Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thành công tác định canh định cư ứng dụng tại Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên

Mục lục

Lời mở đầu --------------------------------------------------------------------- 1

 

Chương I: Định canh định cư và tiêu chí hoàn công tác định canh

định cư -------------------------------------------------------------------------- 3

1. Du canh du cư và công tác định canh định cư ở miền núi vùng

cao Việt Nam ------------------------------------------------------------------ 3

2. Công tác định canh định cư ----------------------------------------------- 6

2.1 Các khái niệm ------------------------------------------------------------- 6

2.1.1 Du canh du cư ----------------------------------------------------------- 6

2.1.2 Định cư du canh -------------------------------------------------------- 7

2.1.3 Định canh định cư ------------------------------------------------------ 7

2.2 Nội dung tiến hành định canh định cư --------------------------------- 8

2.2.1 Tổ chức tuyên truyền vận động -------------------------------------- 8

2.2.2 Xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ------------------------------- 9

2.2.3 Quy hoạch bố trí đất đai ----------------------------------------------- 10

2.2.3.1 Quy hoạch đất đai và quản lý rừng --------------------------------- 10

2.2.3.2 Định canh định cư gắn với bảo vệ rừng ---------------------------- 10

2.2.4 Quy hoạch bố trí dân cư và sắp xếp sản xuất ------------------------ 11

2.2.5 Hỗ trợ sản xuất----------------------------------------------------------- 12

2.2.6 Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật ------------------------------------------- 12

2.2.7 Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống ---- 12

2.2.7.1 Hỗ trợ xây dựng ruộng đất canh tác -------------------------------- 13

2.2.7.2 Hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi --------------------------- 13

2.2.7.3 Hỗ trợ xây dựng mạng lưới giao thông vận tải -------------------- 13

2.2.7.4 Hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi ------------------------------- 14

2.2.7.5 Hỗ trợ xây dựng các cơ sở vật chất khác --------------------------- 14

2.2.8 Đào tạo cán bộ ---------------------------------------------------------- 15

2.3 Những đặc điểm mới của công tác định canh định cư hiện nay------ 16

 

2.4 Những đặc điểm cơ bản cần chú ý khi tiến hành công tác định

canh định cư --------------------------------------------------------------------16

2.5 Mục đích của công tác định canh định cư-------------------------------18

2.6 Nhiệm vụ của công tác định canh định cư-------------------------------20

2.7 Đối tượng của công tác định canh định cư------------------------------ 23

3. Các hình thức định canh định cư -------------------------------------- -----23

4. Tiêu chí hoàn thành công tác định canh định cư -------------------- -----24

4.1 Tầm quan trọng của công tác định canh dịnh cư ------------------ -----24

4.2 Tiêu chí xác định phân loại đối tượng định canh định cư -------------26

4.2.1 Tiêu chí xác định du canh du cư --------------------------------------- 26

4.2.2 Tiêu chí xác định định cư du canh -------------------------------- ----26

4.2.3 Tiêu chí xác định đối tượng định canh định cư ---------------------- 27

4.2.4 Tiêu chí xác định cơ bản hoàn thành công tác định canh định

cư-------------------------------------------------------------------------------- -27

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thành công tác định canh

định cư--- ------------------------------------------------------------------------27

4.3.1 Các yếu tố từ phía tổ chức bộ máy hoạt động ----------------------- 28

4.3.1.1 Tổ chức quản lý của ban lãnh đạo ------------------------------ ----28

4.3.1.2 Trình độ khả năng của đội ngũ nhân sự ------------------------ ----28

4.3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức ----------------------------- ----29

4.3.1.4 Chính sách định canh định cư --------------------------------------- 30

4.3.2 Các yếu tố từ phía đồng bào --------------------------------------- ----30

4.3.3 Các yếu tố từ phía môi trường ------------------------------------- ----30

4.3.3.1 Môi trường tự nhiên --------------------------------------------------- 30

4.3.3.2 Môi trường kinh tế ---------------------------------------------------- 31

4.3.3.3 Môi trường pháp lý ----------------------------------------------------31

4.3.3.4 Các yếu tố khác --------------------------------------------------------32

 

Chương II Công tác định canh định cư của Chi cục Định canh định

cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên ----------------------------------33

1. Giới thiệu về Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh

Thái Nguyên ---------------------------------------------------------------------33

1.1 Sự hình thành và phát triển của Chi cục Định canh định cư và

vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên -------------------------------------------33

1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh

tế mới tỉnh Thái Nguyên --------------------------------------------------------34

1.3 Các hoạt động của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh

tế mới tỉnh Thái Nguyên --------------------------------------------------------35

1.3.1 Chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới ---------------- 35

1.3.2 Tình hình thực hiện chương trình sắp xếp ổn định dân cư và

kinh tế mới ------------------------------------------------------------------------36

1.3.2.1 Dự án sắp xếp ổn định dân cư 660 ----------------------------- ------38

1.3.2.2 Dự án kinh tế mới 773 ------------------------------------------- ------38

1.3.3 Chương trình 135 --------------------------------------------------- ------39

2. Công tác định canh định cư của Chi cục Định canh định cư và

vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên ------------------------------------- ------41

2.1 Chương trình định canh định cư của Chi cục Định canh định cư

và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên --------------------------------- -------42

2.1.1 Công tác hỗ trợ sản xuất và đời sống -------------------------------- --42

2.1.2 Công tác hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ------------------------------- 47

2.3 Đánh giá việc thực hiện công tác định canh định cư của Chi cục

Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên ---------- ------49

3. Đánh giá kết quả công tác định canh định cư của Chi cục

Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên ----------------- 53

3.1 Những kết quả đạt được --------------------------------------------- -------53

3.2 Những tồn tại hạn chế cần khắc phục ------------------------------ -------54

3.2.1 Điều kiện địa lý, dân số -------------------------------------------- -------54

3.2.2 Hạn chế trong công tác kế hoạch --------------------------------- -------55

3.2.3 Chính sách định canh định cư chưa phù hợp -------------------- ------56

3.2.4 Hạn chế trong công tác sơ tổng kết, đánh giá dự án ------------------56

3.2.5 Hạn chế trong công tác cán bộ -------------------------------------------57

3.2.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại Chi cục chưa hiện đại ----------------------57

 

Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thành công tác định canh

định cư tại Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh

Thái Nguyên ---------------------------------------------------------------------- 59

1. Phương hướng nhiệm vụ của của Chi cục Định canh định cư

và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên ---------------------------------------- 59

1.1 Phương hướng nhiệm vụ chung ------------------------------------- -------59

1.2 Phương hướng nhiệm vụ công tác định canh định cư ------------- -------61

2. Một số giải pháp nhắm hoàn thành công tác định canh định cư tại

Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên---------61

2.1 Tăng cường công tác vận động, sắp xếp dân cư ------------------- -------61

2.2 Phát huy nhân tố con người, nâng cao trình độ cán bộ cơ sở ---- -------63

2.2.1 Phát huy nhân tố con người -------------------------------------------- ---63

2.2.2 Đào tạo năng lực cho đồng bào ----------------------------------- -------63

2.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ cơ sở -------------------------------------------64

2.3 Tiếp tục hoàn thiện công tác kế hoạch ----------------------------- -------66

2.4 Thực hiện chính sách định canh định cư hợp lý --------------------------68

2.4.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất và đời sống -------------------------- -------68

2.4.2 Chính sách khuyến nông, khuyến lâm --------------------------- -------70

2.4.3 Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ----------------------- -------70

2.4.4 Chính sách hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi ---------------- -------73

2.5 Thực hiện tốt công tác sơ tổng kết, đánh giá dự án --------------- -------73

2.6 Tiếp tục hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chi cục ------- -------73

3 Một số kiến nghị -------------------------------------------------------- -------74

3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước ----------------------------------------- -------74

3.2 Kiến nghị đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh --------------------------- -------75

Kết luận --------------------------------------------------------------------- -------77

Danh mục tài liệu tham khảo -------------------------------------------- -------78

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thành công tác định canh định cư ứng dụng tại Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên còn được UBND tỉnh giao thêm một số nhiệm vụ do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quản lý. Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, chịu sự chỉ đạo song trùng của Trung ương ( Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới) và của địa phương (UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên). Cùng với sự phát triển của cả nước, quá trình đô thị hoá ngày càng tăng cả về phạm vi và mức độ. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân và sự điều chỉnh vĩ mô của nhà nước để vượt qua. Trong đó Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên đã ngày càng cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà. 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Hiện nay Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên do Chi cục trưởng lãnh đạo và có một Chi cục phó giúp việc cho Chi cục trưởng, Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ hoạt động của chi cục, Chi cục phó chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Tại Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên có tổng số 19 cán bộ, nhân viên. Đa số cán bộ của Chi cục có trình độ Đại học, Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên có bộ máy hoạt động theo hệ thống ngành dọc, tại văn phòng Chi cục có bốn phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch nghiệp vụ, Phòng kế toán tài vụ, Phòng quản lý chính sách dân tộc và miền núi. 1.3 Các hoạt động của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi mà trực tiếp thực hiện là Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới. Nên hoạt động của Chi cục chủ yếu là theo các chương trình, dự án. 1.3.1 Chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới Tỉnh Thái Nguyên còn tiềm năng đất nông, lâm nghiệp có thể khai thác sử dụng để phát triển sản xuất, xây dựng các vùng kinh tế mới để giải quyết vấn đề di dãn dân ngay trong nội tỉnh. Ngoài đối tượng định canh định cư, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều đối tượng cần được sắp xếp ổn định dân cư để phát triển sản xuất như các hộ di dân tự do, các hộ cần dãn dân đến các vùng đất mới ven sông Cầu, sông Công các hộ có nhu cầu di dân ngoại tỉnh vv… Để giải quyết ổn định dân cư cho các đối tượng trên cần thực hiện chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới. Vì có thể thấy 100% các hộ sống du canh du cư có nguồn gốc từ đói nghèo, nên cần kết hợp các chương trình này với công tác định canh định cư. Quy mô, phân bổ nguồn vốn kế hoạch Nguồn vốn cho hoạt động của Chi cục chủ yếu là từ Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Chi cục xẽ quản lý các nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác (vốn từ các tổ chức phi chính phủ, vốn từ các cá nhân) dành cho sự nghiệp phân bố lao động, dân cư, định canh định cư và kinh tế mới theo kế hoạch hàng năm của nhà nước. Quy mô, phân bổ nguồn vốn kế hoạch được giao thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng1: Quy mô, phân bổ vốn kế hoạch của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Vốn dự án ĐCĐC Trđ 2500 2575 3200 Vốn dự án 660 Trđ 1000 1000 1000 Vốn dự án (773) Trđ 800 950 1000 Vốn khác Trđ 1013 915 30 Tổng Trđ 5313 5440 5230 Nguồn số liệu: Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên 1.3.2 Tình hình thực hiện chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên tiền thân là Ban vận động Định canh định cư chủ yếu làm công tác định canh định cư và cho đến nay công tác định canh định cư vẫn là công tác chính của Chi cục. Ngoài ra cũng còn các công tác khác như công tác ổn định dân di cư tự do, công tác xây dựng kinh tế mới. Có thể xem một cách khái quát tình hình thực hiện chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới trong các năm 1999, 2000, 2001 qua bảng 2 – Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình sản xuất ổn định dân cư và kinh tế mới Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có sự tăng lên trong việc đầu tư các chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới của Chi cục. Các công trình đầu tư cho đồng bào ngày càng lớn và được mở rộng. Số đồng bào được hỗ trợ từ các dự án ngày càng nhiều. Bảng 2- Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình sắp xếp ổn định dân cư và kinh tế mới Số TT Danh mục Đơn vị 1999 2000 2001 KL KL Vốn (Trđ) KL Vốn (Trđ) A Dự án sắp xếp ổn định dân cư 660 I Hỗ trợ sản xuất và đời sống 1 Khai hoang ruộng nước Ha 7 18.7 37.4 10.8 21.6 2 Hỗ trợ trồng cây ăn quả Ha 50 70 70 72 72 II Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 1 Xây dựng đường giao thông Km 3.4 6 130 Trả nợ 2000 2 Xây dựng công trình thuỷ lợi CT 3 1 246 7 586.4 3 Xây dựng lớp học m2 234 115 95 230 188.5 Tổng vốn Triệu 1000 1000 1000 B Dự án KTM (773) I Hỗ trợ sản xuất và đời sống 2 Khai hoang ruộng nước Ha 3 5 32 14 28 3 Hỗ trợ trồng cây ăn quả Ha 28 115 115 176 176 4 Hỗ trợ di dãn dân Hộ 182 200 175 80 70 II Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 1 Xây dựng đường giao thông Km 4.5 9 239 Trả nợ 2000 2 Xây dựng công trình thuỷ lợi CT 5 2 53 5 380 3 Xây dựng lớp học m2 115 280 255 230 199 Tổng vốn Triệu 958 978 1000 Nguồn số liệu: Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên 1.3.2.1 Dự án sắp xếp ổn định dân cư 660 Nhìn vào bảng số liệu 2 ta thấy, tính đến hết năm 1999 dự án ổn định dân di cư tự do đã đạt được kết quả: Trong việc hỗ trợ sản xuất và đời sống khai hoang được 7 ha ruộng nước, trồng được 50 ha cây ăn quả. Đến năm 2000 tiếp tục khai hoang được 18.7 ha ruộng nước (tăng 11.7 ha so với năm 1999) và trồng được 70 ha cây ăn quả (tăng 20 ha so với năm 1999). Năm 2001 con số này là 10.8 ha ruộng nước và 72 ha cây ăn quả (tăng 2 ha so với năm 2000). Về xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được thực hiện đều qua các năm, năm 1999 xây dựng được 3.4 km đường giao thông, 3 công trình thuỷ lợi, 234 m2 lớp học, còn năm 2000 là 6 km đường giao thông, 1 công trình thuỷ lợi, 115 m2 lớp học và đến năm 2001 là 7 công trình thuỷ lợi và 230 m2 lớp học. Từ đó có thể thấy công tác hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư đầy đủ và đồng bộ. 1.3.2.2 Dự án kinh tế mới 773 Các dự án kinh tế mới cũng được hỗ trợ, đầu tư xây dựng mạnh cho đồng bào cả về hỗ trợ sản xuất và đời sống, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, từ số liệu bảng 2 cho thấy riêng năm 1999 đã khai hoang được 3 ha ruộng nước, trồng được 28 ha cây ăn quả và hỗ trợ cho 182 hộ di dãn dân. Đến năm 2000 con số này là 5 ha ruộng nước, 115 ha cây ăn quả, 200 hộ được hỗ trợ di dãn dân và năm 2001 là 14 ha ruộng nước, 176 ha cây ăn quả và 80 hộ được hỗ trợ di dãn dân. Về xây dựng hạ tầng cũng được đầu tư mạnh, năm 1999 xây dựng được 4.5 km đường giao thông, 5 công trình thuỷ lợi, 115 m2 lớp học. Năm 2000 là 9 km đường giao thông (tăng 4.5 km so với năm 1999), 2 công trình thuỷ lợi, 280 m2 lớp học (tăng 165 m2 so với năm1999) với số vốn đầu tư là 547 Trđ và năm 2001 là 5 công trình thuỷ lợi, 230 m2 lớp học với số vốn đầu tư là 579 Trđ. Con số này cho thấy các chương trình kinh tế mới của Chi cục ngày càng được đầu tư mạnh, hỗ trợ một cách đồng bộ và đầy đủ cho đồng bào về sản xuất, đời sống và xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Có được kết quả như vậy là do đội ngũ cán bộ làm công tác định canh định cư - kinh tế mới từ văn phòng Chi cục đến các Ban huyện đã nâng cao một bước về trình độ năng lực công tác và nỗ lực phấn đấu hoàn thành công việc được phân công và Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Nhân dân các huyện, chỉ đạo các Ban Định canh định cư - kinh tế mới, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở và các ngành tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, nhất là những chỉ tiêu đầu tư hỗ trợ đến hộ. 1.3.3 Chương trình 135 Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 135/1998/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường trực giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện (gọi tắt là Chương trình 135). Bắt đầu từ năm 2000 Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao nhiêm vụ là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện chưong trình 135 của tỉnh. Qua hai năm (2000 và 2001) thực hiện chi cục đã phối hợp với các ngành và Ban quản lý dự án 135 các huyện tổ chức thực hiện và đã đạt được một số kết quả như sau: - Trong năm 2000 số vốn đầu tư là7200 Trđ công trình triển khai là 22 công trình. Trong đó: + Giao thông: 12 công trình + Lớp học: 6 công trình + Thuỷ lợi: 3 công trình + Điện sinh hoạt: 1 công trình - Số công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng trong năm 2000 là 11 công trình, còn chuyển tiếp năm 2001 là 11 công trình - Về công tác đào tạo cán bộ cơ sở thực hiện chương trình 135 + Chi cục Định canh định cư – KTK được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao phối hợp với tổ chức CIDSE mở được 6 lớp tập huấn đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở với tổng số học viên là: 218 người. Gồm: - Cán bộ cấp tỉnh: 20 người. - Cán bộ cấp huyện: 42 người. - Cán bộ chủ chốt của xã: Bí thư + Chủ tịch xã: 40 người. - Cán bộ phụ trách đoàn thể xã: 32 người. - Bí thư chi bộ + Trưởng thôn, xóm: 90 người. Qua các lớp tập huấn cán bộ cơ sở đã được giới thiệu và hệ thống lại các văn bản chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ về việc phát triển kinh tế xã hội đối với đồng bào vùng dân tộc miền núi, đồng thời được trang bị những lý luận và phưong pháp cơ bản để tổ chức thực hiện dự án phát triển kinh tế trên địa bàn. Còn năm 2001 là năm đầu tiên thực hiện quyết định số 138/200/QĐ - TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất các dự án định canh định cư vào chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng sâu vùng xa (chương trình 135). Năm 2001 tỉnh Thái Nguyên có 36 xã được đầu tư chương trình 135 với số công trình đầu tư là 51 công trình. Trong đó: + Công trình chuyển tiếp : 20 công trình + Công trình mới: 31 công trình Trong đó: - Công trình giao thông: 20 công trình - Công trình điện: 3 công trình - Công trình trường học: 14 công trình - Công trình thuỷ lợi: 8 công trình - Cầu: 4 công trình - Trạm xá: 2 công trình Số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng: 38 công trình/51 công trình. (Trong đó có 20 công trình chuyển tiếp). - Về công tác đào tạo tập huấn năm 2001 Tổng số lớp tập huấn là: 24 lớp – số học viên là: 800 người. + Năm 2001 đã đào tạo 8 lớp đào tạo cán bộ xã nghèo với tổng số người được tập huấn là 240 người. +Tập huấn người nghèo làm khuyến nông 16 lớp với số người được tập huấn là 560 người. So với năm 2000 thì trong năm 2001 quy mô đầu tư các công trình đã xác định hợp lý hơn nên kế hoạch đạt được cao hơn. Năm 2001 bên cạnh nguồn vốn của Trung ương cấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các ngành, các huyện lồng ghép các nguồn vốn và huy độnh sức đóng góp của dân, đã xây dựng nhiều công trình thiết yếu làm thay đổi bộ mặt nông thôn các xã vùng sâu vùng xa, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hăng hái phát triển sản xuất nhằm xoá đói giảm nghèo. Đến nay gần như không còn hộ đói, số hộ nghèo ước giảm trong năm 2001 khoảng 3% số hộ. 2 Công tác định canh định cư của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên có 234 thôn, bản đồng bào Dao và H’Mông sinh sống. Trong đó có 112 thôn, bản cần được đầu tư xây dựng các dự án định canh định cư với tổng số hộ 3340 hộ và số khẩu 19471 nhân khẩu. Qua 30 năm thực hiện cuộc vận động định canh định cư và 8 năm thực hiện nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Bắc Thái trước đây cũng như tỉnh Thái Nguyên ngày nay đã từng bước đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức vận động định canh định cư, thực hiện đầu tư theo dự án và đầu tư trực tiếp đến từng hộ gia đình để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống của nhân dân các dân tộc miền núi. Trong thời gian qua đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương đã thực hiện dược một khối lượng công việc lớn trong chương trình định canh định cư, như ổn định cuộc sống của hàng trăm hộ đồng các dân tộc, khai hoang phục hoá nhiều ha đất đưa vào sản xuất nông nghiệp, trồng mới và khoanh nuôi bảo vệ hàng ngàn ha rừng vv… Đã có một số mô hình định canh định cư tổ chức sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc có hiệu quả, đã có sự chuyển dịch bước đầu cơ cấu kinh tế, xoá thế độc canh cây lương thực, phất triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng giảm đến mức tối đa việc đốt phá rừng làm nương rẫy. 2.1 Chương trình định canh định cư của Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Mục tiêu chủ yếu của chương trình định canh định cư của Chi cục là tiếp tục củng cố, ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất của những hộ đã định canh định cư để đảm bảo làm ăn lâu dài và làm ăn có hiệu quả. Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo địa bàn phát triển sản xuất để định canh định cư với số đồng bào còn lại. Tiến tới xoá bỏ vĩnh viễn nạn du canh du cư và chặt phá rừng làm nương rẫy, cơ bản hoàn công tác định canh định cư trên địa bàn tỉnh. 2.1.1. Công tác hỗ trợ sản xuất và đời sống Năm 1999 đã trồng được 10 ha cây đặc sản, khai hoang được 14.2 ha ruộng nước, trồng được 4 ha cây ăn quả, đến năm 2000 trồng tiếp được 16 ha cây đặc sản, 12 ha ruộng nước, 25.6 ha cây ăn quả. Trong năm 2001 công tác hỗ trợ sản xuất và đời sống so với năm 2000 cũng rất lớn song chưa đều, đó là đã trồng được 32 ha cây đặc sản (tăng 16 ha so với năm 2000), 9.1 ha ruộng nước (giảm 2.9 so với năm 2000), 83 ha cây ăn quả (tăng 57.4 ha so với năm 2000). Việc hỗ trợ trồng các loại cây và khai hoang ruộng nước không đều qua các năm là do địa bàn hoạt động rộng lớn, phân tán, đất đai có độ dốc quá lớn, tầng dày mỏng cộng với bị rửa trôi xói mòn do thảm rừng che phủ bị tàn phá là di sản nặng nề của quá trình du canh du cư chặt phá rừng bừa bãi, cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động còn nhiều sự bất hợp lý đòi hỏi Chi cục phải có hướng đầu tư hợp lý hơn để có được kết quả tốt nhất, đảm bảo cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư trên địa bàn tỉnh. Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác hỗ trợ sản xuất và đời sống Số TT Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 KL KL Vốn (Trđ) KL Vốn (Trđ) 1 Trồng cây đặc sản Ha 10 16 32 32 64 2 Khai hoang ruộng nước Ha 14.2 12 24 9.1 18 3 Hỗ trợ trồng cây ăn quả Ha 4 25.6 25.6 83 85 4 Hỗ trợ truồng trại chăn nuôi Hộ 24 20 10 78 39 5 Hỗ trợ làm nhà ở Hộ 87 49 147 72 216 Nguồn số liệu: Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Ngoài ra trong mỗi năm Chi cục còn thực hiện được một số chỉ tiêu khác nữa. Như năm 1999 đã tổ chức thực hiện ổn định sản xuất và đời sống cho 605 hộ, nâng tổng số hộ định canh định cư ổn định sản xuất đến nay là: 1646 hộ/3340 hộ = 49.28% tổng số đối tượng vận động định canh định cư cần tổ chức thực hiện và trồng được 20 ha chè, 6.45 ha mía, hỗ trợ sản xuất thâm canh trên đất dốc 237.8 ha, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 482 hộ đồng bào Mông. Năm 2000 trồng được 20 ha chè còn năm 2001 trồng được 45.5 ha chè tăng 25.5 ha so với năm 2000, hỗ trợ mua được 3 máy say sát, 2 máy bơm nước với tổng trị giá là 54.6 Trđ. Như vậy, công tác hỗ trợ trồng các loại cây và khai hoang ruộng nước cho đồng bào qua các năm đã chứng minh một điều rằng công tác định canh định cư của Chi cục đã đạt được hiệu quả cao, Chi cục đã thực hiện được một khối lượng công việc lớn các chỉ tiêu đạt được là rất lớn so với những năm trước như năm 2001 đã trồng được hơn 80 ha cây ăn quả. Có được kết quả này là do Chi cục đã thực hiên tốt từ khâu làm đất, chọn mua giống đến việc trồng qua nghiệm thu và kiểm tra đánh giá chất lượng cây sống tốt tỷ lệ cao. Từ Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Nhân dân các huyện, các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các xã có dự án để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nhất là các chỉ tiêu đầu tư đến hộ, ngoài ra còn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự giúp đỡ của các ngành kế hoạch, tài chính, kho bạc. Cũng phải kể đến đội ngũ cán bộ làm công tác định canh định cư từ văn phòng Chi cục đến các ban huyện đã nâng cao một bước về trình độ năng lực công tác và nỗ lực phấn đấu hoàn thành công việc được phân công. Việc đạt hiệu quả cao trong công tác hỗ trợ sản xuất và đời sống còn thể hiện một chính sách định canh định cư đúng đắn của Chi cục. Chi cục luôn xác định được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả công tác định canh định cư, Chi cục đã tìm các biện pháp cố gắng cải thiện điều kiện làm việc cho các cán bộ làm công tác định canh định cư. Nhờ những công tác trên, công tác định canh định cư của Chi cục ngày càng đạt được những kết quả cao và thiết thực đối với đồng bào. Về hỗ trợ làm nhà ở và chuồng trại chăn nuôi năm 1999 đã hỗ trợ về chuồng trại chăn nuôi cho 24 hộ và hỗ trợ làm nhà ở cho 87 hộ. Năm 2000 hỗ trợ truồng trại chăn nuôi 20 hộ, và làm nhà ở là 49 hộ còn năm 2001 hỗ trợ truồng trại chăn nuôi cho78 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 72 hộ. Các chỉ tiêu đạt được như vậy là rất lớn, và thiết thực, các năm đều hỗ trợ trên 70 hộ về nhà ở, năm 2001 về tổ chức có sự thay đổi Ban Định canh định cư- kinh tế mới các huyện từ tháng 7 nhập vào Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn song do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới với Uỷ ban Nhân dân các huyện trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch nên các chỉ tiêu đạt được cũng rất cao. Tuy nhiên so với số hộ đồng bào còn khó khăn thì công tác đặt ra vẫn còn rất lớn đói với Chi cục. Chi cục cần phải tổ chức tốt hơn nữa việc tham gia đóng góp của dân bản, phối hợp chặt chẽ với các chương trình trên địa bàn thì chắc chắn xẽ thu được kêt quả cao hơn nữa. Trong những năm tiếp theo chi cục xẽ phải tìm các giải pháp để tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư . Để chương trình định canh định cư có hiệu quả cao thì chi cục cần xác định và đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng đảm bảo vốn đến được tay đồng bào, giải quyết tốt các nguồn vốn đầu tư. Đối là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn hoặc đồng bào khác còn đói nghèo. Mục tiêu là phải tạo được môi trường thuận lợi cho đồng bào nghèo có điều kiện học hành, bảo vệ sức khoẻ và đặc biệt là việc tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế nhằn xoá đói giảm nghèo để định canh định cư vì có thể nói 100% các hộ sống du canh du cư thuộc diện đói nghèo. Muốn xoá đói giảm nghèo và cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư cho đồng bào dân tộc, cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân của tình trạng đói nghèo và nguồn gốc của du canh du cư. Có thể xem xét cách phân loại hộ đói nghèo và nguồn gốc của du canh du cư sau: - Loại đói nghèo thứ nhất do thiếu lương thực Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo và tình trạng du canh du cư. Nhưng đối với đồng bào miền núi thì nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu lương thực. Thiếu lương thực bắt nguồn từ thiếu đất trông lúa, thiếu nguồn nước tưới, thiếu phân bón, thiếu giống, thiếu công cụ sản xuất và đặc biệt là thiếu kỹ thuật và tập quán thâm canh. Để giải quyết tình trạng thiếu lương thực cần đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hai hướng : Thâm canh tăng vụ trên diện tích đã có và khai hoang mở rộng diện tích để trồng các loại hoa mầu lương thực. Cần giải quyết xây dựng các khu ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp đủ nước tưới và cung ứng vật tư kỹ thuật để phục vụ thâm canh. Cần phải xoá bỏ quan niệm cho rằng có thể hướng dẫn đồng bào các dân tộc sản xuất các loại cây công nghiệp để bán lấy tiền mua gạo vì nó không phù hợp với tình hình thực tế. Bởi việc vận chuyển lương thực đến các vùng sâu, vùng xa còn khó khăn rất nhiều so với sản xuất lương thực tại chỗ. Hơn nữa tập quán của đồng bào dân tộc là ở đâu không sản xuất được lương thực là họ bỏ đi du cư để tìm đất mới mà sản xuất lương thực. - Loại hộ đói nghèo thứ hai là do mất sức lao động, già yếu, neo đơn. Số đồng bào này thường tập trung ở các đối tượng chính sách như gia đình thương binh liệt sỹ, các quân nhân phục viên mất sức và các cụ già không có con cái. Đối với các đối tượng này cần có sự trợ cấp thường xuyên và tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tham gia sản xuất như cấp ruộng gần, ruộng tốt hoặc thu hút vào các xí nghiệp tiểu thủ công mỹ nghệ… - Loại hộ nghèo thứ ba do khó khăn đột xuất như ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn hoặc gặp rủi ro đột xuất. Đối với các đối tượng này cần có sự trợ cấp khó khăn, cần được cứu giúp kịp thời trong lúc tai nạn và cần được cho vay vốn để phát triển sản xuất dần dần phục hồi cuộc sống. - Loại hộ nghèo đói thứ tư là do các tập tục lạc hậu và đặc biệt là thói lười lao động, mà nguyên nhân sâu xa là trình độ dân trí thấp. Đối với loại hình này cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và ý thức lao động. Đặc biệt cần có biện pháp tích cực để cách ly họ với các tập quán lạc hậu, với môi trường cũ để họ có thể vươn lên trong môi trường mới. Có thể quy hoạch họ vào các diểm định canh định cư, vùng kinh tế mới hoặc các cơ sở sản xuất… Như vậy có thể khái quát nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và nguồn gốc của du canh du cư mà chi cục cần phải giải quyết dứt điểm đó là do thiếu lương thực, do mất sức lao động, già yếu, neo đơn, do khó khăn đột suất, do các tập tục lạc hậu. Đây là những vấn đề mà chi cục cần phải giải quyết tốt bằng các giải pháp xoá đói giảm nghèo một cách hữu hiệu và thiết thực đối với từng loại đối tượng và cần phải có các biện pháp tổ chức thực hiện tốt các nguồn vốn. 2.1.2 Công tác hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng Số TT Danh mục Đơn vị 1999 2000 2001 KL KL Vốn (Trđ) KL Vốn (Trđ) 1 Làm đường giao thông NT Km 2 10.1 727.4 10 1737 2 Xây dựng công trình thuỷ lợi CT 4 4 492.1 6 415.8 3 Xây dựng lớp học m2 879 420 319 230 219.9 4 Xây dựng công trình phúc lợi CT 2 1 150 1 33.8 Nguồn số liệu: Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Trong việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng năm 1999 đã xây dựng được 2 km đường giao thông, 4 công trình thuỷ lợi, 2 công trình phúc lợi và 879 m2 lớp học. Năm 2000 là 10.1 km đường giao thông, 4 công trình thuỷ lợi, 1 công trình phúc lợi và 420 m2 lớp học với tổng số vốn là 1688.5 Trđ còn năm 2001 là 10 km đường giao thông, 6 công trình thuỷ lợi, 1 công trình phúc lợi và 230 m2 lớp học với tổng số vốn là 2406.5 trđ. Ta có thể thấy về cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư mạnh và đồng bộ như năm 2001 với số vốn lên tới 2406.5 Trđ tăng 718 Trđ so với năm 2000, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt xóm, bản vùng sâu, vùng xa khi được đầu tư đổi mới. Tuy vậy nhiều nơi cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu hoặc đã quá cũ nát không sử dụng được như các tuyến dường giao thông, công trình thuỷ lợi…ngoài ra việc đầu tư còn thiếu tập trung, tràn lan không có trọng tâm nên hiệu quả đầu tư còn thấp, việc chuẩn bị đầu tư thực hiện chưa tốt nên tiến độ công trình không được đảm bảo… Mặc dù chi cục đã rất cố gắng thực hiện hết khả năng của mình. Nhưng vì còn có nhiều khó khăn khách quan đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của chi cục. Có thể xem xét một số khó khăn sau: - Tập quán lạc hậu và phong tục nặng nề của một số vùng dân tộc như ma chay, đình đám, thả trâu bò rông, không tha thiết với việc học hành, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi vv…gây khó khăn cản trở đối với công tác của chi cục. - Đất đai có độ dốc quá lớn, tầng dày mỏng cộng với bị rửa trôi xói mòn do thảm rừng che phủ bị tàn phá của việc du canh du cư cũng gây ra nhiều khó khăn cho chi cục. Một số nơi việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cũng rất khó khăn trở ngại. Có trường hợp không thể xây dựng đường xá đến khu dân cư vì kinh phí quá lớn và nếu xây dựng cũng không sử dụng được mấy. Còn xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá… thì thường không tìm được nơi thuận lợi và không đủ số người học, số người sử dụng công trình - áp lực của sự gia tăng dân số lớn đòi hỏi phải giải quyết việc làm, phải có thêm đất đai công cụ để sản xuất và các cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống. - Sự xuống cấp của cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8412.DOC
Tài liệu liên quan