Luận văn Một số giải pháp về tổ chức và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vật liệu nổ công nghiệp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 8

I. Khái niệm, bản chất, vai trò của hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8

1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 8

2. Phân biệt các loại hiệu quả 9

3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 13

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.13

1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 13

1.1. Môi trường vĩ mô 13

1.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) 15

2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 17

2.1. Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp 17

2.2. Chiến lược của doanh nghiệp và công tác lập kế hoạch 18

2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 19

2.4. Văn hoá doanh nghiệp 19

2.5. Nguồn lực và công tác quản lý nguồn lực 20

2.5.1. Nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực 20

2.5.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp và công tác quản lý tài chính 21

2.5.3. Công nghệ - kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp 21

2.5.4. Nguyên vật liệu và công tác quản lý nguyên vật liệu 21

III. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 22

1. Mục đích và quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 22

1.1. Mục đích 22

1.2. Quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 22

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 23

2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 23

2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 24

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CŨNG NHƯ MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHỦ YẾU VỀ MẶT TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 26

I. Giới thiệu về công ty TNHH Vật Liệu Nổ Nghiệp (VLNCN) 26

1. Qúa trình hình thành và phát triển 26

2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của công ty 27

2.1. Chức năng của công ty (ngành nghề kinh doanh của công ty) 27

2.2. Nhiệm vụ của công ty 28

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần 29

3.1. Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty 29

3.2. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty 29

3.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 30

II. Xem xét và đánh giá một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 31

1. Sản phẩm và dịch vụ của công ty 31

2. Chiến lược của công ty 31

3. Môi trường bên ngoài công ty 32

3.1. Môi trường vi mô (môi trường ngành) 32

3.2. Môi trường vĩ mô 32

4. Cơ cấu tổ chức của công ty 34

4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 34

4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong công ty 35

4.3. Đánh giá về cơ cấu tổ chức của công ty 37

5. Văn hoá công ty 38

6. Nguồn lực của công ty 39

6.1. Nguồn nhân lực 39

6.2. Tình hình tài chính của công ty 41

6.3. Máy móc, thiết bị, công nghệ của công ty 42

III. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VLNCN trong những năm gần đây theo các chỉ tiêu 43

1. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty theo các chỉ tiêu 43

1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 43

1.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí 43

1.1.2. Các chỉ tiêu doanh lợi 43

1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 45

1.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 45

2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả lao động 47

2. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 48

IV. Đánh giá khái quát một số khía cạnh chủ yếu về mặt tổ chức và quản lý của công ty 49

1. Những mặt tích cực 49

2. Những hạn chế chủ yếu còn tồn tại về mặt tổ chức và quản lý mà công ty cần chú trọng cải thiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 50

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 53

I. Phương hướng phát triển của công ty 53

II. Một số giải pháp về tổ chức và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 54

1. Giới thiệu về mô hình quản lý có nhiều điểm tiến bộ 54

2. Một số giải pháp về tổ chức và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 54

2.1. Chú trọng xây dựng và tuyên truyền, phổ biến triết lý kinh doanh trong công ty 54

2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty 55

2.2.1. Cần thiết điều chỉnh một chút về tuyến quyền hạn; nhân sự và công việc ở một số phòng ban 55

2.2.2. Xác định rõ ràng hơn về trách nhiệm cá nhân trong công ty 57

2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban 57

2.3. Thiết lập môi trường lập kế hoạch có hiệu quả 58

2.4. Tăng cường phổ biến các kế hoạch, mục tiêu, chính sách. và mở rộng quy chế dân chủ một cách sâu rộng đến toàn bộ cán bộ công nhân viên 60

2.5. Tăng quyền chủ động hơn nữa cho các đơn vị trực thuộc kết hợp với kiểm tra và kiểm soát hợp lý (mở rộng phân cấp kết hợp với kiểm tra và kiểm soát hợp lý). 61

2.6. Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực 61

2.6.1. Khẩn trương triển khai những chương trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực (đặc biệt là cho cán bộ quản lý). 61

2.6.2. Nâng cao chất lượng tuyển dụng 63

2.6.3. Đề bạt nhân lực phải căn cứ vào những tiêu chuẩn xác đáng và yêu cầu của công việc mới 64

2.7. Tăng cường tổ chức huy động vốn từ cán bộ công nhân viên 66

3. Một số kiến nghị khác 67

LỜI KẾT 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp về tổ chức và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vật liệu nổ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hì công ty lại chiếm ưu thế (công ty chiếm tới 75% trong khi đó công ty kia chỉ chiếm 25% thị phần VLNCN). Đây là một thuận lợi lớn đối với công ty. c. Nhà cung ứng: Nhà cung ứng chính về nguyên vật liệu để sản xuất và thuốc nổ thành phẩm cho công ty Trung Quốc; ngoài ra công ty còn nhập từ úc và ấn độ. Vì công ty chưa tìm được nhiều nhà cung ứng nên trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2004 công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu, nguồn nhập khẩu không ổn định, thất thường, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh. Do đó, về lâu dài công ty nên tìm thêm nhiều nhà cung ứng khác và có chiến lược nghiên cứu để có thể sản xuất nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu là tốt nhất. 3.2. Môi trường vĩ mô a. Môi trường chính trị, pháp luật: Có lẽ hơn bất kỳ doanh nghiệp nào thì môi trường chính trị ổn định trong những năm vừa qua là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty (vì do đặc thù sản phẩm mà công ty kinh doanh nó đòi hỏi phải có một môi trường chính trị ổn định thì mới phát triển được). Hiện nay, công ty hoạt động và sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Công ty là một trong số những đơn vị được chọn thí điểm chuyển từ doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chụi sự chi phối của luật doanh nghiệp từ tháng 4/2003. Việc chuyển đổi sang mô hình mới này tuy công ty có nhiều bỡ ngỡ song nó cũng đã giúp công ty có được một mô hình cơ cấu linh hoạt hơn cũng như chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, trong những năm gần đây nhà nước ta đã có một loạt những cải cách hành chính đặc biệt là năm 2004 như chính sách một cửa, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, không đánh thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu. Đây thực sự là một thuận lợi lớn giúp công ty giảm được chi phí kinh doanh. b. Môi trường kinh tế: Công ty có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và thuốc nổ khá lớn để sản xuất và kinh doanh vậy mà tỷ giá hối đoái năm 2004 biến động mạnh (giá đô la mĩ so với đồng nội địa tăng mạnh) đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá nhập khẩu nguyên liệu và thuốc nổ để sản xuất và kinh doanh của công ty do đó ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. c. Môi trường tự nhiên: Do đặc thù của các loại VLNCN là mặt hàng dễ cháy nổ, mặt khác lại dễ bị hỏng khi ngấm nước do vậy diễn biến thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo quản cũng như vận chuyển VLNCN. Trong những năm gần đây do diễn biến thời tiết phức tạp đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty. d. Môi trường quốc tế: Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2004 giá dầu trên thế giới tăng mạnh, đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá nhập khẩu nguyên vật liệu và thuốc nổ nhập khẩu (vì công ty có nhu cầu nhập khẩu rất lớn). Do đó ảnh hưởng trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. 4. Cơ cấu tổ chức của công ty 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Pgđ dvnm Pgđ Hc - atbv Pgđ Kh - chsx Pgđ Kt - kt Khách sạn hạ long CHI NHáNH VLNCN ĐồNG NAI VP ĐạI DIệN VLNCN KIÊN GIANG XN VLNCN Bà RịA VũNG TàU XN VLNCN GIA LAI CHI NHáNH VLNCN PHú YÊN CHI NHáNH VLNCN QUảNG NGãI XN VLNCN KHáNH HOà XN VLNCN Đà NẵNG CHI NHáNH VLNCN NGHệ AN CHI NHáNH VLNCN Hà NAM XN VLNCN NINH BìNH Chi nhánh vlncn điện biên Xn vlncn sơn la VP ĐạI DIệN VLNCN LAI CHÂU Chi nhánh vlncn lào cai Chi NHáNH CẩM PHả Xn vlncn bắc kạn Xn vlncn Thái nguyên Xn vlncn Thái nguyên Xn vlncn Thái nguyên Xn vật tư thiết bị vlncn bắc ninh Xnsx và cung ứng vlncn hà nội Xn vlncn qUảNG NINH Xn vận tải sông biển hải phòng Trung tâm vlncn Xn vlncn và cảng bạch thái bưởi XN VLNCN CảNG BạCH THáI BƯởI XN VậT TƯ THIÊT Bị VLNCN BắC NINH XN VậN TảI SÔNG BIểN HảI PHòNG TRUNG TÂM VLNCN Xn vlncn qUảNG NINH XN VLNCN CảNG BạCH THáI BƯởI Bảo vệ tccb An toàn vp Lđ tl tm KH CHSX KTNBTTR TKKTTC TKĐT KT - CN Kế toán Trưởng Giám Đốc công ty Hội đồng quản trị 4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong công ty 4.2.1. Hội đồng quản trị (HĐQT): Thay mặt chủ sở hữu công ty (Tổng công ty Than Việt Nam) quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quản lý mọi vấn đề liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những trường hợp vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty; chụi trách nhiệm trước Chủ tịch công ty và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu, nhiệm vụ mà chủ sở hữu giao. 4.2.2. Giám đốc công ty (GĐ): Là người đại diện trước pháp luật của công ty, chụi trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty - là người có quyền hạn cao nhất trong công ty và có trách nhiệm tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, của công ty; trình HĐQT phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể, biên chế bộ máy quản lý, kinh doanh; đề nghị HĐQT về quyết định các vấn đề liên quan tới các chức danh PGĐ và kế toán trưởng và có quyền quyết định các chức danh trong phạm vi thẩm quyền của mình. 4.2.3. Các Phó giám đốc và Kế Toán trưởng Hiện nay, công ty có 4 PGĐ và một kế toán trưởng phụ trách các mảng sau: - Phó giám đốc phụ trách kinh tế - kỹ thuật (PGĐ KT - KT). - Phó giám đốc phụ trách kế hoạch và chỉ huy sản xuất (PGĐ KH - CHSX). - Phó giám đốc phụ trách hành chính - an toàn bảo vệ (PGĐ HC - ATBV). - Phó giám đốc phụ trách dịch vụ nổ mìn (PGĐ DVNM). - Kế toán trưởng phụ trách các công tác về thông kê kế toán tài chính. * Chức năng, nhiệm vụ: Các phó giám đốc và kế toán trưởng giúp việc cho Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty mà mình đảm trách và chụi trách nhiệm trước Giám đốc, và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, hoặc uỷ quyền thực hiện. 4.2.4. Các phòng ban chức năng a. Phòng kế hoạch - chỉ huy sản xuất (KH - CHSX): tham mưu cho HĐQT và GĐ về các mặt công tác sau: Quản lý và tổ chức công tác kế hoạch toàn công ty và xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc; công tác thị trường và công tác hợp đồng trong nước; công tác điều hành, chỉ huy sản xuất và kinh doanh cung ứng; đảm bảo cân đối về dự trữ và cung ứng VLNCN. b. Phòng thống kê - tài chính - kế toán (TKTCTK): tham mưu, giúp việc cho HĐQT và giám đốc về các mặt công tác kế toán - thống kê; công tác quản lý tài chính toàn công ty; công tác quản lý hệ thống giá trong công ty. c. Phòng lao động tiền lương (LĐTL): tham mưu cho HĐQT và Giám đốc công ty về xây dựng kế hoạch về lao động, tiền lương và các chế độ khác đối với người lao động; xây dựng và trình duyệt các quy chế về tiền lương, nội quy lao động; đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện. d. Phòng tổ chức cán bộ (TCCB): tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty về các mặt tổ chức bộ máy quản lý; công tác cán bộ; công tác kỷ luật. e. Phòng thương mại (TM): tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty về các mặt nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các quy định về hoạt động (xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu để sản xuất kinh doanh VLNCN); công tác Marketing ngoài nước; kinh doanh đa ngành (xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm về kinh doanh đa ngành của công ty; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đề ra; thực hiện các hợp đồng kinh tế về kinh doanh đa ngành). f. Văn phòng (VP): tham mưu và giúp việc cho HĐQT và Giám đốc về công tác tổng hợp; công tác quản trị - đời sống; công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền giáo dục. g. Phòng kỹ thuật - công nghệ (KT - CN): tham mưu, giúp đỡ HĐQT và Giám đốc về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất về vật liệu nổ công nghiệp; công tác kỹ thuật khoan, nổ mìn; công tác nghiên cứu khoa học; công tác bảo vệ môi trường và các công tác kỹ thuật khác. h. Phòng thiết kế đầu tư: tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty về các mặt quản lý và tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng, thiết kế công trình xây dựng và khai thác mỏ. i. Phòng kiểm toán nội bộ - thanh tra (KTNB -TT): tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc về các mặt công tác kiểm toán nội bộ; công tác thanh tra (kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc trong việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước, các chỉ thị , nghị quyết của HĐQT, các quy chế hoạt động của công ty; xem xét giải quyết các đơn thư khiếu tố, giám sát việc thực hiện tính dân chủ trong phạm vi trách nhiệm giám đốc giao). j. Phòng an toàn (AT): tham mưu, giúp đỡ HĐQT và Giám đốc các mặt công tác kế hoạch an toàn - bảo hộ lao động; công tác huấn luyện an toàn - bảo hộ lao động; công tác phòng chống mưa bão, phòng chống cháy nổ. k. Phòng bảo vệ: tham mưu, giúp đỡ HĐQT và Giám đốc mặt công tác bảo vệ an ninh, chính trị nội; công tác quân sự, giáo dục quốc phòng. 4.2.5. Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay, công ty có tất cả 26 đơn vị trực thuộc như đã được trình bày trên sơ đồ cơ cấu tổ chức, các đơn vị trực thuộc này được đóng trên cả 3 miền của đất nước. Các đơn vị này là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo sự phân cấp, uỷ quyền của công ty; có con dấu riêng theo quy định của pháp luật, được ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty. Các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của đơn vị mình phù hợp với kế hoạch kinh doanh của toàn công ty. 4.3. Đánh giá về cơ cấu tổ chức của công ty Nhìn vào sơ đồ và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng mô hình cơ cấu tổ chức của công ty là mô hình hỗn hợp: trực tuyến - chức năng và địa dư. Với mô hình trực tuyến - chức năng, thì giám đốc công ty đã được sự giúp đỡ, tham mưu của các phòng ban chức năng - những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất nhưng quyền quyết định những vấn đề đó thuộc về giám đốc. Vì vậy, cơ cấu này đã giúp công ty phát huy năng lực chuyên môn của các phòng chức năng đồng thời vẫn đảm bảo được quyền hạn trực tuyến tuy nhiên với mô hình đã làm cho số lượng phòng ban chức năng trong công ty tăng (ở trung tâm điều hành của công ty có đến 11 phòng ban chức năng) do chuyên môn hoá cao nên dẫn đến khả năng phối hợp giữa các phòng ban gặp nhiều khó khăn (có quá nhiều đầu mối thông tin). Kết hợp với mô hình trực tuyến - chức năng, công ty còn được tổ chức theo mô hình địa dư, với các đơn vị trực thuộc (là các vệ tinh) đóng ở cả 3 miền của đất nước, điều này đã giúp công ty tận dụng được những nguồn lực ở từng địa bàn, bám sát thị trường, phục vụ khách hàng kịp thời, giảm rủi ro và chi phí trong quá trình vận chuyển VLNCN, tuy nhiên dù không muốn thì công ty vẫn gặp nhiều gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc. Có thể thấy rằng mô hình cơ cấu mà công ty lựa chọn là phù hợp với mặt hàng, chiến lược và phù hợp với quy mô đang mở rộng của công ty song công ty đã phải mất chi phí quản lý rất lớn để nuôi bộ máy quản lý của mình và khả năng phối hợp và kiểm soát của công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn. 5. Văn hoá công ty Chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, văn hoá doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá gắn kết thành viên trong doanh nghiệp với nhau, nó là hệ giá trị mà các thành viên trong doanh nghiệp thừa nhận và theo đuổi. Do đó, văn hoá là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nói về văn hoá của một doanh nghiệp thì không thể vài lời mà nói hết được. ở đây em chỉ xin nêu một số nét văn hoá nổi bật tại công ty VLNCN mà có ảnh hưởng sâu sắc tới các thành viên trong công ty từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Theo em, văn hoá của công ty VLNCN thể hiện trước hết ở phương châm hoạt động của mình là: "An toàn - ổn định - phát triển - hiệu quả". Trong 40 năm hoạt động của mình công ty luôn coi nhiệm vụ hàng đầu của mình là an toàn (có lẽ đây cũng xuất phát từ ngành nghề hoạt động của công ty là một ngành nghề đòi hỏi sự thận trọng, trách nhiệm cao độ và luôn tiềm ẩn những nguy hiểm). An toàn trước hết và quan trọng nhất là an toàn cho cán bộ công nhân viên trong công ty + an toàn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm + an toàn về tài sản của công ty. Do đó, cán bộ công nhân viên của công ty luôn có trách nhiệm trong công việc của mình và công ty cũng luôn có sự đầu tư thích đáng tạo một môi trường làm việc an toàn để cán bộ công nhân viên trong công ty an tâm công tác. Đồng thời, công ty cũng có những truyền thống tốt đẹp mà đã được duy trì từ lâu như gặp mặt "dâu, rể" hàng năm, tổ chức đại hội cán bộ công nhân viên chức toàn công ty vào những dịp đầu năm, giao lưu văn nghệ toàn công ty, tổ chức tham quan; tổ chức thi thợ giỏi toàn công ty... Chính điều này đã tạo ra sự đoàn kết, thân thiện, hiểu biết lẫn nhau trong công ty làm cho mọi người có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên công ty vẫn chưa tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục văn hoá toàn diện trong công ty mà nó chỉ mới được nhận thức ở cấp lãnh đạo, cấp quản lý công ty còn hầu hết các công nhân viên vẫn chưa hiểu về triết lý kinh doanh của công ty - họ mới chỉ coi đó là khẩu hiệu để chấp hành chứ chưa thực sự coi đó là động lực để phấn đấu; công ty vẫn còn có những nếp nghĩ cũ chưa chụi đổi mới như là đề bạt thăng tiến ở công ty vẫn chủ yếu dựa vào thâm niên công tác chưa thực sự là dựa vào kết quả lao động; trong việc giải quyết công việc còn bị ảnh hưởng lớn bởi quan hệ cá nhân chứ chưa hẳn đứng trên lợi ích công việc để giải quyết do đó ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 6. Nguồn lực của công ty 6.1. Nguồn nhân lực a. Nguồn nhân lực nói chung Công ty có đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên nhiệt tình với công việc, đoàn kết, nhất chí và có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao. Cùng với sự lớn mạnh của công ty, trong những năm gần đây số cán bộ công nhân viên đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Bảng 2: Số lượng và trình độ lao động chung của công ty năm 2002, 2003, 2004 Trình độ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Đại học, cao đẳng 345 người 17,73% 368 người 18,1% 462 người 18,7% Trung cấp 147 người 7,56% 156 người 7,7% 276 người 11,18% Trung học, cơ sở 1.453 người 74,71% 1.515 người 74,2% 1.732 người 70,12% Tổng 1.945 người 100% 2.039 người 100% 2.470 người 100% (Số liệu thống kê tới hết tháng 12 hàng năm) * Về số lượng Năm 2002: Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 1.945 người. Năm 2003: Tổng số cán bộ công nhân viên chức là 2.093 người (tăng 94 người so với năm 2002). Năm 2004: Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 2.470 người (tăng 431 so với năm 2003 và tăng 525 người so với năm 2002). * Về trình độ: Số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp không ngừng tăng lên. Mặt khác trong cơ cấu lao động hàng năm của công ty đã có nhiều biến chuyển tích cực, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm 2002 là 17,73% tổng số lao động thì năm 2004 đã là 18,7%; tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp cũng được cải thiện (năm 2002 là 7,56% thì năm 2004 là 11,18%) và tỷ lệ lao động trung học và cơ sở tuy có tăng lên về số lượng nhưng trong cơ cấu lao động hàng năm đã có xu hướng giảm dần (năm 74,8% tổng số lao động thì năm 2004 chiếm 72,8%). Đây là một kết quả đáng mừng đối với công ty, tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ trung học và cơ sở còn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động. b. Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty Bảng 3: Trình độ học vấn của cán bộ quản lý Trình độ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Đại học, cao đẳng 336 người 75,5% 356 người 76,7% 445 người 80,47% Trung cấp 109 người 24,5% 108 người 23,3% 108 người 19,53% Tổng 445 người 100% 464 người 100% 553 người 100% Ta thấy rằng số lượng cán bộ quản lý của công ty không ngừng tăng lên qua các năm về cả số lượng và trình độ. Năm 2002 là 445 người thì năm 2004 là 553 người (tăng 19,52%). Trong cơ cấu lao động hàng năm thì số cán bộ quản lý có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ ngày càng cao (năm 2002 chiếm 75,5% tổng số cán bộ quản lý thì năm 2004 đã tăng lên 80,47%) còn số cán bộ quản lý có trình độ trung cấp trong cơ cấu hàng năm có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ trình độ của cán bộ quản lý ngày càng được cải thiện nhằm đáp ứng quy mô ngày càng mở rộng của công ty. Tuy nhiên thì tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ trung cấp của công ty còn cao (hiện tại là 19,53%) tổng số cán bộ quản lý. Điều này thấy được rằng trình độ của cán bộ quản còn chưa đồng đều. " Công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng lao động. 6.2. Tình hình tài chính của công ty Bảng 4: Khái quát tình hình tài chính của công ty qua năm gần đây Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I. Tổng vốn kinh doanh trđ 177.476 241.743 241.443 298.262 1. Vốn lưu động - 137.784 195.407 189.242 230.862 2. Vốn cố định - 39.692 46.336 52.201 67.400 II. Bố trí vốn 1. Vốn lưu động/Tổng vốn kinh doanh % 77,63 80,83 78,38 77,40 2. Vốn cố định/Tổng vốn kinh doanh % 22,37 19,17 21,62 22,60 III. Tổng nguồn vốn trđ 177.476 241.743 241.443 298.262 1. Nợ phải trả - 130.230 177.339 167.299 202.659 2. Nguồn vốn chủ sở hữu - 47.246 64.404 74.144 95.603 IV. Bố trí nguồn vốn % 1. Nợ phải trả/Tổng NV - 73,38 73,35 69,29 67,95 2. Nguồn vốn CSH/Tổng NV - 26,62 26,64 30,71 32,05 (Báo cáo tài chính tại thời điểm hết ngày 31/12 hàng năm của công ty) * Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác thì để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình thì công ty VLNCN cũng tiến hành huy động vốn từ các nguồn khác nhau đó là từ ngân sách nhà nước, từ các khoản vay tín dụng và vốn do công ty tự bổ sung: - Tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2004 tăng đáng kể so với năm 2002 và 2003: Tổng số vốn năm 2004 là 298.262 triệu (tăng 23,53% so với năm 2003 và 23,38% so với năm 2002). - Vốn chủ sở hữu năm 2004 cũng tăng đáng kể so với hai năm trước: năm 2004 95.643 triệu (tăng 28,94% so với năm 2003 và 48,44% so với năm 2002). Đây là một điều đáng mừng vì vốn chủ sở hữu tăng lên chứng tỏ công ty ngày càng chủ động hơn trong lĩnh vực tài chính. - Về cơ cấu nguồn vốn thì thấy rằng tỷ lệ nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của công ty chiếm khá cao (trung bình là 70,19%) nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm đồng thời thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm. Nhìn chung trong những năm gần đây công ty đã có nhiều có gắng để cải thiện tình hình tài chính của mình nhưng công ty cũng cần phải có những biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vốn của mình. 6.3. Máy móc, thiết bị, công nghệ của công ty Trong những năm qua công ty luôn cố gắng ứng dụng những khoa học công nghệ tiên tiến và phù hợp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đồng thời để bảo vệ môi trường. Cụ thể: - Dây chuyền sản xuất thuốc nổ: Hiện nay, công ty có 3 dây chuyền sản xuất thuốc nổ: thuốc nổ Zécnô, thuốc nổ an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò, dây chuyền sản xuất thuốc nổ Anfo và Anfo chịu nước với tổng công suất trên 35000 tấn/năm. - Công ty có hệ thống kho chứa VLNCN đạt tiêu chuẩn TCVN 4586 -1997 trên toàn quốc với sức chứa trên 6000 tấn thuốc nổ. - Công ty có 3 cảng chuyên dùng để bốc xếp VLNCN. - Ngoài 3 dây chuyền sản xuất thuốc nổ đã kể ở trên, để sản xuất và cung ứng VLNCN an toàn, kịp thời thì hiện nay công ty còn huy động một hệ thống thiết bị như sau: Về vận tải bộ có: 102 xe ôtô tải, 23 xe ôtô bán tải, 16 xe chở công nhân, 4 xe ôtô phục vụ, 41 xe ôtô chỉ huy sản xuất. Về vận tải thuỷ có: 3 tàu biển, 2 tàu sông, 6 xà lan, 2 đầu kéo. Về thiết bị chuyên dụng: ngoài 3 dây chuyền sản xuất thuốc nổ đã được kể ở trên còn có 2 xe sản xuất thuốc nổ, 23 thiết bị chuyên dụng khác. Về thiết bị xếp dỡ có: 4 cần cẩu tự hành, 5 xe nâng. Đồng thời thì hệ thống máy móc thiết bị để phục vụ hoạt động kinh doanh đa ngành của công ty cũng được trang bị đầy đủ. - Để đảm bảo thông tin trong quá trình hoạt động công ty đã tiến hành nối mạng nội bộ giữa trung tâm điều hành với một số đơn vị trực thuộc của mình và ở các phòng ban chức năng đều trang bị hệ thống máy tính và điện thoại đầy đủ để đảm bảo thông tin nhanh chóng và kịp thời. III. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VLNCN trong những năm gần đây theo các chỉ tiêu 1. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty theo các chỉ tiêu 1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 1.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí Bảng 5: Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu bán hàng thuần TR 605.238 769.678 967.674 Chi phí kinh doanh TC 591.465 743.637 937.797 Hiệu quả theo chi phí H= TR/TC 1,0233 1,0350 1,0319 - Năm 2002: Hiệu quả theo chi phí đạt 1,0233 (tức là cứ bỏ ra 1 đồng chi phí công ty có thể thu về 1,0233 đồng doanh thu). - Năm 2003: Hiệu quả theo chi phí tăng 0,0117 về số tuyệt đối so với năm 2002. - Năm 2004: tăng 0,0086 so với năm 2002 nhưng lại giảm 0,0031 về số tuyệt đối so với năm 2003. Sở dĩ năm 2004 hiệu quả theo chi phí thấp hơn năm 2003 vì năm 2004/ 2003 doanh thu tăng 25,72% nhưng chi phí lại tăng 26,11% (tức là tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu). Nhưng nhìn chung thì hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí của công ty đều lớn hơn 1 (khi công ty bỏ ra 1 đồng chi phí kinh doanh thì công ty có thể thu về hơn 1 đồng doanh thu nên các năm công ty đều có lợi nhuận dương). Song trong năm tới công ty cần kiểm soát chi phí của mình tốt hơn đảm bảo tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. 1.1.2. Các chỉ tiêu doanh lợi a. Doanh lợi của vốn kinh doanh Bảng 6: Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo doanh lợi vốn kinh doanh Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận sau thuế (trđ)  3.318 12.843 15.249 Vốn kinh doanh bình quân (trđ) VKD 209.610 241.593 269.853 Doanh lợi của VKD DKD= ( / VKD) 0,0158 0,0532 0,0565 Ghi chú: VKD bình quân = (VKD thời điểm đầu năm + VKD thời điểm cuối năm)/2 Năm 2002: Doanh lợi của vốn kinh doanh là 0,0158 (tức là cứ bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì công ty có thể thu về 0,0137 đồng lợi nhuận). Năm 2003: Doanh lợi của vốn kinh doanh tăng 2,358 lần so với năm 2002. Năm 2004: Doanh lợi của vốn kinh doanh tăng 2,57 lần so với năm 2002 và tăng 0,063 lần so với năm 2003. Doanh lợi của vốn kinh doanh liên tục tăng trong 3 năm gần đây, đặc biệt là năm 2003, 2004 thì tăng đáng kể so với năm 2002. Sở dĩ doanh lợi vốn kinh doanh liên tục tăng do tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh (năm 2004/2003 lợi nhuận tăng 18,73% trong khi vốn kinh doanh 11,7%). Đây là điều đáng mừng cho công ty, nó chứng tỏ rằng công ty đã sử dụng đồng vốn kinh doanh ngày càng có hiệu quả. b. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu Bảng 7: Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo doanh lợi của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận sau thuế (trđ)  3.318 12.843 15.249 Vốn chủ sở hữu bình quân (trđ) VCSH 55.825 69.274 84.874 Doanh lợi của VCSH (lần) DCSH= (/VCSH) 0,0594 0,1854 0,1797 Ghi chú: VCSH bình quân = (VCSH thời điểm đầu năm + VCSH thời điểm cuối năm)/2 Năm 2002: Công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 0,0594 đồng lợi nhuận. Năm 2003: Doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 2,119 lần so với năm 2002. Năm 2004: Doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 2,023 lần so với năm 2002 nhưng lại giảm 0,031 lần so với năm 2003. Sở dĩ, doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2004 giảm so với năm 2003 đó là do mặc dù năm 2004 cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (22,52%) nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận là (18,73%). Xét ở khía cạnh tài chính thì vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ công ty đã ngày càng chủ động hơn về tài chính song trong những năm tới công ty cần có gắng để sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu để nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu hơn. Vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty năm 2003 là cao nhất, năm 2004 có giảm đi một chút nhưng không đáng kể. Và nhìn chung thì năm 2003, 2004 doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh so với năm 2002. c. Doanh lợi của doanh thu bán hàng Bảng 8: Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo doanh lợi của doanh thu bán hàng Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận sau thuế (trđ)  3.318 12.843 15.249 Doanh thu bán hàng (trđ) TR 605.238 769.678 967.674 Doanh lợi của doanh thu bán hàng DTR= (/TR) 0,0055 0,0167 0,0158 Năm 2002: Doanh lợi của doanh thu là 0,0055 (tức là trong 1 đồng doanh thu bán hàng thì có 0,0055 đồng lợi nhuận). Năm 2003: Doanh lợi của doanh thu bán hàng tăng 2,044 lần so với năm 2002. Năm 2004: Doanh lợi của doanh thu bán hàng tăng 1,875 lần so với năm 2002 nhưng lại giảm 0,054 lần so với năm 2003. Sở dĩ năm 2004, doanh lợi của doanh thu bán hàng giảm so với năm 2003 đó là do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng ( 25,72%) cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận (18,73%). Tuy nhiên nếu năm 2002 làm gốc so sánh thì doanh lợi của doanh thu bán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24566.DOC
Tài liệu liên quan