Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. Khái quát chung về NHTM

1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM

1.3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.3.1. Chu chuyển và cung cấp vốn cho nền kinh tế

1.3.2. NHTM là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước

1.3.3. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính thế giới

2. Các nghiệp vụ vủa NHTM

2.1. Nghiệp vụ tài sản nợ

2.2. Nghiệp vụ tài sản có

2.3. Nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM.

II. Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM.

1. Vốn và vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.1. Khái niện và đặc điểm vốn kinh doanh của NHTM

1.1.1. Vốn tự có

1.1.2. Vốn huy động

1.1.3. Vốn đi vay

1.1.4. Vốn khác

1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.1. Vốn là cơ sở nền tảng để NHTM hoạt động kinh doanh

1.2.2.Quyết định khả năng cạnh tranh của NHTM.

1.2.3. Đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của NHTM

1.2.4. Quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM

2. Các hình thức tạo lập vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường

2.1. Huy động vốn bằng tiền gửi không hỳ hạn

2.2. Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

2.2.1. Huy động tiền gửi có kỳ hạn

2.2.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm

2.3. Huy động vốn qua đi vay

2.3.1. Vay từ Ngân hàng trung ương

2.3.2. Vay từ các tổ chức tín dụng khác

2.4. Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ

2.5. Các hình thức huy động vốn khác

3. Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của NHTM

3.1. Lãi suất huy động vốn

3.2. Các hình thức huy động vốn

3.3. Các dịch vụ cung ứng

3.4. Các nhân tố khác

III. Phương pháp xác định và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM

1. Khối lượng vốn lớn, tăng trưởng với độ ổn định cao

2. Chi phí huy động vốn hợp lý

3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huy động

4. Đảm bảo an toàn vốn huy động

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHINH NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG

I. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua

3.1. Hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng

3.1.1. Dịch vụ thanh toán thu- chi hộ

3.1.2. Dịch vụ chuyển tiền

3.1.3.Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn

3.2. Hoạt động huy động vốn

3.3. Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng

3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

II. Thực trạng hoạt động huy động vốn ở chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

1.1. Về hình thức huy động vốn

1.2. Về kỳ hạn nguồn vốn

2. Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

2.1. Tiền gửi doanh nghiệp.

2.2. Tiền gửi dân cư

2.3. Phát hành công cụ nợ

2.4. Các hình thức huy động vốn khác

III. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

1.Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huy động

1.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn

1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư bằng nội và ngoại tệ

2. Chi phí huy động vốn

3. Đảm bảo an toàn vốn huy động

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II – HAI BÀ TRƯNG

I. Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II-Hai Bà Trưng trong thời gian tới

1. Tăng cường công tác nhận tiền gửi bằng mọi biện pháp

2. Xây dựng chiến lược huy động vốn luôn đi đôi với chiến lược sử dụng vốn

3. Không ngừng hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua Ngân hàng

4. Tăng cường công tác kiểm tra- kiểm soát

5. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển

6. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Chi nhánh Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng

A. Nhóm giải pháp vi mô

1. Tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn

1.1. Đối với tiền gửi doanh nghiệp

1.2. Đối với tiền gửi tiết kiệm

1.3. Đối với công cụ nợ

2. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt

3. Duy trì chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý

4. Thường xuyên cọi trọng chất lượng phục vụ khách hàng

5. Tăng cường chiến lược Marketing Ngân hàng

6. Tích cực tìm biện pháp giảm nợ quá hạn

7. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng

8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên

B. Nhóm giải pháp vĩ mô

1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý dựa trên điều kiện cụ thể của Chi nhánh

1.2. Phát triển và mở rộng mạng lưới Ngân hàng Công thương

2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

2.1. Về lãi suất

2.2. Về tỷ giá

2.3. Tổ chức triển khai tốt thị trường vốn.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 5: kết quả kinh doanh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Thu nhập: _ Thu hoạt động kinh doanh _ Thu khác 111.466,4 39.229,1 72.237,3 93.350,9 35.452,7 57.898,2 118.894,0 46.271 72.623 2. Chi phí : _ Chi hoạt động kinh doanh _ Chi nộp thuế _ Chi dịch vụ thanh toán _ Chi lương nhân viên _ Chi khác 96.435,1 87.998,5 90,4 154,9 4.964,7 3.227,4 76.426,9 63.422,3 175,4 158,4 7.349,8 532,1 115.113,0 95.345 225,4 175,6 9.661,3 9.705,7 3. Kết quả kinh doanh 15.030,5 16.924,0 3.781,0 Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng là đơn vị làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh luôn đủ để bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập các quỹ cần thiết. Kết quả kinh doanh năm 2000 đạt 112,8% kế hoạch và tăng 7,6% so với năm 1999, góp phần đảm bảo thực hiện kế hoạch lợi nhuận chung của toàn hệ thống. Sang năm 2001, do thực hiện cơ chế hạch toán dự thu dự trả, thêm vào đó với đặc điểm của Chi nhánh là nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao (khoảng 70%) trong tổng vốn huy động, nên tổng số hạch toán dự trả tăng lên 21,5 tỷ đồng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Lợi nhuận chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2000, nhưng xét một cách tổng thể chỉ tiêu lợi nhuận của Chi nhánh vẫn đạt 126% so với kế hoạch được giao. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng đã có sự tăng trưởng bền vững qua các năm. Tỷ lệ thu lãi từ cho vay tăng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chi trả lãi tiền vay và lãi tiền vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, đã chứng minh cho sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy vậy, Chi nhánh vẫn còn có những tồn tại nhất định. Cụ thể là: cơ cấu tài sản nợ và tài sản có vẫn chưa đạt mức bính quân chung của ngành, tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng nguồn vốn huy động còn thấp. Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn dừng lại ở những sản phẩm truyền thống, việc đưa những loại hình dịch vụ mới có công nghệ cao vào hoạt động vẫn còn chậm. Thêm vào đó, các dự án vay vốn trung, dài hạn Đài Loan từ những năm trước không thu được nợ, hàng tháng vẫn chuyển nợ quá hạn nên dư nợ quá hạn giảm chậm. Công tác xử lý tài sản tồn đọng tuy đã thu được kết quả vượt kế hoạch, song còn phải khắc phục nhiều khó khăn để tiếp tục giải quyết những tồn tại. Hoạt động Marketing Ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. II. Thực trạng hoạt động huy động vốn ở chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) không phải là một nghiệp vụ độc lập mà phải gắn liền với các nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân hàng khác. Như vậy, công tác huy động vốn của một Ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi Ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi Ngân hàng như: các Công ty bảo hiểm… mà thậm chí là cả Bưu Điện cũng đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi… hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM trong nước đã khó nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nó đòi hỏi các Ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu, phù hợp mà không phải là những biện pháp tình thế như trước đây đã làm. Do vậy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng đã luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn huy động cũng như quy mô nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức cao. 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng. Với phương châm coi hoạt động huy động nguồn vốn là khâu quan trọng, mở đường và tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II - Hai Bà Trưng đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau thông qua việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ Ngân hàng với tiêu chí “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng”. Kết quả là trong những năm gần đây, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã bước đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá cao, đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty và dân cư trên địa bàn Quận. Ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng này qua bảng sau: Bảng 6: khối lượng vốn huy động của Chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Tổng vốn huy động 1.194.306 1.363.503 1.578.936 1.837.525 2.Khối lượng vốn huy động chênh lệch qua các năm +169.197 +215.433 +258.589 3.Tỷ lệ % năm sau so với năm trước 114,2% 115,8% 116,4% Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều qua các năm và năm sau luôn cao hơn năm trước (xét về số tuyệt đối). Nếu như năm 1999, tổng khối lượng vốn huy động được là 1.363.503 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chiếm khoảng 258.000 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 1998 là 14,2%, thì năm 2000 là năm mà Chi nhánh đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn. Tổng vốn huy động được trong năm 2000 là 1.578.936 triệu đồng, tăng 15,8% so với năm 1999, trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ được quy đôỉ ra VNĐ chiếm khoảng 425.000 triệu đồng, tăng 4,5% so với năm 1999. Con số này là kết quả sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Chi nhánh. Bước sang năm 2001, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng 34,8% so với năm 1999 (tăng 474.022 triệu đồng), tăng 16,4% so với năm 2000 với số lượng vốn tăng thêm là 258.589 triệu đồng. Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm là khoảng 471.000 triệu đồng, tăng 9,8% so với năm 2000 (tăng lên 46.000 triệu đồng) và tăng 82,6% so với năm 1999 (tăng 213.000 triệu đồng). Như vậy, chỉ qua số liệu thống kê của ba năm trở lại đây, ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đạt hiệu quả tương đối cao, mức tăng trưởng nguồn vốn khá lớn và ổn định. Sự tăng trưởng về nguồn vốn đó được biểu hiện ở cả hình thức lẫn kỳ hạn nguồn vốn huy động hết sức phong phú và đa dạng. 1.1. Về hình thức huy động vốn: Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đang tiến hành huy động vốn chủ yếu từ các nguồn như: _ Tiền gửi doanh nghiệp (bao gồm tiền gửi không hỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) . _ Tiền gửi dân cư (tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn) _ Phát hành các công cụ nợ _ Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác _ Các nguồn huy động khác. Trong bốn nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn chiếm vị trí quan trọng nhất (khoảng 65%), sau đó kế đến là nguồn tiền gửi doanh nghiệp. Để nắm được rõ hơn về khối lượng, tỷ trọng hay nói cách khác là cơ cấu và quy mô của các nguồn vốn huy động trong vốn huy động nói chung của Chi nhánh, ta có thể xem bảng sau: Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn huy động. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số dư % Số dư % Số dư % 1. TG Doanh nghiệp 389.890 28,6 526.735 33,4 643.216 35,0 2.TG dân cư 960.343 70,5 1.052.201 66,6 1.152.186 62,7 3.Phát hành công cụ nợ 6.045 0,4 0 0 42.123 2,3 4. TG tổ chức tín dụng 0 0 0 0 0 5. Huy động vốn khác 7.225 0,5 0 0 0 Tổng 1.363.503 100 1.578.936 100 1.837.525 100 Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, nếu so sánh tổng nguồn vốn huy động trong ba năm 1999, 2000 và 2001 thì quy mô vốn huy động của Chi nhánh đã tăng lên một cách đáng kể và đó là sự tăng trưởng ở hấu hết các nguồn huy động. Cụ thể : Đối với tiền gửi dân cư, như đã trình bày, đây là nguồn luôn chiếm giữ vị trí số một trong tổng nguồn vốn huy động về khối lượng và tỷ trọng. Nó chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, nếu xét về lượng tuyệt đối thì nó vẫn tăng, với số lượng tiền tăng từ 960.343 triệu đồng năm 1999 lên tới 1.125.186 triệu đồng năm 2001. Đối với tiền gửi doanh nghiệp, nó chiếm khoảng 30% trong tổng nguồn vốn huy động và xu hướng tăng đều qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối, tăng từ 389.890 triệu đồng (chiếm 28,6%) năm 1999 lên 643.216 triệu đồng (chiếm 35%) năm 2001. Chính sự tăng trưởng với tốc độ cao của tiền gửi doang nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ tăng về lượng tuyệt đối mà không tăng về lượng tương đối cuả nguồn tiền gửi dân cư. Đối với nguồn phát hành công cụ nợ (chủ yếu là kỳ phiếu), do đặc điểm riêng của nguồn là chỉ được sử dụng khi hai nguồn huy động trên không đạt hiệu quả hoặc khi Ngân hàng cần một khối lượng vốn lớn có tính ổn định cao phục vụ cho các dự án đầu tư dài hạn nên số dư của nguồn có sự biến động mạnh qua các năm. Nếu như năm 1999,lượng tiền thu được từ việc phát hành các công cụ nợ là 6.045 triệu đồng, chiếm 0,4% tổng nguồn vốn huy động, thì năm 2000, lượng tiền thu được từ hoạt động này là không có hay nói cách khác là Chi nhánh đã không sử dụng hình thức huy động vốn này trong năm. Nhưng sang đến năm 2001, lượng tiền thu được từ phát hành công cụ nợ lại khá cao: 42.123 triệu đồng, chiếm 2,3% tổng khối lượng vốn huy động và tăng gấp 7 lần so với năm 1999. Còn đối với nguồn huy động khác (ngoại tệ kinh doanh) và tiền gửi tổ chức tín dụng do không đem lại hiệu quả nên số dư không những không tăng mà còn giảm một cách triệt để, từ 7.225 triệu đồng năm 1999 đến 0 triệu đồng năm 2000 và kéo sang cả năm 2001. Như vậy, có thể khẳng định quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự tăng này diễn ra không đồng đều trong toàn bộ cơ cấu vốn. Có loại tăng nhiều và rất nhanh như tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm nhưng có loại lại không tăng mà còn giảm như tiền gửi tổ chức tín dụng và vốn huy động khác. Nó phụ thuộc vào những nhân tố cấu thành cũng như đặc điểm riêng của từng nguồn vốn huy động. 1.2. Về kỳ hạn nguồn vốn. Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động trên địa bàn, Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã liên tục đa dạng hoá các hình thức nhận gửi tiền từ 1 đến 3 tháng, từ 6 đến 9 tháng và trên 1 năm, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền. Nhờ đó mà lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Chi nhánh. Bảng8: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số dư (%) Số dư (%) Số dư (%) 1.Không kỳ hạn 268.391 19,7 360.926 22,8 392.714 21,4 2.Ngắn hạn 795.796 58,4 695.794 44,1 805.623 43,8 3.Trung- dài hạn 299.316 21,9 522.216 33,1 639.188 34,8 Tổng 1.363.503 100 1.578.936 100 1.837.525 100 Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù về số tuyệt đối nguồn vốn này vẫn tăng, tăng theo xu hướng tăng trưởng chung của toàn nguồn (tăng từ 795.796 triệu đồng lên 805.623 triệu đồng năm 2001), nhưng về số tương đối hay tỷ trọng của nguồn trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm, từ 58,4% năm 1999 xuống còn 43,8% năm 2001, tốc độ giảm chậm và đang chững lại. Nguồn vốn không kỳ hạn tương đối ổn định, giao động trong phạm vi 20% so với tổng nguồn. Với nguồn vốn trung và dài hạn, tốc độ tăng trưởng có khá hơn (cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn), từ năm 1999 đến năm 2001 tăng 339.872 triệu đồng- tỷ lệ tăng là 213,5%, từ chỗ chỉ chiếm 21,9% năm 1999 đã tăng lên 34,8% năm 2001 trong cơ cấu tổng nguồn. Trong nguồn tiền gửi dân cư, tiền gửi kỳ hạn ngắn và không kỳ hạn chiếm tỷ lệ không cao. Đó có thể là do tình hình thị trường tiền tệ tương đối ổn định, và mức lãi suất tiền gửi trung - dài hạn mà Chi nhánh đưa ra hấp dẫn hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn. Như vậy, mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn chưa phản ánh được hết bản chất hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là có đạt hiệu quả hay không, song điều đó có thể cho thấy rằng tuy ra đời chưa lâu so với các Ngân hàng thương mại khác đóng trên cùng địa bàn nhưng Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã từng bước xâm nhập được vào thị trường, tạo được uy tín với khách hàng, tạo vị thế vững chắc từng bước phát triển trong khai thác nguồn vốn, mở rộng đầu tư và cho vay. 2. Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng. Như đã trình bày, nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, từng nguồn vốn lại có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm nguồn vốn đó. Để có thể phân tích một cách toàn diện từng biến động của mỗi nguồn trong tổng nguồn vốn huy động, chúng ta hãy xem xét cụ thể từng nguồn vốn huy động (xét theo hình thức huy động vốn). 2.1. Tiền gửi doanh nghiệp. Tiền gửi doanh nghiệp được xem là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và bảo đảm an toàn. Trong tình hình kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta như hiện nay, loại tiền này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số tiền đã phát hành vào lưu thông. Đối với Ngân hàng, thì đây lại là khoản tiền gửi có khối lượng đáng kể được dùng làm vốn kinh doanh. Hơn nữa, do được các doanh nghiệp gửi vào với mục đích thanh toán và đảm bảo an toàn nên nguồn tiền gửi này có chi phí không cao. Tiền gửi doanh nghiệp ở Chi nhánh gồm có: _ Tiền gửi không kỳ hạn _ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. _ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên _ Tiền gửi bảo đảm thanh toán _ Tiền gửi quản lý và giữ hộ. Tại Chi nhánh doanh số tiền gửi doanh nghiệp tương đối lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng sau: Bảng 9: kết quả huy động vốn tiền gửi doanh nghiệp. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Tiền gửi doanh nghiệp 389.890 526.735 643.216 2.Số dư tiền gửi doanh nghiệp chênh lệch qua các năm 0 +136.845 +116.481 3.Tỷ lệ % năm sau so với năm trước 0 135,1% 122,1% Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy: nguồn tiền gửi của doanh nghiệp vào Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1999, lượng tiền gửi của doanh nghiệp vào Chi nhánh là 389.890 triệu đồng thì đến năm 2000 đã lên tới 526.735 triệu đồng, tăng thêm 136.845 triệu đồng so với năm 1999, tương ứng với lượng tương đối là 35,1%. Đặc biệt, tính đến cuối năm 2001, khối lượng tiền gửi doanh nghiệp đã đạt mức 643.216 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 1999, và tăng hơn 20% so với năm 2000. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của năm 2001 lại chậm hơn một chút so với năm 2000 (35,1%). Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do sự biến động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chịu ảnh hưởng rất lớn vào chính sách của bản thân Chi nhánh trong công tác huy động tiền gửi trong năm. Như vậy, có thể nói Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng trong những năm qua đã thoả mãn được phần lớn các nhu cầu của các doanh nghiệp khi đem tiền gửi vào Ngân hàng. Nó được minh chứng bằng kết quả khối lượng nguồn tiền gửi doanh nghiệp vào Chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm cả về tiền gửi bằng ngoại tệ lẫn tiền gửi bằng nội tệ, tiền gửi không kỳ hạn lẫn tiền gửi có kỳ hạn. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 10: Cơ cấu tiền gửi doanh nghiệp (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số dư % Số dư % Số dư % 1. Tiền gửi không kỳ hạn 254.698 65,3 342.508 65,0 364.169 56,6 _ Tiền VNĐ 253.901 335.302 360.928 _ Ngoai tệ qui đổi 797 7.206 3.241 2. Tiền gửi có kỳ hạn 135.192 34,7 184.227 35,0 279.047 43,4 _ Tiền VNĐ 134.979 181.726 275.694 _ Ngoại tệ qui đổi 213 2.501 3.353 Tổng 389.890 100 526.735 100 643.216 100 Qua bảng trên ta thấy, trong tiền gửi doanh nghiệp, tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn lớn hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn (thường chiếm khoảng 60%). Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch về tỷ trọng giữa tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đã và đang được rút ngắn dần. Nếu như năm 1999, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 65,3% trong tổng tiền gửi doanh nghiệp thì sang đến năm 2001 tỷ trọng này chỉ còn 56,6%, ngược lại tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn lại tăng từ 34,7% năm 1999 lên 43,4% năm 2001. Mặc dù tốc độ tăng, giảm giữa các năm là không cao nhưng qua đó cũng có thể cho ta thấy xu hướng biến động của tiền gửi doanh nghiệp. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, với đặc điểm là loại tiền có tính lỏng cao, người gửi có thể rút tiền hoặc dùng tiền để thanh toán chi trả cho bên thứ ba vào bất cứ lúc nào và Ngân hàng có nghĩa vụ phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Do vậy nguồn tiền này chủ yếu hình thành từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Hiện nay, nó là nguồn đang được Chi nhánh tập trung khai thác nhiều nhất bởi vì trước hết nguồn tiền này có chi phí tương đối thấp và khôí lượng vốn huy động lớn, hơn nữa là qua hình thức huy động này mà Chi nhánh có thể nắm bắt rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khác với tiền gửi không kỳ hạn, về lý thuyết, tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhièu kỳ hạn và lãi suất huy động hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Kết quả như đã thấy nguồn tiền này liên tục tăng: Năm 2001 tổng khối lượng huy động là 279.047 triệu đồng, tăng 144.502 triệu đồng so với năm 1999, tốc độ tăng là 206,9%. Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM nói chung cũng như Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng nói riêng đều rất chú trọng đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn. Thực chất đây là mối quan hệ giữa Chi nhánh và các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, bộ phận này có tính chất như một đảm bảo vốn mà các đơn vị gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tích luỹ nhằm đạt được một khối lượng tiền lớn để thanh toán, chi trả... Bên cạnh đó, việc gửi tiền vào Ngân hàng còn được xem là cách quản lý lượng tiền nhàn rỗi có hiệu quả nhất của doanh nghiệp vì nó bảo đảm an toàn, tiện ích và được hưởng lãi trên khoản tiền gửi. Ngược lại, đối với Chi nhánh, thì đây lại là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, thấp hơn cả chi phí cho nguồn vốn huy động từ dân cư. 2.2. Tiền gửi dân cư. Tiền tiết kiệm được coi là một phần thu nhập của người dân chưa sử dụng cho tiêu dùng, họ đem gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng lãi trên số tiền đó. Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là nguồn vốn huy động truyền thống của các NHTM. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tiền gửi vào Ngân hàng, ví dụ: Tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt nam chiếm khoảng 60 - 70% tổng tiền gửi, còn ở Mỹ là khoảng 25%. Tiền gửi tiết kiệm ở Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng gồm có các loại: _ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng. _ Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng khác _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Hiện nay ở nước ta, công cuộc vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành Ngân hàng. Bởi vì từ xưa đến nay người dân vẫn chưa có thói quen đem tiền gửi vào Ngân hàng, đa số vẫn với tâm lý “chôn của” cất giữ lượng tiền tích luỹ được của mình trong hòm, trong tủ… gây nên tình trạng lãng phí nguồn vốn cho xã hội, vốn không được dùng vào sản xuất kinh doanh mà lại nằm chết một chỗ. Hơn nữa tiền gửi tiết kiệm thực sự là nguồn vốn huy động với tiềm năng dồi dào cho các Ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong thời gian qua Chi nhánh đã thành lập một mạng lưới các quỹ tiết kiệm trải rộng khắp trên địa bàn Quận cũng như không ngừng đổi mới hệ thống tín dụng hiện hành để huy động vốn và đã đạt được những thành quả đáng kể. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: Bảng 11: kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Tiền gửi tiết kiệm 960.343 1.052.201 1.152.186 2. Số dư tiền gửi tiết kiệm chênh lệch qua các năm 0 +91.858 +99.985 3. Tỷ lệ % năm sau so với năm trước 0 109,6% 109,5% Nhìn vào bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm luôn tăng. Năm 1999, Chi nhánh chỉ huy động được 960.343 triệu đồng thì đến năm 2000, tổng số tiền gửi tiết kiệm đã tăng lên 1.052.201 triệu đồng, tăng 9,6% so với năm 1999. Nguồn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng vào năm 2001, nhưng tốc độ tăng vẫn chỉ đạt 9,5%, tương đương với mức mà năm 2000 đã đạt được, với lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được đạt 1.152.186 triệu đồng. Song so với các Ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn, nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh vẫn liên tục tăng lên, minh chứng cho chính sách mềm dẻo về mặt lãi suất và chính sách khách hàng rất hợp lý mà Chi nhánh đang áp dụng. Để thu hút, khuyến khích được nhiều tiền gửi tiết kiệm hơn, Chi nhánh đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn tương ứng với mỗi kỳ hạn gửi tiền, thêm vào đó là công tác thanh toán chi trả tiền cho khách hàng cũng được Chi nhánh hết sức quan tâm, đảm bảo chi trả cho khách hàng theo đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn đổi mới trang thiết bị, cải tạo, nâng cao chất lượng các Phòng giao dịch tiết kiệm theo hướng khang trang, sạch đẹp, hiện đại…Đồng thời Chi nhánh cũng tích cực mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm nhằm thu hút thêm nguồn vốn huy động, giảm chi phí và thời gian giao dịch cho cả khách hàng và Ngân hàng. Cán bộ Chi nhánh cũng như cán bộ, nhân viên các quỹ tiết kiệm luôn có thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo theo đúng phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Vì vậy Chi nhánh ngày càng chiếm được sự tin tưởng và cảm tình của khách hàng khi đến Ngân hàng gửi tiền. Bảng 12: cơ cấu tiền gửi tiết kiệm (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số dư % Số dư % Số dư % 1.Tiền gửi không kỳ hạn 13.693 1,4 18.415 1,8 28.545 2,5 _ Tiền VNĐ 13.251 16.304 22.716 _ Ngoại tệ qui đổi 442 2.111 5.829 2.Tiền gửi có kỳ hạn 946.650 98,6 1.033.786 98,2 1.123.641 97,5 _ Tiền VNĐ 700.676 620.747 664.920 _ Ngoại tệ qui đổi 245.974 413.039 458.721 Tổng 960.343 100 1.052.201 100 1.152.186 100 Qua bảng trên ta thấy: Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm và tương đối ổn định, cụ thể: _ Năm 1999, tổng lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 946.650 triệu đồng, chiếm 98,6% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. _ Năm 2000, tổng lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 1.033.786 triệu đồng, tương ứng với 98,2% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. _ Sang đến năm 2001, tổng lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn tăng, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn tiền tiết kiệm có giảm đi đôi chút, chiếm 97,5%, với lượng tuyệt đối là 1.123.641 triệu đồng. Như vậy, với kết cấu tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn và tương đối ổn định là điều rất có lợi cho Chi nhánh. Bởi vì Chi nhánh có cơ sở nguồn vốn tốt với thời hạn dài, ổn định...từ đó Chi nhánh có thể chủ động trong việc sử dụng vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cho vay dài hạn. Hơn nữa, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn còn thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với Chi nhánh. Như vậy, tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn đầy tiềm năng đối với toàn hệ thống NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng nói riêng. Kết quả huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm trong những năm qua tại Chi nhánh đã phản ánh thực tế sự tăng trưởng cũng như vị trí vai trò của nguồn vốn này. Chính vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần tích cực tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 73.doc
Tài liệu liên quan