Luận văn Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1:

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.Tổng quan lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài .1

1.1.1.Khái niệm về đầu tưtrực tiếp nướcngoài . 1

1.1.2.Các hình thức đầu tưtrực tiếp nước ngoài . 2

1.2.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài .5

1.2.1.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinước tiếp nhận đầu tư . 5

1.2.2.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư 10

1.3.Một số bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.12

1.3.1.Kinh nghiệm củaTp Hồ Chí Minh . 12

1.3.2.Kinh nghiệm của Bình Dương . 14

1.4.Các bài học rút ra từ những kinh nghiệm trên .16

Chương 2 :

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.Ví trí ,vai trò của Tp Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung -Tây Nguyên .19

2.2.1Ví trí của Tp Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung –Tây Nguyên . 19

2.2.2Vai trò của Đà Nẵng đối vớikhu vực miền Trung – Tây Nguyên . 19

2.2.Môi trường pháp lý của Tp Đà Nẵng đốivới hoạt động thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài .24

2.3.Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp Đà Nẵng .28

2.3.1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiTp Đà Nẵng . 29

2.3.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo cơ cấu ngành đầu tư . 32

2.3.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo hìnhthức đầu tư . 34

23.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo chủ đầu tư . 35

2.4.Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn Tp Đà Nẵng .38

2.4.1 Những thành tựu trong việc thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn

Tp Đà Nẵng . 38

2.4.2 Hạn chế của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn

Tp Đà Nẵng . 47

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TP.ĐÀ NẴNG

3.1.Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tp Đà Nẵng .59

3.2.Thách thức và cơ hội của Tp Đà Nẵng .59

3.3.Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Tp Đà Nẵng .61

3.4.Một số kiến nghị nhằm cải thiện khảnăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Tp Đà Nẵng .77

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp . Chẳng hạn như tại Tp Hồ Chí Minh, tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào giá trị công nghiệp của thành phố lên đến 28,27%, Bình Dương là 59,95% và Hải Phòng la 44,94% vào năm 2003 .Mặc dù tỷ trọng đóng góp của khu vực này ngày càng giảm vào giá trị công nghiệp của thành phố, thế nhưng tốc độ tăng trưởng lại tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2001 – 2004 .Nếu như năm 2001 tốc tăng trưởng là 13,20% thì đến năm 2004 là 17,42% .Tốc độ này thấp so với tốc độ tăng trưởng của khu vực này tại Tp Hồ Chí Minh và Bình Dương .Tốc độ tăng trưởng của khu vực này tại Tp Hồ Chí Minh và Bình Dương tăng trưởng rất nhanh qua các năm.Nếu như năm 2003 tốc độ tăng trưởng của khu vực này tại Tp Đà Nẵng là 17,42% thì tại Tp Hồ Chí Minh và Bình Dương lần lượt là 18,7% và 47,03%. Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 45 – Luận văn thạc sĩ kinh tế Ngoài ra, chiều hướng tích cực có thể ghi nhận ở đây là tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm đáng kể từ 7,86% năm 2000 xuống còn 6,10 % năm 2004. Chính yếu tố đầu tư vốn, kỹ thuật - công nghệ, máy móc thiết bị từ nước ngoài đã tạo ra sự chuyển dịch tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ . Tuy xét về từng ngành vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, nhưng nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp .Tuy nhiên, với việc giảm tỷ trọng nông nghiệp của Tp trong thời gian qua một cách nhanh chóng cũng một phần là do tốc độ đô thị hoá của Tp diễn ra quá nhanh, làm giảm diện tích đất nông nghiệp của Tp . Vì vậy để có thể gia tăng giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải xây dựng và nghiên cứu đưa khoa học kỹ thuật cao vào trong nông nghiệp . Có như thế cho dù diện dích đất đai bị thu hẹp nhưng chúng ta cũng đạt được giá trị lớn trong ngành nông nghiệp . ¾ Đóng góp cho kim ngạch XNK của Tp Thành phố Đà Nẵng đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ xuất nhập khẩu với toàn thế giới . Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của toàn thành phố từ 229,9 USD năm 1997 đến năm 2001 là 365,7 USD, đến năm 2004 là 420,2 USD .Có được những thành quả trên thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước . Ngoài các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản được duy trì ổn định thị phần, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Dominica, Congo, Togo, Ghana Syria … Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 46 – Luận văn thạc sĩ kinh tế Bảng 2.14: Giá trị của khu vực ĐTNN trong kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Đà Nẵng giai đoạn 2000 - 2004 ĐVT : 1000USD Chỉ Tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng giá trị KNXK 235.326 266.520 249.030 260.824 310.431 Khu vực ĐTNN 59.410 76.335 78.401 80.520 80.539 Tỷ trọng % 25,24 28,64 31,48 30,87 25,94 Tổng giá trị KNNK 316.384 375.142 384.009 379.585 330.872 Khu vực ĐTNN 24.457 27.413 25.178 38.829 42.364 Tỷ trọng % 7,73 7,30 6,6 10,23 12,80 Nguồn : Cục thống kê Tp Đà Nẵng tháng 1 năm 2005 Qua bảng trên cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Tp tăng dần qua các năm .Và trong sự tăng trưởng đó thì kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả chung đó . Nếu như năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài chỉ có 59,410 triệu USD chiếm tỉ trọng 25,24 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Tp thì đến năm 2004 trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tp là 310,431 triệu USD, thì kim ngạch của khu vực này chiếm đến 80,539 triệu USD chiếm 25,94 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Tp . Qua đó cho thấy sự đóng góp không nhỏ của khu vực này trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng hoạt động thương mại cho thành phố . Làm cho hoạt động thương mại của Tp ngày càng khởi sắc. Đối với kim ngạch nhập khẩu, thì đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào kim ngạch tăng dần qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng của nó so với các khu vực khác còn thấp .Năm 2000 đóng góp của khu vực này vào tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ chiếm 7,73 % .Năm 2004 thì đóng góp của khu vực này vào kim ngạch nhập khẩu của Tp chiếm khoảng 12,80 %. Sự tăng lên nhanh chóng này là do kể từ năm 2002 Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 47 – Luận văn thạc sĩ kinh tế trở đi, số lượng dự án đầu tư vào thành phố tăng nhanh chóng và một số dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động. Nếu so sánh sự đóng góp của khu vực ĐTNN vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Tp với các tỉnh , thành khác thì tình hình này tại Tp có khả qua hơn . Tuy nhiên, như trên đã phân tích mặc dù đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố là rất lớn so với tổng vốn đầu tư của khu vực này .Nhưng so với tiềm năng cũng như vị trí và vai trò của Tp Đà Nẵng thì đóng góp của khu vực này ngày càng phải đóng góp nhiều hơn nữa .Chẳng hạn như tại Đồng Nai, Bình Dương kim ngạch xuất khẩu của khu vực này là trên 2,4 tỉ USD vào năm 2004 . ¾ Đóng góp cho ngân sách nhà nước : Thuế và các khoản thu cho ngân sách nhà nước từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng, tuy rằng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố và có xu hướng ngày càng giảm . Năm 2004 đóng góp của khu vực này là 206,2tỉ đồng, tăng 54,92 % so với năm 2001 thế nhưng tỷ trọng đóng góp của nó chỉ có 4,07% năm 2004 so với 6,28 % so với năm 2001.Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào ngân sách tại Tp Hồ Chí Minh là 8,55% năm 2003 và của Đồng Nai là 38 % vào năm 2004. Bảng 2.15 : Đóng góp của khu vực ĐTNN vào thu ngân sách của Tp Đà Nẵng ĐVT : Tỉ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tổng Thu ngân sách của TP 2.118,8 2.517,4 3.969,9 5.063,7 Thu từ đơn vị có vốn ĐTNN 133,1 140,0 137,7 206,2 Tỉ Trọng(%) 6,28 5,56 3,47 4,07 Nguồn :Cục thống kê Tp Đà Nẵng tháng 1 năm 2005 Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 48 – Luận văn thạc sĩ kinh tế ¾ Giải quyết việc làm cho lao động Tp Các dự án FDI góp phần quan trọng trong việc giải quyết lao động cho thành phố, và là một trong những khu vực hấp dẫn đối với lực lượng lao động, đặc biệt là các lao động trẻ có trình độ .Sự hấp dẫn trước hết là do có thu nhập cao, ngoài ra còn có thể kể đến môi trường, điều kiện lao động tốt, có khả năng trau dồi kinh nghiệm, được học tập và đào tạo…Những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hầu như là được hưởng mức lương trung bình cao hơn ở các DNNN hay tư nhân khác ở trên địa bàn thành phố . Tính đến cuối năm 2004, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tp Đà Nẵng đã thu hút trên 20.000 lao động làm việc trực tiếp.Ngoài ra, các dự án FDI còn tạo ra thu nhập và việc làm cho hàng chục ngàn lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp dịch vụ có liên quan . Đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã học tập được những kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, những kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật và rèn luyện được tác phong lao động công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá .Nói chung FDI đã tạo ra cơ hội mới cho vấn đề giải quyết việc làm , tạo thu nhập và cải thiện kỹ năng cho người lao động . Tuy nhiên trong thời gia vừa qua, đã xảy ra liên tiếp các cuộc đình công của công nhân ở khu vực kinh tế này mà nguyên nhân chính là do khác biệt về văn hoá, môi trường làm việc không ổn định, làm thêm giờ .. .đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Tp Đà Nẵng . Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 49 – Luận văn thạc sĩ kinh tế Hình 2.1: Số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2000 – 2004 ĐVT: Người 12,640 15,600 18,000 19,200 20,500 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2000 2001 2002 2003 2004 Số Lượng Nguồn : Cục thống kê Tp Đà Nẵng tháng 1 năm 2005 Nói tóm lại đầu tư trưc tiếp nước ngoài đã làm cho môi trường đầu tư của Đà Nẵng ngày càng thông thoáng và tạo sự ổn định cho công việc kinh doanh của các nhà đầu tư thông qua hàng loạt các chính sách, các nghị định và chủ trương của Tp như Nghị Quyết số 90/92 về ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài.Nghị quyết số 86 của UBND thành phố về đào tạo và sử dụng nhân tài phục vụ cho phát triển kinh tế của Tp . Bên cạnh đó FDI góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm và doanh nghiệp của Tp . 2.4.2. Hạn chế của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tp Đà Nẵng. 2.4.2.1.Hạn chế về công tác xúc tiến đầu tư . -Công tác quy hoạch, lập dự án xúc tiến đầu còn rất hạn chế cả về khâu quy hoạch dự án cũng như nội dung của các hoạt động xúc tiến đầu tư; thiếu kết hợp Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 50 – Luận văn thạc sĩ kinh tế đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan cũng như thiếu kinh phí xúc tiến đầu tư . Thêm vào đó hoạt động xúc tiến đầu tư không đúng trọng tâm nên hiệu quả mang lại chưa cao .Hiện tại Tp có đến 3 trung tâm xúc tiến thuộc Sở KH&ĐT, Sở Thương Mại và Sở Du Lịch .Chính sự hoạt động thiếu tính nhất quán và chồng chéo giữa các trung tâm xúc tiến đã làm cho các nhà đầu tư lúng túng . Các trung tâm này thay vì tham mưu đề xuất các chính sách quy hoạch, tìm kiếm các dữ kiện tăng cường quản lý thì phần lớn các đơn vị này lại lo đi tìm giới thiệu dự án, làm thủ tục. -Về công tác tiếp thị, mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã cố gắng trong việc tổ chức và tham gia nhiều diễn đàn chuyên đề về đầu tư nước ngoài nhằm giới thiệu và tìm kiếm đối tác .Nhưng do không có một hệ thống tổ chức mạnh có thể nắm vững và biết rõ được các đối tác nước ngoài, cũng như việc giới thiệu môi trường đầu tư và những cơ hội đầu tư .Làm cho chúng ta mất đi rất nhiều cơ hội đầu tư .Chẳng hạn như việc xác định lợi thế của Đà Nẵng so với các tỉnh miền Trung và của cả nước chỉ là mang tính khái quát, chung chung, không xác định lợi thế nổi bật, cụ thể để có thể làm cho các nhà đầu tư quan tâm . Hay nói cách khác là xác định lợi thế của Đà Nẵng rất vĩ mô nhưng cũng rất mơ hồ như : ở vị trí chiến lược của khu vực miền Trung và Tây Nguyên ; điểm cuối của hành lanh kinh tế Đông Tây ; hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế lớn thứ ba của đất nước ; tiềm năng kinh tế, thiên nhiên, lao động dồi dào … nhưng chẳng bao giờ nói rõ những lợi thế đó đã được khai thác và phát huy ở mức độ nào.Và cũng chưa miêu tả hiện trạng địa phương, đặc biệt là hiện trạng kinh tế thực tế của địa phương như hiện trạng nguồn lao động, những bất lợi về tiêu dùng….như thế nào để nhà đầu tư biết rõ được những thuận lợi và khó khăn mà họ sẽ gặp phải khi tiến hành đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. -Công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá về hình ảnh thành phố Đà Nẵng còn yếu và chưa đi vào chiều sâu, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chuyên Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 51 – Luận văn thạc sĩ kinh tế nghiệp còn thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu của công tác này trong tình hình cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI hiện nay .Các dự án cấp phép trong thời gian qua chủ yếu thông qua mối quan hệ “quen biết” hay sự chủ động đến tìm từ các nhà đầu tư .Còn các nhà quản lý Đà Nẵng đã thiết thực tổ chức được các chương trình tiếp cận nhà đầu tư, chọn đúng dự án để tiếp thị và kéo về Đà Nẵng thì thật sự khó khăn. Chính vì sự chống chéo trong công tác xúc tiến đầu tư cũng như chất lượng của các cuộc xúc tiến còn kém làm cho các nhà đầu tư không thể xác định được đâu là lợi thế nổi bật của Đà Nẵng, đâu là khó khăn thách thức họ sẽ đối mặt, và cơ quan nào họ sẽ tiếp cận khi muốn đầu tư vào Đà Nẵng khi quyết định đầu tư . 2.4.2.2. Hạn chế về môi trường đầu tư . ¾ Chi phí kinh doanh tại Đà Nẵng tương đối cao - Chi phí kinh doanh tại Tp Đà Nẵng tương đôi cao so với hai đầu đất nước, mặc dù tiền lương thấp hơn so với hai đầu đất nước . Đặc biệt là giá cước vận chuyển cho hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu từ Tp Đà Nẵng đi các nước cũng như từ các nước đến Đà Nẵng đều cao hơn từ Tp Hồ Chí Minh và Hải Phòng . Phí vận tải biển cao do lượng hàng của miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng không dồi dào trong khi đó hệ thống cảng biển tại khu vực này được phân bố dày đặc. Cụ thể là các cảng : Chân Mây, Thuận An(TT-Huế); Liên Chiểu, Tiên Sa(Đà Nẵng); Kì Hà(Quảng Nam); Dung Quất, Sa Kì(Quảng Ngãi); Cửa Việt(Quảng Trị); Quy Nhơn(Bình Định). Tình trạng này làm cho không chỉ cảng Đà Nẵng mà các cảng biển trong khu vực bị chia sẻ hàng hoá, không sử dụng hết công suất cũng như tiềm năng đang có. Vì vậy các hãng tàu phải tính phí vận chuyển cao để bù đấp các chi phí do lượng hàng quá ít . - Ngoài cước phí vận chuyển cao, những phụ phí phát sinh tại cảng Đà Nẵng cũng làm cho các doanh nghiệp thêm phần e ngại khi đầu tư vào Tp Đà Nẵng.Bên cạnh đó các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản do mặt hàng xuất khẩu có Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 52 – Luận văn thạc sĩ kinh tế tính đặc thù phải qua trung tâm kiểm định của Trung tâm chiếu xạ thì Đà Nẵng lại không có .Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lớn của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đưa hàng xuất đi tại cảng Hải Phòng hoặc là cảng Sài Gòn .Do đó lượng hàng xuất khẩu tại Đà Nẵng đã không dồi dào này lại bị phân bổ một lượng lớn vào Sài Gòn hay Hải Phòng. Bảng 2.17 : Giá cước vận tải từ Đà Nẵng,TP.HCM đi Singapore, các cảng chính của Nhật và ngược lại . ĐVT : USD Loại container Hành trình 20” 40” Thời gian vận chuyển(ngày) ĐN –SIN 200 380 4 HCM –SIN 100 200 2 SIN –ĐN 800 1400 4 SIN –HCM 300 600 2 ĐN – Japan 750 1500 12 HCM – Japan 400 800 8 Nguồn : Công ty SP WorldWide Logistics ¾ Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp chưa phát triển đồng bộ . - Đà Nẵng chưa xây dựng được các cụm công nghiệp chuyên ngành có công nghệ và kỹ thuật cao để thu hút các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có công nghệ nguồn, công nghệ kỹ thuật cao .Mới đây một đoàn doanh nghiệp Nhật đi thăm các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tại Đà Nẵng, họ có nhu cầu đầu tư vào công nghệ cao nhưng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp hiện tại không đáp ứng nhu cầu của họ . - - - Việc xây dựng nhà ở, các khu nhà tập thể , khu giải trí cho công nhân sau giờ tan ca chưa được quan tâm . Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 53 – Luận văn thạc sĩ kinh tế - Hệ thống cấp nước, điện và hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp chưa được hoàn chỉnh và thiếu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp . - Hệ thống cảng biển và hàng không còn lạc hậu, chưa được nâng cấp và đầu tư đúng mức dẫn đến hạn chế cho Đà Nẵng khi thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí kinh doanh, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá khi mà quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.Vì vậy, một khi hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp của thành phố chưa được hoàn thiện sẽ làm cho môi trường đầu tư của Đà Nẵng trở nên không hấp dẫn các nhà đầu tư mặc dù chúng ta xúc tiến đầu tư có hiệu quả đi chăng nữa. ¾ Ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cũng như các tỉnh, thành khác của Việt Nam thì ngành công nghiệp phụ trợ của Tp Đà Nẵng còn kém phát triển, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước không đáp ứng đủ nhu cầu các linh kiện, phụ tùng hay nguyên phụ liệu dành cho các tập đoàn, các công ty đa quốc gia . Ngành công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp quốc doanh cũng như khu vực tư nhân tại Tp Đà Nẵng chưa phát triển mặc dù có một vài doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài Tp hiện nay hoạt động sản xuất linh kiện, bộ phận, phụ tùng và các sản phẩm trung gian khác nhưng chất lượng kém và giá thành tương đối cao, đôi khi lại không ổn định do công nghệ lạc hậu kèm theo phương thức quản lý kém .Vì vậy không hấp dẫn các xí nghiệp đa quốc gia đầu tư trực tiếp sản xuất tại Đà Nẵng các loại hàng điện tử gia dụng, các sản phẩm công nghệ thông tin phần cứng như máy vi tính cá nhân, Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 54 – Luận văn thạc sĩ kinh tế điện thoại di động .Các mặt hàng này thường có hàng trăm, hàng ngàn bộ linh kiện từ những loại đơn giản đến những loại có công nghệ rất cao . Hơn nữa đồ điện gia dụng, các ngành hàng như điện thoại di động, máy tính, xe hơi là những ngành có nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới và mẫu mã thường xuyên thay đổi nhanh chóng .Do đó Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung có nguồn lao động dồi dào, khéo tay và tiền lương rẻ sẽ dễ trở thành những cứ điểm sản xuất có sức cạnh tranh rất lớn cho các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia đầu tư. Malaysia là một ví dụ điển hình, bây giờ quốc gia này là cứ điểm sản xuất hàng điện tử gia dụng trên thế giới . Vì vậy chừng nào các ngành công nghiệp phụ trợ chưa được cải thiện và các xí nghiệp nhỏ và vừa của nước ngoài chưa đến đầu tư vào ngành này thì đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty lớn không thể tăng lên được .Do đó tình hình thu hút vốn đầu tư sẽ không được cải thiện bao nhiêu. ¾ Sự ô nhiễm môi trường trầm trọng do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, do chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến môi trường, sử dụng các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, không đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Hơn nữa hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp . Tình trạng này đang diễn ra tại khu công nghiệp Hoà Khánh khi nước thải của các nhà máy này chưa qua xử lý nhưng đổ ra hệ thống kênh rạch của thành phố làm ô nhiễm nguồn nước, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.Cuộc khảo sát gần đây của Văn phòng Dự án ICM và PEMSEA đã đưa con số trung bình mỗi ngày các khu công nghiệp (hầu hết tập trung ở Quận Liên Chiểu) thải ra môi trường khoảng 7 nghìn m3 nước chưa qua xử lý, và hầu hết lượng nước này được dẫn vào ao, hồ hoặc ngấm vào lòng đất .Chính đây là Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 55 – Luận văn thạc sĩ kinh tế nguyên nhân làm cho nước giếng ở nhiều khu dân cư Quận Liên Chiểu có màu xỉn vàng hoặc đen, vì tất cả đều nhiễm kim loại nặng.Việc này không những dẫn đến việc ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân sống xung quanh các khu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến một lượng lớn công nhân đang tham gia hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp này . Bên cạnh đó việc Tp thu hút vốn đầu tư ồ ạt vào việc xây dựng các khu du lịch, khu resort cao cấp dọc ven biển và tại các bán đảo, đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài sinh vật, gây nguy cơ tuyệt chủng và gây mất cân bằng sinh thái tại các khu vực . Nếu tình trạng này không có biện pháp giải quyết nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến môi trường của thành phố tại các khu vực này, gây tác động không tốt đến các nhà đầu tư luôn quan tâm đến công nghệ sạch và không gây ô nhiễm môi trường .Do đó sẽ làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tp Đà Nẵng vào các dự án có công nghệ sạch và kỹ thuật hiện đại. ¾ Sự cạnh tranh với các khu kinh tế với ưu đãi đặc biệt trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đà Nẵng nằm gần khu kinh tế mở Chu Lai, khu lọc dầu Dung Quất, khu kinh tế thương mại Lao Bảo và gần đây là khu kinh tế Nhơn Hội . Các khu kinh tế này với ưu đãi hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ khác làm cho số lượng dự án FDI đầu tư vào khu vực này đã ít càng trở nên cạnh tranh và khốc liệt hơn .Vì vậy Đà Nẵng cũng chịu sức ép cạnh tranh với các khu kinh tế này trong việc thu hút lượng vốn FDI . Bên cạnh đó giữa các khu kinh tế này chưa có một cơ chế tương hỗ hay sự liên kết nào để cùng nhau tận dụng các ưu thế và gạt bỏ tình trạng chen lấn mời chào . Và giữa các địa phương luôn có sự cạnh tranh nhau, bất cứ một động thái nào của địa phương này được thực hiện sẽ kéo theo hoạt động của địa phương liền kề . Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt - 56 – Luận văn thạc sĩ kinh tế Vì vậy cơ hội của Tp Đà Nẵng sẽ bị cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.Do đó nếu không có những chính sách linh hoạt và khôn khéo, không chừng thành phố Đà Nẵng thua xa các tỉnh, Tp trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.Và khi đó ví trí đầu tàu của khu vực e khó thực hiện được đối với thành phố. ¾ Thị trường nhỏ và các dịch vụ phục vụ cho người nước ngoài còn kém -Thị trường Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung có sức mua thấp do địa bàn trải dài, thu nhập bình quân dân cư thấp . Do đó phần nào làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư FDI của thành phố.Đồng thời sản phẩm thế mạnh của thành phố có tính cạnh tranh cao so với hai đầu đất nước và khu vực rất hạn chế .Chưa xây dựng được mặt hàng chiến lược mang tính đột ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf434331.pdf
Tài liệu liên quan