Luận văn Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Asean

Hội chợ triễn lãm thương mại quốc tế của Việt Nam hướng về thị trường ASEAN được tổ chức dưới nhiều hình thức. Đó có thể là các hội chợ do VIệt Nam tự tổ chức ở trong nước và mời các đoàn thương mại của các nước ASEAN tham gia để tìm hiểu về thị trường Việt Nam như Hội chợ Vietnam Expo, Hội chợ triễn lãm thương mại tại các cac khu thương mại mở ở các cửa khẩu biên giới với các nước ASEAN như ở Lao Bảo ; hoặc là các hội chợ, triễn lãm mà Việt Nam phối hợp với các cơ quan thương mại của các nước ASEAN đồng tổ chức tại các nước sở tại để giới thiệu về thị trường sản phẩm của Việt Nam và cung cấp thông tin liên quan về tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm đó ở Việt Nam như Tuần lễ Việt Nam tại Lào, My-an-ma ; hoặc có thể là các hội chợ, triễn lãm thương mại mà Việt Nam cùng hợp tác với các nước, các tổ chức thuộc các nước phi thành viên ASEAN tổ chức để giới thiệu về thị trường ASEAN cho chính các nước ASEAN và cho thị trường quốc tế như các hội chợ do tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO tổ chức ở Singapore, các hội chợ hàng năm của công ty dịch vụ triễn lãm ADSALE-HONGKONG tổ chức tại các thành phố lớn của châu á- Thái Bình Dương như ở Bắc Kinh, TP.HCM, Bangkok, Kulalampur Theo thông tin từ Cục XTTM Việt Nam, nhằm đẩy mạnh các hoạt động XTTM nói chung và trên thị trường ASEAN nói riêng, năm 2003 này Việt Nam sẽ phối hợp với Malayxia tổ chức 3 cuộc hội chợ triễn lãm quốc tế tại nước này. Đó là hội chợ quốc tế dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hội chợ quốc tế thực phẩm và đồ uống, và triễn lãm quốc tế về quà tặng. Đồng thời Cục XTTM còn tiến hành xây dựng phương án đăng cai tổ chức hội chợ ASEAN (FTA 2004). Ngoài tổ chức hội chợ Việt Nam còn tham gia tích cực các hội chợ triễn lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá và thị trường ASEAN do các nước thành viên tổ chức hàng năm, hội chợ ASEAN

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à máy chế biến của Thái Lan. Vì vậy, Việt Nam đang có nhu cầu trang bị công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao giá trị xuất khẩu, Thái Lan đang coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường thế giới về mặt hàng tôm. Hiện nay hàng thuỷ sản Thái Lan không còn được hưởng GSP vào thị trường EU, thậm chí gần đây EU và Nhật Bản đang cấm tôm Thái Lan xuất khẩu vào hai thị trường này vì dư lượng kháng sinh cao. Hàng công nghiệp nhẹ: chủ yếu là hàng dệt may của Việt Nam đã tăng, năm 1997 đạt 2,44 triệu USD tăng 60% so với năm 1996 là 1,52 triệu USD; năm 1998: 0,98 triệu USD; năm 1999:1,78 triệu USD; năm 2000:3,8 triệu USD; năm 2001:4,2 triệu USD. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: Than đá đạt giá trị xuất khẩu 1,13 triệu USD năm 1996; 1997:2,32 triệu USD; 1998:2,20 triệu USD; năm 1999:11,30 triệu USD; 2000:13,3 triệu USD; 2001:16,96 triệu USD và 2002:10,99 triệu USD. Dầu thô từ năm 1998 đã trở thành mặt hàng xuất kim ngạch lớn trong thương mại với Thái Lan: 1998 đạt 10,27 triệu USD; năm 1999: 44,76 triệu USD; năm 2000:73 triệu USD; năm 2001: 38,8 triệu USD; năm 2002:55,21 triệu USD. Về cơ cấu hàng NK thì nhóm máy móc thiết bị : ôtô, xe máy chiếm phần lớn, điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng chiếm kim ngạch lớn, chủ yếu là phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu...chủ yếu là những hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu. Nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất nhập khẩu từ Thái Lan thì xăng dầu có kim ngạch lớn nhất. (5) Malaysia Các mặt hàng XK của ta vào thị trường này chủ yếu là nông, lâm, hải sản sơ chế. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của ta còn hạn chế do chất lượng không đồng đều, bao bì kém hấp dẫn, không đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, uy tín bạn hàng thấp, giá cước vận tải cao, tiếp thị kém. Một phần do người Hồi giáo ở Malaysia đã quen dùng hàng Châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Hiện nay các mạt hàng XK của ta vào thị trường này chủ yếu là nguyên liệu thô và nông lâm hải sản sơ chế. Tuy nhiên hàng của ta có hạn chế là do kỹ thuật sơ chế chưa tốt nên phẩm chất không được đồng đều và do vậy còn nhiều hạn chế trong tiếp cận và duy trì thị phần. Gạo là mặt hàng XK có kim ngạch lớn thứ hai sang thị trường này sau dầu thô.( bổ sung..) (6) Singapore Thị trường Singapore có dung lượng lớn, mặt hàng đa dạng từ hàng công nghệ kỹ thuật cao đến nguyên liệu nông lâm khoáng sản thô, thủ công mỹ nghệ...đều có thể kinh doanh cho nhiều mục đích khác nhau như chế biến tại chỗ, tái xuất, chuyển khẩu. Singapore luôn là bạn hàng đứng thứ nhất, nhì của Việt Nam cùng với Nhật Bản. Kim ngạch buôn bán hai nước hàng năm có tăng giảm đôi chút nhưng đánh giá chung vẫn theo xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ phần thương mại với Singapore chỉ chiếm khoảng 0,5% trong tổng kim ngạch buôn bán của Singapore với thế giới. Hàng Việt Nam xuất sang Singapore chủ yếu là nguyên phụ liệu để sản xuất hoặc hàng để tái chế (chiếm khoảng 1/3 kim ngạch hàng năm) còn phục vụ tiêu dùng không đáng kể. Một số mặt hàng chủ yếu như sau: Lạc nhân: lượng tiêu thụ nội địa không nhiều, chủ yếu tái xuất sang Indonesia, Philippin, Malaysia. Trong những năm 80 và đầu những năm 90, sản lượng lạc của ta nhiều và chất lượng tốt, ổn định, giá cạnh tranh nên lượng lạc tiêu thụ tại GSP (cảng Singapore?) hàng năm khoảng 30 000 tấn, giá trung bình 600-700USD/tấn C&F, thời điểm cao nhất là 850USD/tấn. Nhưng 3 năm qua lượng lạc của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm đáng kể do nhu cầu khu vực và do chất lượng lạc của ta không đồng đều,độ ẩm cao, hay bị mốc trên đường vận chuyển, làm phát sinh chất Aflatoxin-tác nhân gây ưng thư nên các công ty không dám mua vì nếu lượng Aflatoxin vượt quá 5 tỷ phần thì hàng không được nhập vào SGP, nếu đã nhập thì sẽ bị tịch thu tiêu huỷ. Ngoài ra còn có các mặt hàng khác nưă như: Cao su, Thịt, hải sản và rau quả, Quần áo, giầy dép, Thủ công mỹ nghệ... (7) Philippin Việt Nam nhập khẩu từ Philippin chủ yếu là phân bón (chiếm hơn 50% kim ngạch nhập khẩu), ngoài ra là các sản phẩm như khoáng chất, khí hoá lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng, phụ tùng ôtô, thuốc lá nguyên liệu, sơn các loại, kẹo cao su. Việt Nam xuất sang Philippin chủ yếu linh kiện điện tử (năm 2000 XK 33 triệu USD; 2001:213, 2002:231) và nông sản đứng đầu là gạo, lạc nhân, cà phê, hạt tiêu, tỏi khô, cao su; ngoài ra còn có nguyên liệu, phụ liệu, cấu kiện kim loại, than đá, tinh bột sẵn, đồ thuỷ tinh, cát trắng, dây điện và cáp điện... (8) Indonesia Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang Indonesia Lạc nhân: khả năng thị trường có thể tiêu thụ được 80 000 tấn/năm. Năm 1999 xuất được 6 822 tấn; năm 2000:14 651 tấn; năm 2001:15 877 tấn. Tuy nhiên để cạnh tranh được với các nguồn hàng cung cấp khác, ta phải chú ý đảm bảo chất lượng đồng đều, hạ giá thành, rút ngắn thời gian bảo quản và vận chuyển để tránh ẩm mốc, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Rau quả tươi và chế biến: Tuy là nước xuất khẩu nhưng Indonesia vẫn có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hành tây, tỏi. Giày dép: Gạo: mặc dù có khó khăn trong bán gạo sang thị trường này song về lâu dài Việt Nam vẫn coi Indonesia là thị trường quan trọng của mặt hàng này. Muốn vậy ta phải có chính sách mềm dẻo hơn như áp dụng phương thức bán trả chậm theo các Hiệp định Chính phủ và tận dụng bán thoả thuận đổi hàng đã ký với bạn để tiêu thụ gạo. Cà phê: Indonesia là nước xuất khẩu cà phê nhưng do thời vụ chêch nhau nên hàng năm ta có thể bán sang thị trường này từ 1000-2000 tấn cà phê arabica và robusta. Dầu thô: lượng dầu thô sang thị trường này tăng trong vài năm trở lại đây. Ngoài ra ta cũng có thể XK sắn lát sang thị trường này để tái xuất sang EU vì Indonesia có quota lớn vào EU nhưng không đủ sắn để xuất. (9) Campuchia Lượng hàng hoá VN xuất khẩu sang thị trường Campuchia đến 2003 tăng khoảng 50%. Hiện có gần 100 loại hàng của Việt Nam chiếm 80% thị phần, đặc biệt là hàng nhựa VN không những chiếm lĩnh thị trường Campuchia mà còn vươn sang cả Thái Lan. Hiện hàng VN đã được người tiêu dùng Campuchia tín nhiệm do có chất lượng, mẫu mã tương đương với hàng Thái nhưng giá lại thấp hơn 10-20%. 3. Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang ASEAN trong thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận về giá trị kim ngạch, tốc độ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2003 là năm thứ bảy Việt Nam tham gia thực hiện CEPT/AFTA, tuy đã đi được hai phần ba chặng đường nhưng thời gian còn lại mới thực sự quyết định liệu Việt Nam có đến đích một cách thành công hay không. Có thể tổng kết xuất khẩu hàng hoá Việt Nam với thị trường ASEAN trong thời gian qua bằng các điểm chính như sau: Mặt được: +ASEAN là bạn hàng lớn của Việt Nam, điều này thể hiện ở giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN ngày càng tăng, tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lớn. Điều này chứng tỏ chính sách và đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang đi đúng hướng. +Khối lượng và chủng loại hàng hoá trao đổi với ASEAN nói chung và xuất khẩu nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Hàng xuất của VN tuy chủ yếu vẫn là nông, lâm hải sản, rau quả ở dạng thô chưa qua sơ chế nhưng chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Việt Nam cũng đã xuất sang ASEAN các mặt hàng khác mà ta đang có lợi thế như dệt may, thuỷ sản... Một số hàng tiêu dùng đã mở rộng thị phần trên thị trường ASEAN như giày dép, nhựa,rau quả...ngoài các mặt hàng truyền thống như nông sản và dầu mỏ. +Thành phần, tính chất, phạm vi DOANH NGHIệP tham gia buôn bán có thay đổi. Ngày càng nhiều DOANH NGHIệP thuộc các tỉnh nằm sâu trong nội địa...sang VN khảo sát và bước đầu thiết lập quan hệ bạn hàng với các DOANH NGHIệP VN ở cả 3 miền. Các DOANH NGHIệP VN từ chỗ chỉ buôn bán với các tỉnh chung biên giới nay đã vươn sâu vào các tỉnh khác nằm sâu trong nội địa các nước ASEAN +Các DOANH NGHIệP hai bên đang chuyển dần từ buôn bán thuần tuý sang hợp tác liên doanh, sản xuất, lắp ráp tiêu thụ hàng hoá tại thị trường hai nước như các liên doanh... Mặt hạn chế: +Mặc dù lượng hàng hoá xuất sang ASEAN đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng, song cơ cấu hàng xuất sang ASEAN vẫn chủ yếu là hàng thô, chưa qua sơ chế nên giá trị kim ngạch vẫn chưa lớn. +Tính cạnh tranh của hàng Việt nam vẫn thấp biểu hiện ở chất lượng hàng hoá còn chưa cao và giá thì không thấp so với hàng hoá của các nước thành viên khác như Thái Lan, Malaysia...khiến cho cơ hội và thị trường xuất khẩu vẫn chưa được khai thác hết. +Nền kinh tế các nước ASEAN đều chủ yếu hướng theo xuất khẩu, thêm vào đó chiến lược nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam chưa được các bộ, ngành xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thực tế tiêu dùng của Việt Nam dẫn đến việc nhập khẩu ồ ạt, tuy có kéo theo giá tiêu dùng xuống nhưng gây ra những khó khăn về giao thông, sức khoẻ...và cản trở nhất định đối với việc sản xuất hàng xuất khẩu sang ASEAN của các DOANH NGHIệP Việt Nam. Như vậy thực hiện CEPT/AFTA, khó khăn mà các DOANH NGHIệP nứơc ta phải đương đầu cũng có mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào DOANH NGHIệP đó sản xuất kinh doanh mặt hàng gì, mức độ cạnh tranh ra sao. Cụ thể là: -Những DOANH NGHIệP kinh doanh nhóm hàng có năng lực cạnh tranh cao, bao gồm những ngành hàng, mặt hàng hiện đang có lợi thế so sánh như gạo, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu, cao su, thuỷ sản, hàng dệt may, dầu thô. Những loại hàng này khi giảm thuế nhập khẩu không gây nhiều khó khăn cho các DOANH NGHIệP Việt Nam trong cạnh tranh với các mặt hàng nhập ngoại. Hơn nữa còn tạo điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường khác. -Những DOANH NGHIệP kinh doanh nhóm ngành hàng, mặt hàng cạnh tranh có điều kiện là những loại hàng trước mắt có khó khăn khi bị các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh, nhưng nếu không có đầu tư hỗ trợ về vốn và công nghệ và có định hướng sản xuất đúng thì không bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu. Nhóm hàng này bao gồm các mặt hàng như rau quả, rau quả chế biến, điện, điện tử, cơ khí nhở, hoá chất, xi măng, thuỷ tinh, gốm sứ... -Những DOANH NGHIệP gặp nhiều khó khăn nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng không có khả năng cạnh tranh hoặc có khả năng cạnh tranh thấp. Đó là những ngành hàng đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao. Đặc trưng cho nhóm này là thép, hoá dầu, giấy, đường... Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu giữa ta và ASEAN tương đối giống nhau nhưng không có nghĩa là hàng hoá của ta không vào được ASEAN. Bộ Thương mại sẽ phải họp với các Hiệp hội ngành hàng để bàn cách đẩy mạnh xuất khẩu vào ASEAN. Ngoài ra các DOANH NGHIệP cần tích cực xin giấy chứng nhận mẫu D (form D) để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang ASEAN. Riêng với Lào và Campuchia, cần tận dụng vị trí địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng bách hoá tiêu dùng, phát triển hình thức vận tải quá cảnh. ASEAN còn là thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu. Tổng nhập siêu từ các nước ASEAN lên đến 1,34 tỷ USD trong năm 1998, chiếm hơn 60% tổng nhập siêu của ta và hơn 50% kim ngạch xuất của Việt Nam sang ASEAN. Riêng với Singapore ta nhập siêu hơn 1,2 tỷ USD, với Thái Lan 380 triệu USD, với Malayxia hơn 130 triệu USD. Năm 2001 ta xuất siêu sang Indonesia nhưng hiện tượng này chỉ là tạm thời do bạn phải nhập khẩu một số lượng gạo lớn. Nếu không có lượng gạo này, ta sẽ nhập siêu từ Indonesia khoảng 150 triệu USD như mọi năm. Trong bối cảnh nhập siêu từ ASEAN lớn như vậy, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cho ASEAN để tiến tới thương mại cân bằng là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới bởi 2 lý do. Thứ nhất, sức cạnh tranh của một số mặt hàng trong số đó thậm chí còn mạnh hơn ta. Thứ hai, trong điều kiện đó, những nỗ lực để tiến tới thương mại cân bằng sẽ bị hạn chế rất nhiều bởi sự tham gia ngày càng sâu của Việt Nam vào chương trình giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT. II.Công tác XTTM của Việt Nam đối với thị trường ASEAN trong thời gian qua Những kết quả đạt được trong xuất khẩu nói chung của Việt Nam và trong xuất khẩu hàng hoá sang thị trường ASEAN là do sự phối hợp chỉ đạo và thực hiện các chính sách thương mại đúng hướng của Đảng và Nhà nước ta. Góp phần không nhỏ trong thành quả đó, phải kể đến sự đóng góp của công tác xúc tiến thương mại trong thời gian qua. Sau đây là một số tổng kết về các hoạt động XTTM chủ yếu của Việt Nam đối với thị trường ASEAN. 1. Về tổ chức bộ máy làm công tác XTTM Hoạt động XTTM của Việt Nam đối với thị trường ASEAN, một bộ phận trong hệ thống XTTM của Việt Nam, được tiến hành bởi các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thương mại (bao gồm các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM). ở cấp Chính phủ, hoạt động XTTM hiện nay ở nước ta được thực hiện bởi nhiều Bộ, ngành và các cơ quan khác nhau của chính phủ trong đó Bộ Thương mại đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu. Bộ Thương mại là cơ quan đầu mối nghiên cứu và hoạch định chính sách, và soạn thảo luật pháp thương mại nói chung và XTTM nói riêng. Bộ cũng là đầu mối đàm phán và ký kết các hiệp định và thoả thuận thương mại song phương và đa phương với các nước, tạo điều kiện cho sự giao lưu trao đổi hàng hoá của Việt Nam với các nước. Ngoài ra, Bộ còn trực tiếp tiến hành một số hoạt động XTTM như: hoạt động thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, giới thiệu bạn hàng, đào tạo và tư vấn thương mại, giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm ở nước ngoài, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường nước ngoài, đón tiếp các đoàn thương nhân nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức hội nghị, hội thảo XTTM. Bộ máy chuyên môn của Bộ để thực hiện những việc trên bao gồm 44 cơ quan Đại diện thương mại ở nước ngoài, Cục XTTM, 3 vụ Chính sách Thị trường ngoài nước, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Vụ Quản lý Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch – Thống kê, Trung tâm Thông tin Thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại và các trường đào tạo về thương mại... Hiện nay Bộ Thương mại đang khẩn trương xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm năm 2003 để trình Chính phủ và đang dự thảo Quyết định về việc ban hành quy chế xây dựng và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Cục XTTM thuộc Bộ Thương mại được thành lập tháng 7/2000 với chức năng làm đầu mối phối hợp và tổ chức các hoạt động XTTM trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài. Cục có những chức năng XTTM chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, dự báo và định hướng về thị trường trong nước và quốc tế, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp công tác XTTM và tiến hành trực tiếp một số hoạt động XTTM khác ở tầm quốc gia. Một số bộ chuyên ngành khác: - Tổng Cục Du lịch thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch bao gồm các hoạt động tạo môi trường, đàm phán các hiệp định du lịch đa và song phương với nước ngoài và trực tiếp thực hiện một số hoạt động thông tin du lịch và quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước. - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lao động. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài. - Các bộ sản xuất chuyên ngành khác cũng thực hiện một số hoạt động XTTM như cung cấp thông tin về thị trường, định hướng sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, hỗ trợ quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm...Hoạt động ngoại giao của các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương đặc biệt là Bộ Ngoại giao, cũng như các tổ chức phi chính phủ đã và đang góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. - Các Sở Thương mại, trung tâm XTTM thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng tiến hành một số hoạt động XTTM phục vụ cho các doanh nghiệp địa phương mình. Cho đến nay dã có gần 37 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập các trung tâm hoặc văn phòng XTTM thuộc UBND hoặc Sở Thương mại. Đáng chú ý nhất là Trung tâm XTTM và Đầu tư của Hà nội, TP Hồ Chí Minh và Đà nẵng. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp: Trên cả nước hiện tại có tới hàng trăm tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu kể cả chi nhánh của các tổ chức này ở địa phương) có chức năng XTTM và tiến hành các hoạt động XTTM, bao gồm: - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là tổ chức xúc tiến thương mại lâu đời nhất và lớn nhất. Kể từ khi thành lập năm 1963 đến nay hoạt động XTTM và sau này thêm hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài là một trong hai chức năng cơ bản của VCCI. Số lượng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và thị trường quốc tế nói chung và thị trường ASEAN nói riêng ngày càng gia tăng về chủng loại và số lượng một phần lớn là nhờ những hỗ trợ về thông tin xuất nhập khẩu có giá trị của tổ chức này. - Các hiệp hội ngành hàng: đây làcầu nối giữa các hội viên và cơ quan quản lý nhà nước, phổ biến cơ chế, chính sách của Nhà nước tới hội viên và phản ánh các kiến nghị của các hội viên, tham gia đề xuất xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngành. Hiệp hội còn thực hiện nhiệm vụ thông tin, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các hội viên trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện chức năng tư vấn, đào tạo, phổ biến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kỹ năng xuất khẩu; thực hiện chức năng đối ngoại của ngành ở cấp hiệp hội, hợp tác với các tổ chức quốc tế trong các dự án hỗ trợ ngành trong cộng đồng quốc tế. Cho đến nay có gần 60 hiệp hội ngành hàng đã đăng ký hoạt động, trong đó một số hiệp hội hoạt động rất tích cực như: Hiệp hội Dệt – may(VITAS), Hiệp hội Da giầy (LEFASO), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản( VASEF), Hiệp hội Lương thực (VIETFOOD), Hiệp hội Cà phê và Ca cao, Hiệp hội Điều, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Bao bì, Hiệp hội Quảng cáo... Các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác, như Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (với chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước), các hiệp hội công thương và các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, các tổ chức XTTM chính phủ và phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam...cũng tiến hành một số hoạt động XTTM chủ yếu phục vụ cho các hội viên của họ. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM: Những tổ chức này bao gồm các công ty dịch vụ thông tin, triễn lãm, hội chợ, quảng cáo, tư vấn kinh doanh, tư vấn chất lượng, kiểm nghiệm hàng hoá, tư vấn pháp lý, các cơ sở đào tạo thương mại, các viện thiết kế và phát triển sản phẩm...Với chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước kể cả trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sự thông thoáng của Pháp luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, số các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực có liên quan đến XTTM đã và đang tăng lên nhanh chóng. Ví dụ: trước năm 90 chỉ có vài ba tổ chức của Nhà nước được phép tổ chức và kinh doanh dịch vụ hội chợ triễn lãm. Hiện nay, số các công ty có đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ triễn lãm đã lên tới hàng trăm. Trong lĩnh vực quảng cáo, năm 90 chỉ có một vài công ty quảng cáo của nhà nước, hiện nay đã có trên 400 công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong mấy năm trở lại đây, khá nhiều công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thông tin, nghiên cứu thị trường, tư vấn đầu tư và kinh doanh, tư vấn pháp luật...được thành lập và hoạt động. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Số các doanh nghiệp được thành lập tăng lên nhanh chóng ở nước ta cũng đồng nghĩa là số các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động XTTM cho chính mình ở nước ta cũng tăng lên tương ứng. Trong lĩnh vực ngoại thương, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cũng làm cho số các doanh nghiệp quan tâm đến hoặc có tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã thành lập phòng hoặc tổ XTTM để chuyên trách công tác này. Về hoạt động thông tin thương mại và tư vấn thương mại điều tra khảo sát năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông tin thương mại bao gồm các thông tin về thị trường, sản phẩm, các điều kiện thương mại quốc tế, vận tải, kỹ thuật XTTM, các thông tin trong nước có liên quan tới thương mại. Trong đó có những thông tin tương đối “tĩnh” tức là các thông tin ít thay đổi và có giá trị trong một khoảng thời gian tương đối dài (như thông tin về pháp luật, tập quán kinh doanh và tiêu dùng...) và các thông tin “nóng” tức là các thông tin thay đổi nhanh chóng và có giá trị trong thời gian ngắn, thậm chí thay đổi theo giờ, ngày, tuần (như thông tin về giá chứng khoán và các hàng hoá khác, cơ hội bán hàng hoặc dịch vụ...) Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp về thông tin thương mại, các cơ quan, tổ chức XTTM nói trên đều triển khai những biện pháp thiết thực để cung cấp kịp thời những thông tin thương mại đến doanh nghiệp. Với thị trường ASEAN, thông tin về lịch trình giảm thuế theo Chương trình CEPT/AFTA và những khó khăn cũng như thách thức khi thực thi CEPT là thông tin cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay. Những thông tin này tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Một khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá thành sản phẩm của mình thông qua nhập khẩu những đầu vào sản xuất có thuế suất ưu đãi CEPT từ các nước thành viên để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có giá cạnh tranh. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, nhờ tiếp cận được những thông tin về lịch trình giảm thuế theo CEPT, đã có một số các doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (form D) để được hưởng lợi ích của CEPT. Theo đó, nếu hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp đủ hàm lượng ASEAN trên 40% thì doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT của sản phẩm đó. Việc truyền tải nhanh chóng và phong phú hơn trước các thông tin về Việt Nam đặc biệt là về tiềm năng và cơ hội thương mại qua các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam và nước ngoài, các tài liệu XTTM của chính phủ và doanh nghiệp, các hội nghị, hội thảo và hội chợ triễn lãm ở trong và ngoài nước, các đại diện ngoại giao và thương mại của nước ta ở ASEAN, các đoàn thương mại đi khảo sát thị trường ASEAN và các đoàn thương mại của các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam... đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ sản xuất, trao đổi kinh nghiệm trong việc sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực và thị trường thế giới, chẳng hạn như việc Việt nam có thể khai thác xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá mà các nước thành viên ASEAN khác không đáp ứng đủ về lượng khi xuất sang thị trường EU, bổ sung vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trước đây, một mặt do chính sách ngoại thương của Việt Nam với ASEAN trước khi gia nhập ASEAN chủ yếu là hàng đổi hàng( trừ Thái Lan, Singapore) một mặt do sự bó hẹp về thông tin thị trường quốc tế trong một số ít kênh do nhà nước độc quyền khai thác, nên khối lượng và chủng loại hàng hoá của Việt Nam xuất sang ASEAN rất ít và chủ yếu là do phía nhập khẩu tìm hiểu thị trường sản phẩm của ta. Hiện nay, hoạt động này được mở tới cả khu vực ngoài nhà nước và kiểm soát của nhà nước cũng được nới lỏng hơn trước nhiều. Ngoài các thông tin phong phú và cập nhật hơn trước được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và các thông tin do các tổ chức thông tin cung cấp theo yêu cầu, các doanh nghiệp còn có thể tiếp cận trực tiếp với các nguồn tin quốc tế một cách dễ dàng hơn nhiều so với trước đây: năm 2002, Cục XTTM đã bước đầu triển khai việc cung cấp thông tin XTTM cho các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua các ấn phẩm kể cả đĩa CD, đặc biệt là từ những tháng cuối năm 2002, có thêm bản tin email hàng tuần; năm 2003, thực hiện chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Thương mại, Cục sẽ phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước tập trung làm tốt hơn việc cung cấp thông tin thương mại cho doanh nghiệp thông qua mạng Internet. Sự gia tăng số lượng và chủng loại hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN là hệ quả trực tiếp của điều này, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN thời kỳ 96-2000 cao gấp 5 lần so với thời kỳ 91-95. Thông tin thương mại, đặc biệt thông tin về thị trường quốc tế là mạch máu của XTTM nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng. Song công tác XTTM, nhất là xúc tiến xuất khẩu ở nước ta hiện nay chưa làm tốt (ở cấp doanh nghiệp, cấp Chính phủ và cấp các tổ chức hỗ trợ thương mại) và nhiều hoạt động xuất nhập khẩu chưa đạt hiệu quả cao, thậm chí còn bị thiệt hại về mặt kinh tế cũng một phần do thiếu thông tin thị trường quốc tế. Thông tin thương mại về thị trường ASEAN cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin hiện nay là phổ biến. Thừa những thông tin chung chung và thiếu những thông tin cụ thể phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực thông tin xuất khẩu. Nhiều thông tin được đăng tải chưa có độ tin cậy c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11590.DOC
Tài liệu liên quan