm cho sự cạnh tranh trên thị trường sẽ trở lên gay gắt hơn khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài. 2.2.2. Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành) Để đưa ra được giải pháp về chiến lược cạnh tranh cho một đơn vị, ngoài việc phân tích các yếu tố ở môi trường vĩ mô, thì việc phân tích các yếu tố trong môi trường vi mô rất quan trọng. Đây là môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đối với Công ty TNHH Nam Việt thuộc ngành sản xuất dệt may, trước khi đi vào phân tích các yếu tố trong nội bộ Công ty ta cần phân tích rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố trong ngành sản xuất dệt may theo mô hình của M. Porter. LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 46 2.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại Là lực lượng thứ nhất trong mô hình 5 lực lượng của mô hình Porter, là quy mô cạnh tranh trong số các doanh nghiệp hiện tại của ngành. Nếu đối thủ cạnh tranh yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá sản phẩm, thu về nhiều lợi nhuận. Ngược lại, nếu đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể. Là một doanh nghiệp mới được thành lập Công ty TNHH Nam Việt luôn phải đối đầu với nhiều đối thủ mạnh trên thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước, đặc biệt là một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH Youngone Nam Định, Công ty Cổ phần may Sông Hồng, Công ty Cổ phẩn may Nam Định. a. Công ty TNHH Youngone Nam Định. Công ty TNHH Youngone Nam Định là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc về may mặc và dệt. Sản phẩm chủ lực của Công ty là áo Jacket, áo véc, áo sơ mi, quần âuvới thị phần năm 2012 chiếm 28,12%, năm 2013 chiếm 29,07%. * Điểm mạnh của Công ty: - Đây là Công ty có trụ sở ở nhiều nước như Banglades, Trung Quốc, Elsalvador, Việt Nam. - Là Công ty có tiềm lực tài chính mạnh, ký hợp đồng sản xuất với quy mô lớn. - Lực lượng lao động của Công ty khá đông đảo, bao gồm gần 10.000 cán bộ công nhân viên. - Sản phẩm của Công ty phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. - Sản phẩm của Công ty có uy tín về chất lượng điều đó đã giúp Công ty ký được nhiều đơn hàng có giá trị xuất khẩu cao. * Điểm yếu của Công ty: - Nhược điểm lớn nhất của Công ty là hàng hoá chưa chú trọng đến thị trường nội địa, sản phẩm của Công ty xuất khẩu là chủ yếu. - Công tác quản lý của Công ty chưa chặt chẽ làm lãng phí nguồn tài chính. LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 47 - Đội ngũ công nhân của Công ty có tay nghề kém chiếm tỷ lệ cao nên trong quá trình sản xuất hàng hoá bị sai hỏng nhiều làm cho chi phí sản xuất cao. - Đôi khi hàng hoá không giao đúng hợp đồng cho khách hàng. - Công ty không chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông. b. Công ty Cổ phần may Sông Hồng. Với thị phần năm 2011 chiếm 24,78%, năm 2012 chiếm 26,28%, Công ty Cổ phần may Sông Hồng là một trong những doanh nghiệp may mặc hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty bao gồm: áo jacket, gilê, áo lông vũ các loại, quần short nam nữ, trẻ em, chăn, ga, gối, đệm. * Điểm mạnh của Công ty: - Sản phẩm của Công ty đa dạng, đa chủng loại. - Công ty Cổ phần may Sông Hồng là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong ngành dệt may Việt Nam. Thương hiệu của Công ty đã được khẳng định trên thị trường. - Công ty có nguồn lao động dồi dào, gồm 6.000 công nhân và kỹ sư lành nghề làm việc tại các phân xưởng. Sông Hồng đã và đang phát triển vượt bậc về quy mô sản xuất lẫn lực lượng lao động với tốc độ nhanh và bền vững. - Thị trường xuất khẩu chính của Công ty: Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Colombia. - Là một doanh nghiệp chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa. Công ty đã chú trọng mở rộng đại lý ở các tỉnh, đến nay Công ty đã có 50 đại lý chính thức cấp 1 và hàng ngàn bán buôn bán lẻ trên cả nước. - Sản phẩm của Công ty liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. - Công ty luôn chú trọng đến việc thiết kế, quản lý chất lượng và quảng bá thương hiệu. * Điểm yếu của Công ty: - Vì sản phẩm của Công ty đa dạng, đa chủng loại cho nên mặt hàng quần áo LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 48 không phải là thế mạnh của Công ty. - Giá thành tương đối cao. Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông. - Công ty đã thực hiện chính sách bán chịu táo bạo và khả năng thu hồi nợ kém nên vòng quay các khoản phải thu tương đối thấp. - Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty làm cho hệ số nợ khá cao, điều này cho thấy khả năng tự chủ và độc lập về mặt tài chính của Công ty là thấp. - Công ty chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển thêm kênh phân phối trực tiếp như mở rộng các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm hoặc thực hiện các kênh bán hàng từ xa như bán qua điện thoại, qua thư, qua internet. c. Công ty Cổ phần may Nam Định (Nagaco). Trưởng thành trong chiếc nôi của ngành dệt may Việt Nam, Nagaco từ lâu vẫn được coi là một trong những nhà cung ứng hàng đầu cho thị trường may xuất khẩu. Thị phần của Công ty năm 2011 chiếm 25,1% và năm 2012 chiếm 27,2% vào. * Điểm mạnh của Công ty: - Công ty có lực lượng lao động gồm 3.000 công nhân lành nghề, làm việc tại 4 xí nghiệp thành viên và trên 3.000 máy móc thiết bị hiện đại của Nhật Bản, Hoa kỳ. - Nagaco là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại khu vực với năng lực sản xuất trên 5 triệu sản phẩm/ năm. - Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú như áo Jacket, sơ mi nam nữ, quần âu, áo khoác, áo bơi, áo tắm, đã chinh phục được các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản - Luôn là đối tác tin cậy của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất. * Điểm yếu của Công ty: - Công ty chưa chú trọng đến việc phát triển thị trường nội địa, sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu. LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 49 - Thị trường xuất khẩu của Công ty còn hạn hẹp chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Công ty chưa đầu tư đến việc nghiên cứu thị trường mới và tìm kiếm khách hàng mới. - Công ty chưa chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. - Tình hình tài chính của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn do việc mở rộng quy mô sản xuất. Qua nghiên cứu một số đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Nam Việt, ta nhận thấy: * Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh: - Các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh, có bề dày kinh nghiệm, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hang may mặc lâu năm, - Chú trọng đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm giảm lãng phí về nguyên vật liệu. - Thị trường xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh ngày càng được mở rộng. - Hầu hết sản phẩm của các Công ty này cũng rất phong phú, đa dạng và đạt chất lượng cao. - Quy mô sản xuất lớn và số lượng lao động đông đảo cùng với máy móc thiết bị hiện đại. * Điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh: - Hầu hết các đối thủ của Công ty đều chú trọng đến việc xuất khẩu, không chú ý đến việc phát triển thị trường nội địa. - Số lượng lao động tuy đông nhưng hầu hết là lao động phổ thong không có tay nghề cao, ít kinh nghiệm. Bên cạnh đó, mức ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới đặc biệt là sau các dịp nghỉ lễ, Tết. - Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu. - Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành không cao. LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 50 2.2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty. Một trong những nguyên nhân để có thể coi các đối thủ muốn nhập ngành như một đe dọa, đó là, họ sẽ đem vào cho ngành các năng lực sản xuất mới. Thông thường, các đối thủ mới thâm nhập ngành có một mối quan tâm mãnh liệt đến việc giành được thị phần lớn. Kết quả là, các đối thủ cạnh tranh mới có thể thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn và phải biết cách cạnh tranh với các thuộc tính mới, với chiến lược cạnh tranh hiện đại. Thời điểm năm 2009-2010 nhận thấy cơ hội, Công ty TNHH Nam Việt đã tiến hành làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và xin cấp phép đầu tư tại Cụm công nghiệp An Xá thành phố Nam Định, địa điểm mà Công ty xin cấp phép đầu tư có thể nói là một trong những lô đất cuối cùng trong Cụm công nghiệp. Hiện tại nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào Cụm công nghiệp An Xá thành phố Nam Định cũng không có quỹ đất để đầu tư. Bên cạnh đó, theo dự đoán của một số nhà kinh tế, trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và Việt Nam vừa thoát khỏi suy thoái kinh tế, mới dần hồi phục và thị trường dệt may đang ở mức bão hoà thì trong tương lai gần ít có doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào ngành dệt may, đặc biệt là thị trường Nam Định. Do đó trong ngành dệt may nói riêng của thành phố Nam Định không còn doanh nghiệp nào có khả năng mở rộng quy mô, đầu tư nhà xưởng được nữa, đó cũng là một sự may mắn, thuận lợi của Công ty khi những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trên địa bàn thành phố Nam Định không có đủ các điều kiện để cạnh tranh với Công ty. Tuy nhiên, hiện nay thị trường trong nước, sản phẩm may mặc đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ hàng hoá Trung Quốc, mà chủ yếu là hàng buôn lậu, trốn thuế, điểm mạnh của mặt hàng này là đa dạng về kiểu dáng thiết kế, giá thành rẻ, các cửa hàng trong nước kinh doanh hàng may mặc có xuất sứ từ Trung Quốc mọc lên ngày càng nhiều, đó cũng có thể coi là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Để cạnh tranh được với các cơ sở kinh doanh này, Công ty cần đầu tư cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả sản phẩm của mình để tạo uy tín và thương hiệu, bên cạnh đó LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 51 cũng cần có sự ra tay của các ngành chức năng trong nước đối với những hàng hoá có xuất sứ từ Trung Quốc mà trốn lậu thuế để tạo sự cạnh tranh công bằng. 2.2.2.3. Phân tích áp lực của nhà cung cấp Hiện nay, theo thống kê thì phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào (bông, vải, sợi) của ngành dệt may nước ta là nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập tới 90%. Tình hình suy thoái kinh tế tại Mỹ, Châu Âu và các nước khác đã gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nói chung và của Công ty TNHH Nam Việt nói riêng. Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn cung ứng nguyên vật liệu của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 STT Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 01 Trung Quốc 55% 51% 61% 02 Các nước khác 40% 42% 30% 03 Nội địa 5% 7% 9% Tổng cộng 100% 100% 100% (Nguồn: Bộ phận thống kê – Phòng kế toán Công ty) Tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào của Công ty hiện nay hầu hết đều nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là Trung Quốc chiếm từ 51% đến 61%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên vật liệu của Trung Quốc có giá rẻ, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hẹn. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước khác hầu như đều là các loại nguyên vật liệu đặc thù hoặc do có đơn hàng đột xuất mà phía Trung Quốc không kịp cung ứng nguyên vật liệu. Số nguyên liệu hàng tháng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khoảng 300 tấn/tháng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến giá nguyên vật liệu đầu vào. Năm 2011 khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tới các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam. Đặc biệt các doanh nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu cũng chịu nhiều ảnh hưởng trong đó có Công ty TNHH Nam Việt. Tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng thất thường. Nhận thức được những khó khăn, rủi ro đó, Công ty đã chủ động tìm kiếm, đặt hàng, tăng tỷ lệ nguồn nguyên liệu nhập từ nội địa, tuy nhiên vẫn ở giai đoạn thăm dò thị trường nguyên vật liệu LuËn v¨n th¹c sü QTKD Tr­êng §H B¸ch khoa Hµ Néi Häc viªn: NguyÔn Hång §øc ViÖn kinh tÕ vµ qu¶n lý 52 nội địa bởi cũng giống như những ngành khác, nguồn nguyên vật liệu nội địa không ổn định cả về giá cả và chất lượng. Bên cạnh đó, các yếu tố đầu vào khác như: lãi suất Ngân hàng, dư nợ cho vay của các Ngân hàng đều giảm, giá điện, giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và đôi khi Công ty không chủ động tính toán được những khó khăn phát sinh. Mặc dù tổng doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng nhưng cũng có thể nói giai đoạn này là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với Công ty. Nhưng bù lại Công ty đã có những bước đi thận trọng, quy mô sản xuất mở rộng từ từ, không vội vàng nhận những đơn hàng số lượng lớn, do đó những khó khăn từ phía các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào không ảnh hưởng nhiều lắm đến tình hình sản xuất của Công ty, đồng thời với hệ thống máy móc mới được trang bị hiện đại công suất đảm bảo, năng suất lao động tăng cao đáp ứng được yêu cầu thị trường, biến những khó khăn thành lợi thế của Công ty. 2.2.2.4. Phân tích áp lực của khách hàng Khách hàng có thể được coi như là một sự đe dọa cạnh tranh, có quyền đòi hỏi doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt. Tức là khách hàng có quyền nêu những nguyện vọng cũng như mong muốn có lợi cho mình đến các doanh nghiệp. Áp lực của khách hàng thường được thể hiện khi: khách hàng mua số lượng lớn - họ có thể dùng ưu thế của mình để mặc cả giảm giá, ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ trọng lớn, khách hàng có thể vận dụng liên kết dọc có xu hướng khép kín sản xuất, khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả càng lớn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu truyền thống của hàng dệt – may Việt Nam vẫn tập trung vào 3 thị trường chính là: Mỹ (chiếm 55-57% thị phần); EU 16%; Nhật Bản 9%, còn lại là các thị trường khác như Nga, Hàn Quốc, Canada... Thị trường của Công ty TNHH Nam Việt được chia thành 2 loại: - Thị trường xuất khẩu chiếm tới 90% doanh thu toàn Công ty (chủ yếu là Mỹ và Đông Âu). - Thị trường nội địa chiếm khoả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273422_507_1951395.pdf
Tài liệu liên quan