Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ Công ty con tại TCT Bến Thành

MỤC LỤC

MỞ ĐẦUtrang 1

Chương I

Mô hình công ty mẹ-công ty con và sự cần thiết chuyển đổi các tổng

công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con

1.1 Tổng quan về mô hình công ty mẹ-công ty con 4

1.1.1 Khái niệm về mô hình công ty mẹ - công ty con 4

1.1.2 Các đặc trưng của quan hệ công ty mẹ-công ty con 6

1.1.3 Các mối liên kết chi phối giữa công ty mẹ-công ty con 7

1.1.3.1 Mốiliên kết chủ yếu bằng vốn 7

1.1.3.2 Mối liên kết theo dây chuyền SXKD 7

1.1.3.3 Mối liên kết giữa nghiên cứu khoa họcvới SXKD 7

1.1.4 Các hình thức hình thành mối quan hệ mẹ-con 8

1.1.4.1 Hình thức thứ nhất 8

1.1.4.2 Hình thức thứ hai 8

1.1.4.3 Hình thức thứ ba 9

1.1.5 Ưu điểm của mô hình 9

1.1.6 Nhược điểm của mô hình 10

1.2 Thực trạng cácTổng công ty Nhà nước Việt Nam 12

1.2.1 Quá trình hình thành các TCT Nhà nước Việt Nam 12

1.2.2 Các ưu điểm và hạn chế của mô hình TCT Nhà nước

hiện nay 13

1.2.2.1 Các ưu điểm 13

1.2.2.2 Các hạn chế 14

1.3 So sánh sự khác biệt giữa mô hình công ty mẹ-công ty con

và mô hình TCT Nhà nước hiện nay 16

1.3.1 Về quan hệ sở hữu 16

1.3.2 Về bản chất và phạm vi liên kết 16

1.3.3 Cơ chế vận hành 17

1.3.4 Về địa vị pháp lý 18

1.3.5 Đặc điểm hình thành và định hướng phát triển của tổ chức 19

1.3.6 Mối qua hệ giữa công ty con-công ty mẹ và giữa TCT với

các DNTV 19

1.4 Sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình hoạt động

TCT Nhà nước 20

Kết luận Chương I 22

Chương II

Tổng công ty Bến Thành và mô hình công ty mẹ-công ty con

2.1 Giới thiệu tổng công ty Bến Thành 23

2.1.1 Quá trình hình thành 23

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 23

2.1.2.1 Hoạt động dịch vụ 23

2.1.2.2 Hoạt động sản xuất 23

2.1.2.3 Hoạt động liên doanh liên kết 24

2.1.3 Hệ thống tổ chức 24

2.1.3.1 Nhân sự 24

2.1.3.2 Tổ chức bộ máy 25

2.1.3.3 Tổ chức chính trị 25

2.2 Những thành quả đạt được và các mặt tồn tại trong quá trình

hoạt động

2.2.1 Kết quả hoạt động SXKD 25

2.2.1.1 Nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2003 25

2.2.1.2 Hiệu quả kinh doanh 26

2.2.1.3 Hiệu quả đồng vốn 27

2.2.2 Đánh giá hoạt động các lĩnh vực 27

2.2.2.1 Lĩnh vực dịch vụ 27

2.2.2.2 Lĩnh vực sản xuất 28

2.2.2.3 Lĩnh vực đầu tư liên doanh liên kết 28

2.2.3. Các mặt còn tồn tại 29

2.2.3.1 Do đặc điểm thành lập 29

2.2.3.2 Trong quản lý điều hành SXKD 29

2.3 Mục đích - cơ sở pháp lý để chuyển đổi 31

2.3.1 Mục đích 31

2.3.2 Cơ sở pháp lý 31

2.3.3 Thuận lợi khi chuyển sang mô hình công ty mẹ-công ty con 32

2.3.3.1 Có doanh nghiệp nòng cốt 32

2.3.3.2 Hệ thống tổ chức và mạng lưới 32

2.4 Mô hình công ty mẹ công ty con ở TCT Bến Thành 33

2.4.1 Công ty mẹ 33

2.4.2 Các công ty con 34

2.4.2.1 Công ty TNHH một thành viên 34

2.4.2.2 Các công ty có vốn góp cổ phần chi phối 34

2.4.3 Các công ty liên kết 34

2.4.4 Mối quan hệ giữa công ty mẹ công ty con 34

2.5 Những khác biệt khi chuyển đổisang mô hình công tymẹ-công ty

con so với TCT 9035

2.5.1 Mối quan hệ giữa Nhà nước (với tư cách chủ sở hữu) với TCT 36

2.5.1.1 Quyền về tài sản 36

2.5.1.2 Quyền hạn và chức năng của HĐQT 36

2.5.1.3 Quyền kinh doanh được mở rộng 37

2.5.2 Mối quan hệ giữa HĐQT với Tổng giám đốc 37

2.5.3 Mối quan hệ giữa TCT (công ty mẹ) với công ty con, DNTV 38

2.5.3.1 Chức năng quản lý 38

2.5.3.2 Hoạt động SXKD 39

2.5.3.3 Về cơ chế tài chính 39

Bảng tóm tắt những điểmkhác biệt giữa hai mô hình 41

Kết luận Chương II 43

Chương III

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện môhình công ty mẹ công ty con tại

TCT Bến Thành

3.1 Các giải pháp đối với TCT Bến Thành 44

3.1.1 Xây dựng chiến lược TCT 44

3.1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp và lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài

trong CPH các DNTV 44

3.1.2.1 Giá trị thương hiệu 45

3.1.2.2 Tăng lượng cổ phiếu bán ra bên ngòai 46

3.1.3. Thay đổi cách hạch toán và lập báo cáo tài chính 47

3.1.3.1 Thay đổi cách hạch toán 47

3.1.3.2 Thay đổi cách lập báo cáo tài chính 47

3.1.4 Tạo mối liên kết trong nội bộ TCT 48

3.1.4.1 Liên kết ngang 48

3.1.4.2 Liên kết dọc 48

3.1.5 Đưa hoạt động dịch vụ thương mại đi vào chiều sâu 49

3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực 50

3.2 Một số kiến nghị đối với các chính sách của Nhà nước52

3.2.1 Phát triển thị trường chứng khoán 52

3.2.2 Về quyền hạn và trách nhiệmcủa HĐQT công ty mẹ trong đầu

tư góp vốn và bán tài sản ở công ty TNHH một thành viên 53

3.2.3 Xác định lại vốn Nhà nước khi đầu tư góp vốn tại các doanh

nghiệp khác 54

3.2.4 Xác định lại chủ sở hữu của các công ty con do các DNTV

thành lập 54

3.2.5 Nâng cao năng lực Ban kiểm sóat 55

3.2.6 Quyền chi phối của công tymẹ đối với các công ty con 56

3.2.7 Về cơ chế đầu tư trong nội bộ công ty mẹ-công ty con 57

3.2.8 Các cơ chế chính sách khác 57

Bảng tóm tắt các giải pháp kiến nghị 58

Kết luận chương III 61

KẾT LUẬN 63

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ Công ty con tại TCT Bến Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó khăn trong xuất nhập khẩu như đã phân tích ở trên, nhưng mức lưu chuyển hàng hóa của các cửa hàng bán buôn, bán lẻ vẫn tăng qua các năm. Dịch vụ công nghiệp với việc khai thác khu công nghiệp đat hiệu quả tốt, khu công nghiệp Bình Chiểu là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của cả nước lấp đầy diện tích chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động (3 năm). 2.2.2.2 Lĩnh vực sản xuất Khác với các hoạt động dịch vụ và đầu tư ngày càng mở rộng, hoạt động sản xuất thu hẹp dần: các ngành hàng chế biến hạt điều, thủy hải sản đã giải thể do nơi sản xuất xa nguồn nguyên liệu, chi phí vận chuyển và lưu giữ cao lại nằm trong khu vực dân cư gây ô nhiễm; may gia công bị cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực sau khủng hoảng; sản phẩm băng từ bị nạn sao chép lậu hoành hành nên hoạt động cầm chừng. Sản phẩm ốc vít có sức cạnh tranh cao trên thị trường với thương hiệu Lidovit. 2.2.2.3 Lĩnh vực đầu tư liên doanh liên kết Hầu hết các liên doanh trong nước đều phát triển khá, tỷ suất lợi nhuận ngày càng tăng cao như: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB); Công ty cổ phần bưu chính viễn thông (Saigon Postel); khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Mũi Né; Công ty TNHH Dịch vụ Sài Gòn. Lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp có vốn góp của TCT tăng dần (năm 2001 là 1,5 tỷ đồng; năm 2002 là 3,5 tỷ đồng; năm 2003 là 7,9 tỳ đồng). Các liên doanh nước ngoài, sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, đến nay một số doanh nghiệp đã có lãi, dự báo trong vài năm tới khi tình hình thị trường tốt hơn, hiệu quả tại các đơn vị này sẽ tăng nhanh. Thành tựu quan trọng của hoạt động đầu tư là đã đa dạng hóa hình thức đầu tư, ngoài hình thức tự đầu tư còn chuyển đầu tư ra bên ngoài theo cơ chế đa sở hữu. Từ đó tiến hành chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu ngành hàng, mặt hàng của TCT theo hướng phát huy thế mạnh kinh tế dịch vụ trở thành thế mạnh kinh tế hàng đầu của TCT. Đặc biệt việc góp vốn cổ phần thành lập 34 ngân hàng Phương Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCT và các DNTV trong vay vốn kinh doanh. Ngoài ra trong quá trình hoạt động, TCT và các DNTV đã tạo ra nguồn lực vô hình đó là hình thành một số thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường như : Bến Thành Tourist, S’taxi, ốc vít Lidovit, băng từ Bến Thành Audio-Video ...Đội ngũ nhân lực ngày càng nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, kinh doanh và năng lực kỹ thuật góp sức tạo nên hiệu quả tổng hợp chung cho TCT. Hiệu quả tiềm ẩn về kinh tế-quản lý-công nghệ đang được hình thành phát huy từ các dự án đầu tư và liên doanh trong và ngoài nước. 2.2.3 Các mặt còn tồn tại Qua thời gian hoạt động, bên cạnh những thành tựu đạt được, TCT Bến Thành còn bộc lộ một số hạn chế xuất phát từ đặc điểm thành lập và trong quản lý điều hành sản xuất. 2.2.3.1 Do đặc điểm thành lập Thể hiện thiếu sự liên kết kinh tế của các đơn vị trong TCT và tập trung vốn. a) Chưa có mối liên kết về kinh tế: TCT Bến Thành cũng như các TCT 90 khác đều ra đời từ một quyết định hành chính, nhằm tách chức năng quản lý kinh doanh ra khỏi quản lý Nhà nước, chưa nghiên cứu đầy đủ đến các khả năng liên kết kinh tế giữa các DNTV. Các DNTV từ trước tới nay chỉ có quan hệ phối hợp, liên kết hợp tác với tư cách pháp nhân độc lập, chưa có quan hệ kinh tế và tổ chức có tính ràng buộc khách quan từ yếu tố thị trường, tài chính, đầu tư...Việc gắn kết lợi ích và trách nhiệm của các DNTV còn nặng về hành chính hơn là bằng các biện pháp kinh tế - tài chính. Cho nên chưa tạo nên được sự thay đổi về chất trong hoạt động kinh doanh của các DNTV do các ưu thế của doanh nghiệp lớn chưa được khai thác và phát huy. b) Nguồn vốn không tập trung: TCT không trực tiếp sử dụng nguồn lực về vốn, tài sản do Nhà nước giao mà hầu hết đã giao lại cho các DNTV. Mặc dầu trên sổ sách số vốn của TCT khá lớn, nhưng thực ra nó nằm rải rác ở các DNTV. Do giao vốn cho các đơn vị cấp dưới theo phương thức không thanh toán nên TCT chưa tập trung huy động, điều chuyển được các nguồn vốn trong nội bộ TCT. Mặt khác do bị ràng buộc bởi vấn đề sở hữu, khi cần vốn thực hiện các dự án lớn, TCT không có phương thức huy động vốn nào ngoài việc vay ngân hàng thương mại. Do đó TCT chưa có đủ thực lực tài chính để phục vụ các mục tiêu phát triển chung của TCT cũng như hỗ trợ các DNTV. 35 2.2.3.2 Trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh a) Chưa xây dựng chiến lược toàn TCT: Quản lý điều hành ở cấp TCT là hoạt động quản lý điều hành dựa chủ yếu trên chiến lược kinh doanh của toàn TCT. Nhưng từ khi thành lập đến nay, TCT chưa xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, chưa xác định được lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, những sản phẩm chủ lực của TCT và các DNTV. Cho nên TCT thiếu căn cứ để sắp xếp lại các DNTV, để điều phối các nguồn lực của TCT và tổ chức phối hợp kinh doanh giữa các thành viên. Từ đó đã làm cho hiệu lực và hiệu quả quản lý và điều hành của TCT bị hạn chế. b) Công tác kế hoạch mang tính hình thức: TCT thực hiện phê duyệt kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm của các DNTV. Nhưng bản thân TCT không có một định hướng và kế hoạch chung để làm căn cứ hướng dẫn kế hoạch, xét duyệt kế hoạch các DNTV, mà nhìn chung chỉ là một tập hợp giản đơn các kế hoạch của các DNTV. Mặt khác, TCT không có khả năng bổ sung nguồn lực cho các DNTV để thực hiện kế hoạch, chỉ điều chỉnh kế hoạch khi các đơn vị yêu cầu. Do đó công tác kế hoạch chỉ mang tính chất hình thức hơn là ý nghĩa quản lý và điều hành kinh doanh của một tổ chức kinh tế thống nhất. c) Sự hỗ trợ từ TCT đối với các DNTV còn yếu: Hầu như các DNTV phải tự tìm cho mình khách hàng ở trong và ngoài nước. Nhưng các đơn vị chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với khách hàng trực tiếp, mà đa phần phải xuất qua thị trường trung gian và phụ thuộc vào hệ thống phân phối nước ngoài. Công tác thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại còn yếu. TCT chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các DNTV trong việc tìm kiếm khách hàng, thị trường tiêu thụ và những vấn đề kinh doanh có ý nghĩa chiến lược. d) Chưa tạo được mối liên kết nội bộ trong TCT: Các DNTV còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự gắn kết hỗ trợ với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do các DNTV đã hoạt động nhiều năm trước, các mối liên kết với bên ngoài đã hình thành từ lâu. Khi nhiệm vụ kinh doanh của thành viên chưa thay đổi, chưa có kế hoạch phối hợp mang tính thuyết phục của TCT thì khó xây dựng được các mối liên kết nội bộ trong TCT. Để đảm bảo hiệu quả, các DNTV luôn tìm kiếm các đối tác ngoài TCT mà không liên kết lẫn nhau trong TCT để tập trung sức mạnh. Trong khi đó bản thân TCT chưa có những giải pháp để điều hòa lợi ích này cho nên các thành viên không có động lực tìm kiếm đối tác trong nội bộ TCT. e) Hoạt động kinh doanh dàn trải manh mún: TCT hoạt động đa ngành và tính đa ngành còn thể hiện ngay cả ở DNTV, nhưng tính chuyên môn hóa và phối hợp ở TCT chưa được tổ chức thống nhất mang tính chiến lược. 36 Nhiều DNVT có chức năng trùng lắp lại vừa manh mún không tập trung được quyền lực. Vì vậy ưu thế phối hợp của một đơn vị kinh doanh lớn chưa được khai thác và phát huy. Việc kinh doanh đa ngành là cần thiết nhằm phân tán rủi ro và đạt được lợi nhuận cao nhất có thể được. Tuy nhiên kinh doanh quá nhiều ngành trong điều kiện tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh còn hạn chế thì trở thành kinh doanh phân tán, làm cho việc phối hợp kinh doanh giữa các thành viên của TCT trở nên khó khăn hơn. f) Doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của TCT chưa có sự phát triển vững chắc, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị được mặt hàng thay thế hoặc thị trường thay thế khi có biến động. Cơ cấu xuất nhập khẩu chưa có sự chuyển biến tích cực để phù hợp với tình hình hội nhập (giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất còn thấp, chủ yếu là gia công và chế biến thô). g) Quá trình củng cố đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn chậm; chưa xây dựng các đơn vị kinh doanh mới để thay thế các doanh nghiệp yếu kém đang thu hẹp hoạt động hoặc phải giải thể. h) Về nguồn nhân lực: Chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ cơ chế chính sách đến tổ chức điều hành. Cho nên khi cần có nhân sự tham gia quản lý phần vốn TCT ở các doanh nghiệp khác hay khi có bước chuyển chiến lược trong SXKD, một khó khăn lớn đặt ra là vấn đề thiếu hụt nhân sự. Cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nhân tài trong và ngoài TCT chậm được thiết lập. 2.3 MỤC ĐÍCH, CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ SUNIMEX CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG 2.3.1 Mục đích Chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ-công ty con là nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết kinh tế bằng cơ chế đầu tư vốn; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tạo thế chủ động, tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết, tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh. 2.3.2 Cơ sở pháp lý căn cứ vào - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ:”Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT Nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển TCT Nhà nước sang hoạt động theo mô 37 hình công ty mẹ-công ty con, trong đó TCT đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty TNHH một chủ (100% vốn TCT) hoặc là những công ty cổ phần mà TCT giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra, TCT có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác”. - Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật DNNN năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. - Nghị định 73/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác; Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của tổ chức chính trị-xã hội thành công ty TNHH một thành viên; Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ-công ty con; Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển TCT Nhà nước thành công ty cổ phần. - Quyết định số 829/QĐ-TTg ngày 23/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm loại hình tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con tại TCT Bến Thành; Quyết định số 1848/QĐ-UB ngày 19/5/2003 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức lại TCT Bến Thành hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. 2.3.3 Thuận lợi của Sunimex khi chuyển đổi mô hình hoạt động 2.3.3.1 Có doanh nghiệp nòng cốt Ngay từ khi thành lập TCT đã lấy công ty Xuất nhập khẩu và dịch vụ Quận 1 làm nòng cốt. Đây là đơn vị có sức mạnh tài chính và kinh doanh lớn hơn các DNTV khác (chiếm 66% vốn TCT), có uy tín nhất định trên thị trường quốc tế và trong nước. Việc này có những thuận lợi trong hoạt động: - Bộ máy quản lý TCT chủ yếu là bộ máy quản lý của doanh nghiệp nòng cốt, nhờ đó giảm được số lượng cán bộ quản lý TCT. - Bằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nòng cốt, TCT đã tạo được nguồn thu có khả năng tự trang trải một phần kinh phí cho bộ máy quản lý của mình, giảm mức đóng góp của DNTV cho chi phí quản lý chung của TCT. - Thông qua doanh nghiệp nòng cốt đã tạo được lòng tin nhất định của TCT đối với các đối tác trong và ngoài nước. - Có khả năng tài chính nhất định và có thực lực để ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng lớn. - Tạo ra tiềm lực trực tiếp về kinh tế tài chính cho cơ quan quản lý TCT, từ đó làm cho TCT thuận lợi hơn trong việc triển khai thực hiện chiến 38 lược kinh doanh của mình đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của TCT. 2.3.3.2 Hệ thồng tổ chức và mạng lưới Qua quá trình hoạt động đến nay hệ thống tổ chức và mạng lưới hoạt động của Sunimex đã tạo được nhiều mối liên kết thể hiện ở - Có các DNTV hạch toán độc lập (10 đơn vị); hiện đang tiến hành chuyển đổi (cổ phần hóa, chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên) dự kiến đến năm 2005 sẽ hoàn tất. - Có 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc TCT. - Đầu tư góp vốn vào 14 liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài; 12 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; một doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên do TCT làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Pháp nhân của những doanh nghiệp này độc lập hoàn toàn với TCT. Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của TCT nêu trên, tùy vào tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần trong điều lệ của các doanh nghiệp, TCT đã cử cán bộ của mình tham gia vào HĐQT, Hội đồng thành viên, giới thiệu tham gia Ban điều hành để quản lý phần vốn góp của TCT tại các doanh nghiệp này. Qua việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nêu trên, TCT đã có vai trò như một công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp. Việc góp vốn vào các doanh nghiệp khác một mặt vì lợi nhuận, mặt khác nhằm mục đích hợp tác liên kết trong một số lĩnh vực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TCT. Đơn cử như góp vốn thành lập công ty sản xuất nước uống đóng chai phục vụ cho hệ thống nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch lữ hành, hay góp vốn thành lập các khu nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Nẵng kết hợp với hoạt động du lịch. Như vậy với khung pháp luật và cơ chế hiện hành, cũng như cấu trúc của TCT Bến Thành (mang hình thái của mô hình công ty mẹ-công ty con) đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ- công ty con. 2.4 MÔ HÌNH CÔNG TY ME- CÔNG TY CON Ở SUNIMEX Từ những phân tích trên cho thấy việc chuyển đổi TCT sang mô hình công ty mẹ-công ty con tại Sunimex chủ yếu được thực hiện trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các DNTV. 39 2.4.1 Công ty mẹ Là TCT Nhà nước, hoạt động theo Luật DNNN và Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Thủ tướng chính phủ; được hình thành trên cơ sở văn phòng TCT và các đơn vị hạch toán phụ thuộc TCT (thuộc đơn vị nòng cốt). Công ty mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh vừa thực hiện đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác, qua đó tác động mang tính chỉ đạo và hợp tác với các công ty con về thị trường và định hướng phát triển. 2.4.2 Các công ty con Các công ty con được thành lập, có cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động theo điều lệ của công ty con và theo quy định của Pháp luật có liên quan về loại hình doanh nghiệp, gồm: 2.4.2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ nắm toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trước mắt được hình thành từ việc chuyển đổi tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên thuộc TCT, về sau tùy theo nhu cầu công ty mẹ có thể đầu tư vốn thành lập mới. 2.4.2.2 Các công ty có vốn góp cổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) gồm công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; công ty liên doanh với nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; công ty ở nước ngoài. Các công ty trên được hình thành từ : - Chuyển đổi, tổ chức lại, cổ phần hóa các DNTV thuộc TCT; - TCT liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác góp vốn thành lập; - TCT mua lại vốn điều lệ đủ để đạt quyền chi phối tại một tổ chức kinh tế khác; - Tiếp nhận các đơn vị có vốn góp chi phối của Nhà nước do các cấp có thẩm quyền giao. 2.4.3 Các công ty liên kết Là những công ty mà công ty mẹ có cổ phần, vốn góp không chi phối; tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; công ty liên doanh với nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; công ty ở nước ngoài. Các công ty trên được hình thành từ : - Chuyển đổi, tổ chức lại, cổ phần hóa các DNTV thuộc TCT; 40 - TCT liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác góp vốn thành lập; - Tiếp nhận các đơn vị có vốn góp của Nhà nước do các cấp có thẩm quyền giao. 2.4.4 Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con Các doanh nghiệp trong mô hình là những pháp nhân độc lập, liên kết theo nhiều mức độ khác nhau thông qua sự chi phối về tài sản (bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình). Thông qua việc đầu tư khống chế cổ phần, vốn góp chi phối, công ty mẹ cử người đại diện phần vốn góp để tham gia HĐQT, Ban điều hành ở các công ty con, công ty liên kết. Cổ phần hóa các DNTV tạo bước chuyển từ liên kết hành chính sang liên kết về vốn (đầu tư vốn), là điểm mấu chốt trong mô hình mới. Mục tiêu tách bạch về vốn nhằm tạo cơ sở kinh tế phân chia lợi ích và phân định quyền hạn giữa TCT (công ty mẹ) và công ty con, doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ. Quyền hạn, lợi ích, trách nhiệm của TCT đối với công ty có vốn góp của TCT là quyền hạn, lợi ích, trách nhiệm của chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Bằng cơ chế đầu tư vốn đã khắc phục được những hạn chế trong liên kết hành chính hiện nay. Công ty mẹ sẽ có trách nhiệm tiếp thị, khai thác thị trường, phân công thị trường và tổ chức phối hợp kinh doanh giữa các công ty con, khắc phục tình trạng hoạt động manh mún như hiện nay, tránh cạnh tranh trong nội bộ, xây dựng chiến lược SXKD toàn TCT. Theo Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước và DNTV hạch toán độc lập thuộc TCT Nhà nước, thì các ngành nghề kinh doanh hiện nay của Sunimex đều không thuộc loại ngành nghề kinh doanh Nhà nước cần giữ lại 100% vốn Nhà nước. Vì vậy về nguyên tắc trong thời gian tới Sunimex có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện đa dạng hóa sở hữu công ty mẹ. Với việc chuyển đổi mô hình hoạt động sẽ tạo điều kiện cho Sunimex thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn; mở rộng khả năng liên kết, hợp tác; hạn chế được rủi ro trong kinh doanh; nâng cao sức cạnh tranh của cả TCT. Đồng thời thu hút được nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế mà vẫn bảo đảm được sư kiểm soát và điều hành của TCT; tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các công ty con và công ty liên kết theo quy định của Pháp luật. 2.5 NHỮNG KHÁC BIỆT KHI HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON SO VỚI MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY 90 (theo điều 41 lệ tổ chức hoạt động của Sunimex theo mô hình TCT 90 và mô hình công ty mẹ-công ty con). Chuyển đổi mô hình TCT 90 sang mô hình công ty mẹ-công ty con thực chất là chuyển từ giao vốn sang đầu tư vốn, thay quan hệ hành chính phát sinh từ cơ chế giao vốn sang quan hệ kinh tế, quan hệ hợp đồng. Chính cơ chế đầu tư vốn đã làm thay đổi một cách căn bản các mối quan hệ của Nhà nước (với tư cách là chủ sở hữu ) với TCT và các môi quan hệ trong nội bộ TCT. 2.5.1 Mối quan hệ giữa Nhà nước (với tư cách chủ sở hữu) với tổng công ty Mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với TCT được cải thiện theo hướng tăng cường tính tự chủ của TCT thể hiện ở việc mở rộng quyền về tài sản, tăng quyền hạn và chức năng của HĐQT, mở rộng quyền kinh doanh 2.5.1.1 Quyền về tài sản Theo mô hình TCT 90: Nhà nước (chủ sở hữu) giao tài sản (vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác) cho TCT. TCT chỉ có quyền quản lý, sử dụng tài sản và một phần quyền định đoạt (chuyển nhượng, thay thế). Mặt khác Nhà nước có thể điều chuyển tài sản của TCT nếu thấy cần thiết; như vậy chủ sở hữu đã can thiệp vào quyền quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp; hạn chế quyền chủ động của doanh nghiệp. Mô hình công ty mẹ-công ty con: Chủ sở hữu đầu tư tài sản cho TCT bằng giá trị, TCT có các quyền tự chủ của một pháp nhân như quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Cụ thể TCT có quyền thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh, chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản. Nhà nước không điều chuyển vốn và tài sản Nhà nước đang nằm trong các công ty mẹ theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty mẹ nhằm bảo đảm ổn định về vốn và tài sản cho các doanh nghiệp kinh doanh bình thường. Quyền về tài sản được mở rộng tạo điều kiện cho TCT hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD gắn liền với quản lý nguồn vốn và tài sản của mình một cách có hiệu quả. 2.5.1.2 Quyền hạn và chức năng của Hội đồng quản trị Ở mô hình TCT 90, HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của TCT, trong đó có nhiều vấn đề HĐQT phải trình cấp trên quyết định như: trình 42 thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập phê duyệt chiến lược, quy hoạch, phát triển kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm của TCT; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dự án đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do TCT quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng TCT. Còn theo mô hình mới, HĐQT tự quyết định các vấn đề về chiến lược quy hoạch, kế hoạch của TCT; ủy quyền hoặc phân cấp cho TGĐ quyết định các dự án đầu tư, góp vốn mua cổ phần tại doanh nghiệp khác, chuyển nhượng cổ phần, bán tài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán của TCT; hợp đồng cho vay, cho thuê tài sản và hợp đồng kinh tế khác vượt quá mức vốn điều lệ của TCT. Như vậy quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT đã được tăng lên để HĐQT thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại TCT, khắc phục tình trạng Nhà nước can thiệp trực tiếp vào điều hành hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. 2.5.1.3 Quyền kinh doanh được mở rộng Ở mô hình cũ, TCT chỉ được kinh doanh những ngành nghề theo mục tiêu, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ Công ty con tại TCT Bến Thành.pdf
Tài liệu liên quan