Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ 3

I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì: 3

1. Thông tin chung về Công ty: 3

1.1. Tên gọi: 3

1.2. Địa chỉ giao dịch: 3

1.3. Loại hình doanh nghiệp: 3

1.4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh: 3

2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 4

2.1. Giai đoạn I (từ năm 1961 đến năm 1975): 4

2.2. Giai đoạn II (từ năm 1976 đến năm 1986): 5

2.3. Giai đoạn III ( từ năm 1987 đến năm 1995 ): 6

2.4. Giai đoạn IV ( từ năm 1995 đến nay ): 7

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 9

1. Sơ đồ bộ máy tổ chức: (Trang bên) 9

2. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành công ty. 9

2.1. Hội đồng quản trị: 9

2.2. Ban kiểm soát: 9

2.3. Giám đốc: 11

2.4. Phó giám đốc: 11

2.5. Phòng tổ chức – hành chính: 11

2.6. Phòng kĩ thuật: 12

2.7. Phòng kế toán: 12

2.8. Phòng kinh doanh: 13

III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 13

1. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 13

2. Đánh giá kết quả các hoạt động khác của công ty. 19

2.1. Hoạt động an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. 19

2.2. Hoạt động an ninh - quốc phòng. 19

2.3. Hoạt động chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. 20

2.4. Các hoạt động từ thiện: 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ 22

I. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác trả lương ở 22

1. Các qui định về chế độ tiền lương hiện hành. 22

2. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 23

3. Đặc điểm về lao động 24

4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tình hình máy móc thiết bị và công tác cung ứng nguyên vật liệu. 27

5. Công tác định mức lao động trong công ty. 28

6. Công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: 29

7. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc: 29

II. Thực trạng công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 30

1. Các căn cứ và nguyên tắc trả lương 30

1.1. Các căn cứ trả lương: 31

1.2. Các nguyên tắc trả lương: 31

2. Xác định quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 33

2.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương: 33

2.2. Sử dụng quỹ tiền lương: 33

3. Các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 34

3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm ở Công ty 34

3.2. Hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty: 43

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ 51

I. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới: 51

1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Công ty: 51

1.1. Thuận lợi: 51

1.2. Những khó khăn: 52

2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. 53

II. Đánh giá chung về công tác trả lương tại Công ty 55

1. Những mặt đạt được: 55

2. Những mặt hạn chế: 57

III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương trong Công ty. 58

1. Các giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm: 58

1.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động: 59

1.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: 61

1.3. Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho lao động được trả lương theo sản phẩm: 62

1.4. Hoàn thiện cách tính lương theo sản phẩm: 64

2. Các giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian: 65

2.1. Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho người lao động được trả lương theo thời gian: 65

2.2. Hoàn thiện cách tính lương theo thời gian: 67

3. Một số giải pháp khác: 68

3.1. Giải pháp tổ chức bình bầu công khai hệ số hoàn thành công việc: 68

3.2. Giải pháp xây dựng bản phân tích công việc: 68

3.3. Giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động: 69

IV. Một số kiến nghị 69

1. Kiến nghị với nhà nước: 69

2. Kiến nghị với Tổng công ty: 70

KẾT LUẬN 71

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả nó ảnh hưởng trực tiêp đến cách thức tạo ra sản phẩm và hao phí lao động bỏ ra nên có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác trả lương. Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là loại hình doanh nghiệp sản xuất. Do đó năng suất cũng như chất lượng lao động phụ thuôc chặt chẽ vào trình độ tiên tiến và hiệu quả hoạt động của hệ thống máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến định mức lao động vì thế ảnh hưởngt trực tiếp tới đơn giá tiền lương sản phẩm. 5. Công tác định mức lao động trong công ty. Định mức lao động là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết ở mỗi bộ phận và toàn doanh nghiệp đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả lao động, thực hiện khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, bộ phận và toàn doanh nghiệp. Do đó định mức lao động có vai trò quan trọng trong việc xác định các hình thức trả lương. Tuy nhiên, công tác định mức lao động trong Công ty chưa hiệu quả, định mức của Công ty thấp hơn so với định mức của các công ty sản xuất hoá chất khác do đó chưa khuyến khích được người lao động. Trong bộ phận sản xuất của công ty, định mức được xây dựng là mức sản lượng cho từng loại sản phẩm. 6. Công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: Trong hình thức trả lương theo sản phẩm, thu nhập của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã sản xuất ra và đơn giá. Do đó, công tác thống kế, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo việc trả lương cho người lao động được công bằng và phù hợp với hao phí sức lao động họ đã bỏ ra công tác này cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, chính xác. Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được thực hiện bởi Tổ hoá nghiệm thuộc Phòng Kĩ thuật. Tổ hoá nghiệm có nhiệm vụ kiểm tra khối lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Do công ty đã xây dựng và vận hành thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải tuyệt đối tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng này. Chính vì vậy, khâu kiểm tra chất lượng nghiệm thu sản phẩm hoàn thành tại Công ty được thực hiện khá tốt. Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm là cơ sở để công tác trả lương theo sản phẩm trong Công ty hợp lý, chính xác. 7. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc: Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc là công tác cung cấp cho nơi làm việc của người lao động các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và hiệu quả cao. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là công tác không thể thiếu trong bất cứ quá trình sản xuất nào. Trong công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc; việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trang thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất. Nó đảm bảo cho từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn ở trạng thái hoạt động tốt. Khi máy móc thiết bị hoạt động tốt thì người lao động có điều kiện hoàn thành định mức lao động đã đặt ra, tiền lương theo sản phẩm của họ được đảm bảo. Chính vì vậy, ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, các loại máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn kĩ thuật luôn ở trạng thái hoạt động tốt và được bố trí hợp lý thuận tiện cho hoạt động sản xuất của người lao động. Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra những sản phẩm hoá chất có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, vì là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoá chất, nên Công ty luôn quan tâm đến công tác an toàn và bảo hộ lao động đặc biệt tránh độc hại nguy hiểm cho người lao động. Hàng năm, Công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời với kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Người lao động trong công ty được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng theo quy định. Công tác tổ chức phục vụ nơi sản xuất là một trong những điều kiện để hình thức trả lương theo sản phẩm được hoàn thiện hơn và phát huy hết các ưu điểm của nó. Do vậy, trong những năm qua Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì luôn coi trọng và thực hiện khá tốt công tác này. II. Thực trạng công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 1. Các căn cứ và nguyên tắc trả lương 1.1. Các căn cứ trả lương: Công ty cơ phần hoá chất Việt Trì trả lương cho người lao động dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau: - Căn cứ Bộ luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 và được chủ tịch nước công bố ngày 5/7/1994 - Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp số 13/1999/QH 10 đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10 kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 5 năm 1999. - Căn cứ vào Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các Công ty. - Căn cứ Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, Tổng Giám Đốc, Giám đốc Công ty. - Căn cứ vào các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương, về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2. Các nguyên tắc trả lương: 1.2.1.Nguyên tắc chung: Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì trả lương cho người lao động trong công ty căn cứ vào các nguyên tắc chung sau: - Nguyên tắc trả lương theo cấp bậc công việc, chức vụ thực tế đảm nhiệm tại Công ty được xây dựng trên cơ sở nội dung lao động, mức độ phức tạp, tính nặng nhọc, độc hại khi thực hiện công việ không nhất thiết phụ thuộc vào hệ số lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. - Nguyên tắc tiền lương cấp bậc, chức vụ theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP làm cơ sở để nộp BHXH, BHYT trả các khoản thanh toán cho người lao động khi nghỉ làm được hưởng lương như: nghỉ phép, lễ, tết, ốm đau, thai sản… - Nguyên tắc thực hiện quy chế trả lương cho người lao động thuộc Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì. 1.2.2. Nguyên tắc cụ thể: - Tiền lương của người lao động phụ thuộc hoàn toàn vào quỹ lương theo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuât kinh doanh. - Công ty căn cứ vào lao động thực tế hao phí, năng suất đạt được để trả lương cho người lao động đủ và đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì được trả lương cao. - Việc trả lương cho người lao động phải tôn trọng hệ số lương cấp bậc công việc và phụ cấp (nếu có) của từng người theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác. - Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động được ghi vào Sổ lương của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH_TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội. - Tiền lương phải được sử dụng như một đòn bẩy, biện pháp kinh tế kích thích sản xuất phát triển. 2. Xác định quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 2.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Tổng quỹ lương của Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì được hình thành từ các nguồn sau: - Tổng doanh thu đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Quỹ tiền lương dự phòng đạt được từ năm trước chuyển sang. - Quỹ tiền lương của Giám đốc, Hội đồng quản trị Công ty. - Các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo quy định của Nhà nước. 2.2. Sử dụng quỹ tiền lương: Trước hết, ta xem xét quỹ lương thực hiện của Công ty trong giai đoạn 2004-2007. Bảng 10: Sự phát triển chỉ tiêu quỹ lương của Công ty trong giai đoạn 2004-2007 (ĐVT: Tỉ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 KH 2007 Quỹ lương 8.521 9.328 8.30 10.744 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Như vậy, quỹ tiền lương của công ty 2004-2005 tăng nhưng đến năm 2006 quỹ tiền lương giảm do năm 2005 công ty thực hiện cổ phần hoá (tinh giản hệ thống quản lý, sắp xếp hợp lý công nhân tại các phân xưởng và các tổ sản xuất). Công ty thực hiện phân phối quỹ lương theo nguyên tắc sau: - Chi trả cho người lao động trong công ty mức tối thiểu là 76% quỹ tiền lương. - Trích lập quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích xuất sắc trong lao động, mức tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương. - Trích lập quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi mức tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương. - Lập quỹ dự phòng mức tối đa không quá 12% tổng quỹ tiền lương. 3. Các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm ở Công ty 3.1.1. Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành. Hình thức trả lương theo sản phẩm chỉ phù hợp với những công việc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo được liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính chất lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và việc tăng năng suất không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Do những đặc điểm này nên ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng cho các lao động thuộc phân xưởng Xút, phân xưởng thực nghiệm, phân xưởng bột giặt và phân xưởng NPK. Ở các phân xưởng này đã có đơn giá sản phẩm rõ ràng, việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm có thể thực hiện một cách cụ thể và riêng biệt cho từng người lao động. Trong hình thức trả lương này, tiền lương của người lao động trong Công ty sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Do đó, để đảm bảo tác dụng khuyến khích đối với người lao động và hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp, khi thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm Công ty cần chú ý đến việc thực hiện một số công tác sau: - Công tác xây dựng định mức lao động. - Công tác xác định đơn giá tiền lương sản phẩm. - Công tác tính toán trả lương theo sản phẩm. 3.1.2. Công tác xây dựng định mức lao động: Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế và xã hội nhất định. Định mức lao động là cơ sở để thực hiện phân công lao động, xây dựng các kế hoạch lao động, đánh giá kết quả lao động. Đặc biệt, trong hình thức trả lương theo sản phẩm định mức lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong công tác xây dựng định mức Công ty cần chú ý đến các loại định mức lao động được sử dụng trong Công ty, cán bộ định mức và phương pháp xây dựng định mức Về các loại định mức lao động trong Công ty: Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì sử dụng 2 loại định mức sau: + Thứ nhất, định mức thời gian: Định mức thời gian quy định thời gian tối đa cần thiết để hoàn thành việc chế tạo một sản phẩm trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, kinh tế và tâm sinh lý nhất định. Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, định mức thời gian được áp dụng cho tổ ZnCl2 thuộc phân xưởng thực nghiệm (với định mức giao: 10công/tấn). + Thứ hai, định mức sản lượng: Định mức sản lượng quy định số lượng sản phẩm tối thiểu phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với các điều kiện tổ chức, kỹ thuât, kinh tế và sinh lý nhất định. Bảng sau là định mức sản lượng cho một số sản phẩm trong Công ty: Bảng 11: Định mức sản lượng cho một số loại sản phẩm STT Tên sản phẩm Định mức (tấn/ngày) 1 Xút 30% 22 2 Na2SiO3 19.5 3 CaCl2 2 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Về cán bộ định mức: Cán bộ định mức quyết định trực tiếp đến các định mức lao động được xây dựng trong Công ty có chính xác hay không. Do đó, muốn thực hiện tốt công tác xây dựng định mức người cán bộ cần có kiến thức chuyên môn sâu về công tác định mức lao động. Ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, công tác định mức được thực hiện bởi bộ phận lao động tiền lương thuộc phòng Tổ chức – Hành chính. Về phương pháp xây dựng định mức lao động: Công tác xây dựng định mức lao động trong Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì được phòng nghiệp vụ (cụ thể là bộ phận lao động tiền lương) kết hợp với phòng kĩ thuật thực hiện. Phương pháp xây dựng định mức lao động được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ. + Phương pháp bấm giờ: là phương pháp nghiên cứu cụ thể hao phí thời gian khi công nhân thực hiện một bước công việc nào đó tại một nơi làm việc. Phương pháp này có căn cứ khoa học và thường được áp dụng khi định mức các sản phẩm mới trong công ty. Phương pháp bấm giờ được tiến hành qua 4 bước sau: Bước 1: Chọn đối tượng để bấm giờ và chuẩn bị các dụng cụ. Bước 2: Tiến hành thực hiện bấm giờ 10 lần, tức là cho đối tượng được chọn hoàn thành công việc trong 10 lần rồi lấy trung bình của 10 lần đó. Bước 3: Phân tích và chỉnh lý số liệu ghi chép được. Bước 4: Tính định mức hợp lý cho công việc bấm giờ. + Phương pháp thống kê kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng định mức lao động trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu thống kê kết hợp với kinh nghiệm của các cán bộ xây dựng định mức. Phương pháp này tuy đơn giản, đỡ tốn kém nhưng có hạn chế là thiếu chính xác, đễ mang tính chủ quan và có thể chứa đựng cả nhân tố lạc hậu. Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì thường xử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp bấm giờ để xây dựng định mức lao động. Do định mức lao động phụ thuộc vào trình độ máy móc trang thiết bị nên khi có sự thay đổi máy móc, dây chuyền thiết bị Công ty phải tiến hành thực hiện lại công tác định mức với công đoạn bị ảnh hưởng. 3.1.3. Công tác xác định đơn giá tiền lương sản phẩm: Để xác định đơn giá tiền lương sản phẩm Công ty căn cứ vào mức lương tối thiểu, cấp bậc công việc, định mức lao động và các hệ số phụ cấp lao động thích hợp. Đơn giá tiền lương sản phẩm được tính theo công thức: LCBCVBQ ĐG = ----------------- Q Trong đó: LCBCVBQ : Lương cấp bậc công việc bình quân ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm Q : Định mức sản lượng sản xuất. Do đó, để xác định đơn giá tiền lương ta cần tính định mức sản lượng sản xuất Q và lương cấp bậc công việc LCBCVBQ - Định mức sản lượng Q được xác định theo phương pháp bấm giờ hoặc phương pháp thống kê kinh nghiệm như đã trình bày ở trên. - Lương cấp bậc công việc bình quân được xác định dựa trên hệ số cấp bậc công việc bình quân. Hệ số cấp bậc công việc bình quân dựa vào cấp bậc của từng thợ trong cùng một tổ, được tính là trung bình của hệ số lương của người lao động trong tổ. Ví dụ1: Dựa vào phương pháp tính đơn giá tiền lương sản phẩm này, ta tính cụ thể đơn giá tiền lương cho Tổ Lò hơi thuộc Phân xưởng cơ điện như sau: - Hệ số lương cấp bậc bình quân ở tổ lò hơi là : 3.18 - Lcbcv ở tổ lò hơi trong 1 ca là: 3.18 x 450 000/26 = 55 038 đồng/ca. - Định mức sản lượng ở phân xưởng là: 9.8 tấn/ ca Do đó đơn giá tiền lương sản phẩm ở tổ lò hơi được xác định: Lcbcv 55 038 ĐG = --------- = ------------- = 5 616 đồng/ tấn hơi Q 9.8 3.1.4. Công tác trả lương theo sản phẩm: Tiền lương người lao động sẽ căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế làm được và đơn giá tiền lương sản phẩm. Ngoài ra, tiền lương thanh toán cho người lao động còn có tiền lương năng suất, tiền lương cho những ngày làm thêm, tiền lương trả theo chế độ, các khoản phụ cấp, trách nhiệm, ca 3, các khoản khấu trừ vào lương (như BHXH, BHYT, tiền tạm ứng). Do đó, ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau: TLi = LCBCV + LNS + LTG + LCĐ + PC – (BHXH + BHYT + TƯ) Trong đó: TLi : Tiền lương của người lao động thứ i LCBCV : Tiền lương cấp bậc công việc LNS : Tiền lương năng suất LTG : Tiền lương cho người lao động trong những ngày làm thêm LC : Tiền lương trả theo chế độ PC : Các khoản phụ cấp độc hại, ca 3, trách nhiệm BHXH, BHYT, TƯ: Các khoản khấu trừ vào lương Tiền lương cấp bậc công việc: Tiền lương cấp bậc công việc được tính toán dựa trên HCBCV và số ngày ngày công thực hiện theo công thức sau: HCBCV x TLmin x NCĐ TLCBCV = -------------------------------- 24 Trong đó: HCBCV: là hệ số cấp bậc công việc TLmin: là tiền lương tối thiểu NCĐ: là số ngày công thực hiện Tiền lương sản phẩm cơ bản của cả tổ: Tiền lương sản phẩm cơ bản của cả tổ được tính theo công thức: LSP = ĐG x Số lượng sản phẩm hoàn thành Tiền lương sản phẩm cơ bản gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương. Tiền lương sản phẩm năng suất: Tiền lương sản phẩm năng suất là tiền lương được xác định dựa trên kết quả thực hiện vượt mức kế hoạch của những người lao động tính lương theo sản phẩm. Quỹ tiền lương năng suất của một tổ là phần còn lại của tiền lương sản phẩm cơ bản của cả tổ sau khi trừ đi tiền lương cấp bậc công việc của người lao động trong tổ. Ví dụ 2: Bảng thanh toán tiền lương của Tổ lò hơi – Phân xưởng Cơ điện Bảng 12: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 3-2007 CỦA TỔ LÒ HƠI – PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ Họ và tên Bậc lương Công Các khoản thu nhập Các khoản khấu trừ Còn lĩnh NCĐ F+L K3 LCBCV LNS F+L K3 Tiền PC TƯ BH Ng. Ngọc Thái 1.552.500 27 9 1.746.600 382.100 188.100 0 800.000 93.200 1.423.600 Ng.Quốc Việt 1.552.500 27 10 1.746.600 382.100 209.000 800.000 93.200 1.444.500 Ng.Văn Thức 1.552.500 27 9 1.746.600 382.100 188.100 800.000 93.200 1.423.600 Bùi Văn Sơn 1.116.000 25 7 1.162.500 353.800 105.200 800.000 67.000 754.500 Trương Thuỷ 1.552.500 27 7 1.746.600 382.100 146.300 22.500 800.000 93.200 1.404.300 Ng.Văn Thuyết 1.552.500 26 8 1.681.900 368.000 167.200 900.000 93.200 1.223.900 Phan Minh 1.552.500 26 9 1.681.900 368.000 188.100 700.000 93.200 1.444.800 Ng.Thị Hoè 1.435.500 25 8 1.495.300 353.800 154.600 700.000 86.100 1.217.600 Ng.Quốc Hưng 1.116.000 26 9 1.209.000 368.000 135.200 700.000 67.000 945.200 Hoàng Nghệ 1.552.500 27 11 1.746.600 382.100 229.900 22.500 700.000 93.200 1.587.900 Phùng Thế Tài 1.552.500 22 2 7 1.423.100 311.400 119.400 146.300 22.500 900.000 93.200 1.029.500 Vũ Ngọc Xuyên 1.552.500 26 9 1.681.900 368.000 188.100 900.000 93.200 1.244.800 Trần Kim Anh 1.435.500 24 3 7 1.435.500 339.700 165.600 135.300 900.000 86.100 1.090.000 Tạ Tùng Tám 1.314.000 26 12 1.423.500 368.000 212.300 900.000 78.800 1.025.000 Dương Văn Minh 1.552.500 25 8 1.617.200 353.800 167.200 22.500 700.000 93.200 1.367.500 Ng.Văn Quang 1.552.500 26.5 7 1.714.200 375.000 146.300 800.000 93.200 1.342.300 Dương Hùng 1.552.500 27 7 1.746.600 382.100 146.300 800.000 93.200 1.381.800 Ng.Văn Thành 1.552.500 24.5 0 1.584.800 346.700 0 45.000 900.000 93.200 983.300 Hoàng Tùng 1.314.000 23 1.5 6 1.259.300 325.500 75.800 106.100 700.000 78.800 987.900 Tổng cộng 487 6.5 150 29.849.700 6.892.300 360.800 2.959.600 135.000 15.200.000 1.675.400 23.322.000 Tính lương sản phẩm cơ bản cho cả Tổ lò hơi: Trong tháng 3/2007 Tổ lò hơi sản xuất được: 6542 tấn Đơn giá sản phẩm đã xác định ở trên: 5616 đồng/ Tấn. Áp dụng công thức trên ta có lương sản phẩm cơ bản cho cả tổ là: LSP = 6542 x 5616 = 36.739.872 đồng. Tính lương cấp bậc công việc cho từng người trong tổ: Áp dụng công thức tính lương cấp bậc công việc ở trên ta tính được lương cấp bậc công việc cho từng người. Tổng tiền lương cấp bậc công việc của cả Tổ lò hơi (đã tính trong bảng) là: 29.849.700 đồng. Tiền lương năng suất cả tổ: = 36.739.872 – 29.849.700 = 6.892.300 đồng Tiền lương năng suất của từng người lao động trong tổ được tính theo công thức: TLNS cả tổ TLNS = ------------------------- x NCĐ NCĐ cả tổ Trong đó: TLNS : là tiền lương năng suất của người lao động cần tính TLNS cả tổ: là quỹ tiền lương năng suất của cả tổ NCĐ cả tổ: là tổng số ngày công thực hiện của người lao động trong tổ NCĐ : là số ngày công thực hiện của người lao động cần tính. Tiền K3 được tính như sau: Với mỗi ca làm đêm công nhân sẽ được hưởng 35% bậc lương và được tính: HCBCV x 450.000 Tiền K3 = --------------------------- x Số ca làm đêm x 0.35 26 Dựa vào bảng trên ta phân tich được lương của từng người trong Tổ lò hơi. Ví dụ: Tính tiền lương cho công nhân Phùng Thế Tài Tiền lương cấp bậc công việc: 3.45 x 450.000 x 22: 24 = 1.423.100 đồng Tiền lương năng suất: 6.892.300 : 487 x 22 = 311.400 đồng Lương làm thêm giờ : 0 Lương nghỉ 2 ngày: 2 x 3.45 x 450.000 : 26 = 119.400 đồng Trách nhiệm : 22.500 đồng - Tiền K3 với 7 ca làm đêm : 3.45 x 450.000 x 7 x 0.35 : 26 = 146.300 - Các khoản khấu trừ gồm BHXH 5% bậc lương, BHYT là 1% bậc lương. + Tạm ứng: 900.000 + BHXH: 5% x 3.45 x 450 000 = 77.625 + BHYT: 1% x 3.45 x 450 000 = 15.525 + Tổng 2 loại BH: 93.200 Tổng cộng lương tháng 3/2007 của công nhân Phùng Thế Tài: 1.423.100 + 311.400 + 119.400 + 22.500 +146.300 – 900.000 – 93.200 = 1.029.500 đ. Những người khác trong tổ tính tương tự theo cách này. 3.1.5. Đánh giá công tác trả lương theo sản phẩm: Ưu điểm: Công tác trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ chuyên môn và gắn bó với công việc, vì tiền lương mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ. Ngoài ra, việc tính toán tiền lương theo sản phẩm cũng đơn giản và có thể giải thích dễ dàng đối với người lao động. Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, công tác trả lương theo sản phẩm được thực hiện khá tốt. Công ty đã xây dựng được các định mức lao động dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ. Việc tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc đã giúp Công ty hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động. Ngoài ra, công ty đã làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm đối với người lao động để tránh khuynh hướng người lao động chỉ chú ý tới số lượng mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo quản máy móc, thiết bị. Nhược điểm: Tuy có nhiều ưu điểm nhưng công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty vẫn có hạn chế. Công tác định mức trong Công ty còn chưa hiệu quả, định mức lao động của Công ty thấp hơn so với định mức của các công ty khác cùng ngành nghề do đó không khuyến khích được người lao động tích cực làm việc. Công ty vẫn sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, là phương pháp không có căn cứ khoa học ảnh hưởng đến sự chính xác của công tác định mức lao động. Phương pháp này đơn giản nhưng thiếu chính xác, dễ mang tính chủ quan của cán bộ định mức và có thể chứa đựng cả yếu tố lạc hậu. Công ty chưa chú trọng đến công tác đánh giá thực hiện công việc mặc dù công tác này có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và tổ chức. Chính điều này làm cho người lao động cảm thấy việc trả lương của Công ty thiếu công bằng. 3.2. Hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty: 3.2.1 Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian: Trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ. Trong hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương của người công nhân được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền lương đã xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước. Tiền lương trả theo thời gian thường được áp dụng cho các công việc sản xuất nhưng khó định mức được cụ thể; hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử. Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, tiền lương theo thời gian được áp dụng trả cho công nhân viên phục vụ sản xuất và cán bộ nhân viên hành chính. Cụ thể như sau: các cán bộ nhân viên phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chinh, phòng kỹ thuật… được trả lương theo thời gian. 3.2.2. Công tác tính lương theo thời gian: Tiền lương trả theo thời gian hàng tháng của mỗi cán bộ công nhân viên bao gồm: tiền lương cấp bậc công việc, tiền lương năng suất, tiền lương những ngày làm thêm, tiền lương trả theo chế độ (ngày nghỉ lễ, phép), các khoản phụ cấp độc hại, ca 3, trách nhiệm, và các khoản khấu trừ vào lương. TLi = TLCBCV + TLNS + TLTG + TLCĐ + Pc – (TƯ + BHXH + BHYT) Trong đó: TLi : Tiền lương thanh toán cho người lao động i TLCBCV : Tiền lương cấp bậc công việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28592.DOC
Tài liệu liên quan