Luận văn Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hà tây

Mục lục

 

Lời mở đầu 1

Phần I 2

Cơ sở lí luận và thực tiễn về Kinh tế hợp tác 2

và hợp tác xã 2

I. khái niệm, bản chất và các loại hình Kinh tế hợp tác và hợp tác xã. 2

1.Kinh tế hợp tác . 2

1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của kinh tế hợp tác (KTHT). 2

1.2. Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế hợp tác. 3

1.3. Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. 4

2. Hợp tác xã: 5

2.1. Khái niệm. 5

2.2. Những đặc điểm cơ bản của HTX kiểu mới ở Việt Nam. 6

2.3. Các loại hình HTX 7

II.khái niệm và đặc điểm Hợp tác xã nông nghiệp. 8

1. Khái niệm. 8

2. Đặc điểm của hợp tác xã nông nghiệp. 8

2.1.Quyền hạn và nghĩa vụ của hợp HTX nông nghiệp. 8

2.2. Điều kiện xã viên, quyền lợi, nghĩa vụ của xã của HTX nông nghiệp. 9

2.3. Quan hệ tài sản và tài chính của HTX nông nghiệp. 9

2.4. Cơ sở khoa học về tổ chức quản lý HTX nông nghiệp 10

2.5. Cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa nhà nước với HTX nông nghiệp. 11

III. tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở Việt Nam. 11

IV. khái quát tình hình phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp ở việt nam 13

1. Giai đoạn 1955- 1958: 13

2. Giai đoạn 1959-1960: 14

3. Giai đoạn 1961-1980: 15

4. Giai đoạn 1981-1988: 16

5. HTX nông nghiệp giai đoạn 1986-1996. 17

6. Giai đoạn từ khi có Luật HTX ra đời và có hiệu lực (1/1/1997) đến nay. 18

6.1. Một số thành công bước đầu. 18

Bảng 2: Tài sản, vốn của HTX nông nghiệp chuyển đổi 20

6.2 Một số tồn tại và nguyên nhân. 22

Phần II 25

Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở Hà tây 25

I. Khái quát tình hình HTX nông nghiệp trước khi có luật hợp tác xã năm 1996. 25

1. Những mặt tích cực 25

2. Những tồn tại( những mặt yếu kém) 25

II.thực trạng phát triển HTXNN từ 1997 đến nay. 27

1.Thực trạng phát triển HTXNN từ 1997 đến 2002. 27

2.Thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Hà Tây từ 2003 đến 2005. 38

2.1. Chuyển đổi và thành lập mới HTXNN. 38

2.2. Nội dung hoạt động của HTX: 39

2.2.1 Mục tiêu hoạt động của HTX nông nghiệp. 39

Bảng 7: Doanh thu chi phí của 331 HTX tỉnh Hà Tây năm 2003 41

Chi 41

Tổng cộng 41

2.2.2 Khai thác,sử dụng các cơ sở vật chất, vốn quỹ. 41

2.3. Bộ máy quản lý HTX và thù lao cán bộ. 42

2.4. Việc chấp hành các chính sách ở HTX 46

2.5. Kết quả phân loại HTX 46

(Tiêu chí phân loại dựa vào chấm điểm thi đua của Hội đồng thi đua khen thưởng Tỉnh và hướng dẫn chấm điểm phân loại của Sở NN&PTNT.) 2.6. Đánh giá chung về HTX, HTXNN 46

2.6.1 Những mặt được: 46

2.6.2 Một số hạn chế: 47

2.7. Nguyên nhân tồn tại 48

2.8. Các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp 48

2.9. Đánh giá vai trò HTXNN trong sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. 48

a. Về kinh tế 48

b. Về xã hội. 49

Phần III 50

Phương hướng, giải pháp phát triển 50

HTX nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây 50

I. Mục tiêu chiến lược phát triển KTHT và HTX từ 2005 đến năm 2010. 50

II.Phương hướng phát triển HTX nông nghiệp Hà Tây. 51

1. Phương hướng chung. 51

2. Phương hướng cụ thể của Tỉnh: 52

III.Giải pháp phát triển, hoàn thiện các HTX nông nghiệp Hà Tây. 53

1. Nhóm Giải pháp vĩ mô. 53

1.1.Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông hộ và trang trại sản xuất hàng hoá. 53

1.2.Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận dộng, bồi dưỡng thông tin cho người lao động những hiểu biết về HTX. 54

1.3.Nhóm giải pháp tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế để phát triển. 55

1.4. Nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước và hoàn thiện khung pháp lý cho các HTX phát triển . 59

2. Nhóm giải pháp vi mô. 60

2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền luật HTX 60

2.2. Tổ chức làm tốt các dịch vụ phục vụ 61

2.3 Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng 62

2.4 Nhóm Giải pháp công tác quản lý HTX. 62

2.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN. 62

Nội dung 63

2.6 Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, liên kết liên doanh. 64

2.7 Đẩy mạnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. 65

2.8 Tăng cường chỉ đạo của các cấp, các ngành với HTX Nông nghiệp. 65

2.9 Đổi mới các chính sách với HTXNN. 65

a. Chính sách cán bộ và tạo nguồn nhân lực. 65

b. Chính sách đất đai. 66

c. Chính sách tài chính tín dụng. 66

kết luận 68

tài liệu tham khảo 69

Mục lục 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã viên bàn bạc kỹ, chưa phát huy được dân chủ của xã viên như: các đề án sản xuất kinh doanh chưa được thảo luận sâu rộng trong xã viên, đại hội HTX chủ yếu làm nhiệm vụ bầu bộ máy quản lý và giải quyết những vấn đề sự vụ, còn phương hướng và các làm ăn chưa được tập trung bàn đầy đủ... b. Vốn quỹ của HTX ít ỏi chỉ có khaỏng 60 % số HTX còn vốn quỹ 40% HTX vốn quỹ chủ yếu đọng sản phâmr trong dân( toàn tỉnh nợ đọng sản phẩm khoảng 35.000 tấn). Chính quyền chưa hỗ trợ được nhiều cho HTX trong việc giải quyết các tồn tại, nhất là nợ đọng sản phẩm gây không công bằng giữa hộ không nợ và những hộ trây ì không nộp sản phẩm. c. Chế độ thù lao cho cán bộ HTX giai đoạn này còn mang tính bình quân: như quỹ quản lý ở HTX đều trích băng 1% sản lượng, tính thuế trong đó chi 305 hành chính phí còn lại chia theo tỉ lệ chủ nhiệm 100%, phó chủ nhiệm 95%... như vậy Ban quản lý HTX làm nhiều việc nhưng cũng hưởng cùng tỉ lệ 1%. HTX yếu kém ban quản lý HTX ít việc nhưng vẫn có 1 tỉ lệ % quản lý phí, nên ít chịu vươn lên lo làm tốt các dịch vụ cho hộ xã viên. d. Các khoản đóng góp của hộ xã viên nay vẫn còn nhiều ( ngoài thuế và các dịch vụ thoả thuận) Hộ xã viên còn phải đóng góp dân công, nghĩa vụ địa phương và 1 số khoản thu khác tuỳ địa phương, nên người lao động chỉ có 1- 1,3 sào ruộng thường phải nộp 100kg/ năm. e. Các chính sách của nhà nước còn thiếu chưa được thể chế hoá cụ thể nên các HTX còn trông chờ như: hoàn chỉnh giao ruộng theo luạt đất đai, đổi mới HTX. Đất thực sử dụng và diện tích đất chịu thuế, việc lập sổ bộ thuế tới hộ, chức năng nhiệm vụ của chính quyền..... II.thực trạng phát triển HTXNN từ 1997 đến nay. 1.Thực trạng phát triển HTXNN từ 1997 đến 2002. Sau 5 năm thực hiện luật HTX, Kinh tế HTX và HTXNN đã bước đầu khẳng định được vị trí, vai trò không thể thiếu trong nông nghiệp nông thôn. Cụ thể theo báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX sau 5 năm thực hiện Luật HTX của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau; a.Ttình hình chuyển đổi. Trước khi có Luật HTX, tỉnh Hà tây có 514 HTXNN. Trong đó quy mô toàn xã 235 HTX, quy mô thôn và liên thôn 279 HTX. Thực hiện Luật HTX, Nghị Định 16 CP các HTXNN về chuyển đổi, đã thu hút 98% Hộ xã viên cũ đăng ký lại trở thành xã viên của HTXNN chuyển đổi. 451 HTX = 89 % HTXNN chuyển đổi đã được cấp phép đăng ký kinh doanh, 244HTXNN = 50% số HTX khắc dấu mới. Hiện còn 6 HTX : ứng Hoà( 3 HTX), Hoài Đức( 1 HTX), Thanh Oai(2HTX) chưa chuyển đổi còn do những vướng mắc về kinh tế nội bộ chưa giải quyết được dưtrong sạch vững mạnh điểm. Thành lập mới 1 HTX ở thạch hoà- Thạch Thất gồm 278 hộ xã viên đã cấp đăng ký kinh doanh và bước đầu hohạt động có kết quả. Việc chuyển đổi HTX có những mặt được là: - Làm rõ đước xã viên tham gia HTX: trên cơ sở xã viên cũ tự nguyện đăng ký lại. Các HTX có danh sách xã viên, theo dõi được tình hình biến động xã viên, không còn tình trạng xã viên " cả làng", 98% xã viên cũ, tự nguyện đăng ký trở thành xã viên HTX mới. Làm rõ và có phương án cụ thể xác đáng xử lý tài sản và công nợ của HTX: thông qua việc kiểm kê đánh giá lại tài sản HTX nắm chắc được tài sản, vốn, quỹ công nợ. Tài sản công ích chuyển giao cho UBND xã, HTX tập trung quản lý nâng cấp TSCĐ phục vụ sản xuất được tốt hơn. công nợ của HTX được làm rõ hơn, có phương án xử lý nợ trình đại hội xã viên xem xét . xã viên nắm chắc được vốn quỹ, công nợ của HTX; công khai về tài chính được chú ý hơn, cổ phần của xã viên được xác lập trên cơ sở phân chia tài sản, vốn tích luỹ của HTX, tuý từng nơi mỗi cổ phần xã viên từ 50 tới 300 ngàn đồng. Rà soát lại các nội dung hoạt động và có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Các HTX khi chuyển đổi đều có đề án hoạt động làm rõ nhiệm vụ HTX, nhiệm vụ tổ dịch vụ và các bộ phận của HTX, rõ các khoản thu của xã viên ... Đề án hoạt động đã được xã viên thảo luận dân chủ, được đại hội xã viên bàn bạc quyết định. Vì vậy hiệu quả hoạt động của HTX được nâng cao. địa vị pháp lý của HTX được củng cố. Vai trò của HTX được nâng cao hơn, nhận thức của cán bộ đảng viên và xã viên về HTX nông nghiệp làm rõ và cụ thể hơn. - Việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của HTX cũ, điều chỉnh khắc phục những điểm chưa phù hợp với Luật nên ít gây xáo trộn ở nt, chính trị xã hội ổn định, nt đoàn kết xây dựng HTX. Tuy nhiên việc chuyển đổi HTX cũng còn hạn chế cụ thể một số tồn tại như sau: Nhận thức về HTX mới nhiều nơi nhận thức chưa đầy đủ nên có tình trạng " làm lướt" "Chuyển đổi cho xong" HTX mới về hình thức nhưng chưa chuyển đổi, chưa đổi mới, việc huy động thêm vốn cổ phần hầu như không huy động được, chỉ có một số ít HTX cán bộ góp vốn trách nhiệm, việc kiểm kê đánh giá tài sản không thống nhất, có nơi xác định lại nguyên giá, có nơi xác định giá trị còn lại ... Nội dung hoạt động của HTX vẫn là chủ yếu dịch vụ đầu vào mang tính cộng đồng cao, chưa mở mang được dịch vụ nhất là tiêu thụ sản phẩm, chế biến phát triển ngành nghề nông thôn. Bảng 3: Tiến độ thực hiện chuyển đổi, đăng ký kinh doanh theo luật của HTX nông nghiệp tỉnh Hà Tây. (Tính đến ngày 01/01/2001) TT Chỉ tiêu đơn vị tính Số lượng I Tổng số HTX của tỉnh( cả HTX cũ Và HTX mới thành lập) HTX 515 II Tổng số HTX cũ đã tiến hành chuyển đổi HTX 507 III Sổ HTX đã được cấp phép đăng ký kinh doanh HTX 451 1 Trong đó: Số HTX thành lập từ HTX cũ chuyển đổi HTX 450 2 Số HTX mới thành lập HTX 01 IV Số HTX cũ chưa tiến hành chuyển đổi HTX 07 1 2 Trong đó: Số HTX có khả năng chuyển đổi Số HTX không có khả năng chuyển đổi và dự kiến sẽ giải thể HTX 0 7 0 Để biết: Tổng số hộ nông dân của tỉnh Hộ Tổng số hộ nông dân có tham gia HTXNN của tỉnh Hộ 98% Số HTX cũ đã giải thể trong thời gian từ 01/01/2000 đến 01/01/2001 HTX 0 b. Nội dung hoạt động của HTX sau chuyển đổi. b.1- Về tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất . HTXNN sau chuyển đổi đã đổi mới chỉ đạo, điều hành trực tiếp nông nghiệp với hộ xã viên, bỏ hình thức điều hành trực tiếp đến hộ, Ban quản trị HTX tập trung xây dựng quy hoạch kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn thời vụ, khuyến nông, cung cấp các giống lúa có năng suất cao, tổ chức sản xuất giống theo chương trình giống lúa nhân dân tỉnh, khắc phục hạn hán, úng lụt, chỉ đạo hộ xã viên sản xuất hoàn thành các chương trình mục tiêu của Huyện và của tỉnh: trách nhiệm của Ban quản trị, tổ dịch vụ, đội trưởng, kế toán... được phân công rõ ràng và chịu trách nhiệm về công việc được giao trước Ban quản trị và Đại hội xã viên, dưới sự kiểm tra, giám sát của BKS HTX. 95% HTX có xây dựng kế hoạch sản xuất, có chỉ đạo hộ xã viên sản xuất. Trong đó số HTX làm đất tốt chiếm 50 %, 453 HTX tham gia sản xuất giống lúa nhân dân. 76% HTX tổ chức cung cấp giống mới tiến bộ cho hộ xã viên... các HTX chỉ đạo tổt là Võng Xuyên( huyện Phúc Thọ) Đại Đồng( (huyện Thạch Thất), Lê Thanh( Huyện Mỹ Đức), Hà Hồi( huyện Thường Tín), Đông Sơn (Huyện Chương Mỹ), Đan Phượng, Văn Nhân, Tiền Lệ.... Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt trên 1 triệu tấn lương thực, xây dựng 560 Km kênh bê tông, trên 800 ngàn con lợn, đời sống của xã viên được cải thiện. Lòng tin của xã viên vào HTX được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những hạn chế khó khăn vướng mắc như: Hiện còn 15- 20% số HTX vai trò điều hành còn yếu, thời vụ gieo cấy chậm, kế hoạch vụ đông không đảm bảo. tổ chức dịch vụ ít, cung ứng , tổ chức cây giống lúa lai thấp, xã viên ít tin tưởng Ban quản trị HTX. b2. Tổ chức các khâu dịch vụ sản xuất của hộ xã viên. Dịch vụ của HTX nông nghiệp tập trung chủ yếu vào khâu có tính chất xã hội hoá cao. Theo báo cáo của các huyện, thị, tổng hợp ở 493 HTX số HTX nông nghiệp làm các dịch vụ sau: - Dịch vụ thuỷ nông và bảo vệ sản xuất có 473 HTX =95% số HTX - Dịch vụ Bảo vệ thực vật có 375 HTX = 75% số HTX - Dịch vụ giống có 377 HTX = 76% số HTX - Dịch vụ vật tư nông nghiệp có 370 HTX = 75% số HTX - Dịch vụ làm đất có 155 HTX = 31% số HTX - Dịch vụ điện có 327 HTX = 65% số HTX - Dịch vụ Khuyến nông : các HTX đều làm khuyến nông dưới hình thức khác nhau, có 45% số HTX xây dựng thành đề án khuyến nông, tổ chức khuyến nông, chuyển giao công nghệ các tiến bộ khoa học kĩ thuật cho hộ xã viên. các loại dịch vụ khác như dịch vụ vốn, thú y, tiêu thụ 1 phần sản phẩm... có 24% HTX tổ chức. Số HTX làm từ 5 dịch vụ trở lên chiếm 28%, làm 4 dịch vụ chiếm 29%, còn lại 2-3 dịch vụ. Tổng hợp kết quả dịch vụ năm 2000 của 497 HTX có báo cáo. tổng doanh thu là 166.711 triệu đồng, bình quân 1 HTX doanh thu 335,4 triệu đồng. Có 82% dịch vụ có lãi, 9,4 % dịch vụ hoà, 8,65 dịch vụ lỗ. Bình quân 1 HTX lãi các khoản dịch vụ là 29,3 triệu. Tuy nhiên do tình trạng nợ đọng sản phẩm nên HTX hạch toán dịch vụ thì có lãi nhưng chỉ khoảng 30 % số HTX thu được vốn và lãi, số HTX còn lại chỉ thu được một phần còn lại nằm trong nợ đọng sản phẩm, có 20% HTX thậm chí còn đọng vào chi phí dịch vụ đã đầu tư. chính do tình trạng nợ đọng sản phẩm nên phần lớn HTX không thực hiện được nội dung phân phối cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ mà chỉ có một số ít HTX phân chia lại cho xã viên dưới dạng chia theo diện tích mỗi sào từ 5-7 ngàn đồng/ năm. Từ khi thực hiện Luật HTX hàng năm các HTX đã tổ chức Đại hội xã viên để quyết định kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong năm, công khai tài chính và kết quả hoạt động dịch vụ, điều chỉnh bổ xung những điểm cần bổ xung khắc phục của từng dịch vụ cho phù hợp với thực tế hơn. qua tổ chức dịch vụ của HTX vai trò trách nhiệm của HTX được xác định rõ hơn, giá cả dịch vụ ở HTX đảm bảo, hộ xã viên sản xuất ngày càng thuận lợi. - Khó khăn, tồn tại: Hiện nay còn 20% số HTX chỉ tổ chức 1-2 dịch vụ còn lại do hộ xã viên tự lo là chính do vậy sản xuất của hộ xã viên ở những HTX còn khó khăn, HTX làm ít dịch vụ doanh thu ít công cán bộ HTX thấp( 50-70 ngàn đồng/ tháng) việc mở rộng dịch vụ ở HTX khó khăn do không có vốn, xã viên không tin tưởng vào dịch vụ ở HTX... - Các HTXNN làm dịch vụ chủ yếu dịch vụ đầu vào cho hộ xã viên sản xuất. Chưa mở rộng được được dịch vụ nhất là các dịch vụ đầu ra, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, HTX chưa thực hiện được liên kết liên doanh giữa HTX và Công ty, xí nghiệp quốc doanh, các thành phần kinh tế khác để mở rộng dịch vụ phục vụ hộ xã viên. Bảng 4: Hoạt động dịch vụ của các HTX nông nghiệp đã chuyển đổi tỉnh Hà Tây. (Tính đến ngày 01/01/2001) tt Chi tiêu Số HTX có tham gia (HTX) 487 HTX Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của xã viên (%) Doanh thu (1000đ) của 399 HTX nông nghiệp Lỗ, lãi (1000đ) Lỗ lãi 1 D.vụ thuỷlợi:94% 460 95 52.385.846 3.186.585 154.746 2 D.vụ BVTV:72% 394 60 3.509.540,2 333.047,6 19.297 3 D.vụ thú y: 9% 45 70 288.472 47.462 21.324 4 D.vụ cung ứng giống:64% 312 60 7.230.970 621.627 4.178 5 D.vụ k.nông:45% 220 30 820.303,94 206.985 13.718,16 6 D.vụ cung ứng vật tư phân bón 126 50 21.969.705 301.174 7 D.vụ làm đất:27% 130 8.268.712 541.627 36.663 8 D.vụ tiêu thụ sp/ điện: 48% 236 18.302.375 1.622.463 23.813 9 Chế biến 10 D.vụ khác (Tín dụng..):24% 119 28.399.211 2.702.049 52.145 11 Cộng chung các loại dịch vụ 1997 141.175.136 9.563.019,6 325.884,16 12 Bình quân 1 HTX 4 353.822,39 23850,7 Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh donh của các HTX năm 2001 b.3: tình hình vốn quỹ công nợ của HTX Hà tây có 14 Huyện thị với tổng số HTX đã tổng hợp với tổng số vốn quỹ là 450.074 triệu đồng tăng hơn so với chuyển đổi là 64.078 triệu đồng. Bình quân 1 HTX là 898 triệu đồng tăng thêm là 128 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu vốn tăng thêm là do chủ trương cứng hoá kênh mương bắng các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, của xí nghiệp thuỷ nông, của HTX và xã viên đóng góp, đã xây dựng được 560 Km kênh mương bê tông nội đồng. Tài sản cố định hiện có biình quân 1 HTX là 557 triệu, vốn lưu động bình quân 1 HTX 199 triệu đồng, các quỹ HTX bình quân 142 triệu. Nợ phải thu chủ yếu do nợ đọng sản phẩm, tổng hợp ở 501 HTX là 95.285 triệu, bình quân 1 HTX là 190,2 triệu tăng 15,1% so với lúc chuyển đổi. Có 182 HTX tiếp tục phát sinh nợ mới trong tổng 404 HTX có nợ đọng sản phẩm, số nợ mới sau chuyển đổi là 14.440 triệu đồng, biình quân 1 HTX là:28,8 triệu đồng. Nợ phải trả là 44.585 triệu đồng, bình quân 1 HTX 89 triệu, trong đó nợ ngân háng là 11.401 triệu, bình quân 22,7 triệu/HTX. Còn lại là nợ thuỷ lợi phí, nợ xã viên và nợ các cơ quan nhà nước từ trước chuyển đổi HTX. Do tình trạng nợ nần của HTX: xã viên nợ HTX, HTX nợ các doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho công tác tài chính HTX gặp không ít khó khăn, sổ sách có vốn nhưng thực tế vồn hoạt động lại không có, HTX không giám mở các dịch vụ, các doanh nghiệp không dám đầu tư vào HTX vì sợ mất vốn. Số HTX có đủ vốn lưu đông để hoạt động chiếm 30% còn từ 20 triệu tới 50 triệu: 40%, còn lại 31% không có vốn lưu động hoặc còn rất ít. Tóm lại sau 5 năm chuyển đổi HTX nông nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn về vốn do nợ đọng sản phẩm, nhưng cơ bản cơ sở vật chất kí thuật của HTX được tăng cường nhất là hệ thống thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho xã viên sản xuất có hiệu quả, tồn tại cần khắc phục là: giải quyết được tình trạng nợ đọng sản phẩm để tạo vồn cho HTX và đảm bảo sự công bằng ở nông thôn. Phần lớn các HTX nông nghiệp không thực hiện được nội dung phân phối theo Luật và điều lệ HTX, chỉ có 10% HTX chia lãi cho xã viên dưới hình thức chia theo đầu sào( 5-7 nghìn đồng/ sào/năm). Bảng 5 Tài sản vốn quỹ công nợ của HTX nông nghiệp đã chuyển đổi tỉnh Hà Tây (Tính đến ngày 01/01/2001) tt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Bình quân 1HTX I Giá trị TSCĐ của HTX Triệu đ 269.157 559,58 1 HTX cũ chuyển sang nt 209.830,2 436,24 2 UBND xã chuyển sang nt 4.985 10,36 3 Tài sản mới tăng thêm nt 54.342,5 112,98 II Tổng số vốn của HTX nt 330.262,6 686,62 1 HTX cũ chuyển sang nt 263.382,3 547,57 2 UBND xã chuyển sang nt 5.345 11,13 3 Vốn mới tăng thêm nt 61.526,3 127,92 III Các quỹ của HTX nt 69.000,7 158,62 IV Công nợ của HTX 1 Các đối tượng nợ HTX nt 99.700,3 207,28 2 HTX nợ các đối tượng nt 49.073,4 102,02 Nguồn: Báo cáo doanh thu của các HTX năm 2001 c.Bộ máy quản lý và thù lao cán bộ HTXNN. Tổng hợp của 508 HTX có báo cáo, tổng số cán bộ HTX là 8.128 người. Bình quân 1 HTX là 16 người, trình độ văn hoá cấp 1 là 5,4% , cấp 2,3 là 94,6% và trình độ chuyên môn đại học là 15,1%. Số người đã được đào tạo bồi dưỡng từ tháng 1 trở lên = 23,1%. Ban quản trị HTX có 2-3 người/HTX. Số tốt nghiệp trung cấp trở lên chiếm 28,7%. Ban kiểm soát 1-2 người/ HTX số tốt nghiệp trung cấp trở lên 12,1% Kế toán HTX 1-3 người/HTX, số tôt nghiệp từ trung cấp trở lên là 27,9%.( kế toán trưởng là 44,8%) cán bộ HTX khác( đội trưởng, cán bộ chuyên môn...) bình quân 11 người/HTX, số đó có chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 9,7%. Thù lao cán bộ HTX: Chủ nhiệm HTX bình quân 176,3 ngàn đồng/ tháng, cao nhất là 350 ngàn đồng/ tháng; thấp nhất 50.000 đồng/ tháng. cán khác hưởng theo tỷ lệ của chủ nhiệm HTX. Bằng từ 40 tới 95% lương chủ nhiệm. Có 203 HTX = 40% đã tính công quản lý vào đơn giá dịch vụ, 304 HTX = 60% vẫn thu quản lý phí băng 1% sản lượng tính thuế nông nghiệp. Tình trạng chung hiện nay là cán bộ HTX phần lớn chưa qua đào tạo, không an tâm với công việc của HTX do lương thấp, không ổn định, không có chế độ bảo hiểm xã hội .... nên cán bộ HTX nếu có điều kiện là thoát ly hoặc chuyển sang làm cán bộ đảng, cán bộ UBND xã. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh sở nông nghiệp & PTNT năm 2001 đã phối hợp với trường cao đẳng và một số cơ quan mở 17 lớp học, thời gian 10 ngày/ lớp với 12 chuyên đề quản lý nông nghiệp cho 1.558 cán bộ là chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng, cán bộ HTX bước đầu năm được những vấn đề cơ bản về luật và nội dung quản lý HTXNN. Bảng 6 Bộ máy quản lý HTX nông nghiệp đã chuyển đổi tỉnh Hà Tây (Tính đến ngày 01/01/2001) tt Chức danh Số người Trình độ văn hoá Số người đã qua đào tạo bồi dưỡng trên 1 tháng Thù lao bình quân 1tháng (1000đ/tháng) Trong đó CấpI CấpII,III Trung học, đại học Cao nhất (1000đ) Thấp nhất (1000đ) Cộng chung các HTX có báo cáo 8024 437 7587 1214 648 128,7 350 50 1 Chủ nhiệm 489 11 487 177 63 176,37 350 50 2 Thành viên Ban quản trị khác 728 19 709 173 45 148,98 310 40 3 Trưởng ban kiểm soát 489 21 468 59 33 146,82 310 40 4 Kế toán trưởng 489 489 219 114 155,07 310 40 5 K T viên khác 545 545 70 165 80,56 220 30 6 đội tổ trưởng 1537 104 1433 8 32 91,53 7 Cán bộ C, môn đội, tổ dịch vụ 3557 280 3277 478 161 120 8 Cán bộ khác 190 2 189 30 35 111,6 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các HTX năm 2001 d. Một số HTX điển hình hoạt động có hiệu quả là: HTX võng Xuyên( Phúc Thọ), HTX Đại Đồng( Thạch Thất); Phông Vân( Ba Vì); Hà Hồi( Thường Tín), Phú Văn(Phú Xuyên), Miêng Hạ(ứng Hoà), An Mĩ, Lê Thanh( Mỹ Đức), Liên Châu( Thanh Oai)..... e. Đánh giá chung kết quả hoạt động của HTXNN từ 1997 đến 2002. * Những mặt tích cực - sau 5 năm chuyển đổi HTXNN thực hiện Luật HTX. Các HTXNN chuyển đổi dều ổn định về quy mô, sản xuất tiếp tục phát triển nông thôn đoàn kêt xã viên tin tưởng vào HTX HTX nông nghiệp vẫn thực sự là chỗ dựa của hộ nông dân trong việc điều hành sản xuất tổ chức các dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm nhưng hiệu quả thấp. - Tổ chức quản lý HTX chặt chẽ hơn trứoc: HTX làm rõ được nhiệm vụ của Ban quản trị, ban kiểm soát và từng bộ phận, vốn quỹ HTX được kiểm kê làm rõ, xã viên được đăng ký lại công nợ được xác định lại cho từng đối tượng, bước đầu thu được một phần nợ cũ, thực hiện công khai dân chủ về kinh tế trong HTX, xã viên biết dược rõ quyền lợi và nhiệm vụ của gia đình mình trong việc tham gia. - Nhận thức về HTX được nâng lên, cán bộ, xã viên ngày càng thấy rõ vai trò của HTX nông nghiệp, không thể thiếu được trong cơ chế thị trường. Sự quan tâm của các cấp, các ngành với HTX nông nghiệp được quan tâm hơn trước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật ở HTX nhất là hệ thống thuỷ lợi được tăng cường. Các tiến bộ ký thuật mới trong nông nghiệp được triển khai và hộ xã viên tiếp thu ngày càng nhiều. - Cán bộ HTXNN được tinh giảm, chất lượng bước đầu nâng cao hơn trước. trách nhiệm xã viên bước đầu được nâng lên, xã viên tham gia HTX trên cơ sở tự nguyện và được kết nạp theo quy định không còn tình trạng xã viên " cả làng". - Kết quả phân loại HTX: căn cứ vào tiêu chuẩn do sở nông nghiệp & PTNT hướng dẫn, tổng hợp phân loại của Huyện có: + Loại khá : 187/515=36% + Loại trung bình: 237/515=46% + Loại yếu : 91/515 =18% * Những tồn tại và hạn chế: - Nhận thức về HTXNN của một bộ phận cán bộ xã viên về HTXNN còn hạn chế nên chậm đổi mới, còn hoạt động theo HTX cũ hiệu quả hoạt động của một số HTX còn yếu, xã viên chưa thực sự tin tưởng vào HTX nông nghiệp mới. - Hiện cồn 6 HTX chưa chuyển đổi, những HTX này trên danh nghĩa vẫn còn HTX nhưng hoạt động rất khó khăn, cần phải tập trung tháo gỡ để chuyển đổi. Còn 59 HTX chưa cấp đăng ký kinh doanh, 254 HTXNN chưa chuyển đổi dấu mới không đủ tư cách pháp nhân để hoạt động theo quy định của nhà nước. Hoạt động kinh tế của một số HTXNN hiệu quả thấp chưa thực sự hạch toán kinh doanh. + sau Chuyển đổi còn 18% HTX yếu kém, những HTX này chỉ tổ chức được 2-3 dịch vụ ( chủ yếu là dịch vụ mang tính bắt buộc như điện, nước...), vốn quỹ không có hoạt động. Công cán bộ thấp, cán bộ không thực sự an tâm, xã viên ít tin tưởng gắn bó với HTX. - Cán bộ HTX tuy đã được bồi dưỡng nhưng chỉ mới chỉ là những khái niệm cơ bản còn nhiều nội dung cần phải đào tạo, bồi dưỡng nên vẫn lúng túng trong hạch toán, chọn lĩnh vực đầu tư, tổ chức kinh doanh dịch vụ. Cán bộ HTX có sự biến độnh khong ổn định do chuyển sang Đảng uỷ, UBND xã, do xã viên bầu mới... nên nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu HTX kiểu mới. - Tình trạng nợ đọng sản phẩm trong HTX sau chuyển đổi vẫn gia tăng khong có biện phấp hữu hiệu để tháo gỡ HTX không có vốn hoạt động, không dám đầu tư cho xã viên. các thành phần kinh tế khác không dám đầu tư vào HTX vì sợ mất vốn, vấn đề công nợ của HTX đã gây nên tình trạng mất công bằng ở nông thôn... cần phải được nhà nước quan tâm giúp đỡ HTX tháo gỡ. - Một số chính sách của Nhà nước chưa thực sự phát huy tác dụng với HTX nông nghiệp ( chính sách vay vốn, đất đai với HTX...) vai trò quản lý nhà nước với HTX chưa được chú ý đúng mức, cán bộ quản lý ở huyện vừa thiếu vừa kiêm nhiệm nhiều việc nên việc kiểm tra, hướng dẫn HTX còn hạn chế, cán bộ cấo xã hoặc còn can thiệp quá sâu vào công việc của HTX, hoặc bỏ mặc HTX hoạt động, một số nơi HTX vẫn còn bao cấp các đoàn thể, nhiều việc còn làm thay cho chính quyền. 2.Thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Hà Tây từ 2003 đến 2005. 2.1. Chuyển đổi và thành lập mới HTXNN. Theo báo cáo của các Huyện, Thị xã, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tây tổng hợp 2 năm thực hiện Luật HTX nông nghiệp mới năm 2003 thì: - Tính đến ngày 22 tháng 02 năm 2005 có: 521 HTX nông nghiệp , trong đó chuyển đổi từ HTX cũ 519 HTX thành HTX mới, thành lập mới 1 HTX. chưa chuyển đổi 1 HTX (Giới Đức- ứng Hoà). - HTX thuỷ sản: có 1 HTX( Đồng Tháp - Đan Phượng) đã chuyển đổi - Thành lập mới: 3 HTX chăn nuôi lợn ở Đan Phượng, Hoài Đức, Sơn Tây. 486 HTX =93% số HTX chuyển đổi đã được cấp phép kinh doanh còn 7% số HTX đã chuyển đổi chưa đăng ký kinh doanh. Các HTXNN chuyển đổi đã thu hút 99% số xã viên. vào HTX, bước đầu làm rõ xã viên, rõ nhiệm vụ của HTX, của tổ dịch vụ , của hộ xã viên, rõ vốn quỹ công nợ, xác lập quan hệ kinh tế mới giữa HTX và xã viên, phát huy tính chủ động của HTX, của hộ xã viên, tạo điều kiện cho kinh tế HTX và kinh tế hộ cùng phát triển. 2.2. Nội dung hoạt động của HTX: 2.2.1 Mục tiêu hoạt động của HTX nông nghiệp. Khác với các loại hình kinh tế khác, HTXNN ra đời và phát triển trước hết là vì sự phát triển kinh tế hộ, HTX hoạt động ở lĩnh vực mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả, cần có sức mạnh của tập thể để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất có hiệu quả. Ngoài ra HTXNN cũng vươn lên kinh doanh ở các lĩnh vực, các ngành có điều kiện để tăng thu nhập và lợi nhuận cho HTX, tận dụng và phát huy được các thế mạnh của địa phương. Để phục vụ mục tiêu trên, 5 năm qua HTXNN ở Hà Tây đã làm được một số nội dung chủ yếu là: a.Tổ chức chỉ đạo điều hành, hướng dẫn sản xuất: Sau chuyển đổi HTXNN, các HTX cơ bản vẫn điều hành, hướng dẫn sản xuất hộ xã viên như: Hướng dẫn cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, tổ chức các dịch vụ, đôn đốc sản xuất vụ đông, chống úng, chống hạn, chống rét cho mạ ... tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất, 95% số HTX vẫn điều hành sản xuất. Số HTX làm tốt chiếm 56%. Chính nhờ vai trò điều hành hướng dẫn sản xuất của HTX mà sản xuất nông nghiệp của Hà Tây các năm qua luôn phát triển và ổn định, năm 2004 nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mất mùa nhưng nông nghiệp Hà Tây vẫn được mùa. b.Tổ chức các khâu dịch vụ: Tổng hợp số liệu báo cáo của các huyện về dịch vụ ở HTX năm 2004 là: -Dịch vụ nước có 511 HTX làm, chiếm 98,1% số HTX, tăng 4% so với năm 2001, đáp ứng 95% nhu cầu nước của hộ xã viên. - Dịch vụ BVTV có 470 HTX làm, chiếm 90,2%, tăng 15% so với năm 2001, đáp ứng 40% nhu cầu của xã viên. - Dịch vụ giống có 400 HTX làm, chiếm 76,8%, tăng 16% so với năm 2001, đáp ứng 80 % nhu cầu của xã viên. - Dịch vụ làm đất có 163 HTX làm, chiếm 31,3%, tăng 4% so với năm 2001, đáp ứng 25% nhu cầu làm đất. - Dịch vụ điện có 416 HTX làm, chiếm 79,8%, tăng 31% so với năm 2001. - Dịch vụ vật tư có 162 HTX làm, chiếm 31,1%, tăng 5%so với năm 2001. - Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có 16 HTX làm, chiếm 3,1% số HTX. - Khuyến nông có 424 HTX làm, chiếm 81% tăng 19% so với năm 2001 Tổng hợp số dịch vụ ở HTX: Số HTX làm trên 5 dịch vụ là 409 HTX, tăng 3 lần so với năm 2001, số HTX làm 4 dịch vụ chiếm 12,3%, còn lại 2-3 dịch vụ. Các dịch vụ của HTX bước đầu đã làm rõ phần việc nào HTX làm, việc nào tổ dịch vụ làm, việc nào hộ xã viên làm, mức đóng góp từng dịch vụ, hạch toán thu, chi, dịch vụ hết năm được báo cáo công khai tại Đại hội xã viên. Doanh thu bình quân 1 HTX năm 2001 là 353 triệu, năm 2004 là 568 triệu, tăng 60%. Số HTX dịch vụ có lãi năm 2001 chiếm 60%, năm 2004 chiếm 66,2%. Số HTX lỗ năm 2001 chiếm 15%, năm 2004 chiếm 7,1%. Tuy nhiên, số lãi của các HTXNN rất thấp chỉ từ 25- 30 triệu đồng / HTX, lại nợ đọng sản phẩm nên hạch toán thì có lãi nhưng thực tế số lãi đó bị xã viên chiếm dụng. Một số HTX còn đọng cả vốn trong xã viên, việc mở rộng dịch vụ, mở mang ngành nghề vươn ra kinh doanh bên ngoài nhiều HTX chưa làm được nên doanh thu thấp, lương cán bộ thấp, liên doanh liên kết rất hạn chế. Tóm lại: Đánh giá về mục tiêu của HTXNN: mặt được là các HTX đã phục vụ tốt cho kinh tế hộ, dẫn đến kinh tế hộ phát triển, chính là nông nghiệp phát triển, đã đạt được các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra; mặt chưa được là việc vươn lên kinh doanh ra bên ngoài để tăng thu nhập cho HTX, mới có 1 số ít HTX làm được, còn lại chưa làm được. Bảng 7: Doanh thu chi phí của 331 HTX tỉnh Hà Tây năm 2003 Các loại dịch vụ Thu Chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16836.DOC
Tài liệu liên quan