Luận văn Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đến năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 . Lý do chọn đề tài

2 . Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4 . Nhiệm vụ nghiên cứu

5 . Phạm vi nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

 

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

 

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2 . Một số khái niệm

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Phát triển

1.2.3. Giáo viên và đội ngũ giáo viên tiểu học

1.3. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.3.1. Vị trí, vai trò đội ngũ giáo viên tiểu học

1.3.2. Chuẩn giáo viên tiểu học

1.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.3.4. Phát triển giáo viên tiểu học là yêu cầu tất yếu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay

1.4 . Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.4.1. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là quản lý nguồn nhân lực

1.4.2. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

1.4.3. Dự báo nhu cầu giáo viên là cơ sở để quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.4.4. Một số yêu cầu với công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La

 

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

TỈNH SƠN LA

 

2.1 . Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Địa lý

2.1.2. Dân cư

2.1.3. Kinh tế - xã hội

2.1.4. Vài nét về giáo dục Sơn La

2.2 . Thực trạng giáo dục tiểu học tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2005

2.2.1. Mạng lưới trường, lớp tiểu học

2.2.2. Qui mô học sinh

2.2.3. Chất lượng giáo dục tiểu học

2.3 . Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La

2.3.1. Số lượng

2.3.2. Cơ cấu

2.3.3. Chất lượng

2.3.4. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La hiện nay

2.4. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La

2.4.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

2.4.2. Quản lý công tác tuyển giáo viên tiểu học

2.4.3. Quản lý công tác sử dụng giáo viên tiểu học

2.4.4. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học

2.4.5. Quản lý việc thực hiện một số chế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học

 Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015

 3.1 . Một số định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục tỉnh Sơn La

3.1.3. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

3.1.4. Dự báo nhu cầu giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đến 2015

3.2. Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La

3.2.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đến 2015

3.2.2. Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện có

3.2.3. Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học

3.2.4. Quản lý công tác tuyển giáo viên tiểu học chất lượng cao

3.2.5. Hoàn thiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên tiểu học trên địa bàn tỉnh

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 học sinh. Số học sinh/lớp cũng được giảm dần, tuy nhiên đang ở mức thấp so với quy định ( trường miền núi 25 học sinh/lớp ) ( Thông tư liên bộ 27/TT-LB ngày 27-8-1988 của Bộ Giáo dục - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước ) Năm học Số học sinh Số học sinh bình quân/lớp Tổng số Trong đó Chung Trong đó Nữ Dân tộc Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 SL % SL % 2000-2001 153,400 64,818 42.25 129,592 84.48 23.582 27.31 25.60 15.72 2001-2002 151,456 65,227 43.07 131,094 86.56 23.197 26.25 24.49 16.95 2002-2003 145,716 62,362 42.80 127,036 87.18 22.449 25.40 22.45 17.77 2003-2004 137,441 60,219 43.81 119,849 87.20 21.750 23.98 21.24 18.58 2004-2005 130,174 58,194 44.70 114,281 87.79 20.471 22.57 20.00 17.33 Bảng 4 : Quy mô học sinh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2000-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ) Biểu đồ 5 : So sánh số học sinh, học sinh nữ, học sinh dân tộc bậc tiểu học tỉnh Sơn La giai đoạn 2000-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ) Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp Tỷ lệ huy động học sinh đến trường tiểu học so với dân số độ tuổi tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 tăng từ 84,2% năm học 2000 - 2001 lên 98,7% năm học 2004 - 2005. Đáng chú ý là tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi tăng từ 38,15% năm học 2000 - 2001 lên 56,63% năm học 2004 - 2005. 2.2.3. Chất lượng giáo dục tiểu học Trong những năm qua công tác giáo dục toàn diện cho học sinh từng bước được quan tâm về cả đạo đức cũng như văn hoá. a. Đạo đức Được sự phối hợp chặt chẽ và khá đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là Hội đồng giáo dục nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh; sự kết hợp tốt các phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội được tổ chức thường xuyên, có chất lượng; sự kết hợp giáo dục văn hoá với giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước con người Sơn La từng bước được coi trọng. Từ việc thực hiện tốt các hoạt động trên nên học sinh ngoan hơn, lễ phép hơn, học sinh chăm học hơn, ý thức công dân ngày càng tốt hơn. Biểu đồ 6 : Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học các lớp chưa thay sách từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) Biểu đồ 7 : Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học các lớp thay sách từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) Qua thống kê hạnh kiểm học sinh tiểu học tỉnh Sơn La 5 năm qua cho thấy chất lượng đạo đức học sinh ngày càng tốt hơn, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt khá ( Hoặc thực hiện đầy đủ ) năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm CCG hoặc " Chưa thực hiện đầy đủ" ngày càng giảm rõ rệt. b. Học lực Thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục của cả nước cũng như của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI về cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học, trong những năm qua ngành giáo dục đã chỉ đạo các trường tiểu học trong toàn tỉnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện Sơn La. Chỉ đạo và tổ chức triển khai tất cả các trường tiểu học trong toàn tỉnh dạy đủ các môn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Làm tốt công tác thay sách giáo khoa tiểu học. Qua 3 năm thực hiện thay sách, chất lượng học sinh tiểu học đã có bước đổi thay rõ rệt. Biểu đồ 8 : Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học các lớp chưa thay sách tỉnh Sơn La từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) Biểu đồ 9 : Kết quả xếp loại học lực môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học các lớp thay sách tỉnh Sơn La từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) Biểu đồ 10 : Kết quả xếp loại học lực môn Toán của học sinh tiểu học các lớp thay sách tỉnh Sơn La từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) Qua bảng thống kê học lực học sinh tiểu học 5 năm qua của tỉnh Sơn La cho thấy, chất lượng giáo dục đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên tăng lên qua các năm, tỷ lệ học sinh có học lực yếu và kém ngày càng giảm; tuy nhiên tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng chậm hoặc không tăng. Chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, nhất là các trường khu vực trung tâm huyện và Thị xã. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng tăng. Đặc biệt năm học 2004-2005 có 6/10 học sinh đạt giải tại cuộc thi Olimpic Toán Tuổi thơ toàn quốc do Tạp chí Toán tuổi thơ tổ chức tại thành phố Nam Định. Chất lượng mũi nhọn được thể hiện ở bảng thống kê sau : TT Năm học Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh Tổng số Giải nhất Giải nhì Giải KK Tổng số Giải nhất Giải nhì Giải KK 1 2000 - 2001 492 124 220 148 127 46 56 25 2 2001 - 2002 593 156 248 189 172 58 78 36 3 2002 - 2003 708 226 269 213 219 79 92 48 4 2003 - 2004 884 285 312 287 246 82 102 62 5 2004 - 2005 1142 356 425 361 280 95 112 73 Bảng 5 : Thống kê học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) c. Hiệu quả giáo dục và một số chỉ tiêu khác Tỷ lệ học sinh lên lớp, hiệu quả đào tạo hàng năm tăng lên rõ rệt; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm và được thể hiện ở bảng sau. TT Năm học Lên lớp ( % ) Lưu ban ( % ) Bỏ học ( % ) Hoàn thành CTTH ( % ) Hiệu quả đào tạo ( % ) Ghi chú 1 2000 - 2001 97.21 2.79 6.48 98.16 52.14 2 2001 - 2002 97.85 2.15 5.13 99.45 56.26 3 2002 - 2003 99.12 0.88 3.16 99.52 60.78 4 2003 - 2004 99.24 0.76 2.05 99.56 62.49 5 2004 - 2005 99.54 0.46 1.76 99.60 67.69 Bảng 6 : Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, lên lớp, lưu ban, bỏ học và hiệu quả đào tạo tiểu học của tỉnh Sơn La từ năm học 2000-2001 đến 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La ) Chất lượng giáo dục trong 5 năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt ở tất cả các vùng trong tỉnh, nhưng giữa các vùng lại chưa đồng đều. Hiệu quả giáo dục còn ở mức thấp, tình trạng học sinh bỏ học còn tiếp tục diễn ra đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ trẻ em gái không đến trường vẫn ở mức cao. Nhìn chung, chất lượng giáo dục tiểu học tỉnh Sơn La còn thấp so với bình quân cả nước và yêu cầu đặt ra. 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La 2.3.1. Số lượng Năm học 2004-2005, đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La có 7677 người, bao gồm CBQL trường học, tổng phụ trách Đội và giáo viên. Trong đó giáo viên trực tiếp đứng lớp là 7234 giáo viên ( Bao gồm giáo viên văn hoá, giáo viên Nhạc, Hoạ, Thể dục ). Cụ thể phân bố được thể hiện qua bảng dưới đây. TT Tên các huyện TS giáo viên Phân theo môn Số lớp tiểu học Số giáo viên bình quân/lớp Tổng số lớp Chia ra Văn hoá Nhạc Hoạ Thể dục Trường TH Trường PTCS 1 Thị xã 507 467 15 19 6 329 329 1.54 2 Quỳnh Nhai 433 430 2 1 435 330 105 1.00 3 Thuận Châu 772 758 5 8 1 754 514 240 1.02 4 Mường La 525 510 6 6 3 543 313 230 0.97 5 Bắc Yên 523 505 7 4 7 447 299 148 1.17 6 Phù Yên 682 680 1 1 585 311 274 1.17 7 Mộc Châu 1268 1214 20 18 16 1017 703 314 1.25 8 Yên Châu 589 563 7 10 9 453 418 35 1.30 9 Mai Sơn 1032 985 18 13 16 790 790 1.31 10 Sông Mã 683 676 5 2 742 384 358 0.92 11 Sốp Cộp 220 207 4 6 3 264 165 99 0.83 Tổng cộng 7234 6995 90 88 61 6359 4556 1803 1.138 Bảng 7 : Thống kê đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đầu năm học 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ) Như vậy, tỷ lệ giáo viên tiểu học so với tỷ lệ quy định chung ở mức độ trung bình. Tuy nhiên về cơ cấu và tỷ lệ giáo viên ở các huyện còn mang đậm nét của vùng miền. Thị xã có tỷ lệ giáo viên/lớp cao nhất và đang thừa giáo viên. Trong khi đó các huyện vùng sâu, vùng khó khăn lại có tỷ lệ giáo viên còn thấp so với quy định như huyện Sốp Cộp mới đạt 0,83 giáo viên/lớp. Ngay trong một huyện, sự phân bố giáo viên cũng không đều. Các trường vùng 1 đủ hoặc thừa giáo viên, trong khi đó các trường vùng 3 lại thiếu giáo viên. Điều đó cho thấy, mặc dù tính tỷ lệ giáo viên/lớp của Sơn La gần đủ theo quy định 1,15 giáo viên/lớp nhưng lại phân bố không đều dẫn đến những sự bất cập trong giảng dạy tiểu học. Tỷ lệ này chỉ là tối thiểu để đáp ứng số giáo viên đứng lớp vì chưa tính đến số biên chế dự phòng nghỉ thai sản 8% nữ giáo viên qui định tại quyết định 243/CP ngày 28-6-1979 của Hội đồng Chính phủ. 2.3.2. Cơ cấu a. Cơ cấu theo môn học Do nguồn giáo sinh dạy các môn chuyên nhạc, mĩ thuật, thể dục còn quá ít, chỉ đủ cung cấp cho các trường THCS để phục vụ thay sách nên phần lớn giáo viên tiểu học phải dạy tất cả các môn theo quy định. Chỉ có một số ít các trường Thị xã, thị trấn có giáo chuyên dạy. Năm học 2004-2005 toàn tỉnh có 61 giáo viên chuyên thể dục, 90 giáo viên chuyên âm nhạc và 88 giáo viên chuyên mỹ thuật. Trong kế hoạch dự kiến năm học 2005-2006 số giáo viên chuyên trên tiếp tục giảm để dành cho các trường THCS thay sách lớp 9. Như vậy có thể nói, hầu hết giáo viên tiểu học phải dạy đủ tất cả các môn qui định trong chương trình. Điều này đã dẫn đến chất lượng của các môn học này không cao, giáo viên ngại dạy, hoặc có dạy nhưng chỉ là hình thức, chiếu lệ. TT Tên các huyện Tổng số giáo viên Nữ Dân tộc Độ tuổi trung bình Só năm trong ngành trung bình Số năm dạy tiểu học trung bình Số lượng Tỷ lệ Nữ % Số lượng Tỷ lệ dân tộc % 1 Thị xã 507 449 88.56 141 27.81 40.12 18.75 18.65 2 Quỳnh Nhai 433 258 59.58 280 64.67 35.69 13.99 13.95 3 Thuận Châu 772 571 73.96 195 25.26 36.01 14.44 14.26 4 Mường La 525 410 78.10 193 36.76 35.05 13.42 13.39 5 Bắc Yên 523 375 71.70 148 28.30 32.92 11.34 11.30 6 Phù Yên 682 491 71.99 385 56.45 37.37 15.92 15.79 7 Mộc Châu 1268 1011 79.73 302 23.82 37.11 15.77 15.71 8 Yên Châu 589 455 77.25 107 18.17 35.10 14.42 14.40 9 Mai Sơn 1032 821 79.55 288 27.91 36.66 15.03 14.96 10 Sông Mã 683 504 73.79 213 31.19 37.52 15.81 15.73 11 Sốp Cộp 220 51 23.18 202 91.82 41.18 19.32 19.19 Tổng cộng 7234 5396 74.59 2454 33.92 36.66 15.18 15.09 Bảng 8 : Một số chỉ số về đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La năm học 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ) b. Cơ cấu theo giới tính Qua biểu thống kê trên, tác giả thấy tỷ lệ giáo viên nữ chiếm phần lớn ( 74,59% ). Tuy nhiên ở những nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển và trình độ dân trí thấp thì tỷ lệ giáo viên nữ thấp. Huyện Quỳnh Nhai và Sốp Cộp có tỷ lệ giáo viên nữ ở mức thấp so với các huyện ( Quỳnh Nhai 59,58%, Sốp Cộp chỉ có 23,18% ). Điều này cho thấy việc điều động giáo viên tiểu học là nữ đến vùng khó khăn đang gặp những bất cập. Nguyên nhân của tình trạng trên đó là tại những vùng 3, đường xá đi lại, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn do đó đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên nam gánh vác. c. Cơ cấu dân tộc Những năm gần đây, số lượng giáo viên là người dân tộc đã tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu năm học 1988-1989 tỷ lệ giáo viên tiểu học là người dân tộc chỉ có 8,42%, đến năm học 1994-1995 tỷ lệ này đã tăng lên đến 20,16% và năm học 2004-2005 là 33,92%. Điều này đã minh chứng cho chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về chính sách cử tuyển, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc là đúng đắn và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt những năm 1994 -1996 do yêu cầu của công tác phát triển mạng lưới trường lớp tiểu học nên UBND tỉnh đã tuyển dụng số lượng khá lớn giáo viên cắm bản, trong đó phần lớn là người dân tộc để đưa họ trở lại với bản làng mở lớp. Những năm gần đây, chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ... cũng đã và đang cung cấp một bộ phận giáo viên người dân tộc cho tỉnh, góp phần tháo gỡ bớt những khó khăn tại các điểm trường xa xôi, đi lại khó khăn và đặc biệt là giúp giáo viên an tâm công tác, gắn bó với bản làng, nơi cư trú. d. Độ tuổi Qua biểu thống kê trên, tác giả thấy giáo viên tiểu học ở tỉnh Sơn La hiện nay có độ tuổi bình quân khá cao ( Độ tuổi trung bình 36,66 tuổi ) . Độ tuổi trung bình này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân là do : - Đội ngũ giáo viên Tiểu học đã gần đủ về số lượng, một số nơi thậm chí thừa nên không được tuyển dụng thêm giáo viên trẻ, vừa ra trường. - Số giáo viên về nghỉ chế độ không nhiều ( Tuổi nghề trung bình mới đạt 15,09 tuổi ) Do vậy, hiện tại và trong giai đoạn đến 2015 Sơn La sẽ phải đối mặt với tình trạng " già hoá " đội ngũ giáo viên tiểu học. Điều này sẽ mâu thuẫn với việc trẻ hoá đội ngũ để thích ứng, tạo hiệu quả cao đối với giáo dục tiểu học vì đặc điểm trẻ em tiểu học thích được học thầy cô giáo trẻ. Tình trạng trên cũng nảy sinh một vấn đề nữa là việc điều động, tăng cường giáo viên sẽ rất khó khăn. Đại đa số trong quy chế điều chuyển giáo viên của các huyện có nêu tiêu chuẩn : Giáo viên nữ ngoài 45 tuổi, nam 50 tuổi sẽ không phải đi tăng cường. Như vậy chỉ còn 7-8 năm nữa các trường tiểu học vùng 1 sẽ có đội ngũ giáo viên già và không thể điều chuyển đi vùng 2, 3. Đội ngũ giáo viên bị già hoá còn làm cho việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ gặp không ít khó khăn. Đội ngũ giáo sinh trẻ, khoẻ, được đào tạo chính quy, có bằng cấp trên chuẩn ( Đại học, cao đẳng ) sẽ có rất ít cơ hội để được tuyển vào biên chế. e. Tuổi nghề Tuổi nghề trung bình là 15,18 đã chứng tỏ đội ngũ giáo viên tiểu học toàn tỉnh đã có thâm niên ở mức khá. Tuy nhiên, với chỉ số này thì 5 năm tới số giáo viên nghỉ chế độ sẽ không nhiều. 2.3.3. Chất lượng a. Trình độ đào tạo Những năm gần đây, với sự ủng hộ của trường Đại học Tây Bắc, của Dự án phát triển giáo viên tiểu học ( Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và trường CĐSP Sơn La; với sự ham học hỏi của mỗi giáo viên và sự tạo điều kiện của các cấp quản lý giáo dục nên trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đã tăng nhanh chóng. Số giáo viên dưới chuẩn THSP 9+3 đã giảm chỉ còn 4,26%. Trong khi đó giáo viên tiểu học đạt trình độ trên chuẩn lại tăng nhanh. Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học Sơn La thể hiện ở bảng thống kê sau : TT Tên các huyện TS giáo viên Trình độ đào tạo Chia ra Tỷ lệ % Thạc sĩ ĐHSP Tiểu học CĐSP Tiểu học THSP 12+2 THSP 9+3 Dưới THSP Khác Thạc sĩ ĐHSP Tiểu học CĐSP Tiểu học THSP 12+2 THSP 9+3 Dưới THSP Khác 1 Thị xã 507 33 138 280 54 2 6.51% 27.22% 55.23% 10.65% 0.39% 2 Quỳnh Nhai 433 7 101 66 246 13 1.62% 23.33% 15.24% 56.81% 3.00% 3 Thuận Châu 772 17 320 167 220 45 3 2.20% 41.45% 21.63% 28.50% 5.83% 0.39% 4 Mường La 525 23 241 37 186 38 4.38% 45.90% 7.05% 35.43% 7.24% 5 Bắc Yên 523 6 194 197 123 3 1.15% 37.09% 37.67% 23.52% 0.57% 6 Phù Yên 682 4 138 138 372 26 4 0.59% 20.23% 20.23% 54.55% 3.81% 0.59% 7 Mộc Châu 1268 7 267 511 332 151 0.55% 21.06% 40.30% 26.18% 11.91% 8 Yên Châu 589 19 262 174 134 3.23% 44.48% 29.54% 22.75% 9 Mai Sơn 1032 1 156 44 568 263 0.10% 15.12% 4.26% 55.04% 25.48% 10 Sông Mã 683 3 105 288 287 0.44% 15.37% 42.17% 42.02% 11 Sốp Cộp 220 29 73 95 23 0.00% 13.18% 33.18% 43.18% 10.45% Tổng cộng 7234 1 275 1839 2499 2312 301 7 0.01% 3.80% 25.42% 34.55% 31.96% 4.16% 0.10% Bảng 9 : Phân loại trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La năm học 2004-2005 ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ) Biểu đồ 11 : Cơ cấu giáo viên tiểu học chia theo trình độ chuyên môn ( Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ) So với chuẩn quy định hiện nay thì đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La có trình độ đào tạo tương đối khá. Tuy nhiên, số lượng giáo viên tốt nghiệp ĐHSP tiểu học chính quy chỉ có 18 người ( chiếm tỷ lệ 0,25 % ), Cao đẳng tiểu học chính quy chỉ có 125 người ( chiếm tỷ lệ 1,73 % ). Số có trình độ ĐHSP và CĐSP tiểu học còn lại chủ yếu qua hình thức chuyên tu, tại chức nâng cao trình độ. Một bộ phận có chất lượng giảng dạy chưa thật sự tương xứng với bằng cấp. Bên cạnh đó số giáo viên có trình độ 9+3 vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ ( 31,96% ). Đặc biệt vẫn còn một bộ phận giáo viên cắm bản được đào tạo ngắn hạn, do nhiều điều kiện khác nhau nên không thể học tập nâng cao trình độ nhưng hiện nay ngành vẫn phải sử dụng. Sự phân bố giáo viên về trình độ đào tạo cũng không đều giữa các huyện, giữa các vùng trong huyện. Các huyện Phù Yên, Quỳnh Nhai có số giáo viên 9+3 ở mức cao. Các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Mường La, Sốp Cộp vẫn còn tồn tại một bộ phận giáo viên có trình độ dưới chuẩn. Điều đặc biệt nữa là số giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn phần lớn vẫn ở vùng thuận lợi, vùng 1, 2. Số giáo viên dưới chuẩn lại tập trung ở vùng khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là : Sự chọn lọc, yêu cầu ngày càng cao của các trường vùng 1, 2 về trình độ giáo viên diễn ra ngày càng gay gắt. Các trường vùng 1 đang tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia do đó phòng Giáo dục các huyện thị buộc phải điều động giáo viên chuẩn cho các trường này. Một nguyên nhân nữa là ngay bản thân giáo viên có trình độ chưa chuẩn cũng chưa đủ vững tin để dạy ở các trường vùng 1. Hiện tượng giáo viên được điều động về vùng thuận lợi nhưng không dám về không phải hiếm gặp. Về trình độ ngoại ngữ, theo số liệu điều tra đầu năm học 2004-2005 của 3195 giáo viên tiểu học trên địa bàn tỉnh thì có tới 96,13% giáo viên không biết ngoại ngữ, có 2,5% biết ở trình độ A, 0,78% biết ở trình độ B và 0,59% trình độ C trở lên. Về trình độ tin học, 100% số giáo viên tiểu học được hỏi không biết tin học. Tóm lại : Vấn đề trình độ đào tạo phân tích ở trên mới chỉ dừng ở bằng cấp. Điều quan trọng là chất lượng giảng dạy và năng lực thực sự của giáo viên tiểu học. b. Chất lượng chuyên môn Nhìn tổng quát cho thấy : đa số giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản và được thường xuyên bồi dưỡng theo chu kỳ để cập nhật kiến thức nên họ có kỹ năng chuẩn bị bài giảng và thực hiện các bài giảng trên lớp, có kỹ năng tổ chức giờ dạy trên lớp, có hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, nắm chắc chương trình thay sách. Hầu hết giáo viên có thái độ nghề nghiệp tốt, yêu thích gắn bó với nghề lâu dài, có hiểu biết về xã hội, có kiến thức phổ thông và kiến thức tâm lý, giáo dục tương đối tốt. Kết quả đánh giá giáo viên tiểu học Sơn La theo chuẩn GVTH của dự án phát triển GVTH cho thấy như bảng sau : Số giáo viên tham gia : 3195 Lĩnh vực Mức độ 0 Mức độ I Mức độ II Mức độ III Mức độ IV Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lĩnh vực 1: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị Yêu cầu 1.1 32 1.00 600 18.78 1004 31.42 1092 34.18 467 14.62 Yêu cầu 1.2 34 1.06 181 5.67 1032 32.30 1495 46.79 453 14.18 Yêu cầu 1.3 33 1.03 170 5.32 1511 47.29 1130 35.37 351 10.99 Yêu cầu 1.4 40 1.25 858 26.85 1221 38.22 745 23.32 331 10.36 Lĩnh vực 2 : Kiến thức Yêu cầu 2.1 59 1.85 440 13.77 1868 58.47 786 24.60 42 1.31 Yêu cầu 2.2 38 1.19 561 17.56 1899 59.44 673 21.06 24 0.75 Yêu cầu 2.3 73 2.28 598 18.72 1711 53.55 674 21.10 139 4.35 Yêu cầu 2.4 36 1.13 866 27.10 1662 52.02 536 16.78 95 2.97 Yêu cầu 2.5 36 1.13 969 30.33 1340 41.94 830 25.98 20 0.63 Lĩnh vực 3 :Kỹ năng sư phạm ( Kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức ) Yêu cầu 3.1 38 1.19 449 14.05 2161 67.64 502 15.71 45 1.41 Yêu cầu 3.2 42 1.31 399 12.49 1007 31.52 1549 48.48 198 6.20 Yêu cầu 3.3 77 2.41 1075 33.65 1234 38.62 749 23.44 60 1.88 Yêu cầu 3.4 37 1.16 525 16.43 1322 41.38 934 29.23 377 11.80 Yêu cầu 3.5 52 1.63 1318 41.25 1518 47.51 278 8.70 29 0.91 Bảng 10 : Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo các yêu cầu của chuẩn GVTH ( Nguồn : Hệ thống thông tin chuyên môn GVTH PDIS - Dự án phát triển giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La) Số giáo viên tham gia : 3195 Lĩnh vực Mức độ 0 Mức độ I Mức độ II Mức độ III Mức độ IV Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lĩnh vực 1 35 1.10 162 5.07 1103 34.52 1507 47.17 388 12.14 Lĩnh vực 2 34 1.06 565 17.68 1630 51.02 936 29.30 30 0.94 Lĩnh vực 3 34 1.06 279 8.73 1405 43.97 1300 40.69 177 5.54 Bảng 11: Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo các lĩnh vực của chuẩn GVTH ( Nguồn : Hệ thống thông tin chuyên môn GVTH PDIS - Dự án phát triển giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La ) Qua kết quả 2 bảng trên cho thấy chất lượng giáo viên tiểu học của Sơn La chưa cao, chủ yếu ở mức trung bình và yếu, đặc biệt có một bộ phận giáo viên còn kém ( Được đánh giá ở mức độ 0 ). Trong khi đó số giáo viên được đánh giá ở mức độ cao nhất còn quá ít : Lĩnh vực tư tưởng, chính trị chiếm 12,4%, lĩnh vực kiến thức chỉ chiếm 0,94% và lĩnh vực kỹ năng sư phạm chiếm 5,54%. Số liệu tổng hợp điều tra chất lượng nghiệp vụ sư phạm năm học 2004-2005 cho thấy, số giáo viên tiểu học được xếp loại Tốt đạt 26,68%, số giáo viên xếp loại khá đạt 33,29%, loại đạt yêu cầu 38,37% và loại chưa đạt yêu cầu còn 1,67%. Như vậy cho thấy chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La còn nhiều bất cập. Số giáo viên đạt trung bình chiếm số lượng lớn. Một bộ phận giáo viên vùng sâu, vùng xa trình độ chuyên môn còn yếu kém, không đảm nhận được công tác giảng dạy trong thực tế thay sách hiện nay. Một bộ phận giáo viên do nhiều lý do khách quan và chủ quan đã không thể theo kịp sự đổi mới của chương trình, đặc biệt là chương trình thay sách phổ thông theo nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Số giáo viên này có chất lượng chuyên môn thấp, ít đầu tư chuyên môn và khó có điều kiện bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Phần lớn giáo viên đã gắn quá lâu với phương pháp dạy học truyền thống nên việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nặng hình thức và kém hiệu quả. Khả năng sử dụng thiết bị dạy học, phương tiện dạy học hiện đại của đa số giáo viên tiểu học còn quá yếu. Một bộ phận giáo viên cắm bản, giáo viên chuyển hệ từ mầm non lên tiểu học có năng lực hạn chế cả về kiến thức phổ thông lẫn phương pháp giảng dạy. Nguyên nhân của những yếu kém trên là : - Công tác tuyển dụng đầu vào đối với giáo viên tiểu học thiếu sự chắt lọc và thiếu kế hoạch dài hạn. Trong thời gian ngắn tuyển dụng một lượng giáo viên lớn, trong khi năng lực đào tạo của trường CĐSP Sơn La có hạn. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo viên thấp. Thực tế có giáo viên mới học xong lớp 5 phổ thông. - Việc đào tạo để chuyển hệ cho một bộ phận giáo viên mầm non lên dạy tiểu học đã và đang để lại những hậu quả đáng tiếc : Đa số đội ngũ giáo viên này sau khi học xong 5 năm bồi dưỡng đã không được bố trí lên dạy tiểu học vì lúc này giáo viên tiểu học đã đủ và thừa, trong khi giáo viên mầm non lại đang thiếu. Một bộ phận nhỏ được chuyển hệ lên dạy tiểu học nhưng chất lượng không như mong muốn. Tình trạng này dẫn đến sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc của giáo viên. Như vậy chứng tỏ việc đào tạo trên chưa đúng hướng, mang tính chất chắp vá. - Công tác đào tạo giáo viên của trường CĐSP Sơn La và Đại học Tây Bắc chưa đạt chất lượng mong muốn. Giáo viên mới ra trường dù nắm vững kiến thức chuyên môn nhưng thiếu năng lực hoạt động thực tiễn, chưa được trang bị tốt về các phương pháp dạy học phù hợp với học sinh tiểu học trong giai đoạn mới. - Việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên Tiểu học chưa có hiệu quả cao. Nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, mang nặng tính lý thuyết chung chung. Người học bồi dưỡng có tâm trạng học để có đầy đủ những chứng chỉ bồi dưỡng chứ không phải học để bổ sung kiến thức mới cho chuyên môn của họ. - Chưa có chính sách tạo động lực cũng như quy định bắt buộc để vừa khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cùa giáo viên vừa yêu cầu họ phải đạt đến một trình độ bắt buộc. Giáo viên sau giờ lên lớp ở trường thường ít chú trọng đến việc học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học mà đa số phải làm các công việc nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình như sản xuất kinh doanh, dịch vụ... - Giáo viên vùng sâu, vùng xa điều kiện thiếu thốn nên không thể trao đổi, cọ sát về chuyên môn nên không có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn. - Quy chế luân chuyển giáo viên tăng cường cho các trường vùng khó khăn vẫn còn những điểm bất cập như : thời gian tăng cường ngắn ( thường là 2 năm ). Do vậy chưa tạo cho giáo viên tăng cường an tâm công tác, cống hiến. - Một số giáo viên tiểu học ngại sử dụng đồng dùng dạy học vì chưa có đủ kỹ năng hướng dẫn học sinh thực hành. - Một nguyên nhân nữa là hiện nay giáo viên tiểu học hiện nay có cường độ lao động quá lớn. Phần vì phải dạy tất cả các môn, phần vì yêu cầu của chương trình mới rất cao cho nên họ có quá ít thời gian dành cho việc học tập, nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, phần lớn thời gian tập trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31615.doc