Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam

 

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU . 2

Chương I: Đôi nét khái quát về Tổng công ty rau quả Việt Nam .4

I. Lịch sử ra đời và phát triển 4

1. Quá trình hình thành và phát triển . .4

2. Cơ cấu tổ chức và quản lý .8

3. Nhân sự và chiến lược phát triển nhân sự .12

4. Khả năng tài chính của Tổng công ty .13

II. Kết quả kinh doanh chung của Tổng công ty, đánh giá thị trường nội địa và xuất khẩu 17

Chương II: Phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả Việt nam .20

I. Các khu vực thị trường xuất khẩu của Tổng công ty .20

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty 23

1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu .23

2. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu - Các biện pháp phát triển thị trường .33

3. Những thành tựu và tồn tại trong hoạt động và xuất khẩu hàng hoá của Tổng công ty trong thời gian qua .40

Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam. .44

I. Triển vọng phát triển xuất khẩu của Tổng công ty .44

1. Triển vọng xuất khẩu của thị trường xuất khẩu của thế giới đến năm 2010 44

2. Định hướng thị trường và kinh doanh xuất khẩu rau quả của Việt Nam 49

3. Định hướng thị trường và kinh doanh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty .53

II. Một số giải pháp và kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu rau quả . 60

1. Giải pháp từ phía Tổng công ty .60

2. Kiến nghị đối với Nhà nước . 68

KẾT LUẬN .72

TÀI LIỆU THAM KHẢO .74

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2002 2.175 355 630 160 20.000 10.000 10.000 B. Năm 2005 3.315 665 2300 300 80.000 20.000 60.000 C. Năm 2010 6.680 900 5180 500 200.000 30.000 170.000 Theo dự tính để cung cấp cho các nhà máy chế biến cần 550.000 tấn. Ngoài các loại: khoai tây, cà rốt, xoài, chôn chôm, dứa, nhãn, mơ ta, mận, táo ta có thể thu mua được còn hơn 10 loại rau quả khác Tổng công ty cần phải chủ động tạo nguồn nguyên liệu ở các vùng canh tác chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích yêu cầu phải là chuyên canh, 1/3 diện tích canh tác còn lại ở trong dân. Bảng 15: Quy mô sản xuất các loại rau quả nguyên liệu. Giai đoạn Diện tích canh tác (ha) Sản lượng (tấn) T.số Rau Quả T.số Rau Quả A. Năm 2002 19.720 3.140 16.580 164.000 30.000 134.000 B. Năm 2005 29.570 5.900 23.670 350.000 50.000 300.000 C. Năm 2010 30.320 8.620 21.700 450.000 70.000 380.000 2. hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.1. hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những năm qua tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị điều này đã tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty nói riêng. Trong bối cảnh đó các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đã có nhiều biện pháp cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục, thể hiện quyết tâm cao để tăng kim ngạch xuất khẩu để bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện kế hoạch chung của Tổng công ty. Bằng sự năng động sáng tạo và sự đoàn kết chủ động trong kinh doanh lại được sự ủng hộ của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng công ty không những duy trì được hoạt động kinh doanh , mở rộng thị trường ra trên 40 nước trên toàn Thế giới, doanh thu xuất khẩu ngày càng tăng qua các thời kỳ. Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu qua các thời kỳ. Đơn vị : USD Thời kỳ Tổng KNXK KNXKBQ/năm Mức tăng % 1990-1992 46.038.358 15.346.119 - 1993-1998 53.358.458 8.893.076 15,9 1999-2001 63.705.593 21.235.197 19,4 2002 60 - 42% (Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty) Qua bảng ta có nhận xét: Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều đặn qua các thời kỳ cụ thể, thời kỳ 1991-1996 tăng 15,9% so với thời kỳ 1988-1990 và thời kỳ 1997-1999 tăng 19,1% so với thời kỳ 1991-1996 nhưng kim ngạch xuất khẩu bình quân (KNXKBQ) qua các năm tăng không ổn định. Nếu như thời kỳ 1988-1990 KNXKBQ là 15.346.119 USD/năm thì thời kỳ 1991-1996 KNXKBQ là 8.893.067 USD/năm sở dĩ thời kỳ này kim ngạch xuất khẩu giảm một cách đáng kể là do từ những năm 1991-1996 chuyển mạnh từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đồng thời chịu sự biến động chính trị tại các nước xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông âu, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường xuất khẩu, các thiết bị, công nghệ chế biến rau quả còn cũ kỹ lạc hậu, giá thành cao khó cạnh tranh nên sản lượng xuất khẩu thời kỳ này giảm. Nhưng do tích cực thay đổi cơ cấu mặt hàng mẫu mã bao bì, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ trong nước nên hiệu quả chung của thời kỳ này đã tăng 15,9% so với thời kỳ trước. Thời kỳ 1999-2001 KNXKBQ đạt mức cao nhất qua các thời kỳ trước với mức tăng 21.235.197 USD/năm. Và năm 2002 năm có kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 40 triệu USD tăng 12% so với năm 2001 (đạt 28 triệu USD). Để đạt được kết quả này Tổng công ty đã chủ động trong kinh doanh xuất nhập khẩu, duy trì hoạt động xuất khẩu đều đặn, không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường và ký kết các hợp đồng mới, thay đổi cơ cấu nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng rau quả xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Kết quả hoạt động xuất khẩu qua các năm của thời kỳ 1999-2002 được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 17: Kết quả hoạt động xuất khẩu qua các năm của thời kỳ 1999-2002 Năm Tổng KNXNK KNXK So sánh KH 99 TH 98 KH 2000 TH 99 KH 2001 TH 99 KH 2002 TH 2001 1999 36.046.157 19.722.745 103 119,4 - - - - - - 2000 42.997.191 22.924.201 - - 104,3 116,23 - - - - 2001 40.456.522 21.058.647 - - - - 100,3 91,86 - - 2002 65.354.578 40.480.415 - - - - - - - - (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu năm 1999-2002) Qua số liệu tại bảng ta có thể thấy: nhìn chung tình hình hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty là không ổn định trong các năm mặc dù kim ngạch xuất khẩu qua các năm đều vượt mức kế hoạch mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt ra cho Tổng công ty. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất (trong thời kỳ 99-2001) là 22.924.201 USD tăng 16.23% so với thực hiện xuất khẩu của năm 1999 và cao hơn năm 2001 là 1.865.554 USD. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 42% so với năm 1999 đạt 40.480.415 USD. Nguyên nhân đạt được những kết quả đáng mừng nói trên là do nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển đáng mừng, cơ chế chính sách đang dần được hoàn thiện. Nhà nước luôn chú trọng đề ra những biện pháp khuyến khích xuất khẩu, đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế quốc dân về thiết bị, vật tư, nguyên liệu, công nghệ... nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay nhà nước đã quan tâm tới việc phát triển của ngành rau quả, bước đầu đã có chính sách khuyến khích xuất khẩu. Đây là thời cơ thuận lợi để Tổng công ty đầu tư đổi mới hệ thống cơ sở kỹ thuật, cơ cấu rau quả theo chiều sâu. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của nhà nước và sự điều chỉnh tỷ giá của đồng Việt nam so với đồng USD cũng gây cho Tổng công ty không ít những khó khăn trong kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua đặc biệt năm 2001. Theo bảng ta thấy kết quả xuất khẩu năm 2001 là 21.058.647 USD, bằng 91,86% so với thực hiện năm 2000 tức là giảm 8,14% so với năm 2000 mặc dù đã vượt kế hoạch đề ra 0,3%. Nhìn chung tình hình xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam trong những năm vừa qua là không ổn định. Điều này có thể thấy rõ ràng trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Diễn biến xuất khẩu các năm (% so với thực hiện hàng năm) 91,86% 116,2% 119,4% 115,9% 0 20 40 60 80 100 120 140 1998 1999 2000 2002 Theo sơ đồ 2: Diễn biến xuất khẩu trong những năm 1998-2001 có xu hướng giảm trong hai năm 2000-2001. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 1997 thêm vào đó là tình hình cạnh tranh trên Thế giới ngày càng phức tạp không những chỉ trong ngành nông sản mà còn trong ngành rau quả chế biến và rau quả tươi. Tình hình trong nước lại diễn biến bất lợi đối với Tổng công ty bởi vì hiện nay trên cả nước không chỉ có một mình Tổng công ty kinh doanh trong lĩnh vực này mà còn rất nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực này. Cụ thể là năm 2001 hoạt động xuất khẩu giảm đáng kể, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 91,86% so với thực hiện của năm 2000. Song trong bối cảnh chung của toàn thế giới và của khu vực thì những gì mà Tổng công ty đạt được thực sự là một cố gắng lớn mà tới năm 2002 thì Tổng công ty đã làm được một điều đó là đưa kim ngạch xuất khẩu lên con số 40 triệu USD tăng 42% so với thực hiện năm 2001 đây thực sự là một bước nhảy lớn lao của Tổng công ty. 2.2 các biện pháp phát triển thị trường mặt hàng rau quả công ty đã và đang áp dụng. Từ thực trạng thị trường xuất khẩu cùng thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty, ta nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Tổng công ty luôn phát triển và ngày càng mở rộng hơn nữa trên thị trường Quốc tế. Hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ hơn 40 quốc gia khác nhau trên thế giới, để đạt được điều đó là do Tổng công ty đã nhận thấy được vai trò to lớn của thị trường với sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty, do đó Tổng công ty luôn coi trọng chiến lược thị trường và Tổng công ty đã có những đầu tư thích ứng đối với công tác nghiên cứu thị trường (biểu hiện cụ thể là Tổng công ty đã cho thành lập một phòng mới chuyên về thị trường đó là phòng xúc tiến thương mại chuyên về khai thác thông tin, lập trang Web, đưa các thông tin, các sản phẩm của của Tổng công ty lên mạng, xác định các địa chỉ giao hàng , đặt hàng ... để từ đó đưa ra các biện pháp khác nhau để phát triển thị trường xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng rau quả tươi và các sản phẩm chế biến từ rau quả . Cụ thể là : 2.2.1. Các biện pháp liên quan về hàng hoá . - Giá cả: Giá cả là yếu tố quan trọng được thực hiện cạnh tranh trên thị trường . Do đặc điểm của nguồn hàng là được thu gom từ các vùng chuyên canh, các nông trường thành viên số lượng, chủng loại mặt hàng rất đa dạng, phong phú điều kiện canh tác lại khác nhau vì vậy việc xác định giá cả cho mỗi mặt hàng, mỗi chủng loại hàng hoá là rất cần thiết, hơn nữa ở nước ta người dân hay cho rằng các nông lâm trường chưa thể làm chủ được điều kiện thời tiết khí hậu,mỗi loại hàng hoá còn phụ thuộc vào tính thời vụ của cây trồng nên giá cả đầu vào cũng khác nhau. Chính vì vậy để có mức giá ổn định tránh lỗ vốn trong kinh doanh, Tổng công ty đã thực hiện việc nghiên cứu kỹ lưỡng về giá mua, chi phí mua nguyên liệu, vận chuyển, bốc xếp, chi phí lưu kho bảo quản quan trọng để lúc nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, không phải phụ thuộc vào tính khởi vụ của sản phẩm, trên cơ sở đó đưa ra xuất khẩu thích hợp đảm bảo có lãi phù hợp với thị trường, có sự cạnh tranh. Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện các chính sách giảm giá với những bạn hàng mới, với bạn hàng lớn có tầm quan trọng với Tổng công ty để thu hút khách hàng. Tóm lại Tổng công ty luôn đề ra những chính sách giá cả phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Chất lượng sản phẩm: Khi nhắc đến mọi hàng hoá điều chú ý đầu tiên đó là chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm thì chất lượng phải được coi là chủ yếu, là quan trọng hàng đầu nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng, đồng thời nó cũng là nhân tố tiên quyết xem mặt hàng đó có được phép xuất, nhập hay không, có thể với mỗi thị trường khác nhau thì yêu cầu về chất lượng có thể khác nhau chút ít nhưng với bất kỳ một thị trường nào muốn tiêu thụ được thì sản phẩm thực phẩm luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhận thức rõ được vấn đề này trong nhiều năm qua Tổng công ty đã không ngừng thực hiện các biện pháp cải tiến kinh tế, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì phù hợp, hấp dẫn với từng thị trường - Công tác thu gom tại nguồn hàng xuất khẩu . Vấn đề tạo nguồn hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng đối với từng doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu . Có nguồn hàng ổn định thì mới có thể thực hiện tốt các công tác xuất khẩu, mới có thể đáp ứng nhu cầu thuường xuyên liên tục của khách hàng đặc biệt là với mặt hàng thực phẩm, mặt hàng đáp ứng nhu cầu của mọi người trong từng ngày, từng giờ, ý thức được tầm quan trọng của nguồn hàng Tổng công ty đã có những biện pháp tạo ra nguồn hàng ổn định . - Tổ chức các vùng chuyên canh. Tổ chức các nông trường ở mỗi vùng, địa phương để gieo trồng đối với từng loại sản phẩm . Giúp đỡ giống kỹ thuật, giao khoán cho từng hộ công nhân thực hiện công tác tổ chức thu mua đến từng cánh đồng về để chế biến, bảo quản. Xây dựng hệ thống kho, các nhà máy chế biến từng loại sản phẩm trên từng vùng đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí lưu thông, bảo quản tốt sau khâu thu hoạch làmg tăng số lượng sản phẩm giảm lãng phí do sản phẩm bị hỏng. 2.2.2. Các biện pháp liên quan đến thị trường. a. Với các thị trường truyền thống . Duy trì, thúc đẩy, phát triển, cũng cố mối quan hệ của Tổng công ty với các bạn hàng truyền thống là phương châm của Tổng công ty trước đây khi mà Liên Xô và hệ thống XHCN chưa sụp đổ thì bạn hàng chủ yếu của Tổng công ty là Liên Xô và các nước Đông âu XHCN, từ khi hệ thống XHCN sụp đổ mối quan hệ và tầm quan trọng của các thị trường này đối với Tổng công ty không còn ý nghĩa quyết định như thời kỳ trước đó. Nhưng với xu hướng phát triển và với đà phục hồi kinh tế những bạn hàng đầy tiềm năng và sự hiểu biết sâu sắc là mục tiêu và đối tượng hợp tác của tổng công ty , do đó việc khôi phục thị trường truyền thống đang là vấn đề của Tổng công ty và cũng là mong muốn của các bạn hàng cũ. b. Với thị trường mới. Việc thâm nhập thị trường mới là rất khó khăn đối với mọi doanh nghiệp đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm. Để có thể thâm nhập vào thị trường mới, Tổng công ty đã tổ chức nghiên cứu thị trường tiềm năng từ đó đưa ra những mặt hàng đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, bao bì phù hợp với thói quen phong tục tập quán của từng thị trường . 2.2.3. Hoạt động marketing của Công ty Đối với bất kỳ một sản phẩm nào thì hoạt động marketing đều rất quan trọng. Với Tổng công ty rau quả trước đây chưa quen với thị trường truyền thống, ngày nay để thâm nhập thị trường mới mà sản phẩm của Tổng ty vẫn còn xa lạ thì công tác marketing lại càng quan trọng hơn. Nhìn nhận được điều đó Tổng công ty đã rất chú trọng tới hoạt động này Tổng công ty đã tiến hành các hoạt động khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện khác nhau trên bao bì, hội chợ triển lãm, trên trang Web của Tổng công ty. Mọi mặt hàng mới đều được phòng xúc tiến thương mại đưa lên mạng thông tin qua trang Web của Tổng công ty để tới những đất nước, những vùng xa xôi. 2.2.4. Liên doanh liên kết . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự phân công lao động ngày càng trở nên sâu rộng. Mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh đều đi sâu vào một hoặc một vài lĩnh vực. Tổng công ty rau quả Việt nam nhận thức rõ được điều này và đã không ngừng tìm kiếm các đối tác liên doanh ví dụ như với TOVECO một cơ sở sản xuất hợp thức, bao bì cho rau quả chế biến thuộc tập đoàn LULU của Trung Quốc . Trong quan hệ đối ngoại Tổng công ty đã tổ chức cho cán bộ ra nước ngoài khảo sát, hội thảo và học tâp ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý. Trên đây là những biện pháp mà Tổng công ty đã áp dụng và đã phần nào thu được những thành công đáng kể trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 3. những thành tựu và tồn tại trong hoạt động và xuất khẩu hàng hoá của tổng công ty trong thời gian qua. 3.1. Đánh giá về thị trường tiềm năng của tổng công ty. Qua quá trình phân tích thị trường về rau quả của Tổng công ty ta thấy, bên cạnh những cố gắng vượt bậc để đẩy mạnh qui mô kinh doanh, tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác triệt để thị trường truyền thống, tìm cách tiếp cận thị trường mới... Tổng công ty đã đạt được một số kết quả như: Hoàn thành tốt nghĩa vụ duy trì bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước, tăng mức thu nhập của cán bộ công nhân viên, xác định được mặt hàng và thị trường đi vào chuyên doanh, mở rộng được thị trường sang các khu vực khác nhau, duy trì được thị trường truyền thống, tạo được uy tín với khách hàng, tranh thủ được sự giúp đỡ của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, văn phòng chính phủ, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ thương mại. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề là tổng công ty cần có biện pháp thích hợp và khắc phục có hiệu quả. Chưa có cơ cấu thị trường ổn định, Tổng công ty đã để mất một số thị trường truyền thống hiện nay. Tổng công ty đang phải cố gắng khôi phục nhưng chưa được như cũ mặc dù đã hết sức cố gắng như thị trường Mông Cổ, Ma cao. Tổng công ty vẫn chưa xâm nhập được vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Mỹ đặc biệt là thị trường Mỹ. Mặc dù là đã có sự phân chia song việc xâm nhập không phải là quá khó, hầu hết các nước đã có chính sách mở cửa, tự do buôn bán điều này cho thấy Tổng công ty vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình để cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng rau quả của Tổng công ty còn thấp, tỷ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chí phí cũng tăng lên làm cho lợi nhuận giảm đi đáng kể. Như vậy, mặc dù thị trường của Tổng công ty có tăng về số lượng nhưng để duy trì và ổn định trên các thị trường này là rất khó khăn vì có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh mà Tổng công ty phải đương đầu. Trong tương lai Tổng công ty có một tiềm năng lớn về vốn vì đây là một doanh nghiệp nhà nước, có lợi thế trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hơn nữa, Tổng công ty có khả năng phát triển rất lớn nếu như có những biện pháp thích hợp và đầu tư thoả đáng vào công tác phát triển thị trường. 3.2. Đánh giá về biện pháp phát triển thị trường rau quả của tổng công ty. Qua hệ thống các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Tổng công ty ta nhận thấy Tổng công ty đã có những biện pháp hợp lý đối với từng loại thị trường, đã dựa vào những lợi thế như địa lý, văn hoá, mức sống, trình độ chuyên môn của người lao động... từ đó, có những giải pháp thích hợp do vậy đã mở rộng được thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu. Đối với vấn đề đầu tư mở rộng phát triển các vùng nguyên liệu, Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đã thu được hiệu quả cao. Đối với vấn để cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, Tổng công ty rất coi trọng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu thị trường song về chủng loại hàng hoá đang là vấn đề mà Tổng công ty cần phải cố gắng hơn nữa để tăng chủng loại mặt hàng, đáp ứng nhu cầu phong phú của mỗi thị trường nếu muốn mở rộng thị trường của mình. Vấn đế cải tổ bộ máy quản lý đã được tiến hành một cách có trật tự ở Tổng công ty, nhằm cắt giảm dần số lượng, nâng cao về chất lượng. Trước đây đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty có tới hàng vạn người nay đã được tinh giảm khá gọn nhẹ, sự cơ cấu lại các phòng ban tổ chức làm cho hoạt động của các đơn vị này ngày càng đạt hiệu quả cao. Đối với các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, Tổng công ty còn chưa có một chiến lược tiếp thị hòan chỉnh toàn diện, các hình thức quảng cáo, bán hàng còn rất ngèo nàn và chưa được quan tâm đúng mức. Các biện pháp để nâng cao yếu tố cạnh tranh cả trong và ngoài nước chưa được Tổng công ty quan tâm đúng mức. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là những nước ở gần Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan lại có lợi thế về nguồn nguyên lệu, nhân công, kỹ thuật, phương tiện... nhưng lại thiếu chính sách đầu tư mạnh để tạo những bước đột phá quan trọng về năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của hàng hoá. Các biện pháp để thâm nhập thị trường còn nhiều hạn chế mặc dù Tổng công ty đã có văn phòng đại diện ở Mát-xcơ-va và Philadenphia nhưng các cửa hàng đại diện của Tổng công ty ở nước ngoài còn rất hạn chế do đó chưa tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng ở diện rộng. Nên khả năng tìm hiểu sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng còn hạn chế dẫn đến thiếu những thông tin chuẩn xác về thị trường gây khó khăn trong việc xâm nhập. Sự kết hợp giữa mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống được thực hiện lệch lạc không tương xứng, khi có thị trường mới thì lại tỏ ra lơ là với thị trường cũ, thiếu những biện pháp để củng cố, duy trì và phát triển thị trường truyền thống để rồi một thời gian sau quay lại làm cho uy tín của Tổng công ty không được đề cao. Các biện pháp liên doanh liên kết còn ít, chưa xứng đáng với tiềm năng của Tổng công ty do vậy cần có những biện pháp để đẩy mạnh liên doanh liên kết. Đào tạo cán bộ, chuyên gia, công ty đã được Tổng công ty quan tâm nhưng chưa đúng mức đặc biệt là công tác đào tạo các cán bộ quản lý và chuyên gia về thị trường. CHƯƠNG III Một số biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam. I. TRIểN VọNG PHáT TRIểN XUấT KHẩU CủA TổNG CÔNG TY. 1. TRIểN VọNG XUấT kHẩu CủA THị TRƯờNG XUấT KHẩU CủA THế GIớI ĐếN NăM 2010. 1.1. Thực trạng về thị trường thế giới trong thời gian qua. Hiện nay, trên thế giới diện tích trồng cây ăn quả khoảng 12 triệu ha, năng suất 30 - 35 tấn/ha, sản lượng đạt 430 triệu tấn, bình quân đầu người 69kg quả/năm (Pháp 191 kg, Nhật 160 kg). Diện tích trồng rau khoảng 25 triệu ha, năng suất 35 - 40 tấn/năm, sản lượng đạt 590 triệu tấn, bình quân đầu người 85kg rau/năm (riêng Châu á đạt 90 kg). Về hoa và cây cảnh, năm 1998 sản lượng thế giới đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó 3 nước đứng hàng đầu (chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng toàn thế giới) là Nhật (3,736 tỷ USD), Hà Lan (3,558 tỷ USD) và Mỹ (3,270 tỷ USD). Trồng hoa, cây cảnh có giá trị rất cao như Israen, với diện tích trồng hoa là 6.200 ha, hàng năm đã thu được 1,8 tỷ USD xuất khẩu. Về năng suất, chất lượng: Do ứng dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật nên nhiều nước đã tạo ra được những giống cây trồng có chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh và có năng suất cao, ví dụ như cam quýt có thể tới 80 tấn/ha, dứa 120 tấn/ha, cà chua 500 tấn/ha, đậu covert 40 tấn/ha. Từ năm 1991 sau khi Liên xô sụp đổ, Tổng công ty đã mất đi một thị trường lớn chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng tăng cường kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nói chung và của mặt hàng rau quả nói riêng. Chỉ xét riêng tình hình một vài năm trở lại đây hoạt động xuất nhập khẩu rau quả có những điểm đáng chú ý sau: Kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả liên quan mật thiết với số lượng đơn vị sản phẩm xuất đi, theo chiều hướng những năm gần đây thị trường và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng do số lượng sản phẩm sản xuát ra ngày càng nhiều. Một số nước thường xuyên đẩy mạnh xuất khẩu và coi đây là thế mạnh như: Trung quốc, Thái Lan, Hy lạp... Chất lượng mặt hàng rau quả: Nhìn chung chất lượng mặt hàng rau quả ngày một tăng. Điều này có thể được giải thích do có sự đầu tư vào công nghệ chế biến làm cho giá trị sản phẩm ngành công nghệ ngày càng cao, chất lượng ngày càng được đảm bảo với đúng bản chất tự nhiên của sản phẩm, công nghệ bảo quản giúp tuổi thọ, thời hạn tiêu dùng của sản phẩm ngành công nghiệp dài hơn. Ngoài ra việc đầu tư nghiên cứu ngay từ khâu đầu đó là chọn, xử lý lai tạo các giống cây làm cho năng suất, chất lượng của nguyên liệu cũng được đảm bảo đáng kể. Tình hình giá cả: Với mặt hàng rau quả giá cả phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm thị hiếu và cung cầu trên thị trường. Trong những năm gần đây giá cả mặt hàng rau quả có xu hướng tăng chút ít do có sự chuyển đổi về cơ câú mặt hàng từ chỗ tươi chiếm xu thế nay tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến đang được nâng cao cùng với việc nâng cao giá trị cuả sản phẩm thì giá cả cũng tăng theo. Các nước xuất nhập khẩu chính. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia mà họ có ưu thế về sản xuất từng loại mặt hàng có những nước do điều kiện tự nhiên thuận lợi họ sản xuất được nhiều rau quả và trở thành nước xuất khẩu, ngược lại có những nước do điều kiện tự nhiên không ưu đãi hoặc vì lý do khác mà không thể sản xuất đủ rau quả để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và trở thành người nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu chính. Các nước SNG là thị trường có nhu cầu lớn về số lượng, yêu cầu về thành phẩm lại không quá khắt khe như các nước Tây Âu. Đây vẫn là thị trường truyền thống về mặt hàng rau quả. Chúng ta tham gia vào thị trường này chủ yếu là để thực hiện trả nợ theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Các nước EU là thị trường có thị hiếu cao, đời sống kinh tế phát triển đòi hỏi mặt hàng rau quả phải đảm bảo về chất lượng, phong phú về chủng loại. Các thị trường khác ( Trung Đông, Nam Mỹ, Tây á, Bắc Phi, Đông Nam á..) Các thị trường này so với các thị trường trên có kim ngạch không nhỏ, yêu cầu lại không quá khắt khe nhưng phải đảm bảo các yếu tố mang bản sắc của họ. Các Nước xuất khẩu chính. Trung Quốc là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới với sản phẩm chủ lực là: Quýt, đào, dứa, lê, và thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU, Đức,.. Các Nước ở khu vực Đông Nam á, Châu Mỹ La Tinh . .. . 1.2. Khả năng biến động của thị trường rau quả thế giới trong thời gian tới. Cung - Cầu. Cùng với sự đa dạng về sản xuất, xuất khẩu rau quả thì thị trường rau quả Thế giới ngày càng được mở rộng do xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế Thế giới tạo nên. Đời sống kinh tế Thế giới nói chung ngày càng được cải thiện và nhu cầu của loài người ngày càng cao làm xuất hiện, gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô của nhà cung ứng. Ta có thể phân tích qua tình hình cung cầu của mặt hàng rau quả lớn nhất Thế giới trong năm qua như sau: Trung Quốc là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất Thế giới. Trong năm 2000/2002 xuất khẩu quýt đóng hộp của nước này tăng 13,5% so với năm 1998/1999. Nhật Bản là nước nhập khẩu chính với mức tăng 44,2%. Xuất khẩu sang Mỹ thị trường lớn thứ hai đối với quýt đóng hộp tăng 9%. Trong khi đó tăng trưởng của mặt hàng này sang EU chậm lại, trong đó xuất khẩu sang Anh tăng 70,2%. Trong năm 2000/2002 xuất khẩu dứa đóng hộp đã tăng gấp đôi sang Đức, Mỹ tăng 3lần, Anh tăng 46%, Hà Lan 75%, Hồng Kông 46%, các Vương Quốc ả Rập thống nhất 47%. Bảng 18: Số liệu về xuất khẩu hoa quả đóng hộp của Trung Quốc (ĐVT: Nghìn Tấn) Mặt hàng Năm 1997/1998 Năm 1998/1999 Năm 2000/2002 Quýt (48/11ounce) 5.349,6 6.629,8 7.524,2 Đào (29/21/23/) 1.859,3 1.656,1 1.661,6 Dứa (24/25) 766,5 1.441,1 3.883,9 Lê (24/21/25) 207,9 327,1 167,2 ( Theo nguồn: Tạp chí TM 9/2002) Thị trường hoa quả đóng hộp của Thế giới: Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ, trong những năm 2000/2002, sản xuất đào đóng hộp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan Van Tot Nghiep.doc
Tài liệu liên quan