Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. 3

I - VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1- Khái niệm và đặc điểm của XK hàng hoá . 3

2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu. 4

II. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 10

- Quy trình tiến hành hoạt động xuất khẩu. 11

. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: 11

.Lựa chọn thị trường xuất khẩu: 11

. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: 12

. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: 12

. Lựa chọn đối tác giao dịch: 12

. Lựa chọn phương thức giao dịch. 13

. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu. 14

. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán. 15

. Mở và kiểm tra thư tín dụng. 15

. Xin cấp giấy phép xuất khẩu. 16

. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. 16

. Kiểm tra hàng hoá. 16

. Thuê phương tiện vận chuyển. 16

. Mua bảo hiểm hàng hoá. 16

. Làm thủ tục hải quan. 17

.Giao hàng lên tàu. 17

. Thanh toán. 17

III. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU. 18

1. Xuất khẩu trực tiếp: 18

2. Xuất khẩu gia công uỷ thác: 18

3. Xuất khẩu uỷ thác: 18

4. Buôn bán đối lưu: 18

5. Xuất khẩu theo Nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) 19

6. Xuất khẩu tại chỗ: 19

7. Gia công quốc tế 19

8. Tái xuất khẩu: 20

CHƯƠNG II 21

THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU THỊT LỢN 21

CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM 21

GIAI ĐOẠN 1998 - 2001 21

I - GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM 21

1- Lịch sử hình thành của Tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam 21

2- Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 22

2.1. Chức năng của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: 22

2.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: 23

3.2. Lãnh đạo Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: 24

3.3. Các phòng ban chức năng của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 25

II. THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998 - 2001. 27

1- Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn 1998 - 2001. 27

2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1999-2001) 31

3. Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001) 32

3.1.Giá trị và sản lượng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: 32

3.2. Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 33

3.3. Thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: 34

3.4.Hình thức xuất khẩu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: 44

III - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1998 – 2001. 47

1. Những ưu điểm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thịt lợn: 47

2. Những tồn tại của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn. 48

3. Nguyên nhân của những tồn tại. 49

3.1 Nguyên nhân chủ quan. 49

3.2 Nguyên nhân khách quan. 50

CHƯƠNG III - TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM 52

I - TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM 52

1- Đánh giá tiềm năng nhập khẩu của các thị trường. 52

1.1.Tình hình cung cầu về mặt hàng thịt lợn trên thị trường thế giới: 52

1.2. Thị trường Liên Bang Nga 53

1.3. Thị trường Hồng Kông : 54

2- Triển vọng xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 54

2.1. Đối với thị trường Liên bang Nga: 54

2.2. Đối với thị trường Hồng Kông : 55

II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM 56

A. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM 56

1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài 56

1.1. Cơ sở khoa học của giải pháp: 56

1.2. Nội dung của giải pháp: 57

1.3. Hiệu quả kinh tế của giải pháp: 58

2. Đầu tư cho chăn nuôi, công tác giống, thức ăn chăn nuôi và công tác thú y nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt. 58

2.1. Cơ sở khoa học của giải pháp 58

2.2. Nội dung của giải pháp. 58

2.3. Hiệu quả kinh tế của giải pháp: 59

3. Đầu tư đổi mới công nghệ giết mổ, chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 59

3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp. 59

3.2. Nội dung của giải pháp. 60

3.3. Hiệu quả kinh tế của giải pháp. 60

4. Tổ chức quảng cáo giới thiệu các mặt hàng của công ty ra thị trường nước ngoài 60

4.1. Cơ sở khoa học của giải pháp: 60

4.2. Nội dung của giải pháp: 61

4.3. Hiệu quả kinh tế của giải pháp: 61

5. Các biện pháp huy động và sử dụng vốn 61

5.1. Cơ sở khoa học của giải pháp 61

5.2. Nội dung của giải pháp: 62

5.3. Hiệu quả kinh tế của giải pháp: 63

6. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động: 63

6.1. Cơ sở khoa học của giải pháp: 63

6.2. Nội dung của giải pháp: 63

6.3. Hiệu quả kinh tế của giải pháp: 64

B. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC: 64

1- Chính sách về thuế: 64

2- Chính sách khuyến khích hỗ trợ hình thành và phát triển vùng chăn nuôi tập chung, chuyên canh theo mô hình kinh tế trang trại nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. 65

3- Chính sách về con giống: 66

4- Chính sách về công tác thú y nhằm bảo đảm chất lượng thịt lợn xuất khẩu đủ tiêu chuẩnvệ sinh, phòng chống được dịch bệnh. 67

KẾT LUẬN 69

Tài liệu tham khảo 70

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài chính tiền tệ tại các nước Châu á, Châu Âu và Mỹ vào năm 1998 do đó đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam và vì thế cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, làm cho tỉ trọng xuất khẩu của Tổng công ty giảm mạnh từ 45% vào năm 1998 xuống còn 24% vào năm 1999 và 18% năm 2000. Lý giải cho điều này là do hàng hoá xuất khẩu của Tổng công ty và các nước bạn láng giềng có yếu tố tương đồng, vì thế khi giá cả của bản tệ các nước đó giảm mạnh sẽ thúc đẩy xuất khẩu, giá hàng xuất khẩu của Tổng công ty sẽ bị sức ép lớn khiến cho lượng hàng xuất khẩu bị hạn chế và không thể cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Đến cuối năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kết thúc, nền kinh tế thế giới dần đi vào ổn định, kim ngạch của Tổng công ty vì thế cũng bắt đầu có xu hướng gia tăng: từ 18% năm 2000 lên 33% năm 2001 và còn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Đó là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự phục hồi thị trường xuất khẩu của Tổng công ty. Qua bảng số liệu dưới đây (bảng 2) cho thấy tình hình xuất khẩu các mặt hàng nói chung có triển vọng tốt. Chẳng hạn đối với mặt hàng thịt, năm 1999 đạt 2083 nghìn USD chiếm 22,0 % tổng kim ngạch thì đến năm 2001 là 4250 nghìn USD chiếm 32,0% tổng kim ngạch. Riêng năm 2000 đạt 219 nghìn USD chiếm 3,6% tổng kim ngạch, đạt mức thấp là do các nước phát triển tăng xuất khẩu thịt và giao thịt sang Liên bang Nga dưới danh nghĩa viện trợ thực phẩm. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thì các sản phẩm chế biến có xu hướng tăng lên bởi vì ngoài việc thực hiện xuất khẩu còn thực hiện Trả nợ hàng cho các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) và Đông Âu. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, tổng công ty tăng cường cải tạo, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, tạo ra các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu và tạo uy tín với các thị trường nhập khẩu, đồng thời nâng cấp công nghệ giết mổ chế biến đạt trình độ quốc tế. Chính vì vậy mà chất luợng sản phẩm được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng thịt đã có mặt và đứng vững trên thị trường Nga và Hồng Kông... Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo nhóm các mặt hàng (1999-2001) STT Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 Thịt 2083 22,0 219 3,6 4250 32,2 2 Phế phẩm Nông nghiệp 3788 40,1 2923 48,0 3590 27,2 3 Hải sản 2502 26,5 1180 19,3 1850 14,0 4 Nông sản 479 5,1 1430 23,4 3143 23,8 5 Hàng khác 601 6,3 350 5,7 378 2,8 Tổng số 9453 100 6102 100 13211 100 (Nguồn: báo cáo tổng hợp của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Tóm lại dù trong thời gian qua, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam còn phải đối đầu với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ song Tổng công ty cũng đang dần từng bước phục hồi thị trường xuất khẩu của mình và cơ cấu xuất nhập khẩu của Tổng công ty cũng đang dần được thay đổi. 2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1999-2001) Bảng 3: Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam(1999 - 2001) STT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Doanh thu 12336 100 8265 100 18850 100 2 Chi phí 11306 91 7536 91 17332 92 3 Lợi nhuận trước thuế 1030 8 729 9 1518 8 4 Nộp thuế 463 3 342 4 595 3 5 Lợi nhuận sau thuế 567 4 387 5 923 5 6 Lợi nhuận khác 0 0 56 0,6 0 0 7 Thực lãI 567 4 443 0,4 923 5 (Nguồn: Báo cáo kế toán tổng hợp của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam) Qua số liệu trên ta nhận thấy doanh thu của Tổng công ty năm 2000 so với năm 1999 giảm 33%; năm 2001 so với năm 2000 tăng 128%. Sở dĩ năm 2000 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty giảm là do cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Tổng công ty là thịt chế biến. Trong cuộc khủng hoảng này, các nước EU và Mỹ tiến hành trợ cấp rất lớn để thúc đẩy xuất khẩu nên giá thịt xuất khẩu của các nước này rất thấp, thị trường xuất khẩu thịt của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt và bị thu hẹp lại 3. Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001) 3.1.Giá trị và sản lượng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Hàng năm, thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam được xuất khẩu sang hai thị trường là thị trường Liên bang Nga và thị trường Hồng Kông. Hình 3: Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001). Số lượng Đơn vị: tấn (Nguồn:Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Theo sơ đồ trên ta nhận thấy rằng trong giai đoạn 1998-2001, bình quân mỗi năm Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu 8343 tấn thịt lợn. Năm 1998, tổng công ty xuất khẩu 10000 tấn trong đó xuất khẩu sang Liên bang Nga là 5500 tấn, sang Hồng Kông là 4500 tấn. Năm 1999, tổng công ty xuất 9815 tấn trong đó xuất khẩu sang Nga 2945 tấn, sang Hồng Kông 6870 tấn. Năm 2000, xuất khẩu sang Hồng Kông 4973 tấn; Năm 2001, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu 9711 tấn trong đó sang Nga 1711 tấn, Hồng Kông 8000 tấn. Như vậy, qua số liệu trên ta nhận thấy rằng sản lượng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang hai thị trường này là chưa cao và thường xuyên biến động qua các năm. Chính vì vậy mà trong thời gian tới, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cần có những giải pháp để thoát khỏi tình trạng này. 3.2. Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty là thịt lợn mảnh đông lạnh, lợn sữa và lợn choai. Trong đó, thịt lợn mảnh đông lạnh được xuất khẩu toàn bộ sang thị trường Liên bang Nga, còn thịt lợn sữa và thịt lợn choai xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông. Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001). Stt Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) 1 Lợn mảnh 5500 55 2945 25,5 400 10 1711 19 2 Lợn sữa 4500 45 6700 73 4023 70 6500 66 3 Lợn choai 0 0 170 1,5 950 20 1500 15 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Qua số liệu trên ta nhận thấy thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam còn hạn hẹp, không ổn định. Sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là thịt lợn mảnh và thịt lợn sữa. Chưa xuất khẩu được thịt pha cắt theo yêu cầu của thị trường, chưa xuất khẩu sản phẩm với khối lượng lớn. 3.3. Thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Nhìn chung trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam còn rất đơn điệu. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam mới xuất khẩu thịt lợn sang được thị trường Liên bang Nga và thị trường Hồng Kông. Sản lượng thịt lợn xuất khẩu sang các thị trường này còn thấp, không ổn định và luôn biến động tăng giảm thất thường qua các năm. a) Thị trường Liên Bang Nga Nga là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Số liệu thống kê lượng thịt lợn nhập khẩu của Nga qua các năm như sau: Hình 4: Tình hình nhập khẩu thịt lợn của Liên bang Nga (1998 - 2001). Đơn vị: 1000 Tấn Số lượng Số lượng (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - 8.7.2000) Thị trường Liên bang Nga là thị trường truyền thống của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. Mặt hàng thịt lợn Tổng công ty xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga là thịt lợn mảnh đông lạnh. Hình 5 : Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Số lượng Việt Nam sang thị trường Nga (1998-2001): Đơn vị: Tấn (Nguồn: Tài liêu thống kê hàng năm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh của Tổng công ty chăn nuôi sang thị trường Liên bang Nga (1998 - 2001) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK 9075 65 3300 84 400 70 1.800 68 ồ Kim ngạch xuất khẩu TL 14340 100 3942 100 502,5 100 2645,3 100 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam) Theo số liệu bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty sang thị trường Liên bang Nga giảm rất mạnh qua các năm, thậm chí năm 2000 Tổng công ty không xuất khẩu được một lượng thịt lợn nào sang thị trường Nga theo hợp đồng thương mại mà chỉ xuất khẩu được theo Nghị định thư của Chính Phủ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra ở Đông Nam á vào cuối năm 1998. Năm 1998, thị trường Nga vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ song việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty sang thị trường Nga cũng không mấy thuận lợi, điều đó là do khả năng thanh toán của các công ty Nga rất kém. Với lãi suất vay ngân hàng tại thời điểm đó ở Nga là khoảng 48 - 50% / năm. Do đó các công ty của Nga không có khả năng mở L/C thanh toán tiền ngay sau khi giao hàng. Người xuất khẩu đều phải bán chịu, trả sau một năm và thông thường là không có bảo lãnh của các Ngân hàng lớn. Phương thức thanh toán này đầy rủi ro cho các công ty xuất khẩu. Các công ty của Mỹ, Trung Quốc cũng có lợi thế về nhiều mặt nên đã xuất khẩu sang thị trường nga một khối lượng thịt rất lớn. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam do khó khăn về tài chính, khả năng cạnh tranh yếu nên chỉ xuất khẩu được 5500 tấn, chiếm thị phần không đáng kể tại Nga. Tuy nhiên Tổng công ty cũng có mặt lợi thế là chất lượng thịt tuy còn nhiều mỡ nhưng được công nhận là là tốt nên được phép bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại Nga, trong khi thịt của Trung Quốc, Mỹ chỉ được đưa vào chế biến công nghiệp. Đó là một điều hết sức thuận lợi và khuyến khích Tổng công ty ngày một nỗ lực phát huy điểm mạnh đó của mình, khắc phục những khó khăn để tăng sản lượng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Liên bang Nga. Trên cơ sở đó, tháng 1 năm 1999, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã đàm phán kí được hợp đồng xuất khẩu cho công ty lớn của Nga với khối lượng thịt giao từ tháng 2/1999 đến tháng 2/2000 là 25.000 tấn thịt lợn mảnh đông lạnh. Tuy nhiên Tổng công ty mới giao được một đợt hàng thịt lợn cho Nga vào tháng 2/1999 với số lượng thịt là 2945 tấn (trong đó 2001 tấn xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng thương mại giữa hai bên, còn 945 tấn là xuất khẩu trả nợ cho Nga theo Nghị định thư của Chính Phủ) thì bị chững lại chưa xuất khẩu tiếp được là do biến động về thị trường tài chính ở Nga, Ngân hàng loại I của Nga từ chối không bảo lãnh cho các công ty của Nga mở L/C trả chậm nhập khẩu thịt lợn còn lại như đã đăng kí với Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Ngân hàng nhỏ hơn của Liên bang Nga đồng ý bảo lãnh mở L/C nhưng khó có khả năng bảo đảm chắc chắn nên Ngân hàng Việt Nam không chấp thuận, Sản lượng thịt lợn xuất khẩu như đã kí giữa hai bên vì thế không thể tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, từ tháng 4/1999 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Đông Nam á, Liên bang Nga cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng và rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nên giá nhập khẩu thịt lợn vào Liên bang Nga xuống rất thấp. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Nga, năm 1999, giá bình quân nhập khẩu thịt lợn là 1.599 USD/tấn, năm 2000 là 856 USD/tấn (CIF). Từ cuối năm 2001 đến tháng 2/2002, giá nhập khẩu thịt lợn mảnh giao động từ 900 USD đến 1250 USD/tấn, thuế nhập khẩu thịt lợn là 11,25%, thuế VAT là 10% và giá bán lẻ trên thị trường Nga từ 1425 USD/tấn đến 1785 USD/tấn. Đặc biệt là vào cuối năm1999 đến hết năm 2000, do khủng hoảng tài chính, đồng Rúp mất giá nghiêm trọng do đó giá thịt lợn Việt Nam xuất khẩu sang Nga cũng giảm mạnh từ 1650 USD/tấn xuống còn 850 USD/tấn. Bên cạnh đó do thực tế trên thị trường thế giới có rất nhiều nước cần nhập khẩu thịt lợn, do đó nhiều nước tập chung kĩ thuật đầu tư cho ngành chăn nuôi này, dẫn đến khủng hoảng thừa về thịt lợn (Mỹ là một ví dụ điển hình). Do khủng hoảng thừa về thịt nên từ 15/10/1999 EU trợ giá cho thịt lợn bán sang Nga là 432 USD/tấn và cùng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, Uỷ ban Châu Âu (EU) quyết định viện trợ cho Nga 100.000 tấn thịt lợn. Tháng 11/1999, Trung Quốc đã thông qua báo viện trợ cho Nga 100.000 tấn thịt lợn. Còn ở Mỹ, giá thịt lợn giảm tới mức thấp nhất trong 40 năm qua, chỉ còn 220 USD/tấn. Để cứu người chăn nuôi thịt lợn, Mỹ đã bỏ tiền ra mua thịt lợn viện trợ cho Nga 50.000 tấn. Với tất cả tác động trên, giá thịt lợn trên thị trường Nga giảm xuống mức thảm hại. Giá bán lẻ trong tháng 10/1999 chỉ còn khoảng 1100 USD/tấn thay vì 1870 USD/tấn như các năm trước. Thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cũng được các công ty Nga đặt giá là 1.000 tấn. Với mức thuế nhập khẩu là 41% chưa kể phí vận chuyển, không có một công ty Nga nào chấp nhận giá nhập khẩu trên 1.000 USD/tấn. Chính những thay đổi đó khiến cho Tổng công ty không thể xuất khẩu một lượng thịt nào sang thị trường Liên bang Nga theo hợp đồng thương mại, mà chỉ xuất khẩu được 400 tấn thịt lợn sang thị trường Nga theo hình thức xuất khẩu trả nợ đã được quy định hàng năm theo Nghị định thư của Chính Phủ. Bởi với những điều kiện như vậy, giá thịt lợn xuất khẩu chỉ còn là 500 USD/tấn. Như vậy, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga từ cuối năm 1999 đến hết năm 2000 giảm mạnh đến mức không thể xuất khẩu theo hợp đồng thương mại được nữa là do biến động lớn về kinh tế thị trường ở Nga, giá nhập khẩu thịt của Nga xuống thấp nên Tổng công ty không thể chịu nổi. Trong bối cảnh đó, những nhược điểm cố hữu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là chất lượng sản phẩm chưa cao, điều kiện vệ sinh thực phẩm kém, giá thành cao càng bộc lộ rõ làm mất khả năng cạnh tranh của Tổng công ty so với các đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường Nga như các doanh nghiệp của Mỹ, Trung Quốc, EU. Giá thành chăn nuôi của Việt Nam cũng chính là giá của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam tính theo giá thịt lợn hơi vào năm 2000 là khoảng 800 USD/tấn, trong khi giá cả ở Mỹ chỉ khoảng 550 - 700 USD/tấn. Nếu tính toán theo chất lượng và tỷ lệ nạc thì giá ở Việt Nam cao gấp 2 lần giá tại Mỹ. Với giá thành cao như vậy, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường Nga. Nếu Tổng công ty hạ thấp giá hơn thì không thể có lãi còn nếu giữ nguyên mức giá đó thì Tổng công ty không thể xuất khẩu thịt lợn sang Nga. Đến năm 2001, nền kinh tế Nga bắt đầu đi vào ổn định, cùng với việc huỷ bỏ viện trợ thịt lợn của EU do WTO ấn định đã giúp cho thị trường xuất khẩu thịt lợn của Nga bước đầu đi vào ổn định và tìm lại quỹ đạo của nó. Do vậy mà giá xuất khẩu thịt lợn vào thị trường Nga tăng lên và Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam lại có thể tiếp tục xuất khẩu thịt lợn sang Nga. Tuy nhiên với giá thành và số lượng thấp so với số lượng xuất khẩu là 1500 tấn theo hợp đồng thương mại với giá bán là 1200 USD/tấn và 211 tấn xuất khẩu trả nợ theo Nghị định thư. Tóm lại, dù trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đã gặp nhiều khó khăn và có thời gian đã không thể xuất khẩu sang Nga song hiện nay cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Nga, Tổng công ty đã dần tìm lại được thị trường xuất khẩu thịt lợn của mình tại Nga đồng thời Tổng công ty cũng nhận định rằng dù thời gian qua thị trường thịt lợn của Nga rất bấp bênh song Nga vẫn là một thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Với số dân khoảng 150 triệu người và mức tiêu thụ thịt bình quân ngày càng tăng như hiện nay thì trong thời gian tới Nga vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. b). Thị trường Hồng Kông: Hồng Kông với khoảng 7 triệu dân là vùng lãnh thổ có mức tiêu thụ thịt lợn cao nhất Châu á và trong những nước có mức tiêu thụ thịt lợn trên đầu người cao nhât thế giới. Đối với Việt Nam nói chung và Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam nói riêng, Hồng Kông là một thị trường gần, có nhu cầu nhập khẩu thịt lợn 175000 tấn/năm, có thể xuất khẩu từng chuyến nhỏ 10-20 tấn/container. Vì thế thị trường Hồng Kông cũng là một thị trường đầy tiềm năng của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Hình 6 : Tình hình nhập khẩu thịt lợn của Hồng Kông (1998-2001). Đơn vị:1000 tấn (Nguồn:Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Việc xuất khẩu thịt lợn vào thị trường Hồng Kông chịu sự quản lí rất chặt chẽ của chính quyền Hồng Kông thông qua các quy định về chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Cục vệ sinh Hồng Kông căn cứ vào đơn xin cấp giấy phép cho các công ty Hồng Kông nhập khẩu thịt lợn. Mỗi giấy phép chỉ được nhập khẩu tối đa là 48 tấn hàng. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có cơ sở giết mổ đặt tại Hải phòng đã được cục vệ sinh Hồng Kông chấp nhận tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đông lạnh. Vì vậy mà hàng năm tổng công ty đã xuất khẩu thịt lợn sang Hồng Kông tuy số lượng xuất khẩu chưa phải là cao. Mặt hàng thịt lợn chủ yếu mà Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là thịt lợn sữa và thịt lợn choai, hai mặt hàng này được người tiêu dùng của thị trường Hồng Kông đánh giá là có chất lượng và chiếm khoảng 20% nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Hồng Kông (nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Hồng Kông vào khoảng 25000 tấn mỗi loại/năm). Hình 7: Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Hồng Kông (1998-2001): Đơn vị:Tấn Số lượng (Nguồn:Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam ) Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Hồng Kông (1998-2001) Đơn vị: 1000 USD Stt Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) 1 KNXK 5265 35 321 8,7 102,5 30 845,3 32 2 ồ KNXK 15280 100 3942 100 502,5 100 2645,3 100 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam ) Theo số liệu bảng trên ta nhận thấy tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường rất biến động qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang Hồng Kông giảm rất mạnh giữa các năm. Từ 1583 tấn năm 1998 xuống còn 206,5 tấn năm 1999 và 97 tấn năm 2000. Lí giải cho sự bấp bênh trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra ở Đông Nam á vào cuối năm 1998 và do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp của Việt Nam. Năm 1998 có thể được coi là thời kỳ Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam và Hồng Kông bắt đầu có những bước tiến triển tốt trong quan hệ buôn bán với nhau. Năm 1998- thời kỳ này Hồng Kông còn chưa chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cho nên việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang Hồng Kông được tiến hành khá tốt (1583 tấn), thịt lợn của tổng công ty được thị trường Hồng Kông rất ưa chuộng và đánh giá cao, song việc xuất khẩu lại diễn ra không mấy thuận lợi vào các năm tiếp theo. Năm 1999, sản lượng thịt lợn xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông của tổng công ty giảm rất mạnh. Cụ thể là chỉ bằng 11% của năm 1998. Nguyên nhân của sự giảm sút nghiêm trọng này là do sự khống chế của Trung Quốc, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nước. Năm 1997, Hồng Kông được trả về Trung Quốc và từ thời điểm đó Trung Quốc khống chế tới 80% thịt lợn xuất khẩu vào thị trường này. Khi họ thấy thịt lợn của Việt Nam nhập khẩu vào Hồng Kông có nguy cơ làm giảm thị phần của Trung Quốc, họ đã tạo sức ép giảm hạn ngạch của các công ty Hồng Kông nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam, điều đó khiến cho sản lượng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường này bị chững lại và chỉ được xuất khẩu với một lượng nhất định. Trong khi đó thì cùng với Tổng công ty còn có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu thịt lợn sang Hồng Kông. Theo báo cáo của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, thời gian qua Việt Nam có đến 30 doanh nghiệp tham gia trực tiếp xuất khẩu thịt lợn vào Hồng Kông, cạnh tranh về giá mua trong nước và giá bán ngoài nước làm cho mức giá xuất khẩu giảm xuống mức rất thấp. Trước tháng 7/1998, giá lợn sữa xuất khẩu sang Hồng Kông khá cao: 3,15 USD/Kg CIF HK. Sau đó năm 1999, giá cả giảm xuống còn 1,3 thậm chí có lúc xuống 1,1 USD/Kg CIF HK, Điều đó đã dẫn đến việc giảm sản lượng xuất khẩu và giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty sang Hồng Kông. Hơn nữa, từ khi Hồng Kông trở thành thuộc địa của Trung Quốc, thì Trung Quốc lại là nguồn cung cấp thịt lợn chủ yếu cho Hồng Kông. Hay nói một cách khác là thị trường nhập khẩu thịt lợn của Hồng Kông đã bị Trung Quốc thao túng. Bên cạnh đó Trung Quốc rất gần về khoảng cách do đó thịt lợn Trung Quốc xuất khẩu sang Hồng Kông là rất nhanh, tươi. Mặt khác chất lượng thịt lợn lại rất đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hồng Kông. Do thị trường gần và có nhiều điều kiện thuận lợi về hoạt động xuất khẩu cho nên giá cả thịt lợn Trung Quốc xuất khẩu sang Hồng Kông là tương đối mềm mỏng bởi có lợi thế về thuế nhập khẩu, do đó thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam khó cạnh tranh được với thịt lợn của Trung Quốc. Tuy nhiên giá thành thịt lợn xuất khẩu giảm mạnh năm 1999 và 2000 còn có nguyên nhân kinh tế và thị trường Hồng Kông chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Do khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng đô la Hồng Kông bị mất giá, do đó giá nhập khẩu thịt lợn cũng giảm xuống một cách thảm hại: từ 3,3 USD/Kg xuống còn 1,1 USD/Kg (giảm 3 lần) điều đó khiến cho Tổng công ty chỉ xuất khẩu được một lượng rất nhỏ sang Hồng Kông (bằng 11% năm 98) và sản lượng thịt lợn xuất khẩu vào Hồng Kông đặc biệt giảm mạnh năm 2000 - chỉ xuất khẩu được 98 tấn, bằng 5% năm 1998 và 16% năm 1999. Đó là do trong bối cảnh nền kinh tế Hồng Kông chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khiến giá thịt lợn nhập khẩu giảm xuống đáng kể còn có một tác nhân quan trọng khác đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, điều đó càng làm cho giá trị xuất khẩu giảm xuống nhanh hơn. Ngay cả thương nhân Hồng Kông cũng cho rằng thời gian qua có tình trạng “bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam ”. Đến năm 2000, nền kinh tế Hồng Kông thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và cùng với việc hạn chế số lượng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thịt lợn sang Hồng Kông đã giúp cho thị trường thịt lợn ở Hồng Kông có những bước ổn định dần dần, giá nhập khẩu vì thế cũng tăng lên và sản lượng xuất khẩu của tổng công ty cũng tăng đáng kể. Năm 1999 so với năm 2000 tăng 5,3 lần. Giá xuất khẩu cũng được cải thiện, từ 1,1 USD /kg năm 2000 đã tăng lên 1,5 USD/kg năm 2001. Tuy nhiên trong năm 2000 cũng xảy ra rất nhiều vụ buôn bán thịt lợn bất hợp pháp - đó là những vụ buôn lậu lợn sữa, lợn choai củaViệt Nam sang Hồng Kông đã làm Cục thú y Hồng Kông xem xét gây khó khăn cho xuất khẩu thịt của Việt Nam. Về cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu sang Hồng Kông của tổng công ty bao gồm lợn sữa và lợn choai. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực vẫn là lợn sữa. Lợn choai là mặt hàng mới, được xuất khẩu với sản lượng còn rất ít, bước đầu mang tính chất giới thiệu và làm quen thị trường và trong tương lai có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Tóm lại, việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty sang thị trường Hồng Kông gần đây có gặp khó khăn hơn trước do phát triển kinh tế Hồng Kông giảm xút và sự cạnh tranh tăng lên từ phía Trung Quốc lục địa sang Hồng Kông là thị trường gần của tổng công ty và hơn nữa thịt lợn của Tổng công ty đã có chỗ đứng nhiều năm nay, quan hệ bạn hàng quen thuộc, nhu cầu của thị trường khá lớn và đa dạng.... Mặt khác nền kinh tế Hồng Kông cũng đã đi vào ổn định và ngày càng phát triển. Do đó trong tương lai, Hồng Kông là một thị trường đầy tiềm năng của Tổng công ty. Tổng công ty cần phải có giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thịt lợn sang Hồng Kông và ngày càng tăng thị phần của mình trên thị trường này. 3.4.Hình thức xuất khẩu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu thịt lợn bằng 2 hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu trả nợ. a). Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hình thức kinh doanh trong đó Tổng công ty tự khai thác nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu và chịu mọi chi phí, rủi ro về kết quả hoạt động của mình. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam áp dụng hình thức xuất khẩu này đối với hoạt động xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Hồng Kông và thị trường Liên bang Nga. Theo hình thức này, tổng công ty sẽ trực tiếp tìm kiếm các bạn hàng là các doanh nghiệp Nga và Hồng Kông. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trực tiếp đàm phán, thươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11310.DOC
Tài liệu liên quan