Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 1

1.1.CHO VAY TIÊU DÙNG 1

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cho vay tiêu dùng 1

1.1.1.1.Khái niệm . 1

1.1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng . 1

1.1.1.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng . 1

1.1.2.Phân loại cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 2

1.1.2.1.Căn cứ theo thời hạn vay . 2

1.1.2.2.Căn cứ mức độ tín nhiệm với khách hàng . 3

1.1.2.3.Dựa vào phương pháp hoàn trả 3

1.1.2.4.Căn cứ xuất xứ tín dụng . 4

1.2.CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.2.1. Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 4

1.2.2.Các hình thức cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 5

1.2.2.1.Căn cứ vào mục đích vay . 5

1.2.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 5

1.2.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ . 6

1.2.2.3.1.Cho vay tiêu dùng trực tiếp. 6

1.2.2.3.2.Cho vay tiêu dùng gián tiếp . 7

1.2.3. Điều kiện cho vay tiêu dùng của NHTM . 8

1.3.NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG 9

1.3.1.Nhân tố khách quan 9

1.3.2.Nhân tố chủ quan 9

1.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM . 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NASB chi nhánh THÁI HÀ . 11

2.1.MỘT SỐ NÉT LỚN VỀ NASB THÁI HÀ . 11

2.1.1.Sự ra đời và phát triển của NASB Thái Hà . 11

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của NASB Thái Hà . 11

2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của NASB Thái Hà . 13

2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NASB THÁI HÀ . 14

2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của NASB Thái Hà . 14

2.2.2.Thực trạng huy động vốn của NASB Thái Hà . 16

2.2.3.Hoạt động sử dụng vốn của NASB Thái Hà . 18

2.3.THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NASB THÁI HÀ . 21

2.3.1.Những quy định chung về cho vay tiêu dùng tại NASB Thái Hà . 21

2.3.2.Tình hình cho vay tiêu dùng tại NASB Thái Hà . 22

2.3.3.Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NASB Thái Hà . 24

2.3.4.Những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay tiêu dùng tại NASB Thái Hà . 25

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NASB THÁI HÀ . 27

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NASB THÁI HÀ TRONG THỜI GIAN TỚI 27

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NASB THÁI HÀ . 27

3.2.1.Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng . 27

3.2.2.Hoàn thiện quy trình cho vay . 28

3.2.3.Chính sách khuyến khích người vay mở tài khoản tại ngân hàng . 28

3.2.4.Sử dụng các hình thức khuếch trương, giao tiếp để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng . 28

3.2.5.Mở rộng mạng lưới, đưa sản phẩm tới gần khách hàng . 29

3.2.6.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại nhằm tối đa hoá tiện ích cho khách hàng . 29

 

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yệt đối phản ánh chính xác về hoạt động cho vay tiêu dùng. Do đó, nếu kết hợp doanh số cho vay của nhiều thời kì, ta cũng sẽ thấy phần nào xu thế về hoạt động cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tuyệt đối: Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số CVTD năm (t) - Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối: Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100% Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng: Tỷ trọng = Tổng doanh số CVTD x 100% Tổng doanh số của hoạt động cho vay Dư nợ vay: là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tín dụng mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế nhằm mục đích tiêu dùng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ CVTD năm (t) - Tổng dư nợ CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối: Giá trị tăng trưởng dư nợ tương đối = Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100% Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng: Tỷ trọng = Tổng dư nợ CVTD x 100% Tổng dư nợ của hoạt động cho vay CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NASB THÁI HÀ 2.1. MỘT SỐ NÉT LỚN VỀ NASB THÁI HÀ 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NASB Thái Hà NH TMCP Bắc Á được thành lập theo quyết định số 183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của thống đốc NHNN. Trụ sở chính của ngân hàng hiện nay đặt tại 117 Quang Trung-TP Vinh. Tên Tiếng Anh là: North Asian Commercial Joint-Stock Bank, viết tắt là NASB. Trải qua hơn 13 năm hoạt động, NH TMCP Bắc Á đã trở thành một trong số các NH TMCP lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và là NH TMCP có doanh số lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của NASB hiện nay tương đối rộng. Ngoài trụ sở chính ở Vinh, NASB đã có chi nhánh ở những thành phố trọng điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Cần Thơ, Kiên Giang. NASB là thành viên chính thức của hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. NASB đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh. NH TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà (gọi tắt là NASB Thái Hà) ban đầu là một trong những chi nhánh cấp II của NASB từ năm 1995 đến năm 2006. Đến 09/11/2006 thì chi nhánh Thái Hà được nâng cấp thành chi nhánh cấp I theo giấy phép kinh doanh số 0113014556 do Sở Đầu tư Hà Nội cấp. Chi nhánh có trụ sở tại số 80 - Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. Chi nhánh có mạng lưới phòng giao dịch được bố trí rải rác tại các địa bàn đông dân cư như Thái Hà, Khâm thiên. Phòng giao dịch Khâm Thiên được thành lập ngày 12/03/2008. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NASB Thái Hà Cũng như các NHTM khác, NASB Thái Hà là một tổ chức trung gian tài chính với những chức năng cơ bản sau: * Huy động vốn - Huy động và nhận tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tiền gửi thanh toán. Hình thức tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ. Hình thức tiền gửi trong và ngoài nước. - Vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi. - Huy động vốn bằng cách vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và ngoài nước khi được tổng giám đốc NASB cho phép. * Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - Mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính. Ngoài ra còn góp vốn vào các doanh nghiệp, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khi được NASB cho phép. * Kinh doanh dịch vụ ngân hàng: NASB đã liên kết với một số ngân hàng khác để hình thành mạng lưới máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ. Ngoài ra, ngân hàng còn thu phát tiền mặt, đổi tiền, mua bán vàng bạc, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính tín dụng, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước… * Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lí ngoại hối của chính phủ, của NHNN và của NASB. * Thực hiện các hoạt động bảo lãnh như: bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đảm bảo thanh toán, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh nghĩa vụ tài chính, bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước. * Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tình hình biến động kinh tế và thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và đề ra kế hoạch kinh doanh của NASB Thái Hà cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NASB. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc NASB giao. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NASB Thái Hà Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của NASB Thái Hà Phòng Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Thanh Toán Quốc Tế Phòng Hành Chính Nhân Sự * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Phòng Giám đốc: điều hành hoạt động của chi nhánh Thái Hà. Giám đốc là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh Thái Hà. Thực hiện công tác phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị NASB và trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu, nhiệm vụ của chi nhánh. - Phòng Tín dụng: có 5 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên. + Phòng Tín dụng thực hiện các nghiệp vụ: cho vay, bảo lãnh, cho thuê…Hoạt động của phòng có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nên quy trình phân tích tín dụng được tiến hành một cách chặt chẽ có kế hoạch nhằm hạn chế tối đa rủi ro mà vẫn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. + Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh, tài trợ thương mại. + Quản lí hậu giải ngân: giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định, xử lí, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. - Phòng Kế toán ngân quỹ: có 10 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 3 thủ quỹ và 5 kế toán viên. + Thực hiện các dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ, ngoại tệ. Mở tài khoản và cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng, thực hiện giải ngân đối với các khoản tiền vay, thu lãi theo định kì… + Thực hiện công tác kế toán cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh, lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh, thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán. + Sau mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm, phòng phải cân đối vốn của chi nhánh, hoàn thành các chứng từ sổ sách và sắp xếp lưu trữ. - Phòng Thanh toán quốc tế: trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, phòng thanh toán quốc tế thực hiện các nghiệp vụ trong tài trợ thương mại, phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. - Phòng Hành chính nhân sự + Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội với người lao động. + Thực hiện công tác hành chính: quản lí, lưu trữ, bảo mật. Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh: lễ tân, quản lí phương tiện, tài sản. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh và tài sản cho chi nhánh và cho khách hàng. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NASB THÁI HÀ 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NASB Thái Hà Trong hai năm vừa qua, thế giới có nhiều biến động lớn về tình hình kinh tế, chính trị, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thị trường tài chính nước ta biến động thất thường, NHNN phải liên tục sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường. Điều này đòi hỏi các NHTM cũng phải thay đổi để thích nghi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang biến động không ngừng. Trước tình hình đó, NASB Thái Hà đã nỗ lực không ngừng để có được những kết quả hết sức khả quan. Điều này thể hiện qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NASB qua hai năm 2007 và năm 2008 Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NASB Thái Hà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Chênh lệch % Thu nhập 37.090 65.276 28.186 75,99 Chi phí 30.186 49.282 19.096 63,2 Lợi nhuận gộp 6.904 15.933 9.029 130,7 Lợi nhuận ròng 4.970 11.515 6.545 131,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NASB Thái Hà năm 2007,2008) Từ bảng số liệu trên, ta thấy năm 2008, thu nhập đạt 65.276 triệu đồng, tăng 28.186 triệu đồng, tương đương tăng 75,99% so với năm 2007. Thu nhập của NASB Thái Hà chủ yếu là thu từ lãi cho vay, thu từ phí bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ tham gia thị trường tiền tệ, thu từ việc cho vay đầu tư vào các dự án, thu từ phí dịch vụ ngân quỹ…và các khoản thu từ phí dịch vụ khác. Chi phí cũng tăng lên tương ứng: năm 2007 chi phí là 30.186 triệu đồng, đến năm 2008 chi phí là 49.282 triệu đồng, tăng 19.096 triệu đồng tức 63,2% so với năm 2007. Chi phí hoạt động tăng lên chủ yếu là do phải trả lãi tiền gửi, chi phí nộp bảo hiểm, bảo toàn tiền vay cho khách hàng, chi phí cho nhân viên ngày càng tăng và các chi phí khác cũng tăng do lạm phát và biến động của khủng hoảng kinh tế. Việc mở thêm phòng giao dịch Khâm Thiên vào đầu năm 2008 cũng là một lí do khiến chi phí tăng lên. Nhưng thu nhập luôn lớn hơn chi phí nên lợi nhuận qua 2 năm vẫn tăng. Lợi nhuận gộp từ năm 2007 là 6.904 triệu đồng thì năm 2008 đã lên tới 15.933 triệu đồng, tăng 130,7% so với năm 2007. Có được những kết quả tốt đẹp trên là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và chiến lược của ban Giám đốc điều hành NASB cũng như sự nỗ lực hết mình của NASB Thái Hà để không những tồn tại được mà ngày càng lớn mạnh như ngày hôm nay. 2.2.2. Thực trạng huy động vốn của NASB Thái Hà Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng của một trung gian tài chính nói chung và của các NHTM nói riêng. Các ngân hàng không thể phát triển nếu chỉ dựa vào nguồn vốn nội bộ mà còn phải tìm kiếm các nguồn từ bên ngoài. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tạo vốn, NASB Thái Hà luôn xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và áp dụng nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở tầng lớp dân cư. Bên cạnh việc huy động vốn từ các nguồn truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi của các tổ chức cá nhân trong nước, NASB Thái Hà đã vươn tới thị trường liên ngân hàng và thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bức thiết cho hoạt động của chi nhánh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc huy động vốn với nguồn chi phí thấp đã và đang là một trong những thách thức của các NHTM. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh, NASB Thái Hà đã áp dụng mức lãi suất không chỉ phù hợp với sự thay đổi của lãi suất thị trường mà còn hấp dẫn, thu hút khách hàng bằng các chương trình huy động vốn đặc biệt như: TGTK dự thưởng với tài sản lớn, TGTK tham gia dự thưởng hàng quý. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của NASB Thái Hà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Chênh lệch % Tổng nguồn vốn 282.870 100 439.729 100 156.859 55 1.Theo đối tượng TG dân cư 114.166 40,35 185.169 42,11 71.003 62 TG TCKT 168.704 59,65 254.560 57,89 85.856 50,89 2.Theo thời gian TG không kì hạn 30.309 10,71 36.280 8,25 5.971 19,7 TG có kì hạn 252.561 89,29 403.449 91,75 150.888 59,7 3.Theo loại tiền Nội tệ 280.905 99,3 437.730 99,5 156.825 55,8 Ngoại tệ 1.965 0,7 1.999 0,5 34 1,73 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NASB Thái Hà năm 2007,2008) Do chú trọng công tác tạo vốn, coi việc tạo vốn là nền tảng cho mọi hoạt động nên trong 2 năm qua, nguồn vốn huy động được của ngân hàng tăng đều. Cụ thể là: tốc độ huy động vốn năm 2008 tăng 55% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động tăng lên là do ngân hàng áp dụng chế độ lãi suất linh hoạt cùng với việc mở rộng các kì hạn cho vay, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Bảng trên cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng cao mặc dù có giảm trừ 59,65% năm 2007 xuống còn 57,89% năm 2008 do trong năm 2008 có sự giảm sút về kinh tế. Tuy nhiên, huy động vốn của các tổ chức kinh tế vẫn là nguồn chủ yếu của ngân hàng do chi nhánh luôn tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn. Nhưng đây là nguồn vốn ngắn hạn, thời gian không ổn định vì doanh nghiệp có thể rút một lượng vốn lớn một cách đột ngột khi cần vào các thời điểm nhạy cảm sẽ làm mất tính ổn định của nguồn vốn tại chi nhánh, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sử dụng vốn. Nên chi nhánh cần phải giữ tỉ trọng dư nợ phù hợp để không làm mất tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, chi nhánh phải xác định đúng đối tượng khách hàng trọng tâm, sử dụng các chính sách hiệu quả. Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm đi, nhưng do việc mở thêm 2 phòng giao dịch tại những điểm đông dân cư nên nguồn tiền gửi của dân cư tăng nhẹ từ 114.166 triệu đồng năm 2007 lên 185.169 triệu đồng năm 2008, tăng 62% so với năm 2007 và tỉ trọng cũng tăng từ 40,35% năm 2007 lên 42,11% năm 2008. Nguồn tiền gửi dân cư này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động trên thị trường và khả năng phân tích, đánh giá của khách hàng trước những thay đổi về kinh tế và lãi suất để đưa ra quyết định. Qua bảng số liệu này, ta thấy tiền gửi không kì hạn vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn (năm 2008 chỉ chiếm 8,25%) trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn lại chiếm tỉ trọng áp đảo (năm 2008 chiếm tới 91,75%). Điều đó chứng tỏ ngân hàng còn chưa có những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn thu hút loại tiền gửi có chi phí thấp này . Tiền gửi nội tệ ngày càng tăng lên một cách rõ rệt: năm 2008 là 437.730 triệu đồng tăng 55,8%, tương ứng tăng 156.825 triệu đồng so với năm 2007. Tiền gửi nội tệ tăng lên nhiều do trong 2 năm vừa qua lãi suất thị trường cao, thị trường chứng khoán cũng như thị trường bất động sản gần như đóng băng, người dân có xu hướng gửi tiền tiết kiệm cho an toàn. Tiền gửi ngoại tệ trong năm 2008 đạt 1.999 triệu đồng, tăng 1,73% so với năm 2007 do năm 2008, lãi suất huy động cao nên Việt kiều gửi nhiều ngoại tệ về đầu tư và gửi tiết kiệm ở Việt Nam để hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên đáng lẽ nguồn tiền gửi ngoại tệ phải tăng lên nhanh và nhiều thì ở đây chỉ tăng 1,73%. Rõ ràng, NASB Thái Hà chưa thực sự quan tâm và chú trọng nhiều đến việc huy động loại tiền này. Đây cũng là một điều ngân hàng cần chú ý để có thể tăng nguồn vốn huy động trong thời gian tới. Tóm lại, mặc dù có những hạn chế nhất định trong việc huy động vốn, song NASB Thái hà đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững. 2.2.3. Hoạt động sử dụng vốn của NASB Thái Hà Phần lớn các NHTM thu được lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay (bán tài sản nợ và dùng tiền thu được để mua tài sản có). Tiền cho vay là một món nợ với một cá nhân hoặc một tổ chức nhưng lại là một tài sản của ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Từ những ngày đầu thành lập đến này, NASB Thái Hà đã không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà uy tín của ngân hàng không ngừng được củng cố, tạo niềm tin không chỉ với những người gửi tiền mà với cả những người vay tiền, những người có nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Bảng 3.3: Tình hình sử dụng vốn của NASB Thái Hà (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Chênh lệch % Doanh số cho vay 119.654 100 155.145 100 35.491 29,7 1.Theo thời gian Ngắn hạn 75.742 63,3 100.069 64,5 24.327 32,1 Trung và dài hạn 43.912 36,7 55.076 35,5 11.164 25,42 2.Theo đối tượng Cá nhân 37.189 31,1 53.060 34,2 15.871 42,7 Tổ chức kinh tế 75.665 68,9 102.085 65,8 26.420 34,9 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NASB Thái hà năm 2007,2008) Qua bảng các số liệu trên, ta thấy tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2008 tăng 35.491 triệu đồng (tương đương 29,7%) so với năm 2007. Đây là một kết quả rất khả quan trong thời kì cạnh tranh khốc liệt và chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng dư nợ: năm 2007 là 63,3% và năm 2008 là 64,5%. Nguyên nhân do nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn gửi có kì hạn (ngắn hạn) của các tổ chức kinh tế (đây là nguồn vốn có tính ổn định kém vì nó mang tính tạm thời). Mặc dù ngân hàng có chức năng của một NHTM là chuyển đổi kì hạn của vốn (huy động nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn). Nhưng để đảm bảo tính an toàn cần thiết nên NASB Thái Hà đã thực hiện chính sách “an toàn và hiệu quả”, nghĩa là chỉ duy trì cho vay trung và dài hạn trong một giới hạn nhất định. Do đó, tỉ trọng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỉ trọng còn thấp: năm 2007 là 36,7% và năm 2008 là 35,5%. Mặc dù chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng cho vay trung và dài hạn vẫn đáp ứng đủ, kịp thời vốn cho các dự án khả thi, giúp các doanh nghiệp trong nền kinh tế không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do thiếu vốn. Tuy tỉ trọng cho vay trung và dài hạn chưa cao song không thể nói các doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn. Nhìn vào bảng , ta thấy cho vay các tổ chức kinh tế năm 2008 đã tăng 26.420 triệu đồng so với năm 2007. Cho vay cá nhân cũng tăng từ 37.189 triệu đồng năm 2007 lên 53.060 triệu đồng năm 2008. Tuy nhiên, cho vay cá nhân vẫn chiếm tỉ trọng chưa cao trong tổng doanh số cho vay: năm 2007 là 31,1% và năm 2008 là 34,2% do cho vay cá nhân đa số là cho vay tiêu dùng, mà cho vay tiêu dùng để mua bất động sản trong năm 2008 lại bị cấm nên ngân hàng đã mở rộng cho vay các tổ chức kinh tế. Có được những kết quả khả quan trên đây là do NASB Thái Hà đã không ngừng mở rộng các phương thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của nền kinh tế. Ngoài các phương thức cho vay truyền thống như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay dự án đầu tư…Ngân hàng đã từng bước áp dụng phương thức cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi…Khách hàng có thể tuỳ ý lựa chọn phương thức cho vay tuỳ theo khả năng tài chính của mình. Mặt khác đối với những khoản vay vượt quy định dư nợ đối với một khách hàng do nhà nước quy định, ngân hàng đã áp dụng phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ cùng với một ngân hàng khác) để không làm ảnh hưởng đến quan hệ khách hàng lâu dài đồng thời cũng không vi phạm quy định. Bên cạnh việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng đang từng bước áp dụng phương thức cho vay tín chấp (cho vay dựa vào uy tín của khách hàng). Tuy hình thức này khá mạo hiểm nhưng đó cũng là một biện pháp nhằm giữ chân khách hàng tốt, khách hàng có tiềm lực tài chính lớn, uy tín trên thị trường. Hình thức này cũng áp dụng với cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm giúp họ mua sắm phương tiện đi lại hoặc mua nhà với lãi suất cho vay ưu đãi. Nhìn chung, với các phương thức cho vay đa dạng, ngân hàng không chỉ giúp cho khách hàng bảo đảm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong thời gian qua. Để hiểu rõ hơn về doanh số thu nợ và dư nợ của NASB Thái Hà, ta sẽ xem xét bảng sau: Bảng 4.2: Dư nợ của NASB Thái Hà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Chênh lệch % Doanh số cho vay 119.654 155.145 35.491 29,7 Doanh số thu nợ 101.834 162.048 60.214 59,1 Dư nợ 96.951 113.072 16.121 16,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NASB Thái Hà năm 2007,2008) Bảng 4.2 cho thấy doanh số thu nợ năm 2008 tăng 59,1% so với năm 2007. Đặc biệt, trong năm 2008, doanh số thu nợ là 162.048 triệu đồng cao hơn doanh số cho vay là 155.145 triệu đồng. Điều này có thể do 3 nguyên nhân: thứ nhất là trong năm 2008, NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản do những biến động tài chính toàn cầu dẫn đến tăng lãi suất cho vay. Các ngân hàng lúc này chỉ cho vay những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt và ổn định, còn lại là giảm cho vay và tăng cường thu nợ. Thứ hai, doanh số thu nợ tăng một phần là do các khoản nợ của ngân hàng cho vay từ các năm trước đã đến hạn. Thứ ba, do NASB Thái Hà luôn thực hiện tốt các quy trình tín dụng, thẩm định tốt các dự án vay vốn của khách hàng, luôn bám sát địa bàn và nắm bắt kịp thời tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ đó có biện pháp đúng đắn trong việc xử lí tình huống, nâng cao khả năng thu hồi nợ. Dư nợ năm 2008 tăng 16,6% so với năm 2007. Đây là kết quả cố gắng của ngân hàng trong những năm gần đây tìm kiếm khách hàng mới, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong quá trình cho vay. 2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NASB THÁI HÀ 2.3.1. Những quy định chung về cho vay tiêu dùng tại NASB Thái Hà * Đối tượng cho vay tiêu dùng Các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà NASB Thái Hà cung cấp là: -Cho vay mua nhà, căn hộ chung cơ -Cho vay xây dựng, sửa chữa nâng cấp nhà ở -Cho vay mua xe ô tô. -Cho vay hỗ trợ học sinh, sinh viên đi du học -Cho vay mua các trang thiết bị gia đình đắt tiền. Trong đó, NASB Thái Hà đặc biệt chú trọng đến cho vay tiêu dùng để: - Mua sắm phương tiện đi lại là ô tô. - Mua quyền sử dụng đất và tài sản là nhà trên đất, căn hộ chung cư, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nâng cấp nhà ở. * Điều kiện cho vay tiêu dùng - Người vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, tuổi từ 18 trở lên, có thân nhân tốt. -Khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng, hợp pháp. - Khách hàng có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: khách hàng khi vay tiêu dùng phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. - Mua bảo hiểm vật chất cho tài sản hình thành từ vốn vay trong trường hợp ngân hàng yêu cầu, quyền thụ hưởng tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro với tài sản đó thuộc về NASB Thái Hà. * Quy trình cho vay tiêu dùng -Sau khi thẩm định khách hàng và được đồng ý phê duyệt cho vay, phải tiến hành làm các thủ tục với tài sản: +Với bất động sản, ô tô: phải kí các hợp đồng thế chấp hoặc bảo lãnh ở phòng công chứng. +Với tài sản hình thành sau khi vay vốn: sau khi giải ngân, người bán chuyển bộ chứng từ đi kí công chứng, làm các giao dịch bảo đảm. -Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng, khế ướcnhận nợ, ngân hàng có trách nhiệm giải ngân. -Với tài sản hình thành sau khi vay vốn: chuyển tiền cho bên bán để nhận bộ chứng từ, yêu cầu họ mua bảo hiểm với tài sản. Người thụ hưởng là NASB Thái Hà. 2.3.2. Tình hình cho vay tiêu dùng tại NASB Thái Hà Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng hiện đại thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện ở nước ta từ những năm đầu thập kỉ 90. Tuy vậy, NASB nói chung và NASB Thái Hà nói riêng đã có những nỗ lực không ngừng để phát triển loại hình cho vay này. Xem xét các bảng và số liệu dưới đây, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Bảng 5.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng của NASB Thái Hà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Chênh lệch % Tổng dư nợ 96.951 113.072 16.121 16,6 Dư nợ CVTD 37.650 40.874 3.224 8,6 Tỉ trọng(%) 38,8 36 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NASB Thái Hà năm 2007,2008) Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ CVTD năm 2008 là 40.874 triệu đồng, tăng 3.224 triệu đồng so với năm 2007. Đây là một thành quả đáng khích lệ trong thời kì kinh tế khó khăn này. Tuy nhiên, tỉ trọng lại giảm 2,8% so với năm 2007, nguyên nhân của điều này do dư nợ cho vay bất động sản giảm đi do chính phủ đã có những quy định hạn chế cho vay mua bất động sản trong năm 2008. Để có một cái nhìn cụ thể hơn nữa về hoạt động CVTD của NASB Thái Hà, chúng ta cùng xem xét bảng sau: Bảng 6.2: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của NASB Thái Hà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Chênh lệch % Tổng dư nợ CVTD 37.650 40.874 3.224 8,6 1. CVTD ngắn hạn 34.223 36.974 2.751 8,0 - Nhà ở 31.195 26.948 (4.247) (13,6) - Phương tiện 1.570 2.000 430 27,4 - Khác 1.458 8.026 6.568 450 2. CVTD trung, dài hạn 3.427 3.900 473 13,8 - Nhà ở 3.306 3.288 (18) (0,5) - Phương tiện 121 512 391 323 - Khác - 100 100 - (Nguồn: Báo cáo kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22696.doc
Tài liệu liên quan