Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩumặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM)

Hiện nay Công ty đã có mặt hầu như trên tất cả các thị trường chính miền Bắc, miền Trung, miền Nam. ở miền Nam Công ty có chi nhánh đặt tại số 6/59 Bis Cao Thắng, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh này phụ trách toàn bộ thị trường miền Nam. ở miền Trung, có văn phòng đại diện tại thị xã Đông Hà- Quảng Trị. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội, phụ trách toàn bộ thị trường miền Bắc.

Đặc điểm thứ nhất của thị trường trong nước là phần lớn người tiêu dùng chú ý nhiều đến số lượng hàng hoá có thể được, tức là họ chú ý đến giá cả cao hay thấp nhiều hơn. Hiện chỉ có một bộ phận nhỏ người tiêu dùng trong nước chú ý nhiều hơn đến chất lượng của sản phẩm, trong đó hầu hết là người ở thành phố. Hầu hết khách hàng trong nước đều quan tâm đến hai khía cạnh là giá và chất lượng đối với các mặt hàng dân dụng, máy móc thiết bị. Nhưng lại thường chỉ chú ý đến giá đối với các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày.

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩumặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên ta thấy có những xu hướng về tình hình thị trường của Công ty như sau : +Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Công ty với một số thị trường truyền thống đang có xu hướng giảm trong khi với các thị trường mới lại có xu hướng tăng lên . +Tuy có sự giảm sút về tỷ trọng nhưng về giá trị kim ngạch của các thị trường truyền thống vẫn tăng qua các năm . +Công ty có mọt số thị trường chủ lực và khá ổn định và khá ổn định về kim ngạch như :Lào, Nhật, Trung Quốc, EU, Austraylia, Singapore. 4.2. Tình hình về mặt hàng xuất nhập khẩu 4.2.1. Về mặt hàng xuất khẩu Các mặt hàng hiện nay Công ty tiến hành xuất khẩu bao gồm : Hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thuỷ hải sản, hàng khóang sản,xuất khẩu lao động... Mặt hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản, nông sản là những mặt hàng côg ty có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất . Trong mặt hàng nông sản phải kể đến mặt hàng Gạo là mặt hàng có tỷ trọng cao nhất. Chiếm khoảng 40% giá trị kim ngạch hàng nông sản. Tương đương giá trị khỏng 19,2 triệu USD, đạt khoảng 96000 tấn. (bảng3) Nhìn chung, tỷ trọng kim ngạch mặt hàng nông sản có xu hướng giảm theo thời gian, nguyên nhân là do thị trường nông sản đang dồi dào dần lên về nguồn cung, hàng nông sản của Công ty bị cạnh tranh mạnh và bị chia sẻ thị trường cho các Công ty khác.Thị trường xuất khẩu nông sản chính của Công ty là: Singapore, Nhật, Hồng Công, Iracq,Đài Loan, Trung Quốc, Lào. Đối với thị trường hàng nông sản là sản phẩm cây công nghiệp: Mức tăng trưởng của mặt hàng này khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng tỷ trọng bình quân hằng năm là 2% theo đó giá trị kim ngạch thực tế tăng bình quân mỗi năm là 5,5 tỷ đồng .Trong mặt hàng sản phẩm cây công nghiệp phải kể đến các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao là : cà phê, chè, điều, ,hàng cà phê thường chiếm khoảng 30-35%, hạt điều chiếm khoảng 20-22%, chè chiếm khoảng 15-20% giá trị xuất khẩu .Thị trường xuất khẩu chủ yếu của nặt hàng này là: Indoneixia, Singapore, Hồng Công, EU, Nhật, Trung Quốc, Austraylia. Ngoài ra các mặt hàng gồm: Hải sản, đông lạnh, thực phảm chế biến; Hàng thủ công mỹ nghệ, cũng là những mặt hàng có tỷ trọng kim ngạch khá cao. Bình quân hàng thuỷ sản, thực phẩm chế biến chiếm khoảng 14,5% giá trị tổng kim ngạch, tăng trưởng về tỷ trong khá ổn định qua các năm.Thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng này là: EU, Nhật, Lào, Mỹ, Singapore, Austraylia,Newzealand. Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu xuất sang các thị trường Nhật, Đài Loan, Hồng Kông Austraylia, EU, Nga. Ngoµi ra c¸c mÆt hµng gåm: H¶i s¶n, ®«ng l¹nh, thùc ph¶m chÕ biÕn; Hµng thñ c«ng mü nghÖ, còng lµ nh÷ng mÆt hµng cã tû träng kim ng¹ch kh¸ cao. B×nh qu©n hµng thuû s¶n, thùc phÈm chÕ biÕn chiÕm kho¶ng 14,5% gi¸ trÞ tæng kim ng¹ch, t¨ng tr­ëng vÒ tû trong kh¸ æn ®Þnh qua c¸c n¨m.ThÞ tr­êng xuÊt khÈu chñ yÕu cña mÆt hµng nµy lµ: EU, NhËt, Lµo, Mü, Singapore, Austraylia,Newzealand. Hµng thñ c«ng mü nghÖ chñ yÕu xuÊt sang c¸c thÞ tr­êng NhËt, §µi Loan, Hång K«ng Austraylia, EU, Nga. Một số mặt hàng như: xuất khẩu lao động, xe máy, xe đạp;hoa quả tươi…có xu hướng giảm tỷ trọng .Nguyên nhân là do tính mùa vụ của hàng hoá, sự thay đổi thị hiếu của thị trường,tính ổn định của thị trường các hàng hoá này không cao. Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu Đối với các mặt hàng khô như : Nông sản, lâm sản, là những mặt hàng có khả năng cất trữ,bảo quản được lâu thì khi mùa vụ đến công ty tiến hành tổ chức thu gom từ các nơi, sơ chế và giự trữ vào các kho. Đối với các mặt hàng không dự trữ được thì công ty thực hiện ký hợp đồng với khách hàng và người cung cấp trước thời vụ. Nhìn chung phương pháp bảo đảm nguồn hàng xuất khẩu của Công ty vẫn chủ yếu là ký kết trước với đối tác và khách hàng, đối với những mặt hàng có hợp đồng xuất khẩu thường xuyên Công ty chủ đông hợp tác ,liên kết với các nhà cung ứng nhằm đảm bảo đủ, kịp thời, đúng chất lượng cho nguồn hàng xuất khẩu.Các mặt hàng có khả năng thu gom dễ dàng không phụ tuộc thời gian thì công ty thực hiện ký hợp đồng rồi mới tiến hành thu mua. Hiện nay tuy đã cố gắng giảm trong việc thu gom hàng xuất khẩu qua trung gian song vẫn còn phụ thuộc nhiều vì thế giá thành đầu vào của hàng xuất khẩu còn khá cao, dẫn đến sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu kém. 4.2.2 Mặt hàng nhập khẩu và công tác tiêu thụ hàng nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu của Công ty bao gồm: Hàng máy móc thiết bị, hàng nguyên vật liệu vật tư, phương tiện vận tải, dược liệu, hàng tiêu dùng, đồ điện dân dụng.. (bảng4) Hai mặt hàng là máy móc thiết bị và mặt hàng nguyên vật liệu, vật tư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Bình quân mỗi năm Công ty nhập khẩu tới 32% giá trị kim ngạch nhập khẩu về mặt hàng máy móc thiết bị và 26,6 % cho mặt hàng nguyên vật liệu. Sự tăng trưởng về tỷ trọng hai mặt hàng này là không ổn định, lên xuống thất thường. Cụ thể là năm 1997 mặt hàng máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 35% (đạt giá trị 3,288 triệu USD)nhưng năm 1998 đã giảm xuống còn 31%(tương ứng với 4,60 triệu USD), năm 1999 lại tăng vọt lên ở mứu 38% (3,326 triệu USD)và đột ngột giảm xuống còn 26% (3,485 triệuUSD). Nguyên nhân của sự biến động này là mét phần do thị trường trong nước có sự biến động nhu cầu ,một số khách hàng năm trước không có nhu cầu mua trở lại , mét phần là do Công ty chuyển đổi cơ cấu mặt hàng. Nếu như để ý ta sẽ thấy những năm nào mặt hàng máy móc thiết bị giảm tỷ trọng thì mặt hàng nguyên vật liệu ,vật tư lại có tỷ trọng tăng lên. Cụ thể là năm 1999 mặt hàng máy móc thiết bị tăng lên 38% thì mặt hàng ngyuên vật liệu lại giảm còn 21%,ngược lại năm 2001 mặt hàng máy móc thiết bị giảm còn 26% grong khi mặt hàng nguyên vật liệu tăng lên 35,6%. Như vậy ta thấy luôn có sự hoán đổi tỷ trọng giữa hai mặt hàng này. Đối với mặt hàng phương tiện vận tải thời kỳ qua có sự giảm sút tỷ trọng nhanh ,từ 10% năm 1998( tương ứng với 1,484 triệu USD) xuống còn 5%( 0,438 triệu USD) năm 1999. Nguyên nhân giảm là do ngày càng có nhiều công ty tham gia vào thị trường mặt hàng này. Trong đó phải kể đến các công ty kinh doanh dịch vụ và cung ứng vận tải. Hơn nữa còn do Công ty VILEXIM chuyển đổi cơ cấu tỷ trong mặt hàng, ta có thể thấy, cùng với xu hướng giảm cuả mặt hàng này thì các mặt hàng tiêu dùng, mặt hàngdiện dân dụng, giấy, kim loại màu, đều có xu hướng tăng về tỷ trọng, mức tăng khá ổn định. Nhìn chung những mặt hàng tuy có sự giảm sút tỷ trọng nhưng vẫn tăng về gía trị. Nguyên nhân là do tổng giá trị nhập khẩu đều tăng qua các năm. * Về công táctiêu thụ hàng nhập khẩu Thông thường hàng nhập khẩu của Công ty đều có đơn đặt hàng từ trước, hoặc có hợp đồng cung cấp thường xuyên từ trước. Đối với các lô hàng nhập khẩu chưa có hợp đồng đặt mua trước thì công ty tiến hành tổ chức phân phối cho các nhà đại lý theo chế độ ăn hoa hồng. Tuy nhiên việc gửi bán như vậy không đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, giảm tốc độ quay của vốn Do vậy trong phương thức tiêu thụ của mình Công ty VILEXIM chủ yếu tiến hành bán sỉ lại cho các đại lý với mức giá có lợi cho cả hai phía ,đồng thời thựch hiện các biện pháp khuyến mãi ,giảm giá hàng bán theo số lượng …để đẩy nhanh việc tiêu thụ.Tuy không đạt được lợi nhuận tối đa song lại tạo được vòng qoay của vốn nhanh. Bên cạnh đó để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, trong hoạt động nhập khẩu, Công ty thường có sự lùa chọn mặt hàng phù hợp với tình hình thị trường trong nước như: nhập khẩu các mặt hàng khan hiếm, có chất lượng cao, giá thành hạ, phù hợp với thị hiếu của thị trường nội địa. (Bảng 4) Nhờ xác định được phương pháp tiêu thụ hợp lý nên hầu hết hàng hoá nhập khẩu của Công ty thường xuyên được tiêu thô nhanh, Ýt bị ứ đọng. 5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời kỳ qua 5.1. Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh chung Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm đây ta xét bảng thống kê (bảng 5) Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người đều có tăng trưởng trong thời kỳ này. Cụ thểlà: Về lợi nhuận: Qua bảng đánh giá kêt quả kinh doanh ta thấy, lợi nhuận tăng qua các năm. bình quân mỗi năm tăng 1,7- 2%. Năm 2000 đạt 660 triệu tăng 20,4% so với 598 triệu (1999). Riêng năm 2001 lợi nhuận giảm xuống ở mức thấp nhất, chỉ đạt 178 triệu. Nguyên nhân là do công ty bị thua lỗ gần một tỷ đồng trong hoạt động tài chính. Về nguồn vốn: Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy nguồn vốn có sự biến động không ổn định, tăng giảm thất thường qua các năm. cụ thể là, năm 2000 và năm 2002 nguồn vốn tăng cao đạt hơn 70 tỷ đồng, nguyên nhân là do tăng vốn vay và hàng tồn kho. Về thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người 1999 đến 2002 đạt mức tăng trưởng khá ổn định. Bình quân mối năm tăng 5,8% trong đó năm 2002 tăng 18,3% so với năm 1999 và đạt mức 840 nghìn/người. (bảng 5) Doanh thu Qua bảng trên ta thấy, doanh thu tăng bình quân mỗi năm là ba tỷ đồng. Riêng năm 2002 có mức tăng cao từ 274 tỷ (2001) lên 330 tỷ (2002). Nguyên nhân sự tăng trưởng này là do tăng ba nguồn doanh thu: doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, doanh thu từ liên doanh liên kết, doanh thu từ hoạt động tài chính. Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân chiếm tỷ trọng là 74% tổng doanh thu hàng năm và tăng ổn định qua các năm. Doanh thu từ hoạt động mua bán nội địa vấn chiếm một tỷ trọng khá cao, bình quân chiếm tỷ trọng 16,5% tổng doanh thu hàng năm. tuy nhiên khoản doanh thu này có xu hướng ngày càng giảm về tỷ trọng. Cụ thể là: năm 1999 đạt 18% nhưng năm 2002 còn 11,3% nguyên nhân giảm là do sự hoán đổi về tỷ trọng của khoản doanh thu này với khoản doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vầ doanh thu từ hoạt động tạm nhập tái xuất. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tạm nhập tái xuất đã tăng từ 1,3% (1999) lên 1,8% (2002). Nh­ vậy, nhìn chung các bộ phận doanh thu có tỷ trọng tăng qua các năm là: Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, doanh thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động liên doanh liên kết, hoạt động tạm nhập tái xuất. Các bộ phận doanh thu có tỷ trọng giảm qua các năm là: doanh thu mua bán nội địa và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu lao động. (Bảng6) 5.1.2. Kết quả riêng của hoạt động xuất nhập khẩu Việc thay đổi chiến lược kinh doanh, trong đó chiến lược thị trường luôn được Công ty quan tâm hàng đầu đã tạo đem lại cho công ty những kết quả hết sức khả quan .Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty luôn tăng hàng năm, cụ thể ta có bảng như sau Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1997-2002 Đơn vị:triệu USD Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch 15,904 21,229 19,298 25,294 25,093 26,100 Xuất 6,570 6,464 10,546 11,889 11,819 10,170 Nhập 9,394 14,835 8,752 13,405 13,274 15,930 Bảng 8: Đánh giá kế hoạch đạt được (mức đạt được so với kế hoạch đặt ra) Chỉ tiêu Đạt % so với kế hoạch 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch XNK 105,4 106,5 108 126 109 104,4 Kim ngạch XK 98,6 86,3 107 108 96,49 81,4 Kim ngạch NK 131 124,3 130 149 120,67 127,4 T theo số liệu của phòng kinh doanh Qua số liệu của các bảng số liệu trên ta thấ, kim ngạch xuất nhập khẩu các năm khá ổn định, tỷ lệ tăng giảm khoảng 10% / năm. Mặc dù năm 1997 có giảm đáng kể song trong năm tiếp theo đã lại tăng lên(Năm 97 đạt 15,904 triệu USD thì năm 1998 tăng lên hơn 21 triệu USD) Nguyên nhân giảm của năm 97 là do hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Sự ảnh hưởng của nó dẫn tới kim ngạch xuất khẩu năm 97 đẵ không đạt theo kế hoạch đã đề ra. Năm 99 kim ngạch xuất khẩu đã tăng và thậm chí vượt mức kế hoạch (107% - tăng từ 6,464 lên 10,546 triệu USD). Có thể nói mức tăng trưởng là không bền vững vì ngay sau đó –năm 2001 đến nay kim ngạch lại có xu hướg giảm so với kế hoạch. Bên cạnh nguyên nhân khủng hoảng tài chính khu vực còn có nhiều nguyên nhân tác động khác.Trong đó phải kể đến sự kiện làm đảo lộn nền tài chính thế giới –ngày 11/9/2001. Hiện tượng công ty luôn nhập siêu trong những năm qua cũng có sự phù hợp với hiện trạng của nền kinh tế nước ta-một đất nước nhập siêu thường xuyên. Một điều có thể thấy qua bảng số liệu trên là xu hướng nhập siêu đó đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. 5.2. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh 5.2.1 Hiệu quả kinh doanh chung Lîi nhuËn hµng n¨m Tæng doanh thu hµng n¨m x100% Để đánh giá về hiệu quả kinh doanh của Công ty ta xét một số chỉ tiêu sau: - Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = Chỉ tiêu này cho biết một trăm đồng doanh thu thì có mấy đồng lợi nhuận. Theo bảng kết quả kinh doanh ta có bình quân thời kỳ 1999- 2002 cứ 100 đồng doanh thu thì thu về 0,22 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này xem xét 100 đồng vốn bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận theo đó ta có năm 1999 là 6,1%, năm 2000 là 6,28%, năm 2001 là 4,65%. Nh­ vậy bình quân cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu về gần 5 đồng lợi nhuận, riêng năm 2001 chỉ đạt khoảng gần 2 đồng. Theo bảng kết quả trên ta có số vòng quay của vốn năm 1999 là 4,2 vòng, năm 2000 là 4 vòng, năm 2001 còng 4 vòng, năm 2002 đạt 5 vòng. Nh­ vậy ta thấy tốc độ quay của vốn đạt ở mức trung bình. Qua việc đánh giá các chỉ tiêu trên ta thấy mặc dù Công ty đạt doanh thu tương đối cao trong thời kì qua nhưng chi phí kinh doanh lại chiếm ở mức cao do đó lợi nhuận thấp. Mức độ quay vòng của vốn còn chậm. 5.2.2. Hiệu quả kinh doanh khẩu xuất nhập Tn * Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Sk- X+ N HQkdxnk= ¾¾¾¾¾¾¾ Trong đó: HQkdxk: Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu N: Tổng nhập X: Tổng xuất Tn: Tổng thu nhập của doanh nghiệp có thể sử dụng được Sk: Tổng thu nhập của doanh nghiệp được sản xuất ra. Chỉ tiêu này cho biết thu nhập của doanh nghiệp tăng giảm như thế nào trong thời kỳ tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Theo kết quả tính toán trong thời kỳ 1999-2002 của công ty VILEXIM tương ứng là: 1,8; 1,76; 1,58; 1,87 (tương ứng với 180%, 176%, 158%, 187%). Như vậy chứng tỏ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty là khá hiệu quả. Thu nhập từ thương mại quốc tế đã chiếm trung bình khoảng 75% tổng thu nhập của công ty. * Doanh lợi kinh doanh xuất nhập khẩu Dkdtmqt = T n / Cx Trong đó: Dkdtmqt: Doanh lợi kinh doanh thương mại quốc tế Tn: Lợi nhuận thu được từ bán hàng nhập khẩu Cx: Chi phí để xuất khẩu Chỉ tiêu này để phản ánh hiệu quả tương đối của một đồng chi phí cho xuất khẩu và một đồng lợi nhuận nhập khẩu. Trong thưòi kỳ 1999-2002 công ty VILEXIM đã đạt được các thông số trên tương ứng là: 0.72; 0.39; 0.29; 0.4 tức là: Trong thời kỳ này, mỗi đồng chi phí bỏ ra, công ty đã thu về tương ứng là 0.42; 0.39; 0.3; 0.4 đồng lợi nhuận. Có thể nói các chỉ số này là khá cao. Qua việc đánh giá các chỉ tiêu trên ta thấy công ty VILEXIM là một doanh nghiệp làm ăn khá tốt, Hiệu quả kinh doanh khá cao và ổn định qua các năm. II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Đặc điểm của thị trường xuất khẩu nông sản Đặc điểm chung của thị trường xuất khẩu nông sản hiện nay là:Nhu cầu về hàng nông sản luôn luôn tăng, Yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao hơn, đa dạng hơn. Trong khi xu hướng các ngành công nghiệp đang lấn át nông nghiệp ở các nước phát triển như hiện nay thì thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản là có nhiều triển vọng rộng mở. Thứ hai là sự cạnh tranh trong lính vực kinh doanh mặt hàng là khá hoàn hảo, mức độ cạnh tranh là cao. TRên đây là hai đặc điểm cơ bản của thị trường xuất khẩu nông sản nói chung. Tuy nhiên, xét riêng từng thị trường đặc thù lại có những đặc điểm riêng của thị trường đó. Điều kiện này cũng đúng với từng doanh nghiệp kinh doanh riêng. Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM khá đa dạng, bao gồm các nước châu á, châu Âu, châu Phi, Austraylia, Newzealand và châu Mỹ. Các nước châu á bao gồm: Nhật, Hồng Công, Đài Loan,Indoneixia, Philipine, Trung Quốc, Iracq, Lào,Thái Lan, Campuchi,Mianma, Singapore.. Các nước châu Âu bao gồm: Nga, EU, các nước đông Âu,... Châu phi gồm: Nam phi,...Thị trường châu Mỹ: Canada, Mỹ, Mêhico,... Tuy nhiên đặc điểm riêng của các thị trường là không giống nhau, mà mỗi thị trường có những đặc điểm riêng của nó. Cụ thể ta sẽ xem xét từng thị trường nh­ sau: Thị trường Châu á Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, không chỉ riêng hàng nông sản mà còn cả các mặt hàng khác nữa. Hiện công ty đã và đang có quan hệ hợp tác thương mại lâu dài với nhiều khách hàng, đối tác. Hàng năm xuất khẩu hàng trăm tấn nông sản sang thị trường này, đem về nguồn ngoại tệ lớn –là nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Bảng 9: Một số thị trường xuất khẩu nông sàn của Công ty stt Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1 Châu á 79,71 82,85 85,5 83,72 84,48 85,2 2 EU 3,2 3,52 3,47 2,1 3,4 3,82 3 Austraylia 1,3 1,74 1,12 1,14 2.01 1,64 4 Châu Mỹ 1.2 1,3 1,32 0,4 1.02 1,52 5 Châu Phi 9,5 7,21 6.24 9.2 8,76 7,4 6 Các thị trường khác 5,09 3,38 2,54 3,44 1,35 0,42 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm từ 1997-2002 Thị trường Châu á được coi là thị trường trọng điểm của công ty, trong đó phải kể đến một số nước như: Nhật thường nhập khẩu các mặt hàng: Chè, cà phê, bột sắn dây, điều, tiêu, hoa hồi, quế; Singapore: Gạo, Chè, Sắn lát, ngò cốc, cà phê, quúe, hồi,...; Đài Loan: Gạo, cà phê, Vừng mè, hoa quả tươi, bột sắn, Chè, hoa hồi, Hạt điều... ; Thái Lan, Trung Quốc: Hoa Quả tươi, Sắn lát, Ngò cốc, Hoa hồi, cà phê, Quế, Hạt điều...;Các nước này thường nhập khẩu khối lượng lớn nông sản, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra một số nước như: Singapore, Đài Loan, Thái Lan,...còn tiến hành chế biến lại để tiến hành xuất khẩu sang các nước khác. Do vậy ngoài nhập khẩu hàng nông sản dưới dạng đã qua chế biến hoặc sơ chế, họ còn nhập khẩu cả hàng thô. Đặc điểm thứ hai là các nước này có vị trí địa lý khá gần Việt Nam, do vậy các thãi quen và phong cách hay văn hoá tiêu dùng không có sự khác biệt lớn so với người Việt Nam. Cô thể là yêu cầu về chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gói...không quá cầu kỳ, khá dễ tính trong chọn lùa. Đặc biệt là người tiêu dùng châu á rất nhạy cảm với sự biến động của giá cả hàng hoá, và Ýt khi trung thành với một loại hàng hoá nào. Thu nhập của người châu á nói chung không cao, do đó cũng là nguyên nhân của mức độ thấp kém về sức mua, khả năng chi trả thấp. Mức thu nhập thấp cũng là nguyên nhân làm cho hầu hết làm cho sự lùa chọn hàng hoá thường thiên về mặt giá cả hơn là về chất lượng. Đặc điểm này của thị trường có thể là cơ hội cho công ty khi mà hiện nay công nghệ sản xuất, chế biến còng nh­ công tác bảo quản của công ty còn chưa hiện đại lắm. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân làm cho giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty không cao, mặc dù khối lượng xuất khẩu khá lớn. Đặc điểm nữa là cạnh tranh trên khu vực thị trường này chỉ là tương đối hoàn hảo, bởi chính phủ các nước thường xuyên can thiệp sâu và hoạt động nhập khẩu nhằm bảo hé cho nghành sản xuất nông nghiệp trong nước của họ . Bên cạnh đó chính sách thương mại của các nước châu á lại không có sự ổn định, Ýt rõ ràng. Môi trường chính trị, kinh tế một số quốc gia không ổn định, nhiều biến động ( Indoneixia, Iracq, Trung Quốc). Điều kiện địa lý gần gũi cùng là yếu tố thuận lợi cho công tác vận chuyển , bảo quản hàng nông sản của công ty. Hơn nữa chi phí thuê cơ sở chế biến, kho bãi, không quá cao do vậy gần đay công ty đã có thể lập được các cơ sở chế biến, bảo quản, dự trữ ngay ở nước ngoài, ttánh được một số chi phí không cần thiết trong khâu vận chuyển, giảm được tỷ lệ hư háng hàng hoá đòng thời nâng cao chất lượng hàng hoá. Đặc biệt là các hàng hoá tươi nh­: Rau, quả, hoa tươi... Thị trường châu Phi Đây là thị trường lớn thứ hai sau thị trường châu á ,với nhu cầu lớn về các mặt hàng nông nghiệp lương thực như: Gạo, Ngô, Sắn, Đỗ các loại, Cà phê,... Đây có thể nói là một thị trường tiềm năng của công tyVILEXIM Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty qua trung gian. Thông qua các nước viện trợ cho các nước châu phi và thông qua sự hỗ trợ của chương trình viện trợ lương thực cho các nước châu phi của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên công ty lại bị động trước các nước xuất khẩu thông qua con đường viện trợ. Đặc biệt là tong những năm gần đây, Liên Hợp quốc đã quyết định thực hiện chính sách chỉ hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng về chính trị. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường của công ty bị thu hẹp . Một đặc diểm khác nữa của thị trường này cũng gây khó khăn cho công ty là Khả năng thanh toán của khu vực thị trường này không cao. Môi trường chính trị biến động. Thị trường EU Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này của công ty hiện nay vẫn còn rất thấp so với thị trường châu á và châu phi. Tuy nhiên những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên đáng kể. Đây là một trong những thị trường chiến lược của công ty, Các mặt hàng mà các nước này nhập khẩu là: Quế, Hoa hồi, Hạt điều, cà phê, Ngò cốc, Tỏi, ớt bột,... Thị trường này có một số đặc điểm nổi bật như: Điề kiện chính trị, pháp luật và các chính sách thương mại khá ổn định. Nền kinh tế phát triển, sức mua cao, khả năng thanh toán cao. Tuy hiên yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, bao gói, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm..vv tương đối khắt khe, đặc biệt là hàng nông sản.Tại thị trường này người tiêu dùng chỉ chấp nhận những hàng hoá có chất lượng cao mặc dù họ phải trả giá cao.Do vậy có một thực tế là dù đã cố gắng âng cao chất lượng công ty vẫn chưa thể vượt qua hêt rào cản về chất lượng cảu thị trường này. Trước năm 1995 công ty chưa hề có hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này.trong năm 1996 một khối lượng hàng nhỏ đã được công ty xuất khẩu sang Đức và Hà Lan, từ 1996 đến nay công ty luôn đạt một giá trị kim ngạch xuất khẩu với thị trường này và có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay công ty đã và đang gặp phải sự canh tranh gắt bởi nhiều công ty có tiếng khác trên thế giới, đặc biệt là các công ty châu âu. Thị trường châu Mỹ Đây là thị trường tương đối mới của công ty, đặc biệt là thị trường Mỹ. Công ty vấn đang trong giai đoạn thăm dò trên thị trường này, song trong chiến lược về thị trường các năm tới công ty đã xác định Mỹ là một thị trường chiến lược của công ty. Hiện công ty mới chỉ có quan hệ xuất nhập khẩu với một số nước châu mỹ nh­: Canada, Mehico, Brazin và CuBa. Đặc điểm cuả thị trường này là sức mua cao, khả năng thanh toán cao, nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn, cạnh tranh tương đối lành mạnh (tuy nhiên vụ kiện cá basa ở Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đã có biểu hiện đáng nghi ngờ về sự lành mạnh trong cạnh tranh của thị trường này). Bên cạnh đó thị trường này cũng là thị trường khó tính nhất, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, chủng loại khá khắt khe. Trong những năm tới, với những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty VILEXIM chắc chắn sẽ phải tăng cường hơn nữa các hợp đồng xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Ngoài các thị trường kể trên còn có các thị trường khác như Austraylia, Newzealan, ...cũng là những thị trường mà công ty có nhiều các hợp đồng buôn bán xuất khẩu hàng nông sản và đang có xu hướng tăng trong thời gian tới. 1.2 Mặt hàng và Kim ngạch xuất khẩu Đặc điểm mặt hàng nông sản - Mặt hàng nông sản là mặt hàng theo mùa vụ, không liên tục trong năm và phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết. Do vậy kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản có nhiều cơ hội khi mà các đối thủ cạnh tranh không thuận lợi trong điều kiện thời tiết, hoặc đối tác cung cấp nguồn hàng của họ cũng gặp khó khăn nào đó về mùa vụ...Tuy nhiên không loại trừ rủi ro đó có thể đến với bản thân công ty. - Mặt hàng nông sản là mặt hàng dễ sản xuất, điều này đồng nghĩa với việc có nhiều nguồn cung ứng trên thị trường, hay nói rộng ra là có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh này. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì yêu cầu về chất lượng hàng nông sản ngày càng cao. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp không ngừng phải đầu tư vào công nghệ sản xuất, chế biến để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. - Hàng nông sản tương đối khó bảo quản, có thể tiêu dùng ở mọi thời điểm. Tuy được thu hoạch theo mùa vụ nhưng mặt hang nông sản có thể tiêu dùng ở mọi thời điểm trong năm. Do vậy công tác dự trữ, bảo quản luôn được đặt lên hàng đầu, các công ty kinh doanh xuất khẩu nông sản muốn đảm bảo được nguồn hàng ổn định cho hoạt động kinh doanh của mình trước tiên phải thực hiện tốt công tác thu mua, dự trữ, bảo quản hàng hoáđạt mức tốt nhất có thể. - Mặt hàng nông sản đa dạng, nhiều chủng loại và đặc biệt có thể xuất khẩu ở dạng thô hoặc qua chế biến. Do vậy khi mùa vụ đến doanh nghiệp kinh doanh có thể thu mua và xuất khẩu ngay hoặc dự trữ để chế biến sau đó xuất khẩu dưới dạng tinh chế. Kim ngạch xuất khẩu Mặt hang nông sản, là mặt hàng luôn có giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm lớn nhất trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của công ty từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 196.doc
Tài liệu liên quan