Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Công nghiệp Long Biên

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP LONG BIÊN 4

I. Giới thiệu về hợp tác xã công nghiệp long biên 4

1. Quá trình hình thành và phát triển của HTX 4

2. Chức năng và nhiệm vụ của HTX Công nghiệp Long Biên 5

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX 6

II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ảnh hưởng đến chi phí sản xuất 8

1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: 8

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất - qui trình công nghệ sản xuất của HTX 9

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị: 11

4. Đặc điểm về nguồn nhân lực: 11

5. Đặc điểm vốn của HTX 14

6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX: 16

III. Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại HTX Công nghiệp Long Biên 17

1. Một vài nét về công tác kế hoạch giá thành ở HTX Công nghiệp Long 17

2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại HTX Công nghiệp Long Biên 20

IV. Đánh giá về công tác quản lý chi phí tại HTX 28

1. Những mặt đạt được: 28

2. Những mặt tồn tại: 28

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA HTX 31

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của HTX Công nghiệp Long biên: 31

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại htx công nghiệp long biên. 31

1.Mối quan hệ giữa việc quản lý tốt chi phí sản xuất với việc hạ giá thành sản phẩm: 31

2.Một số giải pháp cụ thể: 32

1. Giải pháp thứ nhất: 33

2. Giải pháp thứ hai: 34

3. Giải pháp thứ ba: 35

KẾT LUẬN 37

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Công nghiệp Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sử dụng 4. Máy đột dập CáI 2 1992 Việt nam Đang sử dụng 5. Máy in CáI 3 1995 Singapore Đang sử dụng 6. Máy tái sinh CáI 2 1992-1995 Đài loan Đang sử dụng Qua bảng 1 cho thấy máy móc trang thiết bị của HTX chủ yếu được nhập từ Đài Loan tương đối hiện đại nhưng đặc thù của ngành nhựa máy chạy 24/24 vì vậy tuổi thọ của trang thiết bị tăng nhanh do đó mà ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của HTX. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu có tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như là: tiêu tốn nhiều điện năng, nhiều phế liệu…. 4. Đặc điểm về nguồn nhân lực: Vốn, công nghệ và con người là điều kiện đầu tiên của mọi doanh nghiệp, trong đó con người đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nắm bắt được vấn đề đó Ban Chủ nhiệm HTX đã chú trọng vào khâu đào tạo nguồn nhân lực. Với một tập thể lao động giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác chuyên môn đã thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến cán bộ, công nhân trong HTX. Cơ cấu nhân sự: Sử dụng hợp lý lao động và sử dụng một cách có hiệu quả là nhân tố giúp cho HTX thực hiện được việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. HTX đang thực hiện từng bước xắp xếp, bố trí lao động cho phù hợp hơn. Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu Nhân sự của HTX trong 3 năm gần đây Bảng 2: Cơ cấu nhân sự của HTX ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Tổng lao động 70 100 76 100 81 100 1. Phân theo tính chất LĐ 70 100 76 100 81 100 - LĐ gián tiếp 24 34,29 26 34,21 30 37,04 - LĐ trực tiếp 46 65,71 50 65,79 51 62,96 2. Phân theo trình độ 70 100 76 100 81 100 - Đại học 4 5,71 7 9,21 9 11,11 - Cao đẳng và trung cấp 25 35,71 27 35,53 30 37,04 - Lao động phổ thông 41 58,57 42 55,26 42 51,85 3. Phân theo độ tuổi 70 100 76 100 81 100 - Dưới 30 40 57,14 42 55,26 45 55,56 - Từ 31-45 20 28,57 24 31,58 26 32,09 - Trên 45 10 14,29 10 13,16 10 12,35 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số lao động của HTX tăng dần. Trong đó lao động trực tiếp chiếm trên 62% tổng số lao động toàn HTX, tỷ lệ này phù hợp với HTX, bởi HTX là một doanh nghiệp sản xuất. Lao động gián tiếp của HTX chiếm tỷ trọng trên 34%. Qua 3 năm lao động của HTX tuy tăng ít nhưng số lượng lao động cũng được cải thiện, thể hiện ở chỗ lao động có trình độ đại học hàng năm tăng dần, như năm 2002 là 4 người thì năm 2003 tăng lên là 7 người, tức là 75% và năm 2004 tăng lên 9 người so với năm 2003 là 28%. Trong đó lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp biến động năm 2003 so với năm 2002 tăng 8% (tăng 2 người), đến năm 2004 có biến tăng hơn so với năm 2003 là 5 người chiếm 37,04% trong tổng số lao động trong HTX. Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng trên 51% trong tổng số lao động của HTX, trong 51% đó chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng. Tuy công nhân của HTX chủ yếu có trình trung cấp và lao động phổ thông nhưng khi lao động được tuyển dụng vào HTX thì lao động phải học nghề trong hai tháng đầu và hết hai tháng đầu HTX tổ chức thi tay nghề sau đó chính thức ký hợp đồng đối với người lao động. Nhưng do trình độ của cán bộ và công nhân của HTX còn ở mức trung bình vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của HTX, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất cho HTX. - Bố trí lao động trong các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng: Việc bố trí sắp xếp lực lượng lao động của HTX rất gọn nhẹ với quy mô vừa và nhỏ. Các phòng (bộ phận) có mối quan hệ rất mật thiết, nhất là giữa các phòng ban với nhau hay nói cách khác là giữa các cấp quản trị trung gian có sự hỗ trợ, hợp tác cùng thực hiện mục tiêu chung của HTX còn giữa ban quản trị đối với các phòng ban hệ trực thuộc, mệnh lệnh và báo cáo, đề xuất. Bảng 3: Bố trí lao động trong các bộ phận ĐVT: Người STT Tên bộ phận Chức danh 2004 Số lượng tổng 1 Ban Chủ nhiệm Chủ nhiệm P. Chủ nhiệm 1 2 1 2 P. TàI chính kế toán Tưởng phòng Nhân viên 1 6 5 3 P.KH vật tư kinh doanh Trưởng phòng Nhân viên 1 8 6 4 P. Tổ chức hành chính Trưởng phòng Nhân viên 1 7 6 5 Phân xưởng sản xuất Quản đốc Nhân viên 2 6 4 6 Tổ cơ điện Thợ cơ Thợ điện 1 2 1 7 Tổ sản xuất Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 15 45 15 15 8 Tổ tái sinh Tổ trưởng Công nhân 1 6 5 Tổng số cán bộ CNV 81 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 5. Đặc điểm vốn của HTX - Cơ cấu nguồn vốn của HTX Nhìn vào bảng 4 cho thấy được trong cơ cấu giá trị tổng nguồn vốn của HTX qua 3 năm thì vốn cố định chiểm 1 tỷ trọng lớn nhất chiếm tới 57,4% năm 2002 trong khi đó vốn lưu động chỉ chiếm 42,6% tỷ trọng vốn cố định lại có xu hướng giảm trong năm tiếp theo. Năm 2003 chiếm tỷ trọng 52,3% giảm so với năm 2002 khoảng (97,08% tương đương với 348 triệu đồng). Sang năm 2004 vốn cố định lại tăng hơn so với năm 2003 khoảng 0,50% nguyên nhân là do HTX đầu tư thêm cơ sở vật chất là TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của HTX qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 GT TT 2003 GT TT 2004 GT TT Tăng giảm 2003 so với 2002 Tăng giảm 2004 so với 2003 Tổng vốn 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52 - Chia theo tính chất 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52 + Vốn CĐ 11.920 57,37 11.571 52,32 11.630 48,01 --2,93 0,51 + Vốn LĐ 8.857 42,63 10.545 47,68 12.592 51,99 19,06 19,41 - Chia theo sở hữu 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52 + Vốn CSH 5.207 25,06 7.921 35,81 10.222 42,20 52,12 29,05 + Nợ phảitrả 15.570 74,94 14.196 64,19 14.000 57,80 - 8,82 -1,38 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán HTX Công nghiệp Long Biên là một HTX cổ phần, vốn huy động do các xã viên đóng góp với tổng số vốn cổ phần ban đầu của HTX (vốn CSH) là 500.000.000đ năm 1993. Năm 1997 thực hiện chủ trương chuyển đổi theo luật HTX, HTX đã tổ chức đại hội chuyển đổi ngày 19/11/1997 quyết định kết nạp thêm 9 xã viên mới nâng tổng số vốn điều lệ của HTX lên 5 tỷ đồng, hiện nay số vốn của HTX đã tăng lên gấp nhiều lần. Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn của HTX qua 3 năm có sự biến động mạnh, năm 2002 tổng nguồn vốn ít nhất là 20.777 triệu đồng hai năm còn lại thì tổng nguồn vốn của HTX đã được nâng lên. Nếu như năm 2003 tổng vốn 22.117 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 6,45% tức bằng 1.340 triệu đồng. Nhất là sang năm 2004 so với năm 2003 mức tăng là 9,52% (tương đương với 2.105 triệu đồng). Đây là một tốc độ tăng trưởng vốn của HTX trong 3 năm qua. Nhìn vào bảng 4 cho thấy nguồn vốn CSH của HTX chiếm 1 tỷ trọng thấp 5.207 triệu đồng. Năm 2002 nguồn vốn này chiếm 25,06%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 25,12% và đến năm 2004 so với năm 2003 tăng 29,05% chiếm tỷ trọng 42,20%. Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng dần qua các năm về mặt giá trị tỷ trọng và bình quân tăng 40,59%. Trong khi đó nợ phải trả của HTX có xu hướng giảm qua 3 năm, đó là một điều đáng mừng cho HTX vì số nợ phải trả giảm, năm 2003 so với năm 2002 giảm là 8,82%. Đến năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,38%. Qua đây cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ngày càng tốt hơn và cũng thấy được trong cơ cấu tổng nguồn vốn của HTX thì nguồn vốn cố định chiếm một tỷ trọng cao và giữ vai trò quan trọng và đặc thù của HTX là hoạt động sản xuất ra sản phẩm cho nên vốn cố định để hình thành lên tài sản cố định là rất lớn. Tuy nhiên, để xem xét tình hình làm ăn của HTX có hiệu quả chúng ta cùng xem xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX qua 3 năm. 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX: Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Công nghiệp Long Biên Các chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03 Mức chênh % Mức chênh % 1.Tổng vốn Tr 20.777 22.117 24.222 1.340 6,45 2.105 9,52 2. Tổng sản lượng Tấn 1.588 1.686 1.665 98 6,17 - 21 - 1,25 3.Tổng doanh thu Tr 39.700 42.150 42.457 2.450 6,17 307 0,73 4Tổng chi phí Tr 34.618 36.896 38.778 2.278 6,58 1.882 5,10 5. Tổng lợi nhuận Tr 5.082 5.254 3.679 172 3,38 -1.575 -29,98 6. Nộp ngân sách Tr 939 1.000 1.050 61 6,50 50 5 7.Tổng quỹ lương Nghìn 699.036 784.848 830.124 85.812 12,28 45.276 5,77 8. Tổng số LĐ Người 70 76 81 6 8,57 5 7,14 9. Mức lương BQ Đồng 9.986,232 10.326,947 10.248,444 340,715 3,41 -121 -0,76 Nguồn: phòng tài chính kế toán Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX cho thấy tổng vốn của HTX từ năm 1997 đến nay tăng gấp nhiều lần. Năm 2003 tăng so với năm 2002 tăng 1.340 triệu đồng tức là 6,45% và đến năm 2004 tiếp tục tăng so với năm 2003 là 2.105 triệu đồng tức tăng 9,52%. Tổng sản lượng sản lượng của năm 2003 so với năm 2002 tăng 6,17% (tức là 98 tấn), năm 2004 so với năm 2003giảm 21 tấn (giảm là 1,25%).Doanh thu của HTX tăng đều qua các năm với tốc độ tăng 2.450 triệu đồng năm 2003 so với năm 2002 tăng là 6,17%, năm 2004 so với năm 2003 tăng 307 triệu đồng tức tăng 0,73%. Lợi nhuận của HTX năm 2003 so với năm 2002 tăng 172 triệu đồng tức tăng 3,38%, năm 2004 so với năm 2003 giảm -1.575 triệu đồng tăng. Lợi nhuận của HTX giảm là do chi phí nguyên vật liệu và chi phí điện tăng… Chi phí của HTX năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.278 triệu đồng tức tăng 6,58% năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.882 triệu đồng, chi phí tăng dẫn đến tổng chi phí tăng 5,10% so với năm 2003. Chi phí tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của HTX. Mức lương bình quân của lao động trong năm 2003 tăng so với năm 2002 tăng 340.715đ (tăng 3,41%), năm 2004 so với năm 2003 giảm 121.000đ (giảm 0,76%), mức lương bình quân của HTX giảm do sản lượng của năm2004 không đạt kế hoạch. Mức lương bình quân của HTX so với mức lương của các doanh nghiệp khác thì mức lương của HTX là trung bình khá. Có được kết quả như vậy do nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn HTX và khẳng định được vị thế của HTX trên thị trường. III. Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại HTX Công nghiệp Long Biên 1. Một vài nét về công tác kế hoạch giá thành ở HTX Công nghiệp Long Biên: Kế hoạch giá thành là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX. Hàng năm, HTX xây dựng kế hoạch giá thành cho sản phẩm túi xốp theo khoản mục phấn đấu mà HTX có cơ sở đạt được do đã được tính toán một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Kế hoạch giá thành được xây dựng chủ yếu căn cứ vào 2 nhân tố: sản lượng kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hao phí lao động và chi phí khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng kế hoạch được phòng kinh doanh của HTX xây dựng trên cơ sở dự đoán nhu cầu thị trường. Các định mức kinh tế – kỹ thuật do cán bộ kỹ thuật của HTX tính toán và cung cấp. Việc xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm của HTX hàng năm được tiến hành như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu được xây dựng trên cơ sở định mức tiêu hao sản phẩm (1kg) VD: để sản xuất 1kg túi xốp màu xanh lá cần: 0,45 hạt HDPE; 0,5 hạt LLPE; 0,22 hạt tái sinh; 0,005 hạt xanh lá cây Đối với khoản mục nhân công: HTX tính định mức tiền công cho 1kg sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ là 500đ trên 1kg, trong đó 20% chi phí tiền lương được trích để hình thành các quỹ nhằm chi phí trả cho người lao động: thai sản, trợ cấp mất việc làm, tai nạn lao động, hoạt động công đoàn…HTX chưa thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động theo chế độ quy định. Như vậy, chi phí tiền lương tính vào giá thành 1kg sản phẩm theo định mức còn 400đ trên 1kg. Đối với khoản mục chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị được dự trù trên cơ sở chi phí thực tế chi cho năm trước, chi phí khấu hao TSCĐ: HTX thực hiện trích khấu hao TSCĐ cho toàn đơn vị theo sản lượng sản phẩm nhập kho mỗi kg sản phẩm qui định định mức là 1.000đ và chi phí sửa chữa máy móc được tính 100đ trên 1kg sản phẩm. Đối với khoản mục chi phí khác: đó là các khoản chi phí hành chính về tiền nước, tiền điện thoại, văn phòng phẩm… được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh năm trước ( 2003 ). Tổng hợp lại ta có bảng sau: Bảng 6: Chi phí sản xuất và giá thành kế hoạch theo khoản mục sản phẩm túi xốp của HTX năm 2004 Sản lượng kế hoạch: 1.998 tấn ĐVT: Đồng Khoản mục Chi phí tính cho 1ĐVSP Thành tiền 1. Chi phí vật liệu chính 16.150 32.267.700.000 2. Chi phí vật liệu phụ 2.306 4.609.386.000 3. Chi phí nhân công 400 799.200.000 4. Chi phí vận chuyển 100 199.800.000 5. Chi phí điện năng 1.000 1.998.000.000 6. Chi phí khấu khao TSCĐ 1.000 1.998.000.000 7. Chi phí sửa chữa máy móc, TB 100 199.800.000 8. Chi phí khác 827,5 1.653.345.000 Cộng 21.883,5 43.723.233.000 Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư Kế hoạch giá thành của HTX được lập theo khoản mục chi phí như trên là tương đối phù hợp với điều kiện quy mô của đơn vị khoản mục chi phí vật liệu được lập trên định mức kinh tế kỹ thuật một cách khoa học, đảm bảo tính chính xác về định mức tiêu hao, có cơ sở thực hiện được, góp phần cho kế hoạch giá thành có tính khả thi. Tuy nhiên, chỉ tiêu giá thành kế hoạch ở đơn vị được xây dựng trên cơ sở bao gồm những khoản mục trên toàn đơn vị (phân xưởng sản xuất, bộ phận quản lý). Do đó, giá thành sản xuất cũng là giá thành toàn bộ... Thêm nữa khoản mục chi phí sửa chữa máy móc thiết bị mang tính chủ quan nên đơn vị dự trù trên cơ sở thực tế chi cho năm trước sẽ không chính xác vì chi phí đó thường có xu hướng tăng nên do tuổi thọ máy móc tăng nên dự trù kế hoạch như vậy sẽ thấp hơn chi phí thực tế đơn vị phải chỉ ra khoản mục này. 2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại HTX Công nghiệp Long Biên HTX Công nghiệp Long biên có quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm ít, chỉ gồm 3 tổ sản xuất, sản phẩm chủ yếu là túi xốp Túi xốp gồm nhiều loại với kích cỡ khác nhau như: 15x25, 17x27, 19x29… túi xốp nhiều màu sắc đa dạng, phong phú. Ngoài ra, HTX còn sản xuất một số mặt hàng theo đơn đặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao nhưng không thường xuyên như Rollcomi…. Là một doanh nghiệp sản xuất vì vậy chi phí sản xuất được tập hợp theo các khoản mục như sau: + Chi phí Nguyên vật liệu chính- nguyên vật liệu phụ + Chi phí nhân công + Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí vận chuyển + Chi phí điện năng + Chi phí khác Phương pháp tính giá thành sản phẩm của HTX Công nghiệp Long Biên được tính theo các khoản mục chi phí sản xuất trong HTX Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại HTX Công nghiệp Long Biên được tiến hành như sau: Bảng 7: Tổng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của HTX trong 3 năm qua ĐVT: Đồng Khoản mục 2002 2003 2004 1. Chi phí NVL chính 16.150 16.150 17.100 2. Chi phí NVL phụ 2.250 2.306 2.520 3. Chi phí nhân công 400 400 400 4. Chi phí vận chuyển 100 100 100 5. Chi phí điện năng 1.000 1.000 1.200 6. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.000 1.000 1.000 7. Chi phí sửa chữa máy móc, TB 100 100 139,7 8. Chi phí khác 800 827,5 827,5 Cộng 21.800 21.883,5 23.289,2 Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư + Chi phí Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ: Chi phí nguyên vật là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (80.85%) trong giá thành sản phẩm ở đơn vị. Do đó việc hạch toán đẩy đủ khoản mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong giá thành sản phẩm NVL tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm ở HTX bao gồm: Vật liệu chính: gồm các loại hạt nhựa: hạt HDPE, hạt LLD Vật liệu phụ: gồm hạt màu, hạt tái sinh, hạt tan. Với đặc điểm sản xuất hàng loạt, khối lượng tương đối lớn nên quá trình sản xuất của HTX diễn ra liên tục và dựa trên kế hoạch vật tư lập từ đầu vào và có sự điều chỉnh trong các quý, việc xuất vật tư cho các tổ sản xuất là theo nhu cầu sản xuất thực tế của từng tổ. Vậy chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được tính như sau: + Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tới hơn 80% để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. * Năm 2002: + Nguyên vật liệu chính gồm: hạt HDPE 0.45kg; hạt LLD 0.5kg, hạt nhựa có giá là 17.000đ/kg. Lấy lượng tiêu hao nguyên vật chính nhân đơn giá hạt nhựa: 0.95kg x 17.000đ =16.150đ, đây là chi phí của nguyên vật liệu chính để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. - Sản lượng của năm 2002: 1.588 tấn Tổng chi phí nguyên vật liệu chính của HTX 1.588tấn x 16.150đ = 25.646.200.000đ + Chi phí nguyên vật liệu phụ chỉ chiếm 19,15% để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. Nguyên vật phụ gồm: hạt màu 0.005kg, hạt tái sinh 0.22kg, giá của vật liệu phụ là 10.000đ/kg. Lấy lượng tiêu hao nguyên vật liệu phụ nhân với giá nguyên vật liệu phụ: 0.225kg x 10.000đ = 2.250đ - Sản lượng của năm 2002: 1.558 tấn Tổng chi phí nguyên vật liệu phụ của HTX 1.588 tấn x 2.250đ = 3.573.000.000đ * Năm 2003: + Nguyên vật liệu chính gồm: hạt HDPE 0.45kg; hạt LLD 0.5kg, hạt nhựa có giá là 17.000đ/kg. Lấy lượng tiêu hao nguyên vật chính nhân đơn giá hạt nhựa: 0.95kg x 17.000đ =16.150đ, đây là chi phí của nguyên vật liệu chính để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. - Sản lượng của năm 2003: 1.686 tấn Tổng chi phí nguyên vật chính của HTX 1.686tấn x 16.150đ = 27.228.900.000đ + Nguyên vật phụ gồm: hạt màu 0.005kg, hạt tái sinh 0.22kg, giá của vật liệu phụ là 10.250/kg. Lấy lượng tiêu hao nguyên vật liệu phụ nhân với giá nguyên vật liệu: 0.225kg x 10.250đ = 2.306đ, chi phí nguyên vật liệu để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm - Sản lượng của năm 2003: 1.686 tấn Tổng chi phí nguyên vật phụ của HTX 1.686 tấn x 2.306đ = 3.887.916.000đ * Năm 2004: + Nguyên vật liệu chính gồm: hạt HDPE 0.45kg; hạt LLD 0.5kg, hạt nhựa có giá là 18.000đ/kg. Lấy lượng tiêu hao nguyên vật chính nhân đơn giá hạt nhựa: 0.95kg x 18.000đ =17.100đ, chi phí nguyên vật liệu để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm - Sản lượng năm 2004: 1.665 tấn. Tổng chi phí nguyên vật liệu của HTX 1.665tấn x 17.100đ = 28.471.500.000đ + Chi phí vật liệu phụ chỉ chiếm 19,15% trong tổng chi phí nguyên vật liệu, nguyên vật liệu gồm có hạt màu 0.005kg; 0.22 kg hạt tái sinh. Đơn giá của nguyên vật liệu phụ là:11.200đ/1kg. Lấy nguyên vật liệu nhân với đơn giá nguyên vật liệu phụ: 11.200đ x 0.225kg =2.520đ. chi phí nguyên vật liệu để tạo ra1 đơn vị sản phẩm - Sản lượng của 2004: 1.665 tấn Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.665 tấn x 2.520đ = 4.195.800.000đ Trong 3 năm qua, chi phí nguyên vật liệu chính của năm 2002-2003 không tăng, năm năm 2004 so với năm 2003 tăng 5,88% (tăng 950đ). Chi phí vật liệu phụ trong năm 2003 so với 2002 tăng 2,49% (tăng 56đ), năm 2004 so với năm 2003 tăng 9,28% (tăng 214đ). Nhìn chung trong 3 năm qua chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ tăng, nguyên vật liệu của HTX chủ yếu nhập từ pháp về, vì vậy không thể tránh khỏi sự biến động giả cả của thế giới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng. + Chi phí Nhân công: Chi phí Nhân công ở HTX Công nghiệp Long Biên bao gồm: Tiền lương của bộ phận trực tiếp sản xuất, tiền lương của bộ phận gián tiếp HTX thực hiện trích 20% trên tổng quỹ lương của đơn vị và được sử dụng như sau: 15% được sử dụng để dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi trả cho người lao động khi ốm đau thai sản, tai nạn lao động. 3% được sử dụng cho công tác khen thưởng, khuyên khích lợi ích vật chất, phục vụ lợi nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn HTX 2% được sử dụng cho hoạt động công đoàn ở đơn vị Như vậy khoản trích 20% tổng quỹ lương của HTX khấu trừ hết vào lương chứ không tính vào chi phí sản xuất Hiện nay, HTX áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào định mức tiền công cho 1kg sản phẩm đã được quy định, sau đó căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm trong tháng để tính ra tổng chi phí tiền lương phải trả toàn đơn vị. Đồng thời phải căn cứ vào bảng chấm công của quản đốc phân xưởng để tính ra tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất theo bậc thợ từng công nhân. Tiền lương bộ phận gián tiếp cũng tính tương tự. Tổng quỹ lương = khối lượng sản phẩm hoàn thanh x đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương sản phẩm HTX quy định là: 500 đồng/kg Trong 500 đồng đơn giá tiền lương sản phẩm thì HTX quy định quy định bộ phận trực tiếp sản xuất được hưởng 275 đồng còn lao động gián tiếp được hưởng 225 đồng. HTX thực hiện sản xuất 3 ca liên tục, riêng tiền công của ca đêm được hưởng thêm 3.000đ/ca, công làm thêm ngoài công chính được quy định mức lương là 12.000đ. Năm 2002: HTX sản xuất được 1.588 tấn thành phẩm, tổng chi phí nhân công là: 1.588 tấn x 500đ =794.000.000đ Vậy chi phí nhân công được tính vào giá thành sản phẩm trong năm: 794.000.000 –20% x794.000.000 =635.200.000đ Năm 2003: HTX sản xuất được 1.686 tấn thành phẩm, tổng chi phí nhân công là: 1.686 tấn x 500đ = 843.000.000đ. Chi phí nhân công tính vào giá thành sản phẩm trong năm là: 843.000.000 – 20% x 843.000.000đ = 674.400.000đ Năm 2004: HTX sản xuất được 1.665 tấn thành phẩm, tổng chi phí Nhân công là: 1.665 tấn x 500đ = 832.500.000đ Chi phí Nhân công tính vào giá thành sản phẩm trong năm: 832.500.000- 20% x 832.500.000 = 666.000.000đ Nhìn chung trong 3 năm qua, chi phí Nhân công của HTX không có gì thay đổi do định mức cố định của HTX. + Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển của HTX được tính vào mỗi 1kg sản phẩm khi chuyển hàng tới các đại lý hay các công ty đặt hàng của HTX, 1kg sản phẩm được tính là100đ: * Năm 2002: Chi phí vận chuyển của HTX là: 100đ/1kg sản phẩm, Sản lượng vận chuyển của HTX trong năm 2002: 1.588tấn Vậy chi phí vận chuyển được tính vào giá thành sản phẩm là 1.588tấn x 100đ =158.800.000đ * Năm 2003: Chi phí vận chuyển của HTX là: 100đ/kg sản phẩm Sản lượng vận chuyển trong năm 2003: 1.686tấn Vậy chi phí vận chuyển được tính vào giá thành phẩm là: 100đ x1.686 tấn=168.600.000đ * Năm 2004: Chi phí vận chuyển của HTX là: 100đ/kg sản phẩm Sản lượng vận chuyển trong năm 2004: 1.665tấn Vậy chi phí vận chuyển được tính vào giá thành phẩm là: 100đ x1.665 tấn=166.500.000đ Chi phí vận chuyển của HTX trong 3 năm qua không gì có biến động + Chi phí điện năng: Chi phí điện năng của HTX tính cho 1 đơn vị sản phẩm như sau: * Năm 2002: Chi phí điện năng được tính cho 1 đơn vị sản phẩm là 1.000đ/1kg. HTX sản xuất được 1.588tấn 1.000đ x 1.588tấn =1.588.000.000đ * Năm 2003: Chi phí điện năng được tính 1 đơn vị sản phẩm là 1.000đ/1kg. HTX sản xuất được 1.686tấn 1.000đ x 1.686tấn =1.686.000.000đ * Năm 2004: Chi phí điện năng được tính 1 đơn vị sản phẩm là 1.200đ/1kg. HTX sản xuất được 1.686tấn 1.200đ x 1.665tấn =1.665.000.000đ Chi phí điện năng năm 2003 so với năm 2002 không tăng vẫn ở định mức 1.000đ. Đến năm 2004 tăng 20% so với năm 2003 (tăng 200đ/1kg sản phẩm). Nguyên nhân do tuổi thọ của máy móc thiết bị cao dẫn đến hao tổn điện năng, vì vậy đã làm cho chi phí điện năng tăng. + Chi phí sửa chữa máy móc, khấu haoTSCĐ HTX Công nghiệp Long Biên thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, mỗi kg thành phẩm được định mức 1.000đ khoản trích khấu hao TSCĐ được tính chung cho cả bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý * Năm 2002: Chi phí khấu hao TSCĐ của HTX tính vào giá thành của sản phẩm là 1.000đ/ 1 ĐVSP 1.588 tấn x 1.000đ= 1.588.000.000đ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị được tập hợp căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc thiết bị toàn đơn vị. Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị tính vào giá thành sản phẩm là 100đ Tổng chi phí sửa chữa máy móc thiết bị: 100đ x 1.588tấn = 158.800.000đ *Năm 2003: Chi phí khấu hao TSCĐ trong năm là 1.000đ/1ĐVSP HTX sản xuất được thành phẩm 1.686tấn: 1.686 tấn x 1.000đ= 1.686.000.000đ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị được tập hợp căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc thiết bị toàn đơn vị, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là 100đ/1ĐVSP Tổng chi phí sửa chữa máy móc thiết bị: 100đ x 1.686tấn = 168.600.000đ * Năm 2004: Chi phí khấu hao TSCĐ trong năm của HTX tính vào giá thành sản phẩm 1.000/1ĐVSP 1.665 tấn x 1.000đ= 1.665.000.000đ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị được tập hợp căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc thiết bị toàn đơn vị, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là 139,7đ/1ĐVSP Tổng chi phí sửa chữa máy móc thiết bị: 139,7đ x 1.665tấn = 232.600.500đ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị của HTX cũng tăng vì tuổi thọ của máy cao do đó chi phí sửa chữa nhiều. + Chi phí khác Chi phí khác bằng tiền của HTX bao gồm: chi phí hành chính, tiền nước, tiền điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí hội họp, tiếp khách. Tổng chi phí khác bằng tiền tính vào giá thành năm 2002 là: 800đ/1kg thành phẩm 800đ x 1.588 tấn = 1.270.400.000đ Tổng chi phí khác bằng tiền tính vào giá thành năm 2003 là: 827,5đ/1kg thành phẩm 827.5đ x 1.686 tấn = 1.395.165.000đ Tổng chi phí khác bằng tiền tính vào giá thành năm 2004 là: 827,5đ/1kg thành phẩm 827.5đ x 1.665 tấn = 1.377

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochuong 5.doc
Tài liệu liên quan