Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty liên doanh Bánh kẹo Hải hà - Kotobuki

MỤC LỤC Trang

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1

I- Cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1

1. Khái niệm, tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh 1

2. Các loại hình cạnh tranh 5

3. Các công cụ cạnh tranh 8

3.1. Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm 8

3.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm 10

3.3. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 12

3.4. Cạnh tranh bằng các công cụ khác 14

4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp 15

4.1. Thị phần của Doanh nghiệp trên thị trường 15

4.2. Tỷ suất lợi nhuận 16

4.3. Chi phí cho hoạt động marketing 16

II- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 17

1. Nhân tố khách quan 18

1.1. Môi trường nền kinh tế quốc dân 18

1.2. Môi trường cạnh tranh trong ngành 20

2. Các nhân tố chủ quan 23

2.1. Nguồn nhân lực 23

2.2. Nguồn lực vật chất của Doanh nghiệp 25

2.3. Tiềm lực vật chất của Doanh nghiệp 25

PHẦN II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HẢI HÀ-KOTOBUKI

26

I- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29

2. Bộ máy quản lý, cơ chế điều hành 33

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 33

II- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Hải hà-kotobuki 33

1. Các nhân tố khách quan 33

1.1. Các yếu tố về kinh tế 33

1.2. Môi trường cạnh tranh trong ngành 36

2. Các nhân tố chủ quan 42

2.1. Sản phẩm và thị trường 42

2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý 47

2.3. Trang thiết bị máy móc 48

2.4. Đội ngũ lao động 50

2.5. Năng lực về vốn, tài chính 51

III- Khả năng cạnh tranh của công ty Hải hà-kotobuki 52

1. Tình hình cạnh tranh theo cơ cấu sản phẩm 52

2. Tình hình cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm 53

3. Tình hình cạnh tranh theo giá cả sản phẩm 54

4. Tình hình cạnh tranh theo mẫu mã bao bì sản phẩm 55

5. Tình hình cạnh tranh theo các đoạn thị trường 56

6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ tiêu thụ để tăng cường khả năng cạnh tranh 58

IV- Một số nhận xét chung về khả năng cạnh tranh của Hải hà-kotobuki công ty 60

1. Ưu điểm 60

2. Những tồn tại 62

3. Nguyên nhân của những tồn tại 63

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CỦA CÔNG TY HẢI HÀ-KOTOBUKI 65

I- Dự báo xu hướng phát triển của thị trường bánh kẹo Việt Nam 65

II- Mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp 67

III- Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Hải hà-kotobuki 68

1. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm 68

1.1. Phương hướng đa dạng hoá sản phẩm 68

1.2. Biện pháp thực hiện 68

2. Quản lý chất lượng và bao bì mẫu mã tốt hơn 71

2.1. Phương hướng của giải pháp 71

2.2. Biện pháp thực hiện 71

3. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá 74

3.1.Phương hướng của biện pháp 74

3.2.Biện pháp thực hiện 74

4. Tăng cường hoạt động Marketing 76

4.1.Phương hướng thực hiện 76

4.2. Biện pháp thực hiện 76

5. Đổi mới máy móc công nghệ 81

5.1. Phương hướng đổi mới 81

5.2. Biện pháp thực hiện 82

6. Một số kiến nghị với Nhà nước 83

6.1. Nhà nước cần tạo “Sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp 84

6.2. Hoàn thiện chính sách thị trường 85

Kết luân

Tài liệu tham khảo

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty liên doanh Bánh kẹo Hải hà - Kotobuki, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, chất lượng trung bình ( trừ mặt hàng socola) còn lại mẫu mã khá đơn giản. Đây là đối thủ cạnh tranh khá gay gắt đối với mặt hàng socola và bánh quy. Chiến lược của công ty là giữ vững thị phần thị trường miền Bắc mở rộng thêm một số thị trường ở khu vực trong và ngoài nước. Những biện pháp mà Hải Châu thực hiện là: Đầu tư công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh quảng cáo, khuyếch trương hoàn thiện hệ thống phân phối. - Công ty bánh kẹo Tràng An: Trong hai năm 1998 & 1999 công ty đã đầu tư một số thiết bị mới nhằm hoàn thiện hơn dây chuyền sản xuất bánh kẹo. Mở rộng mặt hàng kẹo cứng, đặc biệt là kẹo hương cốm. Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, được người tiêu dùng ưu thích, có khả năng cạnh tranh cao, bởi vì mặt hàng này có đủ chủng loại chất lượng, chất lượng thơm ngon, có mùi vị rất đặc trưng, giá cả phù hợp. Trong lĩnh vực kẹo que, Tràng An cạnh tranh với Hải Hà - kotobuki bằng giá cả: Giá một thanh kẹo que của Tràng An là 140 đ/que; còn Hải hà-kotobuki là 170đ/que. Bù lại chất lượng mẫu mã của Hải hà-kotobuki là đẹp, có ưu thế hơn. Trong tương lai Tràng An sẽ tung ra thị trường sản phẩm bim bim vì hiện nay công ty đang đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm này. - Công ty đường Biên Hoà (Bibica): Công ty đường Biên Hoà hiện nay vừa sản xuất đường vừa sản xuất bánh kẹo có sản lượng hàng năm sản xuất lớn gần nhất nước ta. Công ty đã nhập những thiết bị công nghệ hiện đại nên mặt hàng của công ty rất đa dạng ( có khoảng 130 chủng loại). Các mặt hàng như socola, kẹo cứng, biscuit, snack, là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. Hải hà-kotobuki hiện nay đang yếu thế trong cạnh tranh về giá đối với mặt hàng biscuit vì mặt hàng này Bibica có chất lượng trung bình, mẫu mã bao bì khá đẹp, đặc biệt giá lại rất rẻ nên đã thu hút một khối lượng lớn khách hàngở các tỉnh lẻ. Mặt hàng kẹo cứng của Bibica được đóng hộp tương đối đẹp, với nhiều kiểu dáng khác nhau như hộp nhựa hình tròn, hình trái tim... thể hiện được sự sang trọng gây chú ý của khách hàng. Trong khi đó mẫu mã bao bì của Hải hà-kotobuki vẫn đóng theo kiểu cũ ( đóng kiểu hình chữ nhật bao gói bằng nilông) nên chưa thu hút được tầng lớp có thu nhập cao, mặc dù chất lượng bánh là ngon. Bibica có lợi thế đó là do họ tự sản xuất được nguồn nguyên liệu đầu vào như dường RE, RS. . . có thể nói trong tương lai đây là một đối thủ khá mạnh đối với Hải hà-kotobuki nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và miền Nam. Hiện nay, công ty đang có chiến lược tăng thị phần hàng hoá ở khu vực miền Bắc. Trong đợt hàng hội chợ VN chất lượng cao 2001-2002 tại cung văn hoá và tại Giảng Võ, công ty đã bố trí gian rộng đẹp thuận tiện, có đội ngũ tiếp thị mạnh, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, thu hút khách hàng. - Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô: Đây là một công ty mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nước ta, những đã chứng tỏ được sức mạnh và tiềm lực của mình. Điểm mạnh của công ty là có danh mục sản phẩm rộng với sản phẩm chủ yếu là là bánh Biscuit, Snack, bánh tươi. .. Hệ thống kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo rộng, đặc biệt chương trình quảng cáo về sản phẩm snack dược rất nhiều người tiêu dùng biết đến và yêu thích. Chính vì thế mà sản phẩm của Kinh Đô hiện nay đang tràn ngập thị trường (sản phẩm bimbim chiếm đến 20% thị trường miền Bắc) trực tiếp cạnh tranh với Hải hà-kotobuki cho nên trong hai năm 1998 & 1999 mặc dù Hải hà-kotobuki đã cho ra đời nhiều chủng loại Bimbim mới nhưng khối lượng tiêu thu và thị phần liên tục giảm xuống. Trong tương lai Hải hà-kotobuki , Bảo ngọc và một số hãng khác còn phải cạnh tranh về lĩnh vực bánh tươi, bánh ngọt với Kinh Đô. - Sự cạnh tranh của mặt hàng ngoại nhập: Trong những năm gần đây do Nhà nước có chính sách quản lý ngiêm ngặt hàng nhập khẩu bánh kẹo nên mặt hàng nhập khẩu có xu hướng giảm song vẫn chiếm khoảng 30% tổng lượng bánh kẹo. Ngoài ra còn một số lượng lớn hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, tìm mọi cách lọt vào nước ta. Mặt hàng nhập khẩu đa số có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đặc biệt mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái lan với khối lượng lớn giá lại rất rẻ. Vì vậy mà bánh kẹo trong nước khó có thể cạnh tranh được với mặt hàng ngoại nhập này. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam xưa nay vẫn có xu hướng “ sính hàng ngoại” đặc biệt là mặt hàng socola và kẹo mềm. Cụ thể thị trường Hà Nội mặt hàng kẹo ngoại chiếm đến 35%. Do đó cũng như các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước khác, Hải hà-kotobuki gặp phải nhiều khó khăn trong việc củng cố và duy trì thị trường. Để có cái nhìn khái quát ta có bảng tóm tắt sau: b - Khách hàng Khách hàng của công ty hầu hết là các đại lý và các nhà bán buôn. Họ đều có quan hệ mật thiết gắn bó với công ty trên cơ sở hoa hồng các đại lý và được công ty thực hiện giá ưu đãi, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá. Cho nên lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của công ty. Đây là một thuận lợi cho công ty trong việc phát triển và mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín và nâng cao khả năng cho công ty. Bảng 4 : Số lượng các đại lý chính thức của công ty Hải hà-kotobuki Đơn vị: đại lý Đại lý 1996 1997 1998 1999 2000 Toàn quốc 101 110 116 127 142 Miền Bắc 78 80 85 90 103 Miền Trung 19 22 21 25 27 Miền Nam 4 8 10 12 12 ( Nguồn: phòng kinh doanh công ty Hải hà-kotobuki ) Ta thấy hệ thống kênh phân phối của Hải hà-kotobuki có nhiều thành viên thuộc công ty mẹ Hải hà. Do tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt, hệ thống kênh phân phối tràn lan của Quảng Ngãi, Biên Hoà, Lam Sơn. Công ty đã quyết định lập lại kênh phân phối một cách chặt chẽ hơn, không còn tình trạng thả nổi như trước, bỏ qua những thành viên hoạt động không có hiệu quả và mở rộng thêm các đại lý mới, có triển vọng. c- Người cung ứng: Hiện nay, nguồn cung cấp các yêu tố đầu vào (chủ yếu là nguyên vật liệu) cho công ty chủ yếu từ hai nguồn: trong nước và nhập khẩu. Các nguyên vật liệu được mua trong nước như: Đường, sữa, hoa quả. . . Các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như: Bột mỳ, bơ, cacao, hương liệu, phẩm mầu, một số giấy bạc bọc keo cao su... Các cơ sở trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho công ty bao gồm: Nhà máy đường Lam sơn, Quảng Ngãi, Công ty sữa VN. Đây là các nhà cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên cho công ty. Hàng năm họ cung cấp một lượng lớn đường sữa, bơ... với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý, khả năng gây ra áp lực đối với công ty là rất ít vì: -Thứ nhất: Những công ty này họ thường muốn bán hàng Kinh doanh lâu dài đối với công ty. Các công ty sản xuất bánh kẹo là những khách hàng lớn chính của họ. -Thứ hai: Đó là sự sẵn có của các nguyên vật liệu đầu vào trong nước, không cho phép họ chèn ép giá. Công ty bánh kẹo Hải hà-kotobuki phần nào chịu ảnh hưởng của các nhà cung cấp nước ngoài. Các nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước singabore, thailan, malaixia, hongkong. . .đâylà những nguyên vật liệu không có sẵn trong nước như: Bột mỳ, bơ, ca cao.. .hoặc không sản xuất được ở trong nước như các loại hương liệu cao cấp, phẩm mầu, túi nhãn. Để tránh tình trạng bị ép giá công ty đã năng động tìm kiếm thị trường cung ứng, quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng và có kế hoạch dự trữ hợp lý, tổ chức nghiên cứu tìm những nguyên vật liệu có thể thay thế được.Các loại nguyên vật liệu nhập khẩu với chất lượng cao, đảm bảo hương vị cho sản phẩm đầu ra nhưng lại thường phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao như dầu cọ thuế xuất nhập khẩu là 25% gây khó khăn cho việc hạ giá thành sản phẩm. d- Sức ép từ sản phẩm thay thế Sản phẩm bánh kẹo chịu ảnh hưởng rất lớn từ những sản phẩm thay thế nhất là vào mùa hè. Hiện nay, thay vì dùng bánh kẹo vào các dịp lễ tết làm quà biếu hay thưởng thức hàng ngày, người dân có thể dùng các loại sản phẩm khác như: nước ngọt, bia, hoa quả, nước ép trái cây, đặc biệt là vào mùa hè Vào mùa đông xu hướng tiêu dùng bánh kẹo tăng lên, các dịp lễ tết (tháng 11,12,1,2) nhu cầu làm quà tặng biếu của người dân tăng lên. Sản lượng tiêu thụ các tháng này thường tăng nhanh. Do vậy, công ty phải căn cứ vào từng mùa, tháng, mà có kế hoạch sản xuất hợp lý. Bảng5: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các mùa trong năm 2000 Đơn vị: tấn Mùa Tháng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Mùa lạnh 1 5.002 6.012 6.093 2 2.455 3.495 4.228 3 3.840 3.180 3.910 4 2.603 2.612 2.622 Mùa nóng 5 1.600 1.573 2.572 6 1.907 2.001 2.364 7 2.903 2.073 2.273 8 3.001 3.074 3.037 9 4.002 5.046 5.036 10 2.140 3.140 3.144 Mùa lạnh 11 3.991 4.599 5.544 12 4.595 4.900 5.365 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) 2- Các nhân tố chủ quan 2.1- Sản phẩm và thị trường a- Sản phẩm Sản phẩm của liên doanh Hải hà-kotobuki là các loại bánh kẹo phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Đây là loại sản phẩm thiết yếu tiêu dùng một lần, là thứ để ăn nhưng phần lớn phục vụ nhu cầu giải trí, tổ chức cưới hỏi, quà tặng, sinh nhật. Ngày nay nó còn phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ của con người. Trên thị trường Việt Nam thời kỳ kinh tế còn thấp kém, bánh kẹo được coi là hàng hoá cao cấp chỉ có vào các dịp lễ tết, cưới hỏi với số lượng và chất lượng hạn chế. Gần đây bánh kẹo đã trở thành quen thuộc của mọi nhà, nhu cầu về bánh kẹo ngày một lớn. Nhưng do bánh kẹo là sản phẩm dễ thay đổi và mang tính mùa vụ, nên đòi hỏi các nhà sản xuất phải luôn thay đổi, đa dạng hoá các loại bánh kẹo để phục vụ ngày tốt hơn. Bảng6: Tình hình tiêu thụ của công sản phẩm của công ty Hải hà- Kotobuki đơn vị: kg Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh99/98 So sánh 00/99 CL % CL % Kẹo cứng 131 6 230 163 0 830 1615724 1621415 1639333 5691 0.352 17918 1.105 Kẹo que - 21897 33001 36254 32236 3253 9.857 -4018 -11.083 Bim chiên 290 8 36 140 3 08 139 812 119 8 97 8 3 56 -19915 -14.244 -36741 -30.643 Bim nổ 18 213 8600 99 03 6 429 2 429 -3474 -35.08 17667 274.8016 Socola 30 5 16 2 2 610 26 3 15 17 1 41 19 3 16 -9174 34.862 2175 12.8016 Cao su 84325 1312 05 173 9 21 195 9 87 213 271 22 066 12.687 17284 8.818 Cookies 94834 49317 55937 45117 27074 -10820 -19.343 -18043 -39.999 Bánh tươi 96098 90520 149300 189820 229621 40520 27.139 39801 20.967 Keọ isomalt - - - 3165 6003 3165 - 2838 89.668 Tổng 1 931 050 2 0 9 5 287 22 03 9 13 2 2 35.. 225 227 41 06 31312 1.421 38881 1.739 (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Hải hà-Kotobuki ) Qua bảng trên ta thấy tổng snr lượng bánh kẹo trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp. Cụ thể là trong năm 1999 tăng so với năm 1998 là 31312 kg hay1.421%; Năm 2000 tăng so với năm 1999 là38881kg hay 1.739% khối lượng các mặt hàng tiêu thụ năm 1997, 1998 hầu như khong thay đổi. Để cụ thể ta đi vào từng mặt hàng sau: Măt hàng kẹo Cứng: Là một trong những mặthàng chiếm tỷ lệvà doanh thu lớn so với các mặthàng khác. Vào năm 1998,1999 lượng tiêu thụ mặt hàng này không mạnh và bị Cạnh tranh gay gắt trên thị trường như Cạnh tranh với mặt hàng kẹo cốm của Tràng An, kẹo cứng Gold bell của Hải hà có chất lượng thơm ngon, mùi vị đặc trưng mà giá cả lại phải chăng. Ngoài ra mặt hàng kẹo ngoại nhập có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam như kẹo Thái lan, kẹo Singabore. . .trong khi đó mặt hàng kẹo cứng của Hải hà-Kotobuki có chaats lượng chưa cao, sản phẩm chưa đa dạng hoá, chưa có mùivj đặc trưng, cách đóng gói chỉ ở dạng túi ni nông dẹt chưa có kiê hộp nhựa và thuỷ tinh cao cấp. Kẹo Que: Là mặt hàng rất thích hợp với các em bé và những trẻ thành niên. Nắm bắt được nhu cầu đó Công ty đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại bánh kẹo có hình dáng mẫu mã hết sức độc đáo và hấp dẫn như kẹo Animal 3 que, hình 3 con giống, kẹo bông tuyết, kẹo que, tíu rổ. . .được sản xuất từ đường isomalt không gây sâu răng, không gây béo phì , nó có giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền của các em, nên trong những năm 1999,2000 khối lượng sản phẩm sản phẩm tiêu thụ liên tục tăng (2838kg hay 89.668%). Kẹo que năm 1999 giảm so với năm 2000 là -4018kg hay –11.083% do bị cạnh tranh khá mạnh về giá cả của đối thủ cạnh tranh Bim bim: Đây là mặt hàng đem lại doanh số lớn nhất và năm 1996 do chưa có đối thủ cạnh tranh và được người tiêu dùng ưa chuộng đặc biệtlà đôngđảo tàng lớp thanh niên. Nhưng trong những năm gần đây có nhiều nhà nmáy đầu tư hêm dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất Bim bim, mặt hàng này dẫn đến mất ưu thế trên thị trường và bị các hãng khác cạnh tranh chếm lĩnh thị trường. Đối thủ đáng sợ nhất của Hải hà-Kotobuki là Kinh Đô có chiến lược quảng áo rất mạnh, thu hút được nhiều người tiêu dùng, sản phẩm của Kinh Đô đa dạng hoá về mặt chủng loại, mùi vị, nhiều vị đặc trưng của hoa quả, mực, sò. . .(15 loại khác nhau). Còn nhãn hiệu oishi của Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm LIWWAY, hiện nay cũng tung ra thị trường nhiều chủng loại, có mùi vị thơm ngon, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng…Mặt hàng Bim bim chiên, nổ trong những năm gần đây khối lượng tiêu thụ giảm đi liên tục cụ thể: Năm 2000 so với năm 1999 giảm 36741 kg hay giảm 30.643, riêng mặt hàng Bim bim nổ đến năm 2000 do cải thiện được dây chuyền sản xuất và đầu tư nghiên cứu tiếp thị chào hàng nên mặt hàng này tiêu thụ tăng vào năm 2000 (tăng 17667 kg) do công ty có chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng. Bánh Socola: Mặt hàng này tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ hội, lễ tết, Valentine chủ yếu mua để biếu tặng, chúc tết…Công ty có nhiều chủng loại khác nhau như socola love, socola consmos, socola fitchoco …Mặt hàng này bị cạnh tranh ở hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ năm 2000 so năm 1999 tăng 2175 kg hay 12.688 %. Kẹo Cao su: Đây là một trong những mặt hàng cos khối lượng tiêu thụ và đạt kết quả kinh doanh thu lớn. Cụ thể, năm 1998 tăng so với năm 1998 là 22066 kg hay 12.687 kg. Còn năm 2000 tăng so với năm 1999 là 17284 (8.818%). Sở dĩ, mặt hàng này có mức tăng cao như vậy là do giá cả một thanh kẹo cao su của Hải hà-Kotobuki rẻ hơn nhiều so với các hãng kẹocao su khác, hiện nay mặt hàng này rất đa dạng về chủng loại (cao su quế, bạc hà, tu ti, dâu…). Được rất nhiều em bé và các vị thành niên ưa chuộng. Bánh Cookies: Mặt hàng này có lượng tiêu thụ giảm mạnh trong những năm gần. Năm 1999, khối lượng tiêu thụ giảm đi so với năm 1998 là 10820 hay (19.343%) trong khi đó nhu cầu về bánh cookíe của thị trường khá cao. Có tình trạng như vậy là do Công ty bán với giá cao hơn so với các hãng khác. Ngoài ra, một lượng bánh cookies từ hàng nhập lậu Trung Quốc tràn sang làm lượng bánh này ngày càng ế đọng. Bánh tươi: Có tỷlệ tiêu thụ khá cao, mặt hàng này ngày càng thu hút khách hàng đến mua, mặc dù bị cạnh tranh với Bảo Ngọc và các hãng bánh gia công khác nhưng nhìn chung bánh tươi của Hải hà-Kotobuki bán khá chạy đặc biệt là bánh sinh nhật, bánh caramen, bánh ngọt… Hiện nay, công ty thường sản xuất hơn 50 loại sản phẩm khác nhau với nhiều hình thức bao gói. Ta thấy về cơ cấu danh mục là rất đa dạng, phong phú có đủ chủng loại có thể đáp ứng dược nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ khách hàng khó tính đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao đến khách hàng có nhu cầu tiêu dùng bình dân. Tuy vậy, ta thấy sản lượng kẹo sản xuất ra chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số khối lượng sản xuất ra chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng khối lượng sản xuất ra. ở mặt hàng này công ty mới chỉ cạnh tranh được ở những đoạn thị trường trung bình và thấp. Đặc biệt sản phẩm bimbim chủng loại còn đơn giản, đang dần bị chiếm lĩnh mất thị trường bởi các sản phẩm cùng loại khác. b- Thị trường Sản phẩm của công ty được sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu và một phần để xuất khẩu. Đối tượng khách hàng của công ty là mọi tầng lớp dân cư thuộc hai nhóm chính sau: * Nhóm có thu nhập trung bình và thấp: Đây thường là thị trường ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn. Họ mua các mặt hàng truyền thống của công ty có giá cả vừa phải như kẹo cứng, cao su, cookies gói cân. . . * Nhóm có thu nhập cao: Chủ yếu tập trung ở các vùng đông dân cư ( Thành phố, thị xã, thị trấn ). Các sản phẩm cao cấp như bánh tươi, socola, cookies hộp sắt, kẹo que phần lớn tiêu thụ bởi nhóm khách hàng này Thực tế, cho thấy nhóm khách hàng có thu nhập cao ngày một tăng, mức độ chênh lệch giữa các nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp ngày một tăng, kéo theo nhu cầu về bánh kẹo ngày một khác biệt. Đây là một đặc điểm để công ty dựa vào để nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Nhu cầu của thị trường về Bánh kẹo cũng khác nhau tuỳ theo độ tuổi, thường thì trẻ em tiêu dùng nhiều hơn người lớn, người trẻ tiêu dùng nhiều hơn người già cho nên người làm marketing phải coi trọng điều này mà thiết lập các chương trình quảng cáo cho phù hợp. Thị trường Bánh kẹo là một thị trường cạnh tranh mạnh, do đó tăng trưởng thị phần không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên các vùng thị trường Khu vực thị trường Sản lượng thực hiện Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tấn % Tấn % Tấn % Miền bắc 30.812 81 31.891 79 37.434 81 Miền trung 4.520 11 4.645 12 4.209 9 Miền Nam 2.415 8 3.442 9 4.551 10 Tổng 37.747 100 39.978 100 46.194 100 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) Thị phần hiện tại của Hải hà - Kotobuki chỉ mới đạt 3,05% tổng thị trường Bánh kẹo trong cả nước. Nói riêng về thị trường trong nước của công ty: Miền Bắc là khu vực thị trường chính trong đó Hà Nội là khu vực trọng điểm (thường xuyên dao động khoảng 20% thị phần trong cả nước). Thị trường Miền Trung còn hạn chế, tuy rằng vùng thị trường này doanh số đạt được khá cao, đây là vùng thị trường tiềm năng cần phải khai thác. Thị trường Miền Nam còn rất hạn hẹp, chủ yếu mới chỉ tập trung ở khu vực TPHCM, riêng ở khu vực này công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng như: Kinh đô, Biên hoà. . .và một số cơ sở sản xuất đường và bánh kẹo khác. Việc xuất khẩu sang các nước như mông cổ, Mianma. . .cũng được công ty quan tâm nhưng vùng thị trường này hầu như không có hiệu quả. Hiện nay, công ty đang hướng các nỗ lực vào thị trường trọng điểm,duy trì và ổn định thị trường hiện tại kết hợp với không ngừng tìm hiểu, khai thác các khu vực thị trường nông thôn, miền núi thăm dò thị trường một số nước trong khu vực 2.2- Cơ cấu tổ chức quản lý Bảng 13: Cơ cấu lao động theo hành chính Các chỉ tiêu Tổng Trình độ Tuổi Đại học Trung cấp Dưới 30 30-45 Trên 45 Nhân viên kinh tế 57 48 9 31 16 10 Cán bộ lãnh đạo 4 4 1 3 Nhân viên hành chính 4 2 2 1 2 1 Tổng số nhân viên quản lý 97 78 19 43 35 19 Trưởng phòng 4 4 1 3 Nhân viên khác 64 2 62 13 26 25 Nhân viên quản lý 36 28 8 11 17 8 Tổng số 266 165 101 100 97 69 ( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp công ty Hải hà - Kotobuki ) Như đã đề cập ở trên, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là bộ khung là nền tảng trong quá trình hoạt động và cạnh tranh của Doanh nghiệp. Nếu như một cơ cấu quá cồng kềnh, quá chồng chéo nhau thì dẫn đến Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, kém năng động, điều đó có nghĩa là năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp bị hạn chế. Nhưng đối với Hải hà-Kotobuki với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nhiệm vụ chức năng được phân chia một cách rõ ràng cho các phòng ban chức năng giúp cho việc quản lý thuận tiện, đường ra mệnh lệnh ngắn, phát huy được khả năng năng động, sáng tạo chuyên môn của các phòng ban. Các thành viên của công ty có tuổi đời còn khá trẻ (tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên là 31 tuổi). Các nhân viên quản lý đều có trình độ chuyên môn khá cao ,xử lý công việc nhanh nhậy. Đây là một vũ khí cạnh tranh khá lợi hại của công ty. Trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất Liên doanh Hải hà-Kotobuki với lợi thế của một người đi sau đã học tập kinh ngiệm của những hãng đi trước, trong lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường, chuyển giao công nghệ. . . Việc sản xuất được thực hiện trên dây chuyền công nghệ hiện đại là điều ước muốn của hầu hết các Doanh nghiệp (tất nhiên là phải xuất phát từ phía thị trường ). Đầu tư cho công nghệ mới chứng tỏ sức cạnh tranh của mình. Trong những năm gần đây các hãng sản xuất bánh kẹo ở Nước ta đã đầu tư đổi mới thiết bị máy móc khá nhiều nhằm cải tiến sản phẩm, tạo ra được những sản phẩm mới lạ,độc đáo. Đồng thời tiết kiệm được chi phí, khấu hao máy móc giảm, máy móc hiện đại thì sẽ tốn ít nguyên vật liệu, chi phí lao động giảm do việc tăng năng suất lao động, giảm lao động gián tiếp trong phân xưởng Tính đến nay Hải hà-Kotobuki đã có 8 dây chuyền sản xuất bánh kẹo các loại với trình độ khá hiện đại, về năng lực công nghệ ta thấy không thua kém các Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, thậm chí còn hiện đại hơn nữa. Có thể cho phép sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao, quy trình công nghệ hiện đại tự động hoá kết hợp với làm thủ công, với một chi phí để sản xuất ra một sản phẩm là thấp, công suất của dây chuyền cho phép sản xuất ra đủ để thoả mãn nhu cầu của thị trường. Bảng 8: Dây chuyền công nghệ của một số hãng sản xuất Bánh kẹo Công ty Dây chuyền thiết bị Công suất Năm nhập Trị giá (Tỷ đồng) Hải Hà - Dây chuyền sản xuất kẹo mềm -Dây chuyền sản xuất bánh Cookies Italia - Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp - Dây chuyền sản xuất kẹo mềm khác và kẹo gôm 1200 tấn/năm 2300 tấn/năm 150 tấn/năm 6700 tấn/năm 1995 1995 1996 1996 3,5 8 2,5 7 Hải Châu - Dây chuyền sản xuất bánh kẹo kem xốp CHLB Đức` - Dây chuyền sản xuất thiết bị phủ Socola CHLB Đức - Máy gói Hàn Quốc - Hai dây chuyền kẹo cứng CHLB Đức 1 tấn/Ca 1 tấn/Ca 3400 tấn/năm 1996 1998 1997 1998 9 3,5 0,5 20 Hải Hà-Kotobuki - Dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Nhật - Dây chuyền sản xuất bánh Snack của Nhật -Dây chuyền kẹo cao su toàn bộ của Đức - Dây chuyền sản xuất kẹo Sao la của hà Lan - Dây chuyền sản xuất kẹo que của Hà Lan - Thiết bị làm bánh tươi của Đức 1200 tấn/năm 12 tấn/ ngày 1 tấn/ngày 1 tấn/ngày 1 tấn/ngày 1.5 tấn/ ngày 1994 1994 1994 1995 1996 1998 9 12,4 5 6,2 2,7 0,7 ( Nguồn: phòng kinh doanh công ty Hải hà - Kotobuki ) Đội ngũ lao động Dù là một công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh những quy mô của Hải hà-Kotobuki không lớn, số lượng lao động chỉ giao động trong con số 350.Tuy nhiên vẫn có những thay đổi nhỏ cho đến nay (tháng 4 năm 2001) công ty có 354 lao động trong đó lao động gián tiếp chiếm khoảng 16,7% còn lại là lao động trực tiếp ở phân xưởng. Bảng9: Cơ cấu lao động qua các năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 S L % S L % S L % S L % S L % 1.Tổng số lao động 243 100 255 100 270 100 281 100 292 100 2. Giới tính - Nam - Nữ 78 32 82 32.2 87 32.2 96 34 103 36.3 165 68 173 67.8 183 67.8 185 66 189 64.7 3. Trình độ -Đại học - Cao đẳng -Trung cấp -Phổ thông 34 14.2 36 14.1 39 14.4 40 14.2 40 13.1 6 2.8 6 2.1 7 2.6 10 28.1 6 2.1 15 6.2 6 2.1 7 2.6 10 28.1 6 8.1 188 73.8 203 50.1 211 78.2 218 53.1 228 76.7 4.Hình thức -Trực tiếp -Gián tiếp 197 81 208 81.6 220 81.4 226 84 232 84.6 46 19 47 18.4 50 18.6 55 16 60 15.4 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp công ty Hải hà-Kotobuki) Vì tính chất sản xuất của công ty mang tính chất thời vụ xuất phát từ đặc điểm này công ty đã mở rộng chính sách lao động hợp lý, đó là việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng theo thời vụ, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Lực lượng lao động ở công ty đều tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước. Việc tổ chức lao động trong công ty khá chặt chẽ, công ty đã và đang hoàn thiện dần công tác tổ chức, bộ máy và cơ cấu lao động toàn công ty, tạo điều kiện điều hành và phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm với các cán bộ công nhân còn khá trẻ tuổi đời từ 25 đến 35 tuổi, gần đây có tuyển thêm 2 người nhằm tăng cường công tác điều tra khảo sát thị trường nhằm giúp công ty có khả năng cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Năng lực về vốn của công ty Vốn là yếu tố quan trọng để sản xuất kinh doanh. Đối với công ty nguồn vốn được đóng góp bởi hai bên đó là công ty bánh kẹo Hải hà và tập đoàn Kotobuki của Nhật Bản với tổng số vốn ban đầu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 4.051.700 USD. Đã tạo điều kiện cho Doanh nghiệp năng cao khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bảng10: Tình hình tài chính của công ty Hải hà-Kotobuki đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 97/96 So sánh 98/97 So sánh 99/98 So sánh 00/99 CL % CL % CL % CL % 1 Vốn CĐ 50 52 53 56 57 2 4 1 1,92 3 5,66 1 1,78 2 Vốn LĐ 7 8 10 12 16 1 14,2 2 25 2 20 4 33,3 3 Vốn KD 57 60 63 68 73 3 5,26 3 5 5 7,94 5 7,35 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải hà - Kotobuki ) Qua trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng lên cụ thể là: Nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 1997 tăng lên so năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100591.doc
Tài liệu liên quan