Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Ba Đình

*) Gửi chứng từ và xử lý thông tin

Ngay khi chứng từ hoàn thiện, thanh toán viên có trách nhiệm gửi ngay bộ chứng từ bằng phương thức chuyển phát nhanh qua bưu điện đến Ngân hàng nhận chứng từ theo đúng tên và địa chỉ quy định trong lệnh nhờ thu. Nếu Chi nhánh chưa chắc chắn với khả năng thực hiện nghiệp vụ của mình, trước khi gửi chứng từ đi có thể liên hệ với Phòng TTQT NHCT Việt Nam để nhờ chuyển tiếp đến Ngân hàng nhận thu hộ.

Quá trình thanh toán nếu nhận được thông tin nào về tình trạng của bộ chứng từ thì phải xem xét kỹ các thông tin, đối chiếu với hồ sơ lưu, nếu cần phải có thông tin tra soát Ngân hàng nước ngoài qua TELEX, hay MT N99 hoặc nhờ NHCT Việt Nam chuyển tiếp đến Ngân hàng nhận chứng từ. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi chứng từ nếu không nhận được báo có hoặc hồi âm từ Ngân hàng nhận chứng từ, Chi nhánh phải tra soát và nhắc nhở thanh toán của Ngân hàng này.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh đối ngoại 1998,1999,2000 Qua bảng số liệu ta thấy doanh số nhờ thu đi năm 2000 giảm so với các năm trước. Năm 1998 doanh số là 1.070.000 USD, năm 1999 là 1.166.000 USD, tăng +96.000 USD, tốc độ tăng +9% so với năm 1998. Nhưng đến năm 2000 doanh số giảm -439.000 USD còn 727.000 USD, tốc độ giảm -38% so với năm 1999. Sự gia tăng về số lượng và hình thức thanh toán chứng tỏ nghiệp vụ TTQT tại NHCT Ba Đình đang ngày càng đa dạng hoá và thu hút được nhiều khách hàng, tạo thêm thế mạnh cho Ngân hàng. Qua 2 bảng số liệu ta thấy nghiệp vụ nhờ thu đến tăng mạnh gấp trên 2 lần năm 1999, trong khi đó nghiệp vụ nhờ thu đến mới áp dụng ở Chi nhánh. Thế nhưng trị giá của mỗi món nhờ thu đi (trung bình 170.000 USD/món) lớn hơn rất nhiều trị giá của mỗi món nhờ thu đến (trung bình 27.000 USD/món). Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thường là những doanh nghiệp lớn bán cho bạn hàng nước ngoài quen thuộc theo đơn đặt hàng có giá trị cao, còn các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước thường nhập khẩu theo kiểu “đánh quả lẻ” từng đợt nhỏ hàng một, bán hết rồi mới nhập tiếp. Trong thực tế thanh toán Chi nhánh nhận thấy với phương thức nhờ thu không kèm chứng từ có ưu điểm là thanh toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản nhưng có rất nhiều nhược điểm vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán do quá trình thanh toán và nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời nhau. Cho nên nó phụ thuộc vào thiện chí của người mua, người mua có thể nhận hàng mà không thanh toán hay thanh toán chậm trễ. Trong trường hợp hối phiếu đến tay người mua trước khi họ nhận được chứng từ thì họ vẫn phải trả tiền hay chấp nhận mặc dù không biết hàng hoá có đúng yêu cầu hay không. Như vậy tính an toàn của phương thức này rất thấp đối với cả người xuất khẩu và nhập khẩu. Vì vậy nó rất ít được sử dụng trong thanh toán có chăng chỉ là trong thanh toán dịch vụ hoặc khi 2 bên tin cậy nhau, hoặc 2 bên cùng trong nội bộ công ty. Còn với phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/A thì người xuất khẩu chịu nhiều rủi ro hơn so với phương thức D/P vì khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đó trong khi đã nhận được hàng. Thêm vào đó thời gian thanh toán lại bị kéo dài do phải phụ thuộc vào thời gian luân chuyển chứng từ giữa các bên có liên quan. Với thanh toán D/P người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từ mà không được kiểm tra hàng hoá. Vì vậy người mua sẽ gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá giao không đúng như mô tả trong chứng từ hoặc trong hợp đồng. Về phía người xuất khẩu phải tin tưởng vào khả năng và thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các Ngân hàng tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải chịu chi phí chuyên chở hàng hoá và mọi rủi ro trên đường vận chuyển. Tuy nhiên trong phương thức thanh toán này, Ngân hàng có thể khống chế được các chứng từ hàng hoá, quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn các phương thức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền. Do vậy nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn sử dụng phương thức thanh toán này trong những hợp đồng có giá trị nhỏ, thanh toán dịch vụ với khách hàng quen và tin cậy. 3. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 3.1 Quy trình thanh toán thư tín dụng nhập khẩu Quy trình Thanh toán L/C nhập trong hệ thống NHCT Việt Nam (áp dụng cho các chi nhánh loại 1) (12) Người mua Người bán ơ ± N.H.C.T Việt Nam đa ° ² ²a ¯ đ (11) ư Chi nhánh Ngân hàng chỉ định à ´ ³ Ghi chú: ơ Người mua, người bán ký hợp đồng ngoại thương ư Người mua làm đơn yêu cầu Chi nhánh phát hành L/C đ Chi nhánh phát hành L/C qua NHCT Việt Nam đa NHCT Việt Nam báo nhận và phát hành L/C ¯ NHCT Việt Nam phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý ° Ngân hàng đại lý thông báo L/C cho người bán ± Người bán nhận L/C và giao hàng ² Người bán trình chứng từ đến Ngân hàng chỉ định ²a Ngân hàng chỉ định chiết khấu chứng từ thanh toán cho người hưởng ³ Ngân hàng chỉ định gửi chứng từ thanh toán cho Chi nhánh ´ Chi nhánh thanh toán qua NHCT Việt Nam nếu chứng từ phù hợp à NHCT Việt Nam thanh toán cho Ngân hàng chỉ định (11) Chi nhánh giao chứng từ cho người mua (12) Người mua đi nhận hàng a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đây là khâu quan trọng vì chỉ trên cơ sở này Ngân hàng mới có căn cứ để mở L/C cho người xuất khẩu giao hàng. Trên thực tế hồ sơ thường gồm: + Đơn xin mở L/C. Sau khi đã được Ngân hàng đồng ý mở thì đơn này trở thành một khế ước dân sự giữa người nhập khẩu và Ngân hàng. Cơ sở pháp lý và nội dung của đơn xin mở L/C là hợp đồng mua bán được ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. + Hợp đồng thương mại (bản gốc và bản photo) + Hạn ngạch (quota) nhập khẩu của từng chuyến hoặc giấy phép nhập khẩu + Các tài liệu liên quan đến thủ tục xác nhận hay vay ngoại tệ của Ngân hàng như thủ tục bảo lãnh, luận chứng kinh tế kỹ thuật, khế ước vay ngoại tệ, uỷ nhiệm chi... (dùng trong trường hợp khách hàng vay ngoại tệ) Chi nhánh được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc trong phạm vi hạn mức gia tăng (nếu có) theo quy định của NHCT Việt Nam trong mối quan hệ điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh mức phán quyết trong cho vay hay bảo lãnh theo quy định. Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng phương thức L/C nếu không có tiền ký quỹ hay mức ký quỹ dưới 100% thì trước khi làm thủ tục mở L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn thông qua Phòng kinh doanh, cam kết sử dụng vốn hoặc khế ước vay vốn phải được lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Để nâng cao trách nhiệm của Chi nhánh, giảm bớt thủ tục phiền hà, Chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán là do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của Phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, tài sản thế chấp... và thông báo cho bộ phận TTQT vào đầu quý. Khi có nhu cầu cần bổ xung hoặc trao đổi phải được thông báo bằng văn bản. b) Mở và phát hành L/C Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã hội đủ các điều kiện, thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở L/C qua mạng máy vi tính trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn thiện nhập dữ liệu, thanh toán viên cần phải kiểm soát lại nội dung của L/C trước khi ghi lại và thực hiện các bước tiếp theo để chuyển L/C đã mở về Hội sở để chuyển tiếp cho người hưởng đồng thời lưu hồ sơ và hạch toán theo quy định chung. c) Tu chỉnh và tra soát Theo thông lệ Quốc tế không có văn bản chính thức về quy tắc tu chỉnh L/C. Tuy nhiên tu chỉnh L/C là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong quá trình mở và thanh toán thư tín dụng. Việc tu chỉnh L/C, Ngân hàng chỉ thực hiện khi có đề nghị chính thức bằng văn bản có đủ tính chất pháp lý của người mở L/C. Bản tu chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của L/C. Khi tiếp nhận được yêu cầu tu chỉnh L/C của khách hàng, các thanh toán viên của Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản tu chỉnh, nếu hợp lý thì tiến hành nhập dữ liệu tu chỉnh vào tập tin MT 707 để chuyển về NHCT Việt Nam như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát liên quan đến L/C nhưng không phải là tu chỉnh L/C cũng phải được nhập vào tập tin N99 và chuyển tiếp về Hội sở qua mạng truyền tin. Khi nhận được yêu cầu sửa đổi đối với điều chỉnh giá trị cũng như các điều chỉnh khác phải đủ các yêu cầu sau: - Thư yêu cầu điều chỉnh của khách hàng (1 bản) - Văn bản chứng minh sự đồng ý của các bên liên quan (1 bản) Tất cả mọi sự điều chỉnh và sửa đổi hay huỷ bỏ đều phải thông báo cho Ngân hàng hoặc Ngân hàng xác nhận nếu có. Các điều khoản không bị sửa đổi có giá trị như cũ. Nếu không có quy định khác trong thư tín dụng, mọi điều kiện và điều khoản của tu chỉnh đều được lập và thực hiện dựa trên cơ sở của “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP 500”. d) Nhận kiểm tra chứng từ và thanh toán Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi liên quan, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua Ngân hàng của họ, Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định. * Trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ bưu điện, Chi nhánh phải vào sổ theo dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian làm việc tối đa 5 ngày để kiểm tra kể từ khi nhận chứng từ, ngoài thời gian này mọi khiếu nại liên quan đến chứng từ không có giá trị hiệu lực. Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy sự sai sót về số lượng hay nội dung chứng từ phải lập tức thông báo bổ sung các sai sót. Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến chấp nhận thanh toán của người nhập khẩu trong trường hợp chứng từ có sai sót thì Chi nhánh cần phải: + Thực hiện thanh toán ngay cho khách hàng theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ nếu là thanh toán ngay. + Thông báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh toán có thời hạn hoặc thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ. + Giao chứng từ cho khách hàng sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán được thực hiện trên máy vi tính thông qua tập tin MT N99 * Trường hợp thanh toán khi nhận điện đòi tiền Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C, Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng với nội dung quy định trong L/C, đồng thời phải xác thực bức điện thông qua Hội sở hoặc Ngân hàng có liên quan trong bức điện. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã được xác thực, lập bảng kê thanh toán cho Ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được chứng từ, trước khi giao cho khách hàng, Chi nhánh vẫn phải tiến hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng, thông báo sai sót cho Ngân hàng gửi chứng từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ chối thanh toán. Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ sai sót trong bất kì trường hợp nào cũng phải giữ lại chứng từ khi nhận được để thông báo và chờ các chỉ dẫn từ Ngân hàng gửi chứng từ hoặc chỉ dẫn từ Hội sở NHCT Việt Nam. Ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa nhận được bộ chứng từ nếu có văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện của khách hàng, kể cả khi bộ chứng từ có sai sót. 3.2 Quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu trong hệ thống NHCT Việt Nam (áp dụng cho tất cả các chi nhánh) (12) Người mua Người bán ơ ± N.H.C.T Việt Nam à ´ ° ² ²a (11) ư ¯ đ Ngân hàng phát hành Chi nhánh ³ Ngân hàng khác ¯a đa Ghi chú: ơ Người mua, người bán ký hợp đồng ngoại thương ư Người mua làm đơn yêu cầu Ngân hàng của mình phát hành L/C đ Ngân hàng của người mua phát hành L/C qua NHCT Việt Nam đa Phát hành L/C qua Ngân hàng khác ¯ NHCT Việt Nam thông báo L/C qua Chi nhánh ¯a Ngân hàng khác thông báo L/C cho người bán qua Chi nhánh ° Chi nhánh thông báo L/C cho người bán ± Người bán giao hàng cho người mua ² Người bán trình chứng từ cho Chi nhánh để chiết khấu ²a Chi nhánh chiết khấu chứng từ thanh toán cho người bán ³ Chi nhánh gửi chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phát hành L/C ´ Ngân hàng phát hành thanh toán qua NHCT VN nếu chứng từ phù hợp à NHCT Việt Nam báo có cho Chi nhánh (11) Ngân hàng phát hành giao chứng từ cho người mua (12) Người mua đi nhận hàng a) Nhận thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu Chi nhánh được phép nhận thông báo L/C và các tu chỉnh liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ Hội sở NHCT Việt Nam hoặc khi nhận được thông báo L/C đã được xác nhận từ các Ngân hàng khác trong nước. Trước khi thông báo cho khách hàng L/C và các tu chỉnh liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả thuận hoặc chữ ký, mẫu dấu đã đăng kí của Ngân hàng thông báo đầu tiên. Việc xác nhận L/C chỉ được thực hiện thông qua Hội sở NHCT Việt Nam. Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch, thương lượng chiết khấu L/C hàng xuất thì Chi nhánh chỉ được nhận thương lượng chiết khấu thanh toán hoặc cho vay ứng trước thế chấp bộ chứng từ khi L/C chỉ định có giá trị thương lượng, chiết khấu thanh toán tại bất cứ Ngân hàng nào hoặc là tại chính Chi nhánh. Điều đáng lưu ý là để đảm bảo quyền lợi của mìnhvà khách hàng, cán bộ thanh toán NHCT Ba Đình trong quá trình tiếp nhận và thông báo L/C luôn xem xét cụ thể, chi tiết từng điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng có ràng buộc trách nhiệm của mình cùng với các đơn vị xuất khẩu, xem xét các điều kiện trong L/C có phù hợp với lợi ích của đơn vị xuất khẩu không, đồng thời tư vấn cho các đơn vị xuất khẩu những giải pháp thích hợp nhất như yêu cầu huỷ bỏ hoặc sửa đổi điều khoản trong trường hợp các điều kiện không đảm bảo quyền lợi cho đơn vị xuất khẩu. Theo quy định trong điều 7 của UCP, bản sửa đổi số 500 năm 1993 quy định trách nhiệm của Ngân hàng thông báo: “ Ngân hàng thông báo nếu đồng ý thông báo thư tín dụng thì phải kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình thông báo. Nếu Ngân hàng thông báo không thể xác minh được tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình phải thông báo thì Ngân hàng không được chậm trễ phải thông báo cho Ngân hàng mà các chỉ thị đã nhận được từ Ngân hàng đó biết rằng nó không có khả năng xác minh được tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng và tuy nhiên nếu nó đồng ý thông báo thư tín dụng thì phải thông báo cho người hưởng lợi rằng nó không thể xác minh được tính chân thật của thư tín dụng”. b) Sửa đổi thư tín dụng Khi có những đề nghị sửa đổi thư tín dụng, với trách nhiệm của Ngân hàng thông báo, thanh toán viên phải thông báo ngay lập tức điều chỉnh L/C cho đơn vị xuất khẩu và nếu có điểm vướng mắc nào thì liên hệ với Ngân hàng mở để yêu cầu cung cấp những thông tin cần thiết. Việc sửa đổi L/C phải làm bằng văn bản và có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C. Văn bản sửa đổi sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của L/C và huỷ bỏ những nội dung cũ có liên quan. Điều cần lưu ý là những nội dung sửa đổi chỉ có giá trị hiệu lực nếu việc sửa đổi tiến hành trong thời hạn hiệu lực của L/C và trước thời hạn giao hàng. Đồng thời các nội dung giao dịch có liên quan đến nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được tiến hành bằng văn bản như điện báo, thư từ, điện tín, Telex có khoá mã... Tất cả các giao dịch này có thể tiến hành trực tiếp giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, song kết quả cuối cùng phải có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C. Theo điều 11, 12 của UCP 500 (1993) nếu chỉ nhận được chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để sửa đổi thư tín dụng thì Chi nhánh có thể thông báo sơ bộ cho người hưởng lợi biết: ” Thông báo sơ bộ này phải được nói rõ chỉ có tác dụng là một thông báo đơn thuần và Ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm”. c) Nhận chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng, đơn vị xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ kèm công văn nhờ gửi chứng từ tới Ngân hàng nước ngoài gửi tới NHCT Ba Đình. Theo quy định trong điều 14 UCP 500, Chi nhánh khi được uỷ quyền của Ngân hàng phát hành để trả tiền hoặc cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu khi chứng từ được xuất trình xét bề ngoài phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng. Chính vì vậy ngay khi nhận được chứng từ của khách hàng, cán bộ thanh toán cần yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C và sửa đổi gốc liên quan, đảm bảo xác minh được tính xác thực của nó và phải chắc chắn L/C còn giá trị chưa thanh toán để có thể thương lượng ở bất cứ một Ngân hàng nào (đối với L/C thanh toán và giao hàng từng phần). Giá trị thanh toán, thương lượng tại Chi nhánh phải đúng với giá trị thanh toán của lần giao hàng cần thanh toán. Trước khi thương lượng thanh toán và gửi chứng từ đòi tiền cần kiểm tra số lượng, loại chứng từ đối chiếu với bảng kê chứng từ của khách hàng và quy định trong L/C, kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ đảm bảo khớp đúng với các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C và sự thống nhất giữa các loại chứng từ. Đặc biệt thanh toán viên phải lưu ý kiểm tra trước các loại chứng từ không do người hưởng lập như chứng từ vận chuyển, chứng từ bảo hiểm, các loại giấy chứng nhận, sau đó kiểm tra những chứng từ được lập bởi người hưởng lợi như hối phiếu, hoá đơn thương mại... Một bộ chứng từ thanh toán gồm các loại chứng từ sau: - Hối phiếu (Draf) - Hoá đơn thương mại (Commerce invoice) - Vận đơn (Bill of lading/Airway bill) - Bảng kê chi tiết (Detailed packing list) - Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy) - Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng, đóng gói (Certificate of Weight/ Quality/ Packing) - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) - Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Ispection certificate) Ngoài ra còn có các loại chứng từ khác tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá, giá cả, điều kiện thoả thuận giữa các bên. Một bộ chứng từ hoàn hảo thì phải phù hợp các điều kiện sau: + Loại, số chứng từ xuất trình + Thời hạn xuất trình chứng từ + Nội dung của chứng từ phù hợp với quy định của L/C Đối với các giấy chứng nhận luôn phải có chữ ký của người lập, chứng từ phải phù hợp với nhau và số lượng kiện hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì phải giống nhau trên các chứng từ. Trong quá trình kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phải xử lý: . Sai sót có thể thay thế được hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa . Sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu chỉnh L/C (nếu có thể) hoặc thông báo cho Ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót và xin chấp nhận thanh toán . Sai sót không thể được chấp nhận, đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ d) Thương lượng, chiết khấu và thanh toán Bộ chứng từ kiểm tra bảo đảm hoàn hảo và phù hợp với L/C hoặc chứng từ sai sót nhưng đã có chấp nhận từ Ngân hàng phát hành là cơ sở để xem xét thương lượng và chiết khấu chứng từ. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng được phép dao động trong khoảng 90 - 98% (phí chiết khấu từ 2 - 10%) tổng giá trị mỗi lần thanh toán tuỳ theo loại tiền, cách đòi tiền, thời gian dự kiến thanh toán, các chi phí liên quan, mối quan hệ với Ngân hàng phát hành là do Giám đốc NHCT Ba Đình quyết định trên cơ sở tờ trình của bộ phận thanh toán xuất khẩu. Giám đốc Chi nhánh quyết định có quyền thương lượng, chiết khấu hoặc cho vay ứng trước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. * Chiết khấu thanh toán ngay (bảo lưu quyền truy đòi) Để được chiết khấu, khách hàng phải có đơn xin chiết khấu và cam kết quyền truy đòi của Ngân hàng trong trường hợp không đòi được tiền theo chỉ dẫn của Ngân hàng phát hành và chịu tất cả mọi phí tổn liên quan đến thanh toán L/C. Tỷ lệ thanh toán hoặc phí chiết khấu được thực hiện theo thoả thuận giữa khách hàng và Chi nhánh, thương lượng giới hạn trong mức dao động cho phép. Chứng từ đã gửi đi sau 15 ngày nếu không có hồi âm thì NHCT Ba Đình có trách nhiệm lập điện tra soát, sau đó nếu vẫn không có trả lời thì liên tiếp 5 ngày 1 lần thanh toán viên lập điện tra soát (N99) cho đến khi nhận được trả lời từ Ngân hàng nước ngoài. Sau 1 tháng kể từ khi gửi chứng từ thanh toán mà không đòi được tiền thì thanh toán viên chuyển hồ sơ cho bộ phận Tín dụng thông báo cho khách hàng hưởng để thực hiện quyền truy đòi theo nội dung đơn xin chiết khấu của khách hàng. 3.3 Kết quả đạt được của phương thức thanh toán thư tín dụng Trong hoạt động TTQT hàng hoá xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng một cách rộng rãi, chiếm ưu thế hơn so với các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt của nó. Đối với NHCT Ba Đình tổng kim ngạch thanh toán phương thức tín dụng chứng từ chiếm trên một nửa giá trị thanh toán. Biểu 5: Kết quả TTQT theo phương thức L/C tại NHCT Ba Đình Đơn vị: 1000 USD Năm Tổng kim ngạch L/C Tốc độ tăng hàng năm Tỷ trọng trong tổng phương thức thanh toán 1998 44.331 88,3% 1999 41.829 -2.502 -6% 81,3% 2000 36.052 -5.777 -14% 63,6% NSL: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 1998,1999,2000 Bảng số liệu cho thấy kim ngạch thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ giảm qua các năm cùng với sự giảm tương ứng của tỷ trọng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng thanh toán. Năm 1998, kim ngạch đạt 44.331.000 USD chiếm tỷ trọng 88,3%. Năm 1999 kim ngạch thanh toán chỉ đạt 41.829.000 USD, giảm -2.502.000 USD với tốc độ giảm -6% so với năm 1998, cũng tương ứng tỷ trọng giảm còn 81,3% trong cả tổng thanh toán. Nguyên nhân là do sự biến động bất thường của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trong khu vực Đông Nam á và Châu á nói chung làm cho tỷ giá thay đổi không ổn định, đồng thời là sự thay đổi chính sách mở tài khoản ngoại tệ đã làm cho những bạn hàng lớn chủ yếu của Chi nhánh NHCT Ba Đình rút khỏi Chi nhánh, do đó đã làm giảm bớt một nguồn thu nhập đáng kể của Ngân hàng. Ngoài ra sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các khách hàng đã làm giảm hoạt động thanh toán L/C mà làm tăng các phương thức thanh toán khác. Thể hiện là năm 2000 kim ngạch thanh toán thư tín dụng còn 36.052.000 USD, giảm -5.777.000 USD với tốc độ giảm -14% so với năm 1999 và tương ứng tỷ trọng của nó trong tổng thanh toán còn 63,6%. Biểu 5.1: Kim ngạch thanh toán L/C nhập ở NHCT Ba Đình Năm 1998 1999 2000 99/98 2000/99 Số món 466 483 561 +4% +33% Số tiền (1000 USD) 43.710 41.655 34.952 -5% -16% Tỷ trọng trong phương thức thanh toán thư tín dụng 98,6% 99,6% 97% NSL: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 1998,1999,2000 Trong tổng số lợi nhuận của hoạt động kinh doanh đối ngoại thì phần lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ L/C chiếm phần lớn đặc biệt là nghiệp vụ mở L/C cho người nhập khẩu. Trước đây khi nghiệp vụ TTQT còn do NHNT độc quyền thì mặc dù nhiều doanh nghiệp có tài khoản tại Chi nhánh NHCT Ba Đình nhưng lại phải tiến hành TTQT qua NHNT. Chính vì vậy khi nghiệp vụ TTQT được tiến hành tại Chi nhánh thì hầu hết các khách hàng đều thực hiện việc thanh toán của mình qua NHCT Ba Đình. Hơn thế nữa, nền kinh tế nước ta còn trong tình trạng nhập siêu lớn nên các L/C nhập khẩu được mở nhiều làm cho số lượng và kim ngạch thực hiện là khá lớn. Năm 1998 số lượng L/C mở tại Chi nhánh là 466 món với trị giá 43.710.000 USD. Đến năm 1999 do tình hình biến động kinh tế các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên trị giá L/C mở tại Chi nhánh có phần giảm sút chỉ đạt 41.655.000 USD, giảm -2.055.000 USD, tốc độ giảm -5% so với năm 1998; mặc dù vậy số lượng L/C mở vẫn đảm bảo tăng hơn so với năm 1998 (+17 món). Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là diễn biến phức tạp của thị trường do khủng hoảng tài chính khu vực gây nên, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc mua bán ngoại tệ, lượng ngoại tệ không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác các doanh nghiệp không dám mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để đầu tư kinh doanh. Năm 2000 tuy trị giá L/C mở chỉ đạt 34.952.000 USD, giảm -6.703.000 USD với tốc độ giảm -16% so với năm 1999 nhưng số lượng thì vẫn tăng đều đạt 561 món, tăng +78 món với tốc độ tăng +33%so với năm 1999. Điều này cho thấy do sự tín nhiệm giữa các khách hàng với nhau mà họ sử dụng những phương thức thanh toán khác dễ dàng, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó Chi nhánh đã lôi kéo được một số khách hàng về mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng, để có được thành tích này Ngân hàng đã từng bước áp dụng chính sách tiếp thị xuất nhập khẩu và có chính sách ưu đãi với khách hàng. Trong số những khách hàng quen thuộc và thường xuyên có quan hệ với Chi nhánh có nhiều khách hàng là những doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình 1, Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, Công ty TODIMAX, Công ty TRASERCO... Ngoài ra cũng có một số doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh thực hiện giao dịch với Ngân hàng. Điều này cho thấy uy tín cũng như chất lượng dịch vụ của NHCT Ba Đình ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện trong sự phát triển về mọi mặt của Ngân hàng. Mặc dù nghiệp vụ TTQT mới đưa vào hoạt động trong mấy năm gần đây song đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của NHCT Ba Đình. Hiện nay Chi nhánh mở L/C nhập khẩu với thị trường Châu á là chủ yếu. Năm 1999 nhập khẩu chiếm 75% kim ngạch thanh toán, năm 2000 nhập khẩu chiếm 70%. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhựa chiếm 15,2%, máy móc chiếm 16%, hoá chất chiếm 16%, hàng tiêu dùng chiếm 20%. Chính vì tỷ lệ nhập khẩu quá cao từ các nước Châu á đã tạo ra chênh lệch khá lớn giữa xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100276.doc
Tài liệu liên quan