Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Kinh doan Than Hà Nội

Mục Lục:

LỜI MỞ ĐẦU: 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I. Lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

2. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

2.1. Các yếu tố bên ngoài 7

2.2. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 12

3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13

3.1. Thị phần doanh nghiệp 14

3.2. Năng suất lao động 15

3.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 15

3.4 . Uy tín của doanh nghiệp 16

3.5. Năng lực quản trị 17

III. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội 17

1. Tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 17

2. Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động 20

3. Đáp ứng nhu cầu năng lượng của người tiêu dùng 21

3.1 Đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sử dụng nguồn năng lượng từ than. 21

3.2 Đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng cho tiêu dùng hộ gia đình. 21

4. Giải quyết vấn đề khai thác và sử dụng hợ lý nguồn năng lược 22

Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh 23

I. Thực trạng công ty kinh doanh than Hà Nội 23

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 23

2. Đặc điểm kinh doanh của công ty. 25

2.1 Đặc điểm về sản phẩm 25

2.2 Hình thức kinh doanh của công ty 28

3. Thực trạng nguồn lực của công ty Kinh doanh than Hà Nội 31

4. đặc điểm kĩ thuật 32

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội 32

1. Các yếu tố bên ngoài 32

1.1. Môi trường vĩ mô 32

1.2. Môi trường ngành 34

2. Các yếu tố bên trong 35

2.1. Cơ cấu tổ chức: 35

2.2. Năng lực tài chính: 36

III. Phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty Kinh doanh than Hà Nội 37

1. Thị phần của doanh nghiệp 37

2. Năng suất lao động 39

3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 39

4 . Uy tín của doanh nghiệp 41

5. Năng lực quản trị 42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI. 43

I. Cơ sở đề xuất gải pháp 43

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của công ty KDTHN 43

2. Nhu cầu thị trường và trách nhiệm một công ty quốc doanh 45

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho công ty kinh doanh than Hà Nội 46

III. Một số kiến nghị với các ngành chức năng: 57

1. Một số kiến nghị với nhà nước. 57

2. Kiến nghị với Tập đoàn than khoáng sản miên Bắc 59

KẾT LUẬN 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Kinh doan Than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ giới hạn ở một mức độ nhất định, và vì vậy khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý luôn là vấn đề cần quan tâm. Để đảm bảo môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm và không bị tàn phá yêu cầu việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng hợp lý và không lãng phí. Chịu trách nhiệm phân phối than trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận, công ty kinh doanh than Hà Nội đang cố gắng đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường, tạo ra một bầu không khí an toàn cho cuộc sống của người dân và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng từ than đảm bảo phát triển bền vững. trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, doanh thu của các doanh nghiệp chưa cao thì việc sử dụng tiềm lực trong nước để phát triển kinh tế xã hội, tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu luôn là phương hướng đặt lên hàng đầu. Hiện nay nền kinh tế trong nước có thể đáp ứng phần nào nhu cầu đầu vào cho các doanh nghiệp, công ty với giá thành thấp hơn nhưng hiệu quả tương đương. Vì vậy việc sử dụng sản phẩm trong nước để tiết kiệm chi phí là điều cần làm để nhanh chóng phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Nền kinh tế đang trong thời kì phát triển sản xuất công nghiệp, vì vậy cần nhiều năng lượng cho các xí nghiệp công nghiệp, để đáp ứng điều này yêu cầu các ngành năng lượng cần phải mở rộng phát triển để đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế, nó trở thành xu hướng tất yếu của toàn nền kinh tế. Công ty Kinh doanh than hà nội là một trong những công ty kinh doan buôn bán sản phẩm nguồn năng lượng, tham gia vào quá trình phát triển chung của toàn xã hội đòi hôi công ty luôn phải cố gắng phát triển, thay đổi để phù hợp hơn với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như các doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI Thực trạng công ty kinh doanh than Hà Nội Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bộ máy quản lí hiện nay của Công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Kinh doanh than Hà Nội Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Trạm ô cách Trạm cổ loa Trạm Vĩnh Tuy Trạm Giáp Nhị Xưởng chế biến số 1 Xưởng chế biến số 2 Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh Giám đốc: - Nguyễn Thị Hương Hương Các phó giám đốc: - Đ/c Đinh Công Nga - Đ/c Trần Văn Doãn Các phòng: - Phòng Hành chính: + Đ/c Lê Anh Tuấn (TRưởng phòng) + Đ/c Trần Văn Đình (Phó phòng) - Phòng Kế hoạch Kinh doanh: + Đ/c Lê Thị Thanh Nga (Trưởng phòng) + Đ/c Phạm Ngọc Bảo (Phó phòng) - Phòng Kế toán tài chính + Đ/c Đỗ Thị Mận (kế toán trưởng thuộc Công ty) Trạm Ô Cách: Đ/c Đinh Công Nga - Phó giám đốc kiêm trạm trưởng. Trạm Cổ Loa: Đ/ c Phạm Văn Quí - Trạm trưởng. Trạm Vĩnh Tuy: Đ/c Nguyễn Văn Khuê - Trạm trưởng Trạm Giáp Nhị: Đ/ c TRần Văn Doãn - Phó giám đốc kiêm trạm trưởng. Từ tháng 6 năm 2006 đến nay bộ máy tổ chức quản lý hầu như không thay đổi, thể hiện tính ổn định của Công ty. Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu của Công ty, người có quyền ra quyết định chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình ra quyết định, giám đốc được sự tham mưu trực tiếp của các phòng chức năng như: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, các chuyên viên tài chính, luật pháp, sự giúp đỡ của các phó giám đốc để có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc giải quyết các công việc thuộc phạm vi, chức năng, quyền hạn mà giám đốc phân công. Các phòng chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong phạm vi chuyên môn. Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị trong Công ty. Đồng thời trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về chức năng tham mưu của mìnhvề nghiệp vụ chuyên môn đối với các đơn vị trong Công ty. Các phòng chức năng có quyền ra mệnh lệnh cho các đơn vị trong Công ty, toàn bộ những đề xuất phải thông qua giám đốc. Giám đốc là người xem xét và biến chúng thành các mệnh lệnh nếu việc làm đó là đúng đắn, cần thiết. Các trạm trực thuộc Công ty: Tiếp nhận và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty giao cho. Trực tiếp xúc tiến và giao dịch với khách hàng, tìm kiếm nguồn nhập theo nhu cầu của khách hàng. Đề xuất với Công ty kí kết các hợp đồng các Mỏ trong Tổng Công ty. Sau khi Công ty kí kết hợp đồng, các trạm tổ chức nhận hàng theo nội dung đả kí kết. Hiện nay Công ty đang thực hiện mô hình khoán – quản đối với các trạm, khoán về sản lượng tài chính, quản về chứng từ, hàng hoá, các qui định cấp trên nhà nước. Mỗi quan hệ công tác giữa Công ty và cảc trạm là mối quan hệ cấp trên cấp dưới. Toàn bộ hoạt động của các trạm phải nằm trong khuôn khổ các qui định đả dược cụ thể hoá của Công ty Chế biến và Kinh doanh than miền bắc. Song nhìn vào mô hình tổ chức quản lí trên cũng cho ta thấy nhiều hạn chế nhất định, đó là việc xử lí thông tin thị trường và khách hàng phải qua nhiều khâu trung gian, vì cũng qua nhiều cấp nên thông tin dễ bị bóp méo, thiếu trung thực vá không cập nhật. Hiện nay Công ty đang thực hiện mô hình quản lí Phó giám đốc kiêm trạm trưởng, đây là mô hình rất tốt khắc phục được nhiều nhược điểm trên, tạo điều kiện cho việc gải quết một cách nhanh chóng có hiệu quả. Đặc điểm kinh doanh của công ty. Đặc điểm về sản phẩm Các chủng loại than đang kinh doanh được căn cứ vào TCVN, tiêu chuẩn nghành và tiêu chuẩn của Công ty. Các loại than từ than cục số 1 đến than cục số 7, than cám từ than cám số1 đến than cám số 7. Than sinh hoạt có than tổ ong và than đóng bánh. Sau đây là bảng biểu diễn các loại than Công ty đang kinh doanh và địa danh khai thác Bảng số 1: Phân loại than và các mỏ khai thác STT Chủng loại than Địa danh khai thác 1 Than cục số 2 Hòn Gai 2 than cục số 2 Mạo Khê 3 Than cục số 3 Hòn Gai 4 Than cục số 3 Vàng Danh 5 Than cục số 4 Hòn Gai 6 Than cục số 4 Vàng Danh 7 Than cục số 5 Hòn Gai 8 Than cám 9 Than cám số 3 Hòn Gai 10 Than cám số 3 Mạo Khê 11 Than cám số 4 Hòn Gai 12 Than cám số 4 Núi Hồng 13 Than cám số 5 Mạo Khê 14 Than cám số 6 Hòn Gai 15 Than cám số 6 Mạo Khê 16 Than cám số 7 Núi Hồng 17 Than cám số Hòn Gai 18 Than chế biến 19 Than tổ ong 20 Than đóng bánh (nguồn báo cáo của phòng kinh doanh công ty) Nhìn vào chủng loại than đang kinh doanh của Công ty cho ta thấy, Công ty Kinh doanh và chế biến Than Hà Nội kinh doanh đa dạng, phong phú về chủng loại than. Chính vì điều đó mà Công ty đã phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng đòi hỏi khác nhau: Các đơn vị Công nghiệp, như Công ty Cao su Sao Vàng, Công ty phân lân Văn Điển, các xí nghiệp cán thép, chế tạo phôi chủ yếu là dùng than cục. Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng như: Công ty gạch Xuân Hoà, Công ty gạch Đại Thanh,… dùng than cám số 5, số 6 là chủ yếu. Các nhà máy xi măng lò đứng dùng than cám số số 3, số 4 là chủ yếu. Than sinh hoạt chủ yếu dùng than số 6, số 7 để chế biến thành than tổ ong và than đóng bánh. Tuy nhiên thực tế nhu cầu than từ phía khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy số lượng cung ứng than cũng thay đổi theo. Hiện nay Công ty đang kinh doanh với phương châm đáp ứng than đủ, đúng và kịp thời cho khách hàng. Công ty Chế biến và Kinh doanh than Hà Nội dưới sự quản lí của Tổng Công ty Chế biến và Kinh doanh than Miền Bắc. Theo qui định của Tổng Công ty than Việt Nam Công ty chỉ được phép mua than của các đơn vị trong Tổng Công ty, mặt khác thị trường than hiện nay cung đang vượt quá cầu. Vì vậy đầu vào của Công ty không phải là vấn đề khó giải quyết, nói cách khác sức mạnh của đầu vào đối với Công ty là không đáng kể. Song vấn đề đặt ra đối với Công ty lựa chọn đầu vào sao cho ổn định về chất lượng, giá cả lại rẻ. Thị trường đầu vào của Công ty nhiều năm qua được thể hiện như sau: Bảng số 2: Các đơn vị cung ứng đầu vào và % lượng cung ứng STT Tên đơn vị % sản lượng mua vào 1 Công ty than Quảng Ninh 21,1 2 Công ty than Uông Bí 3,5 3 Công ty than Đông Bí 7,7 4 Công ty than Nội Địa 2,6 5 Mỏ than Hà Tu 29,3 6 Mỏ than Cọc Sáu 14,1 7 Mỏ than Khe Chàm 3,5 8 Mỏ than Cao Sơn 10,8 9 Mỏ than Đèo Nai 2,7 10 Mỏ than Giáp Khẩu 2,54 11 Mỏ than Hà Lầm 2,2 (theo báo cáo của phòng kế toán tài chính) Ta thấy Mỏ than Hà Tu là đơn vị cung cấp than nhiều nhất cho cung ty chiếm 29,3%, tiếp đến là Công ty Than Quảng Ninh 21,1%, và Mỏ Cọc Sáu 14,1%, Mỏ Cao Sơn 10,8%. Mỏ than Hà Tu cung cấp đầu vào nhiều nhất cho cung ty vì than của họ phù hợp với công nghệ của các bạn hàng lớn của Công ty như gạch Xuân Hoà chẳng hạn. Mặt khác thị trường đầu vào của Công ty chủ yếu của Công ty 4 đơn vị vì chất lượng than tương đối ổn định, giá cả thấp hơn, lại còn có thể cho trả chậm. Các đơn vị này còn coi Công ty Chế biến và Kinh doanh Than Hà Nội là bạn hàng lớn, tin cậy của họ. Ngoài ra các đơn vị như: Công ty than Uông Bí, Mỏ Giáp Khẩu, Hà Lầm... cũng cung cấp than cho Công ty nhưng không đáng kể, vì chất lượng than của họ không ổn định, chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá thành cao, không phù hợp với nhu cầu của các bạn hàng của Công ty. Hình thức kinh doanh của công ty Công ty Kinh doanh than Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Chế biến và Kinh doanh than Miền Bắc, tuân theo sự phân vùng địa lí thì Công ty tiêu thụ than trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Đây là trung tâm kinh tế lớn trong cả nước, tập trung nhiều nhà máy công nghiệp, xí nghiệp, các công trường thủ công... lượng than cần cho Hà Nội hàng năm rất lớn. Hà Nội còn là nơi tập trung lượng dân cư đông đúc với hơn sáu triệu dân, vì vậy nhu cầu than sinh hoạt cũng rất là lớn. Than chế biến phục vụ cho sinh hoạt không những tăng lên từ 8643.4 tấn năm 2006 đến năm 2008 Công ty tiêu thụ được số than chế biến phục vụ cho sinh hoạt là 653556 tấn, trong năm 2009 lượng dùng trong sinh hoạt tăng lên. Khách hàng của Công ty có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất: Đó là khách hàng tiêu thụ than Công nghiệp. Đó là những đơn vị sản xuất kinh doanh dùng than làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, những khách hàng này thường tiêu thụ với lượng than lớn, tương đối ổn định, kí hợp đồng theo năm. Những đơn vị tiêu thụ than trên chủ yếu là các đơn vị sau: Bảng số 3: Các đơn vị sử dụng sản phẩm của công ty qua thống kê từ năm 2004 -2008 (Đơn vị: tấn) Các đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Công ty Gạch Xuân Hoà 22803.57 23429.28 28184.21 30319.89 31971.06 XN gạch Bá Hiến 4902.98 5587.89 5118.12 6766.26 13400.42 Cty cổ phần Cầu Giấy - 5197.08 5005.61 8445.99 13996.75 Cty gạch Đại Thanh 7954.51 7350.52 7091.94 5674.74 4937.31 Cty gạch Từ Sơn 3140.35 3606.17 7782.78 5668.82 7979.21 Cty gạch Văn ĐiểnCty 3300.23 2640.97 3675.26 7782.78 9983.05 Cty gốm sứ Bát Tràng - - - - 13187.59 Cty gạch Hữu Hưng 5041.14 4383.86 5455.65 6890.61 7939.05 XN vôi Đông Anh 18399.98 17128.83 14529.31 11094.86 6674.11 XN gạch 382 6081.35 5587.89 5453.67 6170.17 11629.49 Xn vôi Vĩnh Phúc - - - 9401.32 9766.20 XN gạch Từ Liêm 14245.08 12377.84 12707.47 11712.66 7824.61 XN gạch Cầu Đuống - - - - 9569.43 XN gạch Ngọc Sơn 6547.17 6166.22 5712.24 5001.67 3995.63 XN gạch Cẩm Thanh 5457.62 5285.90 5031.27 3679.21 3076.04 NM xi măng Sài Sơn - - 3619.99 5580.00 7818.59 Nm xi măng Tiên Sơn - - - - 5885.02 Công ty đường 6 5074.7 5651.05 - 6387.29 7595.71 Cty cao su Sao Vàng - - 6835.35 5510.91 7286.50 Cty phân lân Văn Điển 16214.95 12517.98 2702.16 7532.11 - Cty bia Hà Nội 3529.19 3002.18 12050.19 7147.21 6965.25 Cty hoá chất Ba Nhất 10350.73 9600.67 7688.04 3874.61 - Công ty Hải Hà - - 6969.57 5351.03 2792.93 Cty Dệt 8/3 8528.89 7159.05 5885.94 3312.07 1985.77 Cty dệt kim Đông Xuân 4818.1 4660.2 3989.1 2623.21 1584.20 Cty vật tư NN lai Châu - - 5390.51 7806.47 8133.82 XN chè Mộc Châu 9800.03 5429.99 3491.69 - - NM pin Văn Điển - - 2435.7 5548.42 6656.03 Công ty Cơ khí Hà Nội 2372.53 3008.11 2218.58 1952.11 2875.24 Bệnh viện nhi Thủy Điển 1592.87 2658.74 2869.94 2487.02 3612.13 (nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ công ty Kinh doanh than Hà Nội) Qua bảng trên cho ta thấy lượng tiêu thụ của khách hàng trong nhóm một chiếm tỉ trọng lớn. Có thể nói nhóm khách hàng nay đóng một vai trò to lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên để phát triển hơn, chiếm được thị trường lớn hơn thì công ty cần hiểu thêm về các doanh nghiệp sử dụng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ và thu hút thêm các doanh nghiệp mới sử dụng sản phẩm của công ty. Nhóm thứ hai: Nhóm khách hàng mua hàng cho mục đích tiêu dùng, đặc điểm của nhóm khách hàng này là mua với khối lượng không nhiều, không ổn định nhưng số lượng rất lớn khách hàng mua, dự báo trong những năm tới nhu cầu cho nhóm khách hàng này lớn, là một thi trường tiềm năng. Quan sát thị hiếu người tiêu dùng để đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm thu hút người tiêu dùng là việc cần thiết mà công ty cần nhưng chưa làm cụ thể. Những năm qua Công ty kinh doanh than Hà Nội chủ yếu tiêu thụ ở địa bàn Hà Nội chiếm tới 70%, Hà Tây chiếm12%, Sơn La chiếm6% còn các khu vực khác chiếm 4%. Ước tính hằng năm Công ty tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội đạt trên 70 ngàn tấn. Ngoài ra các địa bàn ở một số tỉnh phụ cận như: Hà Tây, Lai Châu, Sơn La... mỗi năm cũng tiêu thụ trên 30 ngàn tấn. Những năm gần đây lượng tiêu thụ của các tỉnh miền núi giảm đi do chính sách hỗ trợ giá của Nhà nước bị xoá bỏ. Cước phí lên các vùng này thì quá lớn từ đó mà giá than tăng lên, như giá than cám 4 ở mỏ Vàng Danh chỉ 891.690 đồng/tấn nhưng khi lên Sơn La giá lên tới 1265000đồng/tấn. Ở các thị trường này thì Công ty áp dụng phương thức bán tại các trạm, khách hàng tự vận chuyển lấy. Thực trạng nguồn lực của công ty Kinh doanh than Hà Nội Hiện nay Công ty có khoảng 288 lao động trong đó nữ chiếm 116/288 cán bộ công nhân chiếm 40,3%. Trong đó số CBCNV có trìn độ đại học chiếm 64 người chiếm 22%, trình độ trung cấp có 72 chiếm 25%. Như vậy tổng số đại học, trung cấp chiếm 47%, đội ngũ chánh phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phó phòng, trưởng phó trạm gồm 17/19 đồng chí có trình độ đại học và đều là đảng viên, đến nay có 8 đồng chí đạt trình độ lí luận chính trị cao cấp. Công ty cũng là cái nôi nuôi dưỡng cán bộ lãnh đạo trưởng thành. Trong đội ngũ cán bộ của Công ty còn có một bộ phận cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân cũng chủ yếu là đã tốt nghiệp hết phổ thông trung học được huấn luyện về công tác giao nhận than, quản lí kho bãi, bảo vệ, sử dụng vận hành máy móc. Nhân viên bán hàng có thái độ cư xử với khách hàng được huấn luyện về phong cách. Vì vậy họ có thể hoàn thành tốt công việc do Công ty giao cho. Như vậy: đội ngũ CBCNV của Công ty có một năng lực lớn, một điểm mạnh không thể khong khai thác và là vũ khí quan trọng nhất trong nhiều cuộc cạnh tranh trên thương trường. 4. Đặc điểm kĩ thuật Trong điều kiện khai thác các nguồn năng lượng trong nước thì khai thác than là dơn giản và có hiệu quả, đầu tư ít so với đầu tư vào khai thác các nguồn năng lượng khác như ga, dầu khí...vì than nằm lộ thiên hoặc ngầm nhưng ở trong đất liền. Do đó than vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu trong sản xuất. Một số ngành sử dụng than với khối lượng lớn như: nhiệt điện, phân hoá học, sản xuất giấy, xi măng,luyện kim... Vì vậy than là đầu vào khó có thể thay được, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay khi vốn còn nhỏ, khoa học kĩ thuật ở nước ta vẫn còn lạc hậu thì chúng ta khẳng định than là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy xí nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách nhằm phát huy được lợi thế đó. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội 1. Các yếu tố bên ngoài 1.1. Môi trường vĩ mô a. Điều kiện tự nhiên Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao, và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Với điều kiện như vậy việc bảo quản, lưu kho và cung ứng than không gặp khó khăn. Do đặc điểm của sản phẩm than ít chịu ảnh hưởng của môi trường, không bị hỏng khi môi trường thay đổi, có thể bảo quản sản phẩm lâu dài. Than được nhập về từ các mỏ than thuộc TKS, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và trọng lượng sản phẩm. Hiện nay than được khai thác tại các mỏ than lộ thiên và các mỏ than ngầm. Lượng than khai thác theo quy định của TKS đảm bảo đáp ứng cho việc kinh doanh của công ty, xác định đầu vào cho công ty trước mắt thuận lợi và đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. b. Môi trường chính trị Than là một mặt hàng nhạy cảm, vì đây là nguồn tài nguyên của đất nước, nhằm giải quyết vấn đề đáp ứng nguồn năng lượng, giải quyết công ăn việc làm, sử dụng đúng và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính phủ đã cho phép TKS khai thác và kinh doanh than với những chính sách ưu tiên. Công ty Kinh doanh than Hà Nội là một phần của Tập đoàn Than khoáng sản, các chính sách ưu tiên, hỗ trợ từ phía chính phủ được áp dụng trực tiếp đến công ty. c. Môi trường kinh tế Trong những năm vừa qua, các yếu tố kinh tế là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và công ty Kinh doanh than Hà Nội nói riêng. Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2003-2008 (đơn vị: %) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng 7.34 7.79 8.04 8.17 8.5 6.23 (Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008-2009) Trong giai đoạn 2003-2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức độ cao và ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng do biến động kinh tế năm 2008 nền kinh tế bị suy thoái, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng vì thế mà giảm sút. Điều này tác động đến sự phát triển của ngành kinh doanh than, kinh tế suy thoái làm cho người dân và doanh nghiệp luôn phải cân nhắc các chính sách tối ưu hoá chi phí để thu được lợi ích lớn nhất. Đây là cơ hội cho công ti kinh doanh than mở rộng và phát triển. Tuy nhiên song song với cơ hội đó là mối đe doạ của sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, làm nền kinh tế bị sáo trộn, lãi xuất, sự biến động của đồng tiền trở lên khó lường. Hoạt động của việc khai thác và kinh doanh gặp nhiều rủi ro, làm cho việc kinh doanh trở lên khó khăn, khó dự đoán hơn. 1.2. Môi trường ngành a. Khách hàng: Những khác hàng hộ gia đình có thể dung sản phẩm thay thế nếu không thấy được tính hiệu quả khi sử dụng than. Giá thành và chất lượng sản phẩm của than luôn là điều hấp dẫn so với người dân nghèo hiện nay. So với các ngành năng lượng khác như gas, điện, các loại chất đốt khác thì than vẫn được coi là rẻ và hiệu quả nhất. Nhưng tỷ lệ sự dụng than lại thấp, đó là vì sử dụng than thì bất tiện và làm không khí ô nhiễm nên hộ gia đình ít sử dụng. b. Nhà cung cấp Than bán thành phẩm được nhập về từ các mỏ than thuộc tập đoàn Than khoáng sản miền Bắc. Vận chuyển bằng đường sắt nên chi phí thấp. Do đặc điểm cồng kềnh nên việc vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho gặp nhiều khó khăn. Sẽ rất bất tiện nếu lưu kho với số lượng lớn. c. Các đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh thị trường than giờ chỉ có một lượng nhỏ than khái thác lậu, khai thác không có giấy phép, nhưng do giá thành thấp, chi phí vận chuyển, lưu giữ kho cao nên lượng than bán ngoài luồng ít, gần như không có. d. Sản phẩm thay thế Hiện nay có một số sản phẩm có thể cung cấp nguồn nhiệt, sử dụng gas, điện có thể biến đổi để chuyển thành nguồn nhiệt, nhưng giá thành của các sản phẩm này khá đắt đối với người dân và nhiều doanh nghiệp. 2. Các yếu tố bên trong 2.1. Cơ cấu tổ chức: Mọi tổ chức muốn hoạt động được thì cần phải có một sự quản lý, sự quản lý tốt thì tổ chức đó sẽ khắc phục được những khuyết tật, phát triển tốt hơn. Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật ấy, giám đốc công ty cùng các phó giám đốc và các phòng ban là đầu não của công ty, lấy thông tin từ thị trường, từ các tổ chức chính phủ và xử lý, ra quyết định để điều hành công ty. Tuy vậy, công ty được chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc công ty, mọi thông tin phải qua nhiều cấp mới truyền về giám đốc dẫn đến có thể bị méo mó, sai lệch và đưa ra những quyết định sai. Phó giám đốc cùng các phòng ban có trách nhiệm nhận thông tin từ các chi nhánh của công ty và xử lý, thông báo lại cho giám đốc, đưa ra các báo cáo tình hình hoạt động kinh tế, các dự thảo, kế hoạch đệ trình dám đốc. với cơ cấu tổ chức như vậy giảm đi gánh nặng của người quản lý công ty, tang hiệu quả năng lực làm việc của giám đốc, cũng như thuận lợi cho việc đưa ra các quyết định nhằm phát triển công ty. Thể hiện một cơ cấu tổ chức có kỷ luật là một điểm mạnh ở công ty, nhưng các thành viên công ty cần cố gắng hơn để đảm bảo sự phát riển của công ty ở tương lai. 2.2. Năng lực tài chính: Công ty là một doanh nghiệp cổ phần do nhà nước làm cổ đông chính vì vậy của nguồn vốn của Công ty chủ yếu do Công ty Chế biến và kinh doanh Miền Bắc cấp và một phần do sự đóng góp của các cổ đông. Ngoài nguồn vốn đó Công ty còn tự bổ xung thêm vốn và huy động vốn của khách hàng bằng cách trả chậm. Tình hình vốn của Công ty dược thể hiện qua bảng sau: Bảng số 5: Cơ cấu vốn năm 2004-2008 (đơn vị: Triệu đồng) Cơ cấu vốn 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 36932.7 22607.91 18983.53 22040.04 20995.48 I- Theo tài sản -TSLĐ 7530.33 7534.25 7135.06 7172.76 4670.41 -TSCĐ 29392.86 15073.65 11848.32 14867.41 16325.06 II-Theo nguồn vốn Vốn chủ sở hữu 11723.42 12922.84 12598.51 11839.29 9006.28 Nợ phải trả 23878.01 9685.06 6385.01 10200.88 11989.19 (Nguồn: Phòng tài chính công ty Kinh doanh than Hà Nội) Qua bảng trên cho thấy tình hình vốn của Công ty: Năm 2005 là 7534.25 triệu đồng nhưng 2006 thì giảm còn 7135.06 triệu đồng là do Tập đoàn TKS điều động một chiếc xe YAZ cho Công ty khác. Năm 2007 là 7172,76 triệu đồng, đến năm 2008 là 4670.41 triệu đồng do nền kinh tế trong và ngoài nước bị khủng hoảng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ các mặt hàng trong đó có than. Bảng trên cho thấy nợ/vốn sở hữu cao, điều đó cho thấy tài chính của Công ty đang thiếu, Công ty phải huy động vốn kinh doanh bằng việc vay và chiếm dụng từ bên ngoài. Vốn của Công ty còn cho chúng ta biết một điều rằng giám đốc Công ty là một người năng động, dám nghĩ, dám làm và biết tận dụng được cơ hội trong kinh. III. Phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty Kinh doanh than Hà Nội Thị phần của doanh nghiệp Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp , nếu ta xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống, có nghĩa là giá thành một sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng thoả mãn cho người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng sản lượng nói trên, đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các Công ty kinh doanh than Hà Nội, trong các điều kiện thuận lợi đó là sự khuyến khích của nhà nước phát triển mạnh hàng than và trong điều kiện nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, hàng năm Công ty kinh doanh than Hà Nội cần phải bán ra được lượng than lớn và ổn định không chỉ nhằm thu được lợi nhuận cao mà còn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tránh ứ đọng hàng hoá dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đuối sức trong cạnh tranh sản phẩm. Thị phần của công ty kinh doanh than Hà Nội tương đối ổn định, theo ước tính của phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, thị phần của công ty xấp xỉ 70% Công ty Tây Bắc chiếm 12%, Công ty than Nội Địa chiếm 10%, Tổng đội TNXP chiếm 6%, Các hộ và cá nhân kinh doanh khác 2%. Mặc dù số doanh nghiệp và lượng năng lượng tăng lên tương đối cao nhưng công ty vẫn đảm bảo cung ứng lượng than theo nhu cầu thị trường trong khu vực và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững. Bằng số liệu thống kê trên cho ta thấy thị phần của công ty Kinh doanh than Hà Nội rất lớn, chiếm gần như tuyệt đối. Tuy vậy vẫn còn một phần quan trọng thị phần kinh doanh than nằm trong tay của các công ty khác, trong đó công ty Tây bắc chiếm 12% và công ty Than nội địa chiếm 10%. Để chiếm lĩnh thêm thị trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21437.doc
Tài liệu liên quan