Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỮ HÀNH, KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3

LỮ HÀNH 3

1.1. Một số khái niệm cơ bản về lữ hành và kinh doanh lữ hành. 3

1.1.1 Khái niệm lữ hành. 3

1.1.2 Kinh doanh lữ hành. 3

1.1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành. 5

1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm. 5

1.1.3.2 Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động. 6

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 7

1.1.4.1 Đối với khách du lịch. 7

1.1.4.2 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch. 7

1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của công ty lữ hành. 8

1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành. 8

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 8

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành. 10

1.2.2.1 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh tổng hợp. 11

1.2.2.2 Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành. 11

1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận. 12

1.2.2.4 Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh lữ hành. 13

1.2.2.5 Chỉ tiêu số lượng khách. 14

1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. 16

1.3.1 Nhân tố khách quan. 16

1.3.2. Nhân tố chủ quan. 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 22

LỮ HÀNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ DẦU KHÍ HẢI PHÒNG. 22

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 22

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22

2.1.2 Tên, địa chỉ giao dịch của công ty. 23

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. 23

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty. 23

2.2 Giới thiệu sơ lược về Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng (Trung tâm du lịch OSC Hải Phòng). 25

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm. 25

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 26

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. 28

2.2.3.1 Chức năng: 28

2.2.3.2 Nhiệm vụ: 28

2.2.4 Đặc điểm kinh doanh của Trung tâm. 28

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Trung tâm. 29

2.3.1 Điều kiện đón tiếp khách của Trung tâm. 29

2.3.1.1 Vị trí địa lý. 29

2.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 30

2.3.1.3. Cơ cấu lao động của Trung tâm. 30

2.3.2 Cơ cấu khách của Trung tâm. 31

2.3.2.1. Đối tượng khách của Trung tâm: 31

2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm. 33

2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm. 35

2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm. 35

2.3.3.2. Chính sách giá tour hiện nay của Trung tâm. 38

2.3.4 Kết quả kinh doanh của Trung tâm. 40

2.3.4.1 Đánh giá tổng quát. 40

2.3.4.2 Phân tích chỉ tiêu doanh thu của Trung tâm. 41

2.3.4.3 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận và chi phí của Trung tâm. 42

2.3.4.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu. 42

2.3.4.5 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / chi phí. 43

2.3.5 Phân tích tình hình các công ty đối thủ cạnh tranh với Trung tâm. 44

2.3.6 Phân tích mối quan hệ với các nhà cung cấp của Trung tâm. 45

2.3.7 Phân tích hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên tại Trung tâm. 45

2.3.8 Quản lý của Trung tâm đối với việc thực hiện chương trình du lịch. 47

2.3.9 Hoạt động quảng cáo của Trung tâm. 47

2.3.10 Chính sách phân phối sản phẩm của Trung tâm. 47

3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 47

3.1.1. Thuận lợi. 47

3.1.2. Khó khăn. 47

3.2. Phương hướng và mục tiêu sắp tới của Trung tâm. 47

3.2.1. Phương hướng. 47

3.2.2. Mục tiêu. 47

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 47

3.3.1 Giải pháp về Marketing. 47

3.3.1.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm. 47

3.3.1.2 Giải pháp về chính sách giá cả. 47

3.3.1.3 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm. 47

3.3.1.4 Giải pháp về quảng cáo. 47

3.3.2. Giải pháp về nhân sự. 47

3.3.2.1 Giải pháp chung. 47

3.3.2.2 Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên. 47

3.3.4. Tăng cường liên kết, liên doanh. 47

3.3.5. Giải pháp về quản lý chi phí. 47

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trung ở khối cán bộ, công nhân viên chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường khách này thường tham gia các chương trình du lịch nội địa ngắn ngày và mức chi trả trung bình. - Thị trường khách quốc tế: Đối tượng khách này có mức chi trả cao, dài ngày, là một thị trường mà bất cứ công ty lữ hành nào cũng mong muốn. Song theo tình hình chung thì lượng khách quốc tế đến Trung tâm là khách Trung Quốc đại bộ phận là khách có thu nhập trunh bình nhưng ổn định. Thị trường khách của Trung tâm phục vụ chủ yếu là khách nội địa, còn khách quốc tế chiếm một lượng nhỏ. Trong ba năm gần đây nguồn khách nội địa đến với Trung tâm chủ yếu là khách ở khối cán bộ công nhân viên chức, Việt kiều về nước, học sinh và một số đến từ khối khác như thương nhân. Bảng số 2: Bảng tình hình các loại khách nội địa đến Trung tâm Đơn vị tính: lượt khách. Năm 2006 2007 2008 Tổng số % tổng số Tổng số % tổng số Tổng số % tổng số Công nhân viên chức 12280 81,9 13850 75,9 14300 73,6 Việt kiều 590 3,9 990 5,4 1170 6 Học sinh 1500 10 2200 12,1 2400 12,4 Loại khác 630 4,2 1200 6,6 1550 8 Tổng 15000 100 18240 100 19420 100 (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: Cơ cấu khách nội địa đến với Trung tâm như sau: Đối tượng khách đến từ khối cán bộ công nhân viên chức và đối tượng khách là học sinh chiếm số đông, còn các đối tượng khách là Việt Kiều và khách khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Nguyên nhân là do trong những năm qua Trung tâm chỉ nhắm đến hai đối tượng khách này nên luôn có các chính sách và biện pháp để thu hút như tặng quà, gửi thiệp chúc mừng đến các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài với Trung tâm, có sự ưu đãi về giá bán,...nhưng Trung tâm lại chưa chú trọng đến đối tượng khách là Việt kiều, và các đối tượng khách khác. Họ tìm đến Trung tâm chủ yếu là do sự giới thiệu của người khác hoặc do tình cờ biết đến Trung tâm. Đối tượng khách là công nhân viên chức: Năm 2007 số lượng khách cán bộ công nhân viên là 13.850 lượt, tăng 1.570 lượt tương ứng tăng 12,8 % và giảm về tỷ trọng là 6,6% trong tổng cơ cấu khách so với năm 2006. Đến năm 2008 lượng khách này là 14.300 lượt, tăng 450 lượt tương ứng tăng 3,3 % nhưng lại giảm về tỷ trọng là 1,7 % trong tổng cơ cấu khách so với năm 2007. Còn về đối tượng khách là Việt kiều: Số lượng khách này lại có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007 số lượng khách là 990 lượt chiếm 6% trong tổng cơ cấu khách, tăng hơn so với năm 2006 là 400 lượt tương ứng tăng 2,1%. Còn đến năm 2008 thì lượng khách đến Trung tâm là 1.170 lượt, chiếm 6% trong tổng cơ cấu khách nội địa đến với Trung tâm tăng hơn so với năm 2007 là 180 lượt và không thay đổi về tỷ trọng. - Đối tượng khách là học sinh: Đây là đối tượng khách chiếm số lượng nhiều sau đối tượng cán bộ công nhân viên, và đối tượng này có xu hướng tăng dần theo các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2007 có số lượng là 2.200 lượt tương ứng 12,1% tăng hơn so với năm 2006 là 700 lượt cao hơn là 2,1%. Đến năm 2008 có số lượng là 2.400 lượt tương ứng với tỷ lệ 12,4% tăng hơn so với năm 2007 là 200 lượt cao hơn 0,3%. - Đối tượng khách khác: Đây là đối tượng khách chiếm không nhiều trong cơ cấu khách nhưng đối tượng này lại có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 2007 có số lượng là 1.200 lượt tương ứng với tỷ lệ là 6,6% tăng hơn so với năm 2006 là 570 lượt và cao hơn 2,4%. Đến năm 2008 có số lượng khách là 1.550 lượt tương ứng với tỷ lệ là 8 % tăng hơn so với năm 2007 là 350 lượt và cao hơn 1,4%. Như vậy tất cả các đối tượng khách của Trung tâm đều tăng nhanh ở năm 2007 còn 2008 thì lại chững lại và có xu hướng giảm dần điều này có thể do thời gian này nhiều công ty lữ hành mở và cường độ cạnh tranh nhiều hơn về giá cả cũng như chất lượng chương trình vì vậy số lượng khách đến Trung tâm có xu hướng chững lại. 2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm. Nhìn chung trong ba năm từ năm 2006 - 2008 lượng khách của Trung tâm tăng lên từng năm. Chúng ta có thể theo dõi qua bảng thống kê sau: Bảng số 3: Bảng số lượt khách phục vụ của Trung tâm. Đơn vị tính: Lượt khách Năm 2006 2007 2008 tổng số % tổng số tổng số % tổng số tổng số % tổng số Nội địa 15000 73,2 18240 75,4 19420 74,7 Quốc tế 5500 26,8 5964 24,6 6582 25,3 Tổng số 20500 100 24204 100 26002 100 (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Nhận xét: Trong ba năm 2006, 2007 và 2008 số lượng khách đến với Trung tâm có tăng lên. Năm 2007 Trung tâm phục vụ 24204 lượt khách, tăng 3704 lượt khách tương ứng tăng 18,1 % so với năm 2006. Năm 2008 Trung tâm phục vụ 26002 lượt khách, tăng 1798 lượt tương ứng tăng 7,42 % so với năm 2007. Thị trường khách chính của Trung tâm là khách nội địa, luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lượt khách mà Trung tâm đã phục vụ. Cụ thể, năm 2006 khách nội địa chiếm 73,2 % tổng số, năm 2007 là 75,4 % tổng số và năm 2008 là 74,7 % tổng số. Số lượng khách quốc tế không nhiều nhưng tăng lên theo các năm, giúp cho tổng số khách của Trung tâm tăng lên. Có được kết quả này là do Trung tâm luôn quan tâm đến chính sách sản phẩm, giá cả hay tuyên truyền quảng cáo, quan hệ với khách hàng để thu hút một lượng ổn định khách nội địa đến với Trung tâm. Hơn nữa các điều kiện tự có về hướng dẫn viên, cơ sở vật chất và nhất là vốn kinh doanh của Trung tâm hiện tại rất phù hợp cho việc đón tiếp khách du lịch nội địa, còn khách du lịch quốc tế đến với Trung tâm chủ yếu do công ty lữ hành gửi khách gửi sang hoặc do khách tự tìm đến với Trung tâm. Như vậy số lượng khách nội địa và quốc tế đến với Trung tâm vẫn tăng lên từng năm, nhưng tốc độ tăng không đều và có sự chững lại ở năm 2008, nguyên nhân là do Trung tâm gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về chính sách giá và sản phẩm của các công ty du lịch khác như công ty Song Nguyễn, công ty Long Huy... Mặt khác do khách du lịch muốn tiêu dùng sản phẩm của các công ty khác để khám phá và so sánh. 2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm. 2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm. Với chức năng kinh doanh lữ hành, sản phẩm chính của Trung tâm là các chương trình du lịch trọn gói do Trung tâm xây dựng. Trung tâm tổ chức, bán và thực hiện cả chương trình du lịch nội địa và chương trình du lịch quốc tế. Chương trình du lịch nội địa: Trung tâm xây dựng chương trình du lịch cho khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam hoặc người Việt Nam đi du lịch trong nước, với các chương trình du lịch khác nhau phụ thuộc vào thời gian, tuyến điểm tham quan và mục đích chuyến đi. Bảng số 4: Trích một số chương trình du lịch nội địa của Trung tâm: Mã chương trình Nội dung chương trình NĐ 01 Thác Bạc Long Cung - Thủy điện Hòa Bình (2 ngày 1 đêm) NĐ 07 Lễ hội chùa Hương (2 ngày 1 đêm) NĐ 16 Lạng Sơn – Bà Chúa Kho – Đền Đô (2 ngày 1 đêm) NĐ 24 Hạ Long – Tuần Châu – Móng Cái – Đông Hưng (3 ngày 2 đêm) NĐ 32 Chùa Bái Đính (1 ngày) NĐ 39 Biển Cửa Lò (3 ngày 2 đêm) NĐ 46 Huế - Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn (6 ngày – xe giường nằm Hoàng Long) (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Trung tâm luôn có một kho mẫu các chương trình du lịch nội địa và quốc tế. Khi khách đến tham khảo hoặc mua chương trình thì trên cơ sở yêu cầu của khách Trung tâm luôn sẵn sàng in lịch trình của chương trình đó ra cho khách xem. Điều này mang lại sự hài lòng cho khách đồng thời tạo sự chủ động cho Trung tâm trong việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Chương trình du lịch quốc tế: Trung tâm xây dựng chương trình cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Bảng số 5: Trích một số chương trình du lịch quốc tế của Trung tâm: Mã CT Nội dung chương trình QT 01 Hải Phòng - Nam Ninh - Quế Lâm (3 ngày 2 đêm – ôtô) QT 09 Hải Phòng - Côn Minh - Thạch Lâm - Alư Cổ Động (7 ngày 6 đêm – Tàu hỏa giường nằm điều hòa) QT 14 Hải Phòng - HongKong - MaCao - Quảng Châu - Thâm Quyến (7 ngày 6 đêm) QT 19 Hải Phòng - Thái Lan - Singapore (7 ngày 6 đêm) QT 21 Hải Phòng - Singapore - MAlaisia (4 ngày 3 đêm) QT 26 Tham quan thủ đô Seoul - Cheju - đảo Na Mi (7 ngày 6 đêm) QT 27 Tham quan Châu Âu: Pháp - Bỉ - Italia - Hà lan (11 ngày 10 đêm) QT 30 Tham quan thủ đô Tokyo - Địa danh Kyoto Osaka (7 ngày 6 đêm) QT 34 Tham quan Châu Úc (7 ngày 6 đêm) (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Thế mạnh của Trung tâm là các chương trình du lịch sinh thái tham quan là chính, Trung tâm còn mở một số loại hình du lịch khác kết hợp với du lịch sinh thái. Trong dịp lễ hội, Trung tâm còn mở các chương trình du lịch văn hoá. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của khách không có nhiều thời gian Trung tâm mở các tour du lịch trong ngày. Loại hình này thu hút được khối lượng khách lớn đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Trong 2 năm 2007, 2008 và đầu năm 2009 Trung tâm mở rộng nhiều chương trình xuyên Việt với độ dài ngắn khác nhau về thời gian, phương tiện vận chuyển, như: + Xuyên Việt 1: Nha Trang - Đà Lạt - Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Củ Chi - Mĩ Tho - Cần thơ (bằng tàu hoả 12 ngày 11 đêm). + Xuyên Việt 2: Hải Phòng - Huế - Hội An - Nha Trang - Đà Lạt - Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Củ Chi - Mĩ Tho - Cần Thơ (15 ngày 14 đêm - ôtô). + Xuyên Việt 3: Hải Phòng - Quy Nhơn - Playku - Buôn ma Thuột - Đà Lạt - Hồ chí Minh - Tây Ninh - Củ Chi - Cần Thơ - Cà Mau - Phú Quốc (10 ngày - ôtô và máy bay). Năm 2009 Trung tâm có chương trình du lịch mới, đó là chương trình: Hải Phòng - Ninh Bình - Bái Đính. Với điểm tham quan mới được đưa vào khai thác là chùa Bái Đính là ngôi chùa đang giữ 6 kỷ lục nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á là: + Ngôi chùa có diện tích lớn nhất. + Ngôi chùa có 2 quả chuông nặng nhất: 1 quả nặng 27 tấn và 1 quả nặng 37 tấn. + Ngôi chùa có tượng lớn và nặng nhất. + Chùa có nhiều tượng La Hán nhất (500 tượng). + Chùa có Giếng Ngọc to nhất. + Chùa có nhiều cây Bồ Đề nhất. Trung tâm còn có hình thức ghép đoàn với chi nhánh và các công ty ở Hà Nội cho những khách lẻ muốn đi du lịch nước ngoài, với giá bán dịch vụ tính từ khi điểm xuất phát là Hà Nội nên điều kiện là khách phải tự lo phương tiện Hải Phòng - Hà Nội - Hải Phòng. Nhìn chung các chương trình du lịch của Trung tâm có thể phục vụ được nhiều đối tượng khách, với số lượng nhiều khác nhau vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên các chương trình du lịch của Trung tâm thường là những tuyến điểm quen thuộc, đa phần tập trung ở khu vực Bắc bộ như Hà Nội, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh... có phát triển ở khu vực Nam bộ và Trung bộ nhưng không nhiều. Các chương trình du lịch của Trung tâm chưa kết hợp với nhiều loại hình vui chơi giải trí như thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Các chương trình du lịch hiện nay của Trung tâm cũng như các công ty khác trong cùng một tuyến điểm thường ít có sự khác biệt. Đây cũng là hạn chế nói chung của các công ty lữ hành. Việc xây dựng các chương trình du lịch của Trung tâm mới là sự nối kết các tuyến điểm lại, xác định các dịch vụ có liên quan và đưa ra mức giá. Các chương trình hầu hết không đặc sắc độc đáo và thường trùng lặp với các công ty lữ hành khác. 2.3.3.2. Chính sách giá tour hiện nay của Trung tâm. Nguồn khách chủ yếu của Trung tâm là khách nội địa có khả năng thanh toán không cao nên họ rất nhạy cảm về giá nhất là khi thay đổi giá của các chương trình. Nắm bắt được yếu tố tâm lý đó, Trung tâm đưa ra mức giá hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Trung tâm đang áp các chính sách giá phân biệt theo số lượng khách, độ dài chương trình và các dịch vụ sử dụng trong chuyến đi. - Số lượng khách: Giá bán tour của Trung tâm căn cứ vào số lượng khách trong đoàn: số lượng khách trong đoàn càng đông thì giá tour sẽ giảm càng nhiều so với đoàn có số lượng khách ít hơn, do chi phi cố định của chương trình được chia cho nhiều người (các chi phí như phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên...). Nếu đoàn có số lượng khách đi ít nhưng vẫn muốn mua với mức giá như đoàn đông thì Trung tâm vẫn có thể đáp ứng bằng cách giảm tiền trong xuất ăn, nghỉ nhưng Trung tâm không vì thế mà chấp nhận bán một chương trình có chất lượng thấp. - Độ dài tour: Trung tâm có mức giá khác nhau đối với các tour dài, ngắn khác nhau Trong một chương trình số lượng dày đặc của các điểm tham quan cũng gây ra mức giá khác nhau. - Các dịch vụ sử dụng trong chuyến đi như phương tiện vận chuyển, dịch vụ ăn uống, phòng ngủ là những yếu tố gây ảnh hưởng đến giá chương trình của Trung tâm. Cùng một chương trình xuyên Việt, có số lượng khách như nhau, độ dài tour là giống nhau, cùng ở một thời điểm thì đi bằng ô tô sẽ có gía thấp hơn đi bằng ô tô và máy bay. Giá luôn là một nhân tố đắc lực trong chiến lược cạnh tranh của Trung tâm với các đối thủ trên thị trường. Nhưng giá luôn đi kèm với độ phong phú, chất lượng và sức hấp dẫn của chuyến đi. Do vậy giá thấp một mặt tạo sự hấp dẫn với khách nhưng mặt khác tạo cảm giác một chương trình không phong phú và chất lượng không tốt. Khi đó ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của chương trình tại Trung tâm. Giá bán các tour du lịch của Trung tâm có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian đi. Nếu vào thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết như ngày lễ 30/4, 1/5 hay mồng 2/9 thì giá bán thường cao hơn so với giá tour ngày thường, do các nhà cung cấp dịch vụ đẩy giá tăng cao hơn so với ngày thường mà tâm lý khách du lịch sẵn sàng chấp nhận. Trung tâm có quy định áp dụng mức giá cho đối tượng khách là trẻ em như sau: + Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí. + Trẻ em từ 5 - 10 tuổi tính 50% giá người lớn. + Trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tính giá của người lớn. Ưu điểm trong chính sách giá của Trung tâm: Với các chính sách giá phân biệt theo số lượng khách, độ dài của chương trình và các dịch vụ đi kèm thì Trung tâm đã tạo ra được một chính sách giá thực sự là mềm dẻo và linh hoạt nên Trung tâm có đủ các mức giá với cùng một loại chương trình để phù hợp với các đối tượng khách khác nhau. Điều này tạo cho khách có nhiều sự lựa chọn phù hợp nhất với khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên hạn chế của Trung tâm đó là các hình thức khuyến mại về giá dành cho đoàn đi với số lượng đông, sử dụng nhiều dịch vụ là chưa có. 2.3.4 Kết quả kinh doanh của Trung tâm. 2.3.4.1 Đánh giá tổng quát. Bảng số 6: Bảng kết quả kinh doanh của Trung tâm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Du lịch OSC Năm : 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính : Nghìn đồng TT CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 2 3 4 5 6 7 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 9.316.120 9.816.120 10.576.120 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 53.240 56.840 61.020 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 9.262.880 9.759.280 10.515.100 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 6.464.400 6.684.400 6.912.400 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 2.798.480 3.074.880 3.602.700 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7 Chi phí tài chính 22 8 Chi phí bán hàng 24 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 315.000 360.000 375.000 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 2.483.480 2.714.880 3.227.700 11 Thu nhập khác 31 12 Chi phí khác 32 13 Lợi nhuận khác 40 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 2.483.480 2.714.880 3.227.700 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 695.374,4 760.166,4 903.756 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 52 1.788.106 1.954.714 2.323.944 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 60 (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Nhận xét: Cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2006, 2007 và 2008 của Trung tâm đều tăng so với các năm trước, tuy mức độ tăng là không đồng đều nhưng cũng cho thấy là Trung tâm đã hoạt động có hiệu quả. 2.3.4.2 Phân tích chỉ tiêu doanh thu của Trung tâm. Bảng số 7: Bảng cơ cấu doanh thu của Trung tâm trong các năm 2006 - 2008. Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07-06 So sánh 08-07 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh thu 9.262.880 9.759.280 10.515.100 496.400 5,4 755.820 7,7 Doanh thu từ lữ hành nội địa 4.900.180 5.150.180 45.547.360 250.000 5,1 397.180 7,7 Doanh thu từ lữ hành quốc tế 3.690.000 3.886.000 4.164.040 196.000 5,3 278.040 7,1 Doanh thu dịch vụ khác 672.700 723.100 803.700 50.400 7,5 80.600 11 (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ năm 2006 - 2008 của Trung tâm có sự tăng. Năm 2007 tăng 496.400.000 VNĐ so với năm 2006, năm 2008 tăng 755.820.000 VNĐ so với năm 2007. Phân tích chỉ tiêu doanh thu ta thấy doanh thu từ lữ hành nội địa chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu của Trung tâm, đạt 5.150.180.000 VNĐ năm 2007 tăng 250.000.000 VNĐ so với năm 2006 và đạt 5.547.360.000 VNĐ năm 2008 tăng 397.180.000 VNĐ so với năm 2007. Tuy lượng tăng là chưa cao nhưng cũng không thể không công nhận sự cố gắng của toàn Trung tâm. Doanh thu từ lữ hành quốc tế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 196.000.000 VNĐ, năm 2008 tăng 278.040.000 VNĐ so với năm 2007. Bên cạnh đó, do làm tốt công tác quản lý kinh doanh, doanh thu từ các dịch vụ khác có tăng đáng kể, năm 2007 tăng 50.400.000 VNĐ so với năm 2006 và năm 2008 tăng 80.600.000 VNĐ so với năm 2007. Làm được như vậy ngoài những nguyên nhân chủ quan, ta thấy được Trung tâm đã có sự thay đổi về phương hướng, chiến lược tổng thể. 2.3.4.3 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận và chi phí của Trung tâm. Bảng số 8: Bảng kết quả kinh doanh của Trung tâm. Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07-06 So sánh 08-07 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh thu 9.262.880 9.759.280 10.515.100 496.400 5,4 755.820 7,7 Tổng chi phí 6.779.400 7.044.400 7.287.400 265.000 4 243.000 3,45 Nộp nhà nước 695.374,4 760.166,4 903.756 64.792 9,3 143.589,6 18,9 Lợi nhuận sau thuế 1.788.106 1.954.714 2.323.944 166.608 9,32 369.230 18,9 Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu 0,193 0,2003 0,221 0,0073 3,8 0,0207 10,3 Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí 0,264 0,277 0.319 0,013 5 0,042 15,2 (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Mục tiêu kinh tế của mỗi doanh nghiệp có đạt được hay không được phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Trung tâm qua các năm 2006, 2007 và 2008 đã dần tăng lên hàng năm, chứng tỏ Trung tâm kinh doanh có hiệu quả. Năm 2007 lợi nhuận là 1.954.714.000 VNĐ tăng lên so với năm 2006 là 166.608.000VNĐ tương ứng với tỷ lệ là 9,3%. Còn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 369.230.400đ tương ứng với tỷ lệ là 18,9%, như vậy tốc độ tăng về lợi nhuận của năm 2008 cao hơn 2007 là 9,6% điều này rất đáng khen ngợi. 2.3.4.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu. Công thức tính: TSLNdt = Năm 2006 = = 0,193 Năm 2007 = = 0,2003 Năm 2008 = = 0,221 Dựa vào số liệu trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu năm 2007 là tăng so với năm 2006, năm 2008 là tăng so với năm 2007. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100.000 VNĐ doanh thu thì trong đó có 19.300 VNĐ lợi nhuận vào năm 2006, cũng số doanh thu như vậy năm 2007 sẽ có 20.030 VNĐ lợi nhuận, tăng 730 VNĐ so với năm 2006 và năm 2008 sẽ có 22.100 VNĐ lợi nhuận, tăng 2.070 VNĐ so với năm 2007. Có được kết quả trên là do nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, mỗi người đóng góp hết mình, ban lãnh đạo Trung tâm đã đưa ra được các phương châm hợp lý về giá cả, chất lượng phục vụ tốt đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế cũng như các dịch vụ bổ sung khác. 2.3.4.5 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / chi phí. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Năm 2006 = = 0,264 Năm 2007 = = 0,277 Năm 2008 = = 0,319 Qua số liệu trên ta có nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận / chi phí trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 của Trung tâm có sự biến động tăng lên. Ý nghĩa của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho ta biết cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra sẽ đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với ý nghĩa này ta biết cứ 100.000 VNĐ chi phí bỏ ra Trung tâm sẽ thu lại 26.400 VNĐ lợi nhuận (2006), cũng số chi phí bỏ ra như vậy Trung tâm sẽ thu lại 27.700 VNĐ lợi nhuận (2007) và 31.900 VNĐ lợi nhuận (2008). Như vậy, có thể thấy Trung tâm đạt được kết quả như trên chủ yếu là do Trung tâm đã thực hiện tiết kiệm chi phí , điều này rất tốt trong kinh doanh nhưng cũng có mặt hạn chế vì khi cắt giảm chi phí có thể là chi phí về quảng cáo tiếp thị và bán sản phẩm hoặc các dịch vụ được giảm tiền. Điều này có hậu quả là sản phẩm của Trung tâm không được tuyên truyền rộng rãi, khách hàng ít biết đến nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng doanh thu của Trung tâm trong thời gian tới. Do vậy trong thời gian tới Trung tâm nên cân đối lại các khoản thu chi sao cho phù hợp, nên đầu tư cho cái gì mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên không nên bỏ quá nhiều chi phí vào đó. 2.3.5 Phân tích tình hình các công ty đối thủ cạnh tranh với Trung tâm. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành được thành lập và đi vào hoạt động, điều này khiến cho Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh các công ty cùng thời như công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, công ty Hoa Phượng, phải kể đến các công ty trẻ như: công ty Song Nguyễn, công ty Long Huy, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Xuyên Á đã, đang là những đối thủ cạnh tranh của Trung tâm. + Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, còn có tên viết tắt là HaiPhong Toserco. Địa chỉ giao dịch đóng tại Số 40 Trần Quang Khải - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng, ngay trước cổng của Trung tâm lại có lĩnh vực kinh doanh, thị trường khách du lịch và các sản phẩm cũng như chính sách giá cả giống như Trung tâm nên trong những năm qua công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hải Phòng luôn luôn là một đối thủ cạnh tranh của Trung tâm. + Công ty Song Nguyễn: Là một đối thủ cạnh tranh của Trung tâm. Công ty Song Nguyễn cũng có cùng thị trường mục tiêu là các cơ quan hành chính sự nghiệp và các trường học trên địa bàn Hải Phòng, cũng có các tour du lịch tương đồng với Trung tâm. Công ty Song Nguyễn là công ty du lịch có tiềm lực nhất trong các công ty du lịch hiện nay tại Hải Phòng. Hai công ty hiện nay đang có sự cạnh tranh về giá cả các chương trình du lịch nhằm thu hút lượng khách của thị trường này về với công ty mình. + Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Xuyên Á: công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Xuyên Á được thành lập vào tháng 7/2005, có trụ sở tại 48 Trần Phú - Ngô Quyền - Hải Phòng. Công ty Xuyên Á ngoài lĩnh vực kinh doanh du lịch ra còn kinh doanh thêm nhà hàng khách sạn ngoài Cát Bà, đó là nhà hàng Xuyên Á, khách sạn Hoa Phong. Bên cạnh đó năm 2007 Xuyên Á đã đóng cổ phần vào vận tải tầu Thống Nhất. Điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế của công ty Xuyên Á là rất mạnh nên sẽ là một đối thủ cạnh tranh lớn của Trung tâm. 2.3.6 Phân tích mối quan hệ với các nhà cung cấp của Trung tâm. Đây là một hạn chế của Trung tâm, vì hiện tại Trung tâm bước đầu chỉ có mối quan hệ với một số các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển nhỏ và không chuyên chỉ để phục vụ du lịch. Còn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác như khách sạn, nhà hàng thì Trung tâm chưa có mối quan hệ mật thiết, chỉ đặt khi có tour tại các điểm có các nhà cung cấp dịch vụ đó. Do chưa đặt được mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống cũng như dịch vụ lưu trú nên việc các sản phẩm du lịch do các nhà cung cấp sẽ không ổn định nhất là vào thời điểm mùa vụ du lịch, giá cả chưa có sự ưu đãi. Đây là điểm cần khắc phục của Trung tâm. 2.3.7 Phân tích hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên tại Trung tâm. Tình hình hoạt động hướng dẫn viên của Trung tâm có đặc điểm như sau: Hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên của Trung tâm chỉ gồm 3 người: Phạm Thị Hồng Thương, Phạm Ngọc Dũng và Lưu Văn Sinh. Ngoài ra Trung tâm còn có một số cộng tác viên như: Phạm Ngọc Hải, Trần Thanh Sáng, Lưu Văn Quý, Nguyễn Thị Linh. Bảng số 9 : Thông tin đội ngũ HDV của Trung tâm. Tên Tuổi Giới tính Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh Tiếng Trung Phạm Thị Hồng Thương 26 Nữ Đại học Đại học Trình độ C Phạm Ngọc Dũng 29 Nam Đại học Trình độ C Trình độ B Lưu Văn Sinh 30 Nam Cao đẳng Trình độ B (Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy điểm mạnh về đội ngũ hướng dẫn viên của Trung tâm là: Số hướng dẫn viên nam nhiều hơn nữ, điều này là rất hợp lý vì tính chất công việc của hướng dẫn viên luôn phải đi xa nhà trong nhiều ngày và yêu cầu phải có sức khỏe, không bị ràng buộc bởi gia đình nên phù hợp với nam nhi hơn. Họ là những người trẻ tuổi, năng động nhưng đều là những người được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm làm nghề, tâm huyết và hết sức yêu nghề hướng dẫn vì vậy họ làm việc với tất cả sự nhiệt tình, tận tâm phục vụ khách. Về trình độ ngoại ngữ, hướng dẫn viên của Trung tâm 100% biết tiếng Anh, trong đó có 1 người có trình độ đại học,1 người có trình độ C và 1 người có trình độ B. Về tiếng Trung thì 66% đội ngũ hướng dẫn viên của Trung tâm biết tiếng Trung, trong đó có 1 người có trình độ B và 1 người có trình độ C. Điều này giúp cho Trung tâm tự chủ hơn khi thực hiện giao dịch trực tiếp với đối tác và khách du lịch nước ngoài. Đây là đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng.doc
Tài liệu liên quan