Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông viettel

LỜI MỞ ĐẦU. 6

1. Đặt vấn đề - Lý do lựa chọn đề tài . 6

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

4. Nguồn số liệu nghiên cứu . 7

5. Phương pháp nghiên cứu: . 7

6. Ý nghĩa của luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn. 8

Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 9

1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . 9

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 13

1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh. 13

1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp . 14

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 18

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:. 22

1.3 Đặc điểm ngành Viễn thông. 27

1.4.Tóm tắt chương I: . 29

Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông

Viettel . 30

2.1 Khái quát chung về công ty. 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 30

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh của công ty . 34

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 35

2.2 Phân tích thực trạng năng lực canh tranh của công ty Viễn thông Viettel . 42

2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô . 42

pdf111 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin cậy của hệ thống và không bị ép giá. Đối với các đối tác từ Trung Quốc, họ có thể đưa ra giá của thiết bị rất rẻ tuy nhiên, sau khi sử dụng một thời gian họ sẽ tăng giá bảo trì bảo dưỡng, mở rộng, nâng cấp hệ thống. 2.2.2.4. Khách hàng Khách hàng chủ yếu của các nhà cung cấp dịch vụ di động tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, tỷ lệ khách hàng ở nông thôn còn rất ít so với tiềm năng của thị trường này. Đa phần khách hàng có đặc điểm là yêu thích các sản phẩm dịch vụ có giá rẻ, chất lượng phù hợp, vì vậy tạo ra khoảng trống thị trường cho các doanh nghiệp đi sau khai thác dịch vụ. Nếu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường này thì họ sẽ có được một thị trường rộng lớn. Mức độ trung thành của khách hàng đối với các nhà cung cấp còn tuỳ thuộc vào tính cách, sở thích và đặc biệt nó phụ thuộc vào chất lượng các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ. Có thể thấy mỗi khi các nhà cung cấp đưa ra các chương trình khuyến mại mới là lại thu hút một khối lượng khách hàng từ các nhà cung cấp khác chuyển sang và họ sử dụng đồng thời dịch vụ từ 2 hay nhiều nhà cung cấp, đôi khi hết chương trình khuyến mãi thì họ không còn sử dụng dịch vụ đó nữa. Điều đó đặt ra cho doanh nghiệp một yêu cầu là làm thế nào có thể giữ được khách hàng ở lại với nhà cung cấp dịch vụ lâu dài, có nghĩa là làm sao để họ trung thành với dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mức sống ngày càng tăng, mức tiêu dùng cho dịch vụ di động cũng vì thế mà tăng theo, nhà cung cấp dịch vụ cần nhận thấy xu hướng này để nắm bắt cơ hội thị trường, sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu người sử dụng trong từng thời kỳ chiến lược. 2.2.2.5. Các sản phẩm thay thế Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi thế giới. Công nghệ thông tin (hay cụ thể là các ứng dụng trên điện thoại smartphone) và Internet đang dần Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 54 dần thay đổi thói quyen sử dụng điện thoại của khách hàng. Điện thoại không chỉ còn là nghe và gọi nữa nó đã trở thành một thiết bị giao tiếp đa phương tiện đối với rất nhiều người. Trở lại với Viettel, các dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ thoại và tin nhắn vẫn đang chiếm tới 80% doanh thu của toàn tập đoàn Viettel và những dịch vụ cơ bản này đã và đang được cung cấp một cách miễn phí trên mạng Internet và có xu thế làm sói mòn doanh thu của Viettel. Hiện nay mới chỉ có 7-8% người dùng sử dụng điện thoại 3G, họ sử dụng các ứng dụng trên smartphone như: Viber, Line, KakaoTalk để gọi điện và nhắn tin miễn phí khi sử dụng dịch vụ 3G và mới chỉ trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của Viettel đã giảm tới 1.500 tỷ. Nếu 100% thuê bao, tức là 40 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ 3G và dùng Viber thì doanh thu của Viettel có thể giảm tới 40-50%. Hiện nay, các nhà mạng vẫn đang loay hoay ứng phó với loại hình dịch vụ OTT này (Over the top). Bản chất của dịch vụ OTT là dịch vụ dựa trên hạ tầng Internet với cước phí băng thông rất rẻ và các công ty OTT đều không thu phí các dịch vụ cơ bản, thay vào đó dựa vào dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Trong phân tích 5 yếu tố của môi trường vi mô bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, Khách hàng, Nhà cung cấp, Đối thủ tiềm ẩn mới và Sản phẩm thay thế thì từ trước đến nay chúng ta ít để ý tới sản phẩm thay thế. Nhưng ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ sản phẩm thay thế có thể làm biến mất các công ty Viễn thông truyền thống. Viễn thông đã làm thay đổi bưu chính, điện thoai di động đã làm thay đổi điện thoại cố định, và Internet, Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi điện thoại di động. 2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ Để hiểu rõ hơn về năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn thông Viettel luận văn sẽ đi sâu phân tích theo các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh và so sánh với VinaPhone và Mobile Phone 2.2.3.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần - Thị phần doanh thu: Thị phần về doanh thu của Viettel và các doanh nghiệp cụ thể như sau Thị phần doanh thu toàn ngành viễn thông của các doanh nghiệp Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 55 Doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Viettel 36,53% 40,67% 41,44% 40,26% VNPT (Mobile Phone + VinaPhone) 50,45% 46,88% 46,46% 51,65% Điện lực 2,62% 1,83% 1,37% 1,54% SPT 0,17% 0,10% 0,05% 0,04% HanoiTelecom 0,20% 0,19% 0,18% Gtel 0,16% 0,15% FPT telecom 0,09% 0,10% Từ bảng số liệu trên cho thấy: Doanh thu hàng năm của Viettel có xu hướng ngày càng tăng, vượt qua Vinaphone (30,7%) và Mobile Phone (17,9 %), điều này cho thấy khả năng thống lĩnh và duy trì vị trí số một trên thị trường của Viettel. Tuy nhiên thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng có chậm lại một phần là do sự bão hòa của thị trường, một phần là do sự cạnh tranh ngày càng tăng của các đối thủ + Thị phần dịch vụ điện thoại di động: Đây là dịch viễn thông có nhiều doanh nghiệp viễn thông tham gia nhất và cũng là dịch vụ có sự cạnh tranh quyết liệt nhất, nóng bỏng nhất. Thị phần dịch vụ điện thoại di động được thể hiện qua bảng số liệu sau: Doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng năm 2011 VinaPhone 32,00% 33,00% 35,00% 35,20% Mobifone 24,48% 20,79% 20,56% 20,57% Viettel 40,80% 41,70% 38,45% 38,32% Điện lực 0,72% 0,51% 0,45% 0,41% SPT 2% 2% 1,27% 1,16% Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 56 HanoiTelecom 2% 2,11% 2,15% Gtel 2,16% 2,19% Từ bảng số liệu trên cho thấy thị phần thuê bao di động của Viettel ngày càng gia tăng và đang giữ vị trí số một trên thị trường. Điều này có được là do hạ tầng mạng lưới rộng khắp, chất lượng mạng lưới ổn định, thường xuyên có những chính sách thu hút thuê bao mới. Có thể thấy đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Viettel chỉ là mạng Vinaphone và Mobile phone, hai nhà mạng này cũng đã có những phương án kinh doanh theo sát Viettel, các nhà mạng còn lại như HanoiTelecom, EVN, Gtel chỉ chiếm thị phần nhỏ, không đáng kể. - Thị phần dịch vụ Internet Doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng năm 2011 VNPT 97,40% 95,84% 97,49% 95,13% Viettel 2,6% 3,14% 2,42% 4,3% Điện lực 0,00 % 0,02% 0,02% 0,5% FPT telecom 1% 0,07% 0,07% Trong đó: Viettel với dịch vụ ADSL trên đôi cáp đồng và FTTH cáp quang, dịch vụ Dcom- 3G (Internet không dây 3G). EVN-Telecom với dịch vụ Internet không dây và FTTH FPT với dịch vụ Inernet cáp đồng và cáp quang trên địa bàn TP Nam định. VNPT với dịch vụ :dịch vụ ADSL- MegaVNN trên đôi cáp đồng và FTTH- FiberVNN trên đôi cáp quang. Dịch vụ truy cập Internet (chủ yếu là Internet ADSL) của VNPT luôn chiếm thị phần rất cao, vì đã có sẵn hạ tầng được xây dựng từ lâu nên hiện nay VNPT là đơn vị duy nhất có đủ khả năng cung cấp dịch vụ này tại tất cả các huyện, thị xã trong Tỉnh. Việc Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 57 đầu tư hạ tầng để cung cấp dịch vụ này rất tốn kém, nên các đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn trong triển khai, dẫn đến khả năng chiếm lĩnh thị phần dịch vụ này của các đối thủ cạnh tranh là khá yếu. Biểu đồ 2.11: Thị phần mảng 3G của Viettel, Mobifone và Vinaphone năm 2011 Nguồn: Nghiên cứu yahoo Việt Nam Từ biểu đồ trên có thể thấy năng lực cạnh tranh của Viettel trên dịch vụ 3G còn quá thấp, chỉ bằng một nửa so với Mobile Phone, nguyên nhân chủ yếu đó là do việc quảng bá dịch vụ 3G của Viettel cho khách hàng còn quá chậm chạp và thấp, bên cạnh đó nó cũng phản ánh đúng hiện trạng MobilPhone đang là nhà mạng có APRU cao nhất do vậy số lượng khách hàng sử dụng Smart Phone và sẵn sàng trải nghiệm các dịch vụ mới của MobiPhone là rất lớn. Đây là một thách thức không nhỏ của Viettel trong tương lai, khi xu hướng là dịch vụ 3G, Viettel cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc thu hút các khách hàng 3G bằng những phương án cạnh tranh cụ thể và thích hợp. 2.2.3.2 Giá cả dịch vụ Để tham gia vào thị trường khi mà các đối thủ của Viettel đã có bề dày kinh nghiệm khai thác thị trường và có cơ sở hạ tầng, khách hàng vững mạnh thì Viettel đã lựa chọn chiến lược thâm nhập vào thị trường bằng việc dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, đây là hai chiến lược đã đem lại cho Viettel những kết quả thành công như ngày nay. -So sánh mức cước của 3 mạng di động Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 58 Để so sánh gói cước của các mạng di động một cách tuyệt đối sẽ rất khó khăn vì nhà mạng thiết kế nhiều gói cước nhắm vào các phân khúc thị trường khác nhau. Tuy nhiên, nếu lấy tiêu chí các gói cước trả trước và trả sau cơ bản sẽ thấy bức tranh giá cước của các mạng di động hiện nay tương đối rõ nét. Bảng 2.12: Bảng giá cước của Viettel và đối thủ cạnh tranh Giá dịch vụ Vinaphone và Mobiphone Viettel Trả sau Nội vùng 880đ/p 890đ/p Liên vùng 980đ/p 990đ/p Trả trước Nội vùng 1.180đ/p 1.190đ/p Liên vùng 1.380đ/p 1.390đ/p Bảng 2.13: So sánh một số gói cước của Viettel, Vinaphone và Mobifone Đơn vị tính: đồng/ phút TT Viettel Vinaphone Mobifone I/ Trả trước 1 Economy VinaDaily MobiCard Nội mạng 1.190 1.100 1.180 Ngoại mạng 1.390 1.200 1.380 2 Tomato Vina365 Mobi365 Nội mạng 1.590 1.500 1.500 Ngoại mạng 1.790 1.600 1.600 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 59 Giá cước gọi chỉ còn 1.200đ/phút nếu KH đăng ký (2.000đ/ngày) Giá cước vào giờ rỗi chỉ còn 750 đồng/phút Giá cước vào giờ rỗi chỉ còn 750 đồng/phút 3 HappyZone MyZone Trong Zone Nội mạng 890 880 880 Ngoại mạng 1,290 1.280 1.280 Ngoài Zone (không phân biệt nội mạng, ngoại mạng) 1.890 1.880 2.190 II/ Trả sau Corporate Gói đồng nghiệp MBusiness Cước thuê bao 50.000 49.000 49.000 Nội mạng 890 880 880 Ngoại mạng 1.090 980 980 Cước nội nhóm 495 440 440 Từ bảng số liệu trên cho thấy, tại thời điểm hiện tại, Viettel không còn là nhà mạng có giá thành thấp nhất nữa, sau một thời gian dài luôn đi theo chính sách giá cước luôn rẻ hơn 10% so với các đối thủ cạnh tranh, giờ đây chiến lược này không còn áp dụng nữa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, từ khi VNPT bắt đầu giảm giá cước xuống thì mặt bằng chung về giá của 3 nhà mạng đã gần tương đương nhau, mức độ chênh lệch không còn quá nhiều và không đem lại cảm giác khác biệt cho khách hàng. Nếu nhìn kỹ vào bảng Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 60 giá các gói cước trả trước và trả sau của Vina Phone và Mobi Phone đều đang thấp hơn của Viettel khoảng 10 đồng/phút hoặc một số gói có thể lên tới 100đ/200đ một phút. Và nếu xét ra, sử dụng dịch vụ của 2 mạng trên thì đang là rẻ nhất bởi hai mạng này không chỉ áp dụng các mức cước cơ bản mà còn tận dụng lợi thế nội mạng để có được giá ưu đãi nhất cho khách hàng. Điều này chưa làm các khách hàng có thể rời bỏ nhà mạng để tìm tới nhà mạng khác vì lý do về giá. Có thể nói, Viettel đã có những phương án cạnh tranh rất thích hợp, khi mới tham gia vào thị trường thì yếu tố về giá luôn là yếu tố quyết định để lôi kéo thuê bao, sau khi đã khẳng định được vị thế, sẽ không cần tập trung vào việc hạ giá thành quá thấp để nhằm tăng thuê bao nữa. Như vậy lợi thế cạnh tranh về giá của Viettel tới thời điểm hiện tại đã không còn rõ rệt, vậy để duy trì và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cần có những phương án khác phù hợp hơn. 2.2.3.3 Chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng - Năng lực hạ tầng mạng lưới Không chỉ quan tâm tới phát triển công nghệ cung cấp dịch vụ di động mà công ty còn chú ý tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, do vậy ngay từ ban đầu công ty đã hạ quyết tâm phủ sóng 64/64 tỉnh thành, có như vậy mới nâng cao chất lượng mạng phục vụ khách hàng và mới có thể thu hút khách hàng tham gia sử dụng mạng. Ngay từ ban đầu, ban lãnh đạo của công ty đã phải bỏ ra gần 1 triệu USD năm 2003 để thuê tư vấn và nhiều kỹ sư của Viettel đã ngày đêm quản lý, giám sát, tìm tòi, học hỏi cùng các chuyên gia về công nghệ nước ngoài để tự triển khai lắp đặt hệ thống tổng đài, mạng lưới, trạm thu phát sóng trên toàn quốc. Tiếp ngay sau đó, Viettel không ngừng đầu tư cho việc xây dựng các tổng đài, các trạm thu phát song (BTS) không ngừng được tăng lên theo thời gian và nhanh chóng phủ sóng toàn quốc, nâng cao chất lượng phục vụ của mạng Viettel. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 61 Năng lực hạ tầng mạng của Viettel được thể hiện qua bảng số liệu sau: Hạ tầng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trạm thu phát sóng (BTS) 25000 35,00 0 45,000 50,000 Số lượng tổng đài 105 110 120 130 Hệ thống cáp quang (km) 100,000 140,000 160,000 178 ,000 Nhận xét về hệ tầng mạng của Viettel: + Hệ thống truyền dẫn của Viettel đều sử dụng cáp quang và một số ít sử dụng viba. Hiện nay hệ thống cáp quang đã được kéo đến tất cả các huyện thị xã trên toàn quốc, tất cả các tuyến cáp quang đều được kết nối theo cấu trúc vòng Ring cáp quang nên có khả năng dự phòng cao, đảm bảo an toàn trong vận hành. Có thể nói, Viettel là đơn vị có mạng lưới cáp quang rộng khắp và hoàn chỉnh nhất trong số các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. +Số trạm thu phát sóng BTS 2G đã phủ tới 95% tất cả các huyện và thị xã trên toàn quốc và phủ sóng 100% tại các thành phố và tỉnh lớn. So với các nhà mạng khác, Viettel luôn được đánh giá là nhà mạng có vùng phủ sóng lớn nhất. Trong năm 2011 Viettel cũng đã tiến hành phủ sóng tới 50 hải lý tính từ ven biển đem lại thông tin liên lạc thông suốt cho cư dân ven biển khi đi đánh bắt cá xa bờ. Trong tổng số 50.000 trạm BTS, số trạm 2G là khoảng 32 nghìn trạm và 3G là khoảng 18 nghìn trạm. Đối với dịch vụ 3G, Viettel cũng đứng đầu trong các nhà mạng về số lượng BTS 3G, đamg bảo 100% các thành phố lớn và các tỉnh đều có thể sử dụng được dịch vụ 3G với chất lượng tốt + Về năng lực mạng ADSL, hiện tại số lượng tổng đài DSLAM của Viettel còn ít, chưa đảm bảo cung cấp dịch vụ ADSL cho toàn bộ tất cả các huyện xã trên toàn quốc, mới tập trung tại một số tỉnh thành lớn. So sánh với các đối thủ cạnh tranh Vinaphone, MobilePhone, Gtel : Hạ tầng mạng của Vinaphone, MobilePhone,Gtel được thể hiện qua bảng số liệu sau: Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 62 Hạ tầng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trạm thu phát sóng (BTS) 15000 17000 19000 20000 Số lượng tổng đài 65 78 85 100 Hệ thống cáp quang (km) 80000 90000 110000 130000 Hạ tầng mạng của MobilePhone Hạ tầng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trạm thu phát sóng (BTS) 16500 19500 22000 25000 Số lượng tổng đài 70 83 85 110 Hệ thống cáp quang (km) 85000 94000 120000 135000 Hạ tầng mạng của Gtel Hạ tầng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trạm thu phát sóng (BTS) 2000 5000 7000 Số lượng tổng đài 30 50 60 Hệ thống cáp quang (km) 30000 50000 60000 Từ các bảng số liệu trên cho thấy, năng lực và hạ tầng mạng của Viettel đều vượt xa các đối thủ. Số lượng trạm phát sóng BTS thì bằng của cả Mobile Phone và VinaPhone gộp lại, số lượng cáp quang kéo tới các tỉnh cũng lớn nhất. Với mạng lưới rộng khắp, Viettel luôn đảm bảo chất lượng tín hiệu tốt nhất cho khách hàng tại khắp các vùng miền của cả nước. - Chất lượng công tác quản lý vận hành: Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 63 Viettel luôn tự hào là công ty có lực lượng kỹ sư có tay nghề cao nhất trong lĩnh vực viễn thông, với phương trâm là “Trưởng thành qua thất bại” các kỹ sư của Viettel luôn chủ động tìm tòi và làm chủ toàn bộ cách vận hành, bảo trì và lắp đặt các thiết bị viễn thông, khác với các nhà mạng khác khi công tác vận hành và bảo dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác cung cấp thiết bị. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm khiến mạng viễn thông của Viettel có thể vươn ra nước ngoài nhờ chính con người Viettel.Các quy trình về xử lý lỗi và khắc phục lỗi cho khách hàng luôn được áp dụng chặt chẽ nhằm giảm tối đa thời gian sự cố cho khách hàng. So sánh với các đối thủ MobiPhone và VinaPhone Đối với Mobile Phone và VinaPhone, các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ sử dụng một lực lượng kỹ sư vừa đủ để có thể duy trì và vận hành hệ thống mạng, phần còn lại dựa vào các đối tác trong việc bảo dưỡng, vận hành, xử lý sự cố và mở rộng hệ thống, các nhà mạng này chủ yếu tập trung vào quản lý và kinh doanh. Về chất lượng mạng do đó cũng được đảm bảo tốt, tuy nhiên do phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài do vậy công việc xử lý và khắc phục sự cố đôi lúc còn chậm. Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, chất lượng mạng lưới có xu hướng đi xuống do việc đầu tư và mở rộng quá nhanh hạ tầng, chất lượng không còn được ổn định và đảm bảo như trước nữa, đây là một vấn đề quan trọng cần phải được khắc phục ngay. - Kênh phân phối: Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong nỗ lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp, nó là phương tiện mà qua đó khách hàng nhận và trả tiền cho hàng hoá dịch vụ mà họ đang tìm kiếm, là phương tiện mà thông qua đó nhà sản xuất nhận được các thông tin phản ánh của thị trường về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình và của đối thủ. Hiện nay Viettel áp dụng cả 2 hệ thống kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp: Kênh gián tiếp gồm: đại lý, điểm bán, cộng tác viên; Kênh trực tiếp gồm: hệ thống cửa hàng, siêu thị của Viettel, bán hàng trực tiếp, điểm bán độc quyền, cộng tác viên thu cước. Bảng 2.14: Số lượng các thành phần của kênh phân phối Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 64 STT Tỉnh Siêu thị CHTT Đại lý Điểm bán CTV BHTT 1 Hà Nội 7 23 97 2.160 233 32 2 HCM 6 51 175 3.888 139 26 3 Còn lại 32 309 7.030 12.668 5.325 157 Tổng Tỉnh 55 383 7.302 18.716 6.697 215 - Tất cả các dịch vụ của Viettel cung cấp đều được bán thông qua 1 hệ thống kênh phân phối. Đây là một lợi thế để thu hút khách hàng so với các nhà cung cấp khác. Một khách hàng muốn mua hay đăng ký bất kỳ một dịch vụ nào của Viettel họ không cần băn khoăn suy nghĩ dịch vụ nào ở đâu, mà họ chỉ cần đến cửa hàng, siêu thị của Viettel là được đáp ứng nhu cầu. - Hệ thống Cửa hàng trực tiếp và Đại lý lớn, trải rộng trên toàn quốc giúp bám sát thị trường, bán hàng và chăm sóc Khách hàng được tốt hơn; Hệ thống đại lý nhiều, đa dạng giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiều đại lý lớn, gây áp lực đối với công ty; Phát triển hệ thống cộng tác viên giúp Viettel tiếp cận được đến hầu hết các khách hàng khác nhau kể cả vùng sâu vùng xa; Phát triển hệ thống điểm bán giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn; Phát triển lực lượng bán hàng trực tiếp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dịch vụ của một bộ phận khách hàng. 2.2.3.4. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình kinh doanh. -Về xúc tiến hỗn hợp : Hoạt động xúc tiến hỗn hợp luôn được Viettel coi trọng trong chiến lược Marketing của mình. Công ty luôn chú ý đến các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu Viettel, bao gồm việc xúc tiến mạnh các hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chợ, tài trợ cho các trương trình và tham gia các hoạt động xã hội. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 65 Về hoạt động quảng cáo: Viettel luôn bám sát triết lý kinh doanh nên đã thống nhất được nội dung quảng cáo, xuyên suốt trên truyền hình và báo chí, đồng thời biết điều chỉnh nội dung quảng cáo phù hợp với từng vùng miền trên cả nước. Ngày nay thương hiệu Viettel đã quen thuộc với khách hàng trên cả nước với slogan: “Say it your way - hãy nói theo cách của bạn”. Viettel đã có nhiều ý tưởng sáng tạo và xây dựng các chương trình quảng cáo có chất lượng cao, gây được ấn tượng mạnh như “Block 6s”, “Mừng ngày chiến thắng ai cũng có quà”, “Tết xa nhà với hai triệu phút gọi”Đồng thời chiến lược của Viettel là xây dựng được mối quan hệ tốt với giới báo chí và truyền hình. Tổ chức các hoạt động PR lớn có ý nghĩa về chính trị, văn hoá sâu sắc tạo được tiếng vang tốt trong công luận như các chương trình “Vang mãi khúc quân hành” “ Một thời hoa lửa ở thành cổ Quảng Trị”các chương trình gây quỹ từ thiện như “ Tấm lòng Việt’ và còn nhiều chương trình Showgame trên truyền hình trung ương. Chiến lược marketting của Viettel là tốt và rất hiệu quả; kênh phân phối sâu rộng và có sức lan tỏa có thể nói đi đến đâu cũng tìm được dịch vụ của Viettel. Hiện nay, Mobifone và Vinaphone cũng đang rất nỗ lực trong chiến lược marketting, kênh phân phối của mình. Do vậy, thực sự không có sự khác biệt nào đáng kể trong chiến lược marketting, kênh phân phối cũng như các hoạt động PR; quảng cáo giữa các nhà mạng. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực tại các kênh phân phối của Viettel chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. - Tầm nhìn chiến lược- giá trị cốt lõi về con người Con người là yếu tố cốt lõi thành công của bất kỳ tổ chức nào. Viettel nhận thức sâu sắc rằng sức mạnh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay nằm ở nhân tố con người, chính vì vậy việc khơi dậy và khai thác nguồn lực con người được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên cao nhất. Viettel luôn lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực cho mình là đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo, tin tưởng cộng sự, xây dựng đội hình làm việc có hiệu quả. Theo đó, công ty đã tập trung mọi nguồn lực để tạo ra môi trường thuận lợi cho các cán bộ quản lý phát huy năng lực, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 66 công nhân viên có đầy đủ việc làm, phát hiện và sử dụng các cán bộ trẻ có năng lực, tạo điều kiện để các cán bộ phát huy năng lực của mình, đầu tư mạnh mẽ cho đào tạo để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho từng thành viên trong đó đặc biệt quan tâm đến người đứng đâu và đội ngũ cán bộ chủ chốt. Bảng 2.15: Cơ cấu nguồn nhân lực của Viettel Telecom STT Tổng số Độ tuổi Theo trình độ 40 >ĐH ĐH CĐ TC SC PT Ngh ề 1 22.570 15.077 6.952 542 226 11.736 4.514 4.063 1.354 226 451 2 100% 67% 31% 2% 1% 52% 20% 18% 6% 1% 2% Có thể thấy Viettel có một đội ngũ nhân viên trong nước khá hùng hậu. trẻ, năng động, chất lượng tốt. Mặc dù tỷ lệ nhân viên trình độ đại học trở lên chưa thực sự cao tuy nhiên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhất là đội ngũ kỹ sư và công nhân của Viettel, luôn được tạo điều kiện để làm việc do đó họ học hỏi và nắm bắt công việc rất nhanh, luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách. 2.2.3.5 Khả năng đổi mới Việc đổi mới và sáng tạo ra các giá trị mới, triết lý kinh doanh mới và các dịch vụ mới đem lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của Viettel. Chính vì thế mà một trong 8 giá trị cốt lõi của người Viettel liên quan tới khả năng đổi mới của doanh nghiệp: “Sáng tạo là sức sống”. Viettel luôn coi trọng và phát huy sự sáng tạo của từng cá nhân, tập thể trong công ty và toàn tập đoàn, chỉ có sáng tạo mới đem lại sự khác biệt của Viettel với các doanh nghiệp còn lại. Để thúc đẩy và khuyến khích sáng tạo trong kinh doanh và vận hành hệ thống, Viettel có những cơ chế rõ ràng ví dụ: thưởng trực tiếp, thưởng theo giá trị làm lợi của ý tưởng kinh doanh, kỹ thuật có đóng góp vào thực tiễn. Chính vì thế, hàng năm Viettel đã tiết kiệm được hàng chục tỉ đồng nhờ sáng kiến ý tưởng từ các nhân viên cũng như có hàng chục loại hình dịch vụ mới lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Trương Duy Khánh 67 So sánh với các đối thủ cạnh tranh Vinaphone và MobilePhone VinaPhone và MobilePhone là một trong những nhà mạng Viễn thông đầu tiên tại Việt Nam do đó các nhà mạng này đã tích lũy được vốn và kinh nghiệm trong suốt một thời gian dài. Đây là ưu điểm nhưng cũng đồng thời là nhược điểm của những công ty này. Việc thiếu sáng tạo và trì trệ trong việc nhìn nhận thị trường và đối thủ, bên cạnh đó là việc cơ chế của nhà nước kinh doanh bao cấp vẫn còn ảnh hưởng dẫn tới hiệu quả kinh doanh và sáng tạo bị hạn chế phản ứng rất chậm trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, VinaPhone, MobilePhone từ những nhà mạng số 1 và 2 tại Việt Nam đã bị Viettel vượt qua một cách nhanh chóng. Có thể nói, trong thời kỳ bùng nổ công nghệ hiện nay việc chủ quan, chậm đổi mới và sáng tạo ra các giá trị mới sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể làm đánh mất cả một công ty hoặc một đế chế rất dễ dàng, điển hình là Nokia. Một biểu tượng của ngành viễn thông thế giới cũng đã bị suy thoái chỉ vì quá chậm thay đổi và đổi mới trước các đối thủ. Đối với Viettel một trong 8 giá trị cốt lõi đó là “Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271750_374_1951678.pdf
Tài liệu liên quan