Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

Năm 1996, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 12,478 triệu USD tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995, đây là một tỷ lệ tăng đột biến đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ. Giai đoạn từ năm 1996-1999, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân mỗi năm tăng khoảng từ 1,1-1,3 lần. Riêng trong năm 2000 giá trị xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 44,703 triệu USD tăng hơn 2 lần so năm 1999. Tuy nhiên năm 2001, con số này lại giảm xuống (mặc dù không nhiều), và cũng giống như cà phê và một số mặt hàng nông sản khác: giá trị xuất khẩu giảm đi nhưng khối lượng vẫn tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2001 giá trị hạt điều xuất khẩu sang Mỹ là 44,067 triệu USD giảm so với 44,703 triệu USD năm 2000, nhưng khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên, đạt 12.985 tấn năm 2001 so với 9.389 tấn năm 2000.

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường riêng. Cụ thể: thị trường Châu Âu quen dùng gạo ngon, hạt dài, song thị trường Châu á lại quen dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài. Thị trường Châu Phi quen dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao, loại gạo này lại không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp... Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản có thể được ưa thích ở thị trường này nhưng lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. 1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. 1.2.1. Tình hình sản xuất và chế biến một số mặt hàng nông sản xuất khẩu Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy năng suất cây trồng đã tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là đối với cây lúa, năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 28,1 tạ/ha thì năm 1998 năng suất đã là 39,6 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình 38,05 tạ/ha của thế giới và 23 tạ/ha của Thái Lan. Năng suất cao su của Việt Nam năm 1998 đạt 1 tấn/ha cao hơn mức 916 tạ/ha của thế giới, gấp 1,3 lần năng suất của Indonexia. Năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần của Brasin, gấp 1,7 lần Colombia và gấp 2,17 lần Indonexia. Bảng 1: Tình sản xuất một số mặt hàng nông sản giai đoạn 1995-2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Diện tích (1000 ha) Lúa gạo 6.766 7.004 7.100 7.363 7.654 7.655 7.484 TĐT (%) - 3,52 1,37 3,70 3,95 0,01 - 2,23 Cà phê 186,4 254,2 340,3 370,6 408,0 516,7 566,8 TĐT (%) - 36,37 33,87 8,90 10,09 26,64 9,70 Cao su - 254,2 347,5 382,0 394,9 406,9 300,7 TĐT (%) - - 36,70 9,93 3,38 3,04 - 26,1 Chè - 74,8 78,6 77,4 84,8 86,9 95,6 TĐT (%) - - 5,08 - 1,53 9,56 2,48 10,01 Sản lượng (1000 tấn) Lúa gạo 24.964 26.397 27.524 29.146 31.394 32.554 31.970 TĐT (%) - 5,74 4,27 5,89 2,71 3,69 - 1,69 Cà phê 218,1 320,1 420,5 409,3 509,8 802,3 847,0 TĐT (%) - 46,77 31,37 - 2,66 24,55 57,38 5,57 Cao su - 142,5 186,5 193,5 248,7 291,9 418,4 TĐT (%) - - 30,88 3,75 28,53 17,37 43,34 Chè - 46,8 52,2 56,6 64,7 64,3 76,0 TĐT (%) - - 11,54 8,43 14,31 - 0,62 18,20 Năng suất (tạ/ha) Lúa gạo 36,8 37,6 39,0 39,6 41,0 42,5 42,7 TĐT (%) - 2,17 3,72 1,54 3,54 3,66 0,47 Cà phê 11,7 12,6 12,4 11,0 14,9 15,5 14,9 TĐT (%) - 7,69 - 1,59 - 11,3 35,45 4,03 - 3,87 Cao su - 5,6 5,4 5,1 6,3 7,2 14 TĐT (%) - - - 3,57 - 5,56 23,53 14,29 94,4 Chè - 6,3 6,6 7,3 7,6 7,4 7,9 TĐT (%) - - 4,76 10,61 4,11 - 2,63 6,76 Nguồn: Vụ Quy hoạch - Kế hoạch, Bộ NN & PTNT Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu ở trên song ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Điển hình là: chất lượng hàng nông sản của ta chưa cao, hiện nay còn nhiều vùng, nhiều địa phương nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá mức diện tích trồng lúa vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sử dụng lúa lai ở Trung Quốc cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tỉnh phía Bắc, sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam chưa cao. Về mặt chế biến: Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu, nên có năng suất thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất nhiều, hình thức không hấp dẫn, chất lượng không cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam. 1.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Trong những năm qua, để tăng cường hội nhập vào khu vực và thế giới, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Với vị trí ngày càng quan trọng và được đặc biệt quan tâm, hoạt động xuất khẩu đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có xuất khẩu hàng nông sản. Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, mười năm qua, xuất khẩu nông sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 21%. Năm 2000 so với năm 1990 kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng gấp 3,58 lần, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Tuy nhiên, mặc dù khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu tăng lên, song tỷ trọng trong tổng số kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm (từ 32,58% năm 1990 xuống 19,38% vào năm 2000, và 16,35% năm 2001). Điều này phản ánh sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH-HĐH: phát triển triển cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo chiều sâu, giảm bớt tỷ trọng sản phẩm thô, tăng nhóm hàng đã qua chế biến bởi vì giá trị sản phẩm thô, nguyên liệu trong giá trị quốc tế của hàng hoá xuất khẩu thường chiếm tỷ lệ (%) rất nhỏ so với giá trị chế biến. Tình hình trên được thể hiện qua Bảng sau: Bảng 2: Đóng góp của xuất khẩu nông sản giai đoạn 1990 - 2001 Đơn vị: Triệu USD STT Năm Giá trị XK nông sản Tổng giá trị XK Tỷ trọng KN XK NS trên TKN XK (%) Tốc độ tăng trưởng NS XK (%) 1 1990 783 2.404 32,58 - 2 1991 628 2.087 30,09 -19,80 3 1992 828 2.581 32,07 31,85 4 1993 920 2.985 30,81 11,11 5 1994 1.280 4.054 31,58 39,13 6 1995 1.746 5.449 32,04 36,41 7 1996 1.990 7.256 27,43 13,97 8 1997 2.250 8.759 25,69 13,07 9 1998 2.565 9.324 27,51 14,00 10 1999 3.136 11.540 27,17 22,26 11 2000 2.800 14.449 19,38 -10,71 12 2001 2.457 15.027 16,35 -12,25 Nguồn: Cục Công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan Bảng 2 cho thấy, giá trị xuất khẩu nông sản tăng theo thời gian. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 783 triệu USD, đến năm 2000 đã đạt 2.800 triệu USD tăng gấp 3,58 lần. Trong đó, năm 1999 đạt mức cao nhất là 3.136 triệu USD tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Kết quả khả quan trên chủ yếu là do xu hướng phục hồi giá nông sản trên thị trường thế giới trong những năm gần đây và chất lượng của sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Riêng trong năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam á đã tác động tới khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam nên giá trị xuất khẩu nông sản trong hai năm đó giảm so với dự kiến. Còn năm 2000 giá trị xuất khẩu nông sản là 2.800 triệu USD chỉ bằng 89% so với năm 1999, năm 2001 giá trị xuất khẩu nông sản là 2.457 triệu USD chỉ bằng 88% so với năm 2000. Như vậy, trong hai năm 2000 và 2001 mặc dù lượng xuất khẩu tăng cao nhưng lại giảm về giá trị, đặc biệt là đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều nhân... (xem Bảng 3). Nguyên nhân chính là do, trong hai năm qua giá cả các mặt hàng nông sản giảm xuống một mức thấp kỷ lục do lượng cung quá dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Trong suốt hơn 10 năm qua, tăng trưởng bình quân xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 21%/năm. Trong đó gạo, cà phê, cao su, chè là bốn mặt hàng chủ lực, năm 2000 đạt 1,4 tỷ USD chiếm 9,72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm 2001 đạt 1,26 tỷ USD chiếm 8,38%. Và riêng trong năm 1999 kim ngạch xuất khẩu bốn mặt hàng này đạt tới 1,8 tỷ USD chiếm 16,63% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ta có thể thấy rõ tình hình xuất khẩu bốn mặt hàng này qua các năm ở Bảng sau: (Bảng 3,4) Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói trên, trước hết phải kể đến gạo. Thời gian qua, xuất khẩu gạo là một trong những lĩnh vực hoạt động xuất khẩu đạt thành tựu rực rỡ trong 10 năm liên tục. Nếu như trong 2 năm đầu (1990-1991) khối lượng xuất khẩu gạo đạt bình quân mỗi năm mới chỉ 1,3 triệu tấn thì 4 năm sau đó (1992-1995) khối lượng xuất khẩu gạo đạt bình quân khoảng 2 triệu tấn/năm, còn từ năm 1996 đến nay sản lượng mỗi năm đều đạt trên 3 triệu tấn/năm. Năm 1996, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Mỹ với khối lượng 3,047 triệu tấn, đến năm 1997 nước ta đã xuất 3,68 triệu tấn gạo, và đó cũng là năm ta đã đạt và vượt mục tiêu đề ra, vượt lên Mỹ đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Bảng 3: Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 Đơn vị SL: Nghìn tấn, Tốc độ tăng (TĐT): % Năm Gạo Cà phê Cao su Chè SL TĐT SL TĐT SL TĐT SL TĐT 1990 1624 - 89,6 - 75,9 - 10,8 - 1991 1033 - 36,4 93,8 4,7 62,9 - 17,1 10,5 2,3 1992 1940 87,8 116,2 23,9 81,9 30,2 13,0 23,8 1993 1722 - 11,2 122,6 5,6 96,7 18,1 20,6 58,5 1994 1983 15,2 177,0 44,4 135,5 40,1 21,2 2,9 1995 2058 3,8 248,1 40,2 138,1 1,9 18,8 - 11,3 1996 3047 48,1 281,4 13,4 194,5 40,9 21,0 11,7 1997 3682 20,8 391,6 39,2 195,0 0,3 32,3 53,8 1998 3088 - 16,1 382,0 - 2,5 197,0 1,0 33,2 2,8 1999 4500 45,7 487,5 27,6 265,0 34,5 37,0 11,1 2000 3476 - 22,7 733,9 50,5 273,4 3,2 55,7 50,5 2001 3729 7,3 931,2 26,9 308,1 12,7 68,2 22,4 Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 01/2001 Và Cục Công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Đứng ngay sau gạo là mặt hàng cà phê, trong vòng 10 năm qua sản lượng cà phê Việt Nam đã tăng lên hơn 10 lần. Năm 2000 xuất khẩu đạt 733,9 nghìn tấn tăng gấp 8,2 lần so với năm 1990 (86,9 nghìn tấn), năm 2001 đạt 931,2 nghìn tấn tăng gấp 10,4 lần so với năm 1990. Với khối lượng và kim ngạch như vậy (Bảng 3), cà phê đứng vị trí thứ hai trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Và hiện nay, cà phê Việt Nam đang vượt Indonesia về số lượng xuất khẩu , vươn lên đứng vị trí số 3 sau Braxin và Colombia. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 Đơn vị KN: Triệu USD, TĐT: % Năm Gạo Cà phê Cao su Chè KN TĐT KN TĐT KN TĐT KN TĐT 1990 305 - 76,2 - 75,3 - 13,0 - 1991 235 - 23,7 74,0 - 2,9 50,0 - 33,6 14,0 7,7 1992 418 77,9 92,0 24,3 66,9 33,8 16,0 14,3 1993 362 - 13,4 110,6 20,2 74,7 11,7 26,0 62,5 1994 424 17,1 328,2 196,7 135,4 81,3 26,5 1,9 1995 530 25,0 595,5 81,4 193,5 42,9 26,5 0 1996 868 63,8 420,0 - 29,5 163,3 - 15,6 29,0 10,9 1997 891 2,6 497,5 18,5 194,6 19,2 48,0 65,5 1998 1100 23,5 593,8 19,4 127,5 - 34,5 50,5 5,2 1999 1080 - 1,8 592,0 - 0,3 145,0 13,7 46,0 - 8,9 2000 667 - 38,2 501,5 - 15,3 166,0 14,5 69,6 51,3 2001 626 - 6,1 391,3 - 22,0 166,0 0 78,4 12,6 Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 01/2001 Và Cục Công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của gạo, cà phê là sự phát triển khá ổn định của cao su. Sản lượng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, năm 1990 sản lượng xuất khẩu mới chỉ đạt 75,9 nghìn tấn thì đến 1995 con số này đã đạt đến 138,1 nghìn tấn (tăng 1,8 lần, tương ứng với mức kim ngạch tăng 2,7 lần), năm 2001 đạt 308,1 nghìn tấn (tăng hơn 4 lần, tương ứng với mức kim ngạch tăng gần 5,2 lần). Cao su được xác định là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu đứng vào hàng thứ ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. So với ba mặt hàng trên, mặc dù chè có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp nhất, song trong tương lai lại là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và có xu hướng ngày càng tăng. Giá cà phê tăng mạnh vào đầu những năm 1997 đến nay đã khuyến khích chuyển sang tiêu thụ chè làm cho chè lên ngôi. Cây chè nước ta đã có từ lâu đời, sản xuất chè đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế. Sản lượng chè búp khô thời kỳ 1990 - 1999 giao động khoảng từ 32,2 - 52,3 nghìn tấn/năm, tốc độ tăng bình quân 6,5 %/năm. Trong đó, xuất khẩu 16,1 - 36 nghìn tấn/năm, chiếm tới 50% sản lượng chè, kim ngạch xuất khẩu 12,96 - 46 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu khoảng 45 - 120 nghìn tấn. Bên cạnh bốn mặt hàng trên, hạt điều cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Hạt điều hiện đang được ưa chuộng trên thế giới và đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ tư trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu sau gạo, cà phê và cao su ở Việt Nam. Từ chỗ chỉ xuất khẩu hạt điều thô là chủ yếu nay đã tăng cường được các cơ sở chế biến, chủ yếu chuyển sang xuất khẩu điều nhân, đưa sản lượng điều nhân xuất khẩu năm 2000 đạt 26,4 nghìn tấn (tăng gấp 12 lần so với năm 1990). Kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể từ 14 triệu USD (1990) lên 84 triệu (1999). Hạt điều đang nhanh chóng trở thành một trong những nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Nếu so sánh với các nước, có thể thấy rằng cả năm mặt hàng này của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của thế giới và cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan (trong mặt hàng gạo và cà phê), Indonesia (cà phê và cao su), Pakistan (về gạo), Braxin, Colombia (về cà phê), Kênia Silanca (về chè), Malaysia (về cao su)... Như vậy, so với tốc độ phát triển bình quân trên thế giới thì một số các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí cao trong số các nước tham gia xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới. Cụ thể từ năm 1997, Việt Nam đã vươn lên vượt Mỹ về xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau Thái Lan. Cà phê hiện đang vượt Indonesia về số lượng xuất khẩu, chỉ đứng sau Braxin và Colombia (trong đó cà phê Robusta đứng đầu). Hạt điều đứng thứ 3 sau ấn Độ và Braxin. Cao su cũng đứng vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50-60% trong thời gian tương ứng, cà phê loại một tăng từ 15% năm 1994 lên 72% năm 1998. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu tăng lên (đã đạt hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn thế giới) làm cho giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng. Chênh lệch giữa giá gạo Việt Nam với Thái Lan giảm từ 50 đến 60 USD/tấn năm 1995 xuống còn 10 đến 15 USD/tấn năm 1998, chênh lệch giá với cà phê Braxin từ 600 USD/tấn năm 1995 xuống còn 150 USD/tấn năm 1998. 2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ từ trước tới nay. Trước khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ rất thấp và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng chỉ sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, đặc biệt là từ khi hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ (11/7/1995), lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đều với tốc độ cao qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ta có thể thấy rõ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng lên qua hình dưới đây: Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường. Đơn vị: % Nước và khu vực 1991 1995 1999 2000 2001 Đông Nam á 25,12 20,41 21,35 18,53 17,51 Các nước và lãnh thổ Châu á khác 51,80 52,00 36,30 39,57 36,37 Đông âu 0,73 2,84 1,95 - - EU 5,43 12,34 21,70 19,31 18,76 Canada 0,02 0,33 0,79 0,71 0,72 Mỹ 0,05 3,11 4,37 5,07 7,09 Châu Phi 0,69 0,70 0,38 - - Châu Đại Dương 0,25 1,04 7,27 8,69 7,34 Các nước khác 15,91 7,23 5,89 - - Tổng GT XK của VN 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Kim ngạch XK (Tr USD) Năm Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, 2000 Năm 1995 so với năm 1994 tăng 295%, năm 1996 so với năm 1995 tăng 60%, năm 1997 so với năm 1996 tăng 22%, năm 1998 so với năm 1997 tăng 29,3%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 21%. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 732,44 triệu USD tăng 121,8% chiếm 5,07% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2001 đạt 1.065,33 triệu USD, tăng 145,4% chiếm 7,09% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có thể nói đây là một sự tăng trưởng nhanh chóng so với một thị trường mà hàng hoá Việt Nam còn khá xa lạ và chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn hàng cạnh tranh. Theo Bộ Thương mại Việt Nam, năm 1997 Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng đứng hàng thứ 7 của nước ta. Việt Nam cũng đã trở thành nước đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Mỹ và đứng hàng thứ 71 trong số 229 nước và lãnh thổ xuất khẩu vào nước này. Như đã nói ở trên, Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn, đa dạng song nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ tương đối dễ tính, không quá khắt khe như thị trường Nhật Bản hay EU. Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất nhiều mặt hàng mà thị trường Mỹ có nhu cầu lớn, trong đó có hàng nông sản. Mỹ là thị trường tiệu thụ hàng nông sản lớn nhất trên thế giới với nhu cầu hàng năm lên tới gần 100 tỷ USD. Mặc dù nền nông nghiệp Mỹ được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước khác trên thế giới. Có khí hậu ôn hoà, khoảng 75-90% đất nông nghiệp có điều kiện khí hậu thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, đất đai nước Mỹ cũng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng để phát huy lợi thế so sánh của mình, Mỹ chỉ sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế nhất. Chính vì vậy đây là lý do tại sao mà hàng năm Mỹ nhập khẩu một khối lượng nông sản rất lớn từ bên ngoài. Cơ cấu hàng nhập khẩu của mỹ bao gồm máy móc thiết bị 32%, các mặt hàng công nghiệp 25%, thiết bị vận tải các loại 16%, hoá chất 19% và nông sản chiếm 8%. Đối với Việt Nam, trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì hàng nông sản chiếm khoảng hơn 10%, cụ thể năm 2001 giá trị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 0,122 triệu USD chiếm 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Hình 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 2001 Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong quá trình xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua Bảng dưới đây (Bảng 6) Bảng 6: Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ từ năm 1995 đến năm 2001 Đơn vị: 1000 USD, % Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cà phê Giá trị 103.600 32.508 73.233 86.311 59.211 69.932 60.016 Tỷ trọng 51,8 10,6 19,7 16,6 9,8 9,5 5,6 Gạo Giá trị 5.600 100.242 63.500 39.030 4.950 10.656 7.156 Tỷ trọng 2,8 32,5 17,1 7,5 0,8 1,5 0,7 Cao su Giá trị 300 127 696 670 1.611 1.563 2.130 Tỷ trọng 0,15 0,04 0,2 0,1 0,3 0,2 0,2 Hạt điều Giá trị 1.200 12.478 14.652 16.734 21.178 44.703 44.067 Tỷ trọng 0,6 4,0 3,9 3,2 3,5 6,1 4,1 Chè Giá trị - 48 - - 568 373 790 Tỷ trọng - 0,016 - - 0,113 0,051 0,075 Tổng Kim ngạch XK sang Mỹ 200.000 308.000 372.000 519.500 504.038 732.440 1.065.335 Nguồn: Tổng cục Hải quan Từ bảng trên cho thấy, Kể từ năm 1995 đến nay nói chung các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng đáng kể trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó trước tiên phải kể đến là mặt hàng cà phê. Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ chính của cà phê Việt Nam, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang sang Mỹ tăng rất nhanh qua các năm. Nếu như năm 1996 giá trị cà phê xuất khẩu sang Mỹ là 32.508 nghìn USD (chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ) thì năm 1997 đạt 73.233 nghìn USD (chiếm 19,7%) tăng gấp hơn 2,8 lần so với năm 1996. Năm 1998 đạt 86.311 nghìn USD tăng gần 1,2 lần so với năm 1997. Từ năm 1999 giá trị cà phê xuất khẩu sang thị trường này có giảm hơn (so với hai năm 1997 và 1998), năm 1999 đạt 59.211 nghìn USD, năm 2000 là 69.932 nghìn USD và năm 2001 là 60.016 nghìn USD. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu vẫn tăng qua các năm, năm 2000 đạt 112.178 tấn tăng gần 2 lần so với năm 1998, và năm 2001 đạt 147.062 tấn tăng 2,6 lần so với năm 1998. Nguyên nhân chính của việc tăng khối lượng nhưng lại giảm giá trị này là do cung cà phê trên thị trường thế giới tăng làm cho giá giảm xuống, từ đó mà làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm. Hình 3: Giá trị và sản lượng xuất khẩu Cà phê Việt Nam sang Mỹ 1995-2001 Giá trị và sản lượng Năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Tiếp đến là mặt hàng gạo, tuy bị đánh thuế nhập khẩu nhưng gạo có thể coi là mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế do chính sách nới lỏng của Chính phủ Hoa Kỳ. Mức thuế không ưu đãi cho mặt hàng này không cao: 0,55 USD/1kg - hơn hai lần so với mức thuế tối huệ quốc. Năm 1994 Việt Nam xuất khẩu gạo sang Hoa Kỳ với tư cách là nguồn xuất khẩu lớn thứ ba trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ, đến năm 1998 là 39,030 triệu USD, nhưng đến nay Việt Nam chỉ xuất khẩu được rất ít cho thị trường này do chủng loại không thích hợp, qua Bảng 5 ta có thể thấy rõ điều đó: kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ năm 2000 là 10,656 triệu USD giảm xuống chỉ còn 27% so với năm 1998. Sang năm 2001 con số này còn giảm nhiều hơn nữa, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7,156 triệu USD giảm xuống hơn 5 lần so với năm 1998. Hình 4: Giá trị và sản lượng xuất khẩu Gạo Việt Nam sang Mỹ 1995-2001 Giá trị và sản lượng Năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Các mặt hàng gạo của Việt Nam được khách hàng Mỹ ưu chuộng là các loại gạo đặc sản như Tám thơm, Nàng hương... có chất lượng cao. Nhưng nếu so với Thái Lan (là đối thủ cạnh tranh số một của Việt Nam) thì chất lượng gạo của chúng ta kém hơn nhiều. Nên nhìn về lâu dài trong tương lai thì mặt hàng gạo sẽ không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên nếu như đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân nhập khẩu gạo Việt Nam của Hoa Kỳ thì ta thấy rằng, thực ra Hoa Kỳ nhập khẩu gạo của Việt Nam không phải để tiêu thụ tại Hoa Kỳ mà là để Hoa Kỳ đảm bảo các hợp đồng cung ứng gạo đã ký với các nước khác - Hoa Kỳ thường nhập khẩu gạo để tái xuất sang thị trường các nước khác. Qua đây Việt Nam có thể rút ra hai điểm: - Việt Nam muốn chiếm được thị trường nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ thì phải nâng cao chất lượng gạo Việt Nam lên hơn nữa, đặc biệt chú trọng khai thác gạo đặc sản như tám thơm, nàng hương, chợ đạo... - Hoa Kỳ rất coi trọng yếu tố thời gian giao hàng - đây chính là yếu tố cạnh tranh trong các hợp đồng xuất khẩu gạo với Hoa Kỳ. Như vậy, Hoa Kỳ vẫn là thị trường có tiềm năng xuất khẩu gạo trong tương lai đối với Việt Nam. Về mặt hàng cao su (và các sản phẩm cao su). Đây là mặt hàng có nhu cầu rất lớn ở Hoa Kỳ do các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp ô tô phát triển mạnh. Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu một khối lượng lớn các mặt hàng này. Năm 1992 nhập khẩu 5,3 tỷ USD, đến năm 2000 là trên 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang là 1,563 triệu USD chiếm 0,016% kim ngạch nhập khẩu cao su của Mỹ. Đây là con số còn rất hạn chế, song Việt Nam đã giữ được mức tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định về xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ. Cụ thể (qua Bảng 4), năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ mới chỉ đạt 300 nghìn USD thì đến nay, con số này đã lên đến 1.563 nghìn USD vào năm 2000 tăng gấp 5,21 lần; và đến năm 2001 kim ngạch đạt 2.130 nghìn USD tăng gấp 7,1 lần so với năm 1995. Trong khi một số mặt hàng nông sản khác vài năm gần đây có xu hướng giảm dần về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, thì cao su không những vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng qua các năm mà còn tăng lên một cách đáng kể cả về khối lượng và giá trị. Hình 5: Giá trị và sản lượng xuất khẩu Cao su Việt Nam sang Mỹ 1995-2001 Giá trị và sản lượng Năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Tiếp theo là hạt điều, đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng qua các năm cả về giá trị, khối lượng và tỷ trọng trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng. Hình 6: Giá trị và sản lượng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ 1995-2001 Giá trị và sản lượng Năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Năm 1996, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 12,478 triệu USD tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995, đây là một tỷ lệ tăng đột biến đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ. Giai đoạn từ năm 1996-1999, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân mỗi năm tăng khoảng từ 1,1-1,3 lần. Riêng trong năm 2000 giá trị xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 44,703 triệu USD tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28624.doc
Tài liệu liên quan