Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỖ TRỢ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP 4

I. Quá trình khởi sự doanh nghiệp 4

II. Sự cần thiết phải hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp 20

III. Hỗ trợ khởi sự của phòng thương mại 29

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI 36

I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. 36

II. Thực trạng hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 47

II. Đánh giá hoạt động khởi sự doanh nghiệp 63

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 68

I. Phương hướng cho hoạt động hỗ trợ khởi sự của VCCI 68

II. Những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại phòng Thương mại và công nghiệp vIệt Nam 73

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sổ 777 người. 2. Khái quát hoạt động của phòng thương mại và Công Nghiệp Viêt Nam 1.2. Thời kỳ từ năm 1963 đến 1974 đây là thời kỳ xây dựng tổ chức và hoạt động của phòng trong điều kiện cả nước chiến tranh. Trong thời kỳ này Phòng Thương mại đã tích cực triển khai việc xây dựng bộ máy tổ chức, bao gồm những bộ phận chính như giao dịch quốc tế, pháp lý, hội chợ triển lãm, nghiên cứu và thông tin vê thị trường. Hai hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hàng hải được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại. Công việc của Phòng Thương mại dang được tiến triển thì cuộc chiến tranh phá hoại Miền bắc nổ ra, trong tình hình đó Phòng Thương mại tiếp tục các hoạt động của mình nhằm duy trì quan hệ thương mại với một số nước và thị trường, chủ yếu là thị trường các nước tư bản chủ nghĩa để đảm bảo các yêu cầu xuất nhập khẩu của đất nước, một mặt tham gia vào cuộc đấu tranh về pháp lý và chính trị chống những hoạt động bao vây, phong toả kinh tế, mặt khác tiếp tục công tác sưu tầm, nghiên cứu thị trường, thương nhân và luật lệ buôn bán của các nước để phục vụ cho những hoạt động thương mại trong tương lai. 1.2. Thời kỳ từ năm 1975 - 1985 đây là thời kỳ phòng mở rộng hoạt động trong phạm vi cả nước trong hoàn cảnh của một nền kinh tế bao cấp. Sau giải phóng miền nam, Phòng Thương mại tiếp thu cơ sở cũ của Phòng Thương mại - Công kỹ nghệ Sài Gòn, tổ chức thành chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh. Trong những năm đầu của thời kỳ này, mặc dù còn muôn vàn khó khăn do hậu quả kéo dài của cuộc chiến tranh để lại, bao vây cấm vận của Mỹ và các nước khác đối với Việt Nam, nhưng hoạt động của Phòng Thương mại vẫn khá sôi động. Mỗi năm Phòng Thương mại tổ chức cho 300-400 đoàn thương nhân vào Việt Nam tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ, giao dịch buôn bán. Trong giai đoạn này Phòng Thương mại đã thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Phòng Thương mại Quốc tế, Phòng Thương mại Quốc gia và các Hiệp hội sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn công ty lớn ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Asean, HongKong, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ… Giữa những năm 1982, Phòng thương mại đã tiến hành soạn thảo bản điều lệ sửa đổi, bổ sung thêm chức năng, mở rộng phạm vi hoạt động của Phòng Thương mại. Theo điều lệ này, Phòng Thương mại là tốt chức hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tạo nguồn thu để bù đắp chi phí cho hoạt động của mình, không dựa vào ngân sách của Nhà Nước. Tuy vậy, Phòng Thương mại vẫn được Nhà nước chấp thuận từ 07/01/1983 được hoạt động theo bản điều lệ mới và đổi tên là Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam. 2.2. Thời kỳ từ năm 1986 đến 2001 hoạt động của phòng trong thời kỳ đổi mới. Với tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động, sự kiện Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, Mỹ bao vây cấm vận nền kinh tế đã tác động khong nhỏ đến tình hình kinh tế nước ta. Là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư, Phòng Thương mại đã sớm nắm bắt được tình hình. Tại đại hội lần thứ 2 (năm 1993) và Đại hội lần thứ 3 (năm 1997) Phòng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động cho các thời kỳ, sửa đổi bổ sung Điều lệ cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Đưa ra những hoạt động thích hợp giúp các doanh nghiệp chuyển hướng và thâm nhập vào thị trường mới một cách có hiệu quả vượt lên những khó khăn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo ra đà tăng trưởng cao, đồng thời tập hợp ngày càng nhiều các doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp vào tổ chức của mình, nhằm hướng dẫn, phối hợp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong các quan hệ trong nước và quốc tế, bảo đảm quyền lợi chung của cả cộng đồng, xây dựng và kiến nghị với Đảng và Chính phủ trong hoạch định chính sách và đưa ra những giải pháp cho các vấn đề cụ thể, thiết thực với từng lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế, khắc phục những mặt tồn tại của môi trường kinh doanh phát huy nội lực của các doanh nghiệp. 3. Chức năng và nhiệm vụ của phòng thượng mại và công nghiệp Việt Nam. 3.1 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có hai chức năng sau: 1. Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế. 2. Xúc tiến và hỗ trợ hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài 3.2. Các nhiệm vụ của phòng thương mại và công nghiệp việt nam 1. Tập hợp nghiên cứu ý kiến của doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tư vấn cho nhà nước các vấn đề về luật pháp, chính sách kinh tế: tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước để trao đổi thông tin và ý kiến nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; 2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp pháp luật 3. Phối hợp và hỗ trợ các hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam, hợp tác với các phòng thương mại và tổ chức hữu quan ở nước ngoài, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế phù hợp với mục đích của phòng và giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các tổ chức đó; 4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận dụng các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong kinh doanh ở trong nước và quốc tế, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với mục tiêu của phòng; 5. Tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước như: chắt muối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác; 6. Tổ chức đào tạo bằng những thức thích hợp để giúp các nhà kinh doanh nâng cao kiến thức và năng lực quản lý và kinh doanh; 7. Giúp đăng ký bà bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài; 8. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh; xác nhận các trường hợp bất khả kháng; 9. Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài; giúp phân bổ thất chung khi có yêu cầu; 10. Thực hiện các công việc khác mà Chính phủ Việt Nam uỷ thác. 4. Tổ chức quản lý của phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam Phòng thương mại bao gồm các cơ quan lãnh đạo là Đại hội, hội quản trị, ban thường trực và ban kiểm tra. 4.1 Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của phòng Đại hội bao gồm các đại biểu của hội viên được bầu từ các hiệp hội kinh doanh và các hội viên khác theo tỷ lệ hội viên ở các khu vực với số lượng và cơ cấu do Hội đồng quản trị quyết định. Đại hội có hai loại: Đại hội thường kỳ và Đại hội bất thường. Đại hội thường kỳ do Hội đồng quản trị triệu tập 5 một lần để giải quyết các vấn đề sau: + Thông qua báo cáo hoạt động của phòng trong nhiệm kỳ qua; + Quyết định chương trình hoạt động của phòng trong thời gian tới; + Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ của phòng thời gian tới; + Bầu Hội đồng quản trị; + Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của phòng và của các hội viên. Đại hội bất thường triệu tập bất kỳ thời gian nào theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo đề nghị của trên 1/2 số hội viên để giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của phòng vượt quát thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Khi triệu tập Đại hội thường kỳ, Hội đồng quản trị phải công bố chương trình nghị sự, quyết định về số lượng và cơ cấu đại biểu và hướng dẫn hội viên bầu đại biểu ít nhất là 30 ngày trứơc ngày Đại hội. Các hội viên tiến hành bầu Đại biểu và thông báo cho Hội đồng quản trị ít nhất là 15 ngày trước ngày Đại biểu. Việc triệu tập Đại hội bất thường và chương trình nghị sự phải được công bố ít nhất là 15 ngày trước ngày Đại hội. Đại biểu Đại hội bất thường là những đại biểu được được bầu đi dự Đại hội thường kỳ ngày trước đó. Nghị quyết Đại hội được thông qua theo đa số đại biểu có mặt Riêng về vấn đề đặc biệt quan trọng dưới dây thì phải biểu quýet theo 2/3 số đại biểu có mặt và số đó phải trên 1/2 tổng số đại biểu được bẩu đi dự Đại hội: + Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ + Xét công nhân hội viên mới đã bị Hội đồng quản trị từ chối nếu đương sự yêu cầu; + Xét, giải quyết khiếu nại việc khai trừ hội viên theo quy định tại điều 10.4; + Giải thể và thanh lý tài sản của phòng. 4.2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan do Đại hội bầu ra để lãnh đạo mọi hoạt động của Phòng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội. Tổng số thành viên của Hội đồng quản trị do Đại hội quyết định, trong đó đảm bảo phải có ít nhất 3/4 số thành viên là đại diện hội viên chính thức của phòng. Hội đông quản trị gồm: - Chủ tịch; - Tổng thư ký; - Và uỷ viên Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Tổng Thư ký của Hội đông quản trị là Chủ tịch, các phó chủ tịch và Tổng thư ký của Phòng, có cùng nhiệm kỳ với Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội bất thường hoặc theo đề nghị của trên 1/2 số hội viên chính thức. Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản trị nghỉ hưu, bị đình chỉ công tác hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục nhiệm vụ thì hội viên là pháp nhân có thành viên đó được cử người khác thay thế và thông báo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trong vòng 30 ngày sau khi xảy ra tình huống trên. Người được cử thay thế chỉ được công nhận là thành viên Hội đồng quản trị với sự chấp thuận của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu và đề ra những công việc và biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết của Đại hội; + Quyết định chương trình công tác và kế hoạch ngân hàng năm của phòng, xét duyệt các mức phí mà phòng được thu, quy định hội phí và cách thu phí; + Quyết định cơ cấu tổ chức của phòng, quyết định thành lập các uỷ ban chuyên ngành, chuyên đề và các tổ chức bên cạnh phòng; + Bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, cử Ban thường trực và Ban kiểm tra của phòng + Giám sát hoạt động của Ban thường trực và tổ chức bên cạnh phòng; + Quyết định mời các tổ chức bên cạnh phòng, bầu các cá nhân làm hội viên danh dự của phòng; + Công nhận hoặc huỷ bỏ tư cánh hội viên; + Xem xét những ý kiến, kiến nghị của hội viên, chuẩn bị những thông tin, kiến nghị gửi tới các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác. Hội đồng quản trị họp ít nhất 6 tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập trước ít nhất 15 ngày. Các quyết định của Hội đồng quản trị được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt và số đó phải quá 1/2 số thành viên Hội đồng quản trị. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về phía ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị . Riêng việc triệu tập Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị , căn cứ Điều lệ và Nghị quyết Đại hội, quy định quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Chủ tịch là người đại diên cho phòng Và Hội đồng quản tri, chịu trạch nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng. Chủ tịch là người đứng đầu Ban thường trực. + Các Phó chủ tịch là người giúp Chủ tịch điều hành chung và được chủ tịch phân công trách nhiệm trong một số lĩnh vực công tác cụ thể. Phó chủ tịch Thường trực thay mặt Chủ tịch lãnh đạo phòng khi Chủ tịch đi vắng. + Tổng thư ký là người giúp Chủ tịch điều phối hoạt động của các cơ quan chuyên trách các tổ chức trực thuộc Phòng và được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể. 4.3. Ban thương trực Ban thường trực: gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký và một số thành viên khác do Hội đồng quản trị cử để lãnh đạo các cơ quan chuyên trách và các tổ chức trực thuộc phòng. Ban thường trực có những nhiệm vụ sau; + Tổ chức thực hiện những công việc do Hội đồng quản trị đề ra; + Xây dựng và điều hành các cơ quan chuyên trách và các tổ chức trực thuộc để giải quyết những công việc thường xuyên của phòng. Bổ nhiệm và bãi nhiệm các phó tổng thư ký, lãnh đạo các cơ quan chuyên trách và giám đốc các tổ chức trực thuộc của phòng; + Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Hội đồng quả trị; + Đề xuất với Hội đồng quản trị việc mời các tổ chức và cá nhân làm hội viên thông tấn mời tham gia các uỷ ban, tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập, đề xuất để Hội đồng quản trị bầu hội viêndanh dự của phòng. Ngoài ra, Hội đồng quản trị có thể uỷ nhiệm cho Ban thường trực một só nhiệm vụ khác Ban thường trực có nhiệm vụ báo cáo trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình. + Quy chế hoạt động của Ban thường trực do Hội đồng quản trị quyết định. 4.4. Ban kiểm tra Ban kiểm tra gồm: một số thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị cử với nhiệm kỳ năm năm. Ban kiểm tra bầu trưởng ban để điều hành công việc của Ban. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách Đại biểu tham dự Đại hội kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội, của Hội đồng quản trị, kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Hội đồng quản trị Đại hội. Quy chế hoạt động của Ban kiểm tra do Hội đồng quản trị quyết định. Đại hội HÌNH 4:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VCCI : Ơ Ban kiểm tra Hội đồng Quản trị Ban thường trực CÁC UỶ BAN CHUYÊN NGÀNH 1. Uỷ ban thương mại 2. Uỷ ban công nghiệp 3. Uỷ ban Tài chính, Ngân hàng bảo hiểm 4.Uỷ ban Nông lâm ngư nghiệp 5. Uỷ ban Cơ sở hạ tầng, Du lịch ĐẠI DIỆN Ở NƯỚC NGOÀI 1. Nhật Bản 2. Singapore CÁC TỔ CHỨC BÊN CẠNH PTM 1. Hội đồng cố vấn 2. Trung tâm trọng tài quốc tế 3. Ban phân bố tổn thất chung CÁC UỶ BAN CHUYÊN ĐỀ 1. Uỷ ban doanh nghiệp vừa và nhỏ 2. Uỷ ban về WTO, AETA Các Đơn vị trực thuộc 1. Công ty dịch vụ và thương mại 2. Công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu. (Techsimex) 3. Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ 4. Công ty cổ phần tư vấn và kinh doanh quốc tế 5. Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thượng mại 6. Công ty Sao bắc CÁC BAN CHUYÊN NGÀNH 1. Ban Quan hệ Quốc tế 2. Ban hội viên đào tạo 3. Ban Hội trợ triển lãm 4. Ban pháp chế 5. Ban ASEAN 6. Trung tâm hỗ trợ DNVVN 8. Ban tài chính 9. Ban tổ chức cán bộ 10 văn phòng 11. văn Phòng cộng tác giới chủ 12. Báo diễn đàn doanh nghiệp 13. Thư viên CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN. 1. TP, Hồ Chí Minh 2. Hà nội 3. Đà Nẵng 4. Hải Phòng 5. Cần Thơ 6. Vũng Tàu 7. Vinh 8. Khánh Hoà 5. Tình hình tài chính và đảm bảo cơ sở vật chất chất kỹ thuật của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có tài sản và ngân sách riêng và hoạt động theo chế độ tự nhiên về tài chính. Ngân sách của phòng có từ các nguồn thu sau: các khoản thu do hoạt động trợ giúp của Nhà nước các khoản chi giúp, giúp đỡ của các hiệp hội doanh nghiệp các tổ chức khác và cá nhân trong và ngoài nước. Và phòng điện sử dụng ngân sách của mình cho những hoạt động sau: chi hoạt động của phòng, các chi phí về cơ sở vật chất và hoạt động của các cơ quan chuyên trách, các tổ chức thuộc và bên cạnh và hoạt động của các cơ quan chuyên trách, các tổ chức thuộc và bên cạnh phòng. Đầu tư và mở rộng các hoạt động trong và ngoài nước phù hợp với chức năng vào nhiệm vụ của phòng và người chịu trách nhiệm quản lý tài sản và ngân sách của phòng là chủ tịch phòng thương mại vậy phòng thương mại được đợi lập và tự chủ về tài chính và hoạt động dưới sự giúp đỡ một phần của nhà nước. Về phương tiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng thương mại đã và đang triển khai xây dựng 6 trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư các khu vực kinh tế trọng điểm triển khai trên trân quốc, với diện tích văn phòng sử dụng hơn 40.000 m2 có thể bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động trong thời gian dài. Về mặt kỹ thuật phương tiện và điều kiện làm việc không ngừng được nâng cao. Hệ thống tập hợp, xử lý thông tin của phòng đã được củng cố và phát triển theo hướng ứng dụng cái thành tựu của công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực phục vụ cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của phòng. Nguồn ngân sách không ngừng được nâng cao. Phòng đã có số hội viên ngày càng nhiều hội viên trong và ngoài nước. Với số lượng trên 5000 hội viên đã nắm giữ trên 60% GDP của nền kinh tế đất nước, cơ cấu ngày càng bảo đảm tính đại diện của phòng thương mại với cộng đồng các doanh nghiệp. Để hoạt động độc lập phòng phụ thuộc và ngân sách nhà nước phòng đã thực hiện rất nhiều hoạt động kinh doanh thông qua của công ty dịch vụ thương mại, Công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu với siêu thị TECHSIMEX, Công ty đầu tư và thương mại quốc tế…. Hình 5: Cân đối thu chi 1997 -2003 (ĐTV: triệu VNĐ) (Nguồn: Báo cáo của Ban tài chính thuộc VCCT, các năm 2001-2003, và tổng kết kỳ III) Nguồn thu năm 1997 là 27 tỷ đồng và đã tăng lên 4813 tỷ năm 2001 (tăng khoảng 1,18 lần). Trong những năm gần đây VCCI tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư ngân sách. Nhìn từ khía cạnh tài chính thì nguồn thu của VCCI luôn đạt mức lớn hơn các khoản chi phí phải bỏ ra. Hoạt động đầu tư của VCCI được tập trung đều cả hai phương diện là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng phần mền bao gồm phát triển nguồn nhân lực, phát triển hệ thống thông tin, sử lý thông tin hiệu quả, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước và ngoài nước. Phòng thương mại tiếp tục đầu tư xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại đầu trong đó có thành lập thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại tại Thanh Hoá đầu tư xây dựng 5 Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư các địa điểm là TP. Hồ Chí Minh đầu tư từ hình thành một mạng lưới Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư trên toàn quốc với tổng diện tích lên đến 32.700m2, hình thành một hệ thống cơ sở vật chất cho các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư và đào tạo phát triển doanh nhân cho nhiều năm tiếp theo. Phương tiện phục vụ cho làm việc cũng được tăng cường, VCCI đã tiến hành đầu tư xây dựng mạng lưới, máy tính nội bộ tại trụ sở chính các chi nhánh. Đến hết năm 2001, 100% cán bộ của VCCI được trang bị máy vi tính. Đối với cơ sở hạ tầng miề, hệ thống tập hợp và xử lý thông tin của VCCI có đáng kể, toàn bộ máy tính ở trụ sở chính và các chi nhánh lớn của VCCI đã được nối mạng, hệ thống thông tin luôn đựơc củng cố trên cơ sở rộng quan hệ phối hợp cộng với các cơ quan Nhà nước các hiệp hội doanh nghiệp. Những hoạt động của phòng không chỉ đem lại doanh thu, lợi nhuận mà còn trực tiếp đóng góp vào ngân sách nhà nước: Bảng 1: Đóng góp ngân sách nhà nước của VCCI - (ĐV: VNĐ) Năm Thuế doanh thu Thuế lợi tức Thuế khác 1999 10.908.426.199 886.453.198 11.937.356.987 2000 9.996.335.919 761.049.717 7.138.450.220. 2001 12.329.008.900 1.534.448.287 13.393.738.442 2002 11.258.964.354 1.121.236.489 14.025.367.845 2003 13.895.467.125 1.721.569.873 12.358.921.136 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2000- 2003; Báo cáo năm của ban tài chính) II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Với uy tín kinh nghiệm và thực hiện có VCCI đã được các cơ quan của nhà nước, các đối thủ, các doanh nghiệp tin cậy chon làm đơn vị thực hiện trợ giúp khởi sự doanh nghiệp nhằm phát triển cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống doanh nghiệp của đất nước và đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế của đất nước. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự cố gắng ban lãnh đạo phòng, phòng thương mại đã thực hiện tương đối tốt các hoạt động của mình. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân nên phòng vẫn còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết khác phục trong thời gian tới. Dưới đây là phân tích, đánh giá của từng hoạt động cụ thể. 1. Khái quát cơ câú hỗ trợ quốc gia Hoạt động trợ giúp khởi sự doanh nghiệp của VCCI được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều tổ chức như: tổ chức lao động quốc tế (ILO) thực hiện từ tháng 11 năm 1998 phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng xây dựng được một mạng lưới rộng khắp thông quá các chi nhánh: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Cần Thơ, Hải Phòng …. Chi nhánh cũng góp phần quan trọng hỗ trợ tại các khu vực cánh xa trung tâm thành phố Hà Nội. Theo đà phát triển cùng những thành tích quan trọng mà phòng đã danh được, tháng 5 năm 2005, với sự đồng ý của ta bên (ILO, VCCI, SIDA) văn phòng giúp và khởi sự doanh nghiệp quốc gia trực thuộc phòng thương mại và công nghệ Việt Nam đã ra đời tại các chi nhánh lớn nhỏ TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, các văn phòng trợ giúp khu vực tương ứng cũng đựơc thành lập với chức năng thực hiện và giám sát trực tiếp hoạt động tại địa phương: khi bộ máy trợ giúp khởi sự doanh nghiệp đã được khởi động hoàn hảo thì hoạt động đã chuyển sang một giai đoạn mới với sự tham gia tích cực và chủ động của phòng trong hoạch định chính sách cũng như thực hiện văn phòng ILO đóng vai trò hỗ trợ tư vấn giám sát VCCI. Mạng hình quản lý hoạt động hỗ trợ được thể hiện theo hình dưới đây Banh lãnh đạo Uỷ ban doanh nghiệp vừa và nhỏ Bộ phận trợ giúp của ILO Bộ phận trợ giúp khởi sự Quốc gai trực thuộc VCCI Bộ phận hỗ trợ chi nhánh TP Hồ Chí Minh Bộ phận hỗ trợ chi nhánh Bộ phận hỗ trợ chi nhánh Đà Nẵng Tổ chức đối tác miền Bắc Tổ chức đối tác Miền Nam Tổ chức đối tác miền Trung Hình 6: Mô hình quản ly trợ giúp khởi sự. Theo mô hình trên ta thấy hoạt động của VCCT chủ yếu bao gồm các hoạt động sau: + Giới thiệu chương trình cho các tổ chức tiềm năng các cơ quan tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ + Lựa chọn các tổ chức đối tác, có khả năng thực hiện trương trình, lựa chọn giảng viên nguồn (cán bộ của các tổ chức này). + Đào tạo và hỗ trợ sau đào tạo cho các tổ chức đối tác. + Thiết lập mối liên hệ với các tổ chức tín dụng và các cơ quan chính phủ, Ngoài ra văn phòng trợ giúp quốc gia cua phòng thương mại còn có nhiệm vụ : + Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và chỉ đạo các văn phòng trợ giúp khu vực triển khai các hoạt động, hoạch định chiến lược triển khai trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. + Quản lý hỗ trợ các văn phòng khu vực phát triển và hoàn thiện kế hoạch triển khai chương trình tại khu vực. + Văn phòng quốc gia cũng xách định rõ việc đào tạo và các nguồn năng lực cần thiết cho các cán bộ VCCT thực hiện trương trình đào tạo khởi sự tại Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vv… để đưa trương trình đến với những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các miền. + Tiến hành các công việc kết nối liên kết với các quỹ tín dụng, các ngân hàng để có thể tìm ra các giải pháp tốt nâng cao hiệu xuất sử dụng vốn của vùng sâu, vùng xa… + Xúc tiến các hoạt động liên mối chặt chẽ giữa văn phòng quốc gia với các văn phòng khu vực, và các tổ chức đối tác. Với những vai trò trên, phòng thương mại đã và đang chủ động trong vào thực hiện chương trình trợ giúp khởi sự tại Việt Nam là cơ quan đầu mối thiếp quản chương trình, phòng thương mại cam kết tiếp tục hỗ trợ các đối tác thực hiện sự đưa chưa trình khởi sự kinh doanh vào chương trình hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của phòng. Với chức năng là cơ quan đầu mối, vấn đề chất lượng và đánh giá kiểm tra ảnh hưởng của chương trình được đặt ra hàng đầu đối với phòng thương mại đã phát triển hai bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện, chương chương trình dành cho cán bộ của phòng và cán bộ và cán bộ của các tổ chức đối tác với mục đích nhằm tạo ra cơ chế cũng như tiêu chuẩn duy trì và đánh giá chất lượng dịch vụ của hoạt động trợ giúp. Những công cụ thực hành cụ thể rõ ràng, các công cụ lập là hoạch chọn lựa đối tượng, báo cáo,… trong cẩm nang cho phép chương trình trợ giúp có thể tiếp tục tồn tại và duy trì trên một cơ sở bền vững và mặt chất lượng kể cả khi không còn được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Các ban điều hành cấp quốc gia để quản lý hệ thống. Nhóm làm việc của chương trình bao gồm lãnh đạo, cán bộ điều phối chương trình tại văn phòng khu vực va địa bàn liên quan được nhóm họp thường kỳ. Các cuộc họp nhằm mục đích đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua, sát với bài học kinh nghiệm và lập kế hoạch chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới. Ban tư vấn q uốc gia được nhóm họp thường niên. Ban vật tư quốc gia là hội đồng của bên thực hiện dự án (phòng thương mại và đại diện tổ chức đối tác tại các khu vực) các cơ quan hỗ trợ xúc tiến (Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động …) đại diện cho các doanh nghiệp đã tham gia hoạt động hỗ trợ tại các cuộc họp này đại biểu trao đổi tích cực kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp khởi sự, tư vấn cho dự án trong hoạch định chính sách thực hiện các phương án duy trì chương trình trên cơ sở bền vững. 2. Phân tích hoạt động đào tạo khởi sự Đào tạo khởi sự doanh nghiệp là nội dung quan trọng nhất hoạt động trợ giúp của phòng. Nó bao gồm nhiều hoạt động từ xây dựng tài liệu đào tạo khởi sự kinh doanh, thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên đoàn kết đến đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho toàn bộ địa bàn Việt Nam. Hoạt động trên đã khắc phục được rất nhiều nguyên nhân thất bại khởi sự là kiến thức kỹ năng quản lý từ khi mới thành lập vì cả trong quá trình khởi động kinh doanh. 2.1. Hoạt động xây dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1076.doc
Tài liệu liên quan