Luận văn Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty bánh kẹo Hải Châu

Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty BKHC cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giới hạn ở hạch toán ban đầu. Định kỳ các nhân viên kế toán này gửi các chứng từ nghiệp vụ đã phát sinh về phòng tài vụ. *Tổ chức bộ máy kế toán - Phòng tài vụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu gồm 12 người. Trong đó có 1 kế toán trưởng, 3 phó phòng, 2 thủ quỹ và 6 nhân viên phụ trách các phần hành kế toán khác. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của cán bộ phòng tài vụ như sau: + Kế toán trưởng: Kiểm tra giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành đúng quy chế, chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người cung cấp các thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và các bên hữu quan. + Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng và thực hiện một số phần hành kế toán. + Thủ quỹ:Thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất tiền mặt tại quỹ của Công ty theo các chứng từ hợp lệ do kế toán lập. + Kế toán tài sản cố định và thành phẩm: Theo dõi sự tăng, giảm TSCĐ, tính toán khấu hao TSCĐ trong Công ty và tình hình nhập xuất thành phẩm. + Kế toán về nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư nguyên vật liệu. + Kế toán tiền gửu ngân hàng: Theo dõi sự biến động của tài khoản Công ty tại ngân hàng, thực hiện thanh toán và vay vốn ngân hàng. +Kế toán bảo hiểm xã hội và tiền lương: Theo dõi tính toán các khoản tiền lương, trích theo lương, tạm ứng với cán bộ công nhân viên. +Kế toán về doanh thu và công nợ: theo dõi tình hình doanh thu tiêu thụ và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Phó phòng phụ trách CPSX và tính giá thành Phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp và thuế Phó phòng phụ trách kế toán tiền mặt Thủ Quỹ Kế toán TSCĐ và thành phẩm Kế toán vật tư NVL Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán DT và công nợ Kế toán tiền lương và BHXH Các cán bộ làm công tác kế toán đều có trình độ đại học trở lên, trình độ chuyên môn đồng đều, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác. Mỗi người được chuyên môn hoá theo phần hành đồng thời cũng luôn có kế hoạch đối chiếu số liệu với nhau để phát hiện kịp thời những sai sót. * Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động Công ty. Xét về mặt quản lý nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Về mặt kế toán giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ. Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa, Công ty bánh kẹo Hải Châu sử dụng các loại chứng từ sau: Hệ thống chứng từ Nghiệp vụ Tên chứng từ Bộ phận lập Bộ phận kế toán liên quan Tiền mặt Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, biên lai thu tiền, giấy đề nghị trợ cấp Kế toán tiền mặt Kế toán tiền mặt, kế toán liên quan Tiền gửi và tiền vay ngân hàng Giấy báo nợ, có, sao kê ngân hàng, sổ hạch toán chi tiết Ngân hàng Kế toán TGNH, kế toán công nợ Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ Hoá đơn mua. hoá đơn GTGT, biên bản bàn giao thanh lý, nhượng bán, bảng tính khấu hao Bên bán, kế toán tài sản cố định, hội đồng thanh lý Kế toán công nợ, kế toán tài sản cố định Chi phí Chứng từ chi phí Nơi phát sinh chi phí Kế toán công nợ Mua hàng Hợp đồng ngoại, hoá đơn GTGT, thư tín dụng, biên bản kiểm nghiệm, các hoá đơn vận chuyển bốc xếp, phiếu nhập kho... Bên bán Kế toán công nợ Thanh toán công nợ Chứng từ thi chi, thanh toán nội bộ, giao vốn cho các đơn vị thành viên. Kế toán công nợ Kế toán công nợ Lao động tiền lương Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng ghi năng suất cá nhân, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng Kế toán tiền lương Kế toán tiền lương - Hệ thống tài khoản kế toán trong công ty: Kế toán công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định, tuy nhiên có một số tài khoản như TK112, 152, 621, 622, 154, 155…được chi tiết theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. *Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung (được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính) . Ngoài ra Công ty còn kết hợp phần mềm kế toán chuyên biệt (do kỹ sư tin học thiết kế riêng cho Công ty) để thực hiện Công tác kế toán chính xác và nhanh chóng. Với quy mô Công ty vừa, lao động kế toán kết hợp thủ công và máy Công sử dụng hình thức Nhật ký chung đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin. Hình thức Nhật ký chung khi áp dụng trong phần mềm kế toán của Công ty được thực hiện như sau: Căn cứ vào chứng từ gốc số liệu đã được nhập vào máy vi tính. Các số liệu từ phần nhập chứng từ này sẽ được máy chuyển vào Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái. Cuối kỳ, kế toán tổng hơp sẽ lập các bút toán kết chuyển để máy đưa ra các báo cáo quyết toán. Sơ đồ trình tự hạch toán của Công ty theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Máy vi tính Hạch toán chi tiết Tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu số liệu Sổ kế toán tổng hợp của công ty bao gồm: Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 152, 154, 155, 211, 214, 213,… Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ chi tiết nguyên vật liệu, thành phẩm, Sổ chi tiết tiền vay, tiền gửi, Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua , Sổ chi tiết tiêu thụ… *Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo hiện hành. Báo cáo bắt buộc của Công ty bao gồm - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh-Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài ra, Công ty còn lập các báo cáo chi tiết bổ sung, có tính chất hướng dẫn như báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh, báo cáo chi phí bán hàng, báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo chi tiết công nợ, báo cáo thanh toán với ngân sách, báo cáo nguồn lương… Công ty phải gửi 4 báo cáo này cho bộ tài chính, cơ quan thuế, cục thống kê chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Kết thúc niên độ Công ty cũng phải nộp báo các này cho Tổng công ty Mía Đường I. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm báo cáo. 2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính ở công ty BKHC Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty BKHC cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT Từ bảng cân đối kế toán của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, ta có thể lập bảng phân tích cân đối kế toán như sau: Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau: Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo cho bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. v Nhìn chung, so với đầu năm tổng tài sản của Công ty BKHC hiện đang quản lý và sử dụng tăng lên là 7.833.597.000đ tương đương với mức tăng là 5,77%. Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể. * Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm) Phần tài sản + TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng lên 1,7% tương đương với 450.429.000. Nguyên nhân chủ yếu là do: Hàng tồn kho tăng khá mạnh là +814.403.000đ tức là tăng 4,81%. Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên là do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Nhưng Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty. Tiếp đó là các khoản phải thu tăng lên +138.518.000đ tương đương với mức tăng 2,4% so với đầu năm. Điều này thể hiện là Công ty đã bị chiếm dụng vốn và chưa thu hồi lại được. Do vậy, Công ty cần có nhiều biện pháp để tăng cường khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Trong TSLĐ và ĐTNH, vốn bằng tiền giảm đi 239.296.000đ tức là giảm đi 10,93%. Công ty đã giảm lượng tiền tồn quỹ. Cụ thể, lượng tiền mặt tồn quỹ giảm đi 319.882.000đ là do công ty đã gửi tiền vào ngân hàng là 80.586.000đ và huy động tiền vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này thể hiện mặt tích cực của nó là tạo ra những khoản lãi trong các tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khi tiền chưa được sử dụng. Chi sự nghiệp giảm đi là 67.309.000đ tương ứng với 14,53%. TSLĐ khác giảm một khoản tiền là 195.887.000đ tương ứng với mức giảm 17,41%. Tuy nhiên, giảm tài sản lưu động khác là một điều đáng mừng vì đây là các khoản mục chờ quyết toán như tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp ký cược. + TSCĐ và ĐTDH tăng lên 6,75% tương ứng với 7.383.168.000đ chủ yếu là do sự biến động của việc tăng mạnh TSCĐ là +8.668.522.000 với mức tăng là 9,24%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào TSCĐHH biểu hiện là nguyên giá TSCĐHH cuối năm so với đầu năm tăng lên một khoản là +14.232.265.000đ. Tuy nhiên, TSCĐVH lại giảm đi 178.510.000đ tương ứng với giảm 15,23%. Chi phí XDCB dở dang có xu hướng giảm đi một khoản là 759.609.000đ tương ứng với mức giảm là 5,65%. Đó là do trong năm công ty đã hoàn thành một số nhà xưởng, sửa chữa máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Chi phí trả trước dài hạn giảm đi -525.745.000 tức là giảm 25,32% chứng tỏ số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí đã được tính một phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phần nguồn vốn + Nợ phải trả của Công ty giảm đi -3.867.357.000đ tương đương với mức giảm là 4,47%. Nguyên nhân là do trong kỳ,công ty đã tăng cường thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là 2.413.242.000đ tức là giảm 21,39%, trả bớt nợ dài hạn là -2.081.853.000đ tức là giảm đi 2,89%. Các khoản nợ khác của Công ty tăng lên là 627.738.000đ tức là tăng lên 24,19%. + Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty BKHC tăng lên 23,75% tức là tăng lên +11.700.954.000đ chứng tỏ Công ty tăng nguồn tài trợ thường xuyên để bù đắp nhu cầu tổng tài sản. Đây là một điều đáng mừng vì nguồn vốn của Công ty sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho nhu cầu tài sản và tăng khả năng tự chủ cho đơn vị. Đi vào chi tiết thấy nguồn vốn - quỹ tăng lên 23,08% tức là tăng lên +8.903.406.000. Nguồn kinh phí - quỹ tăng lên một khoản là +2.797.548.000đ tương ứng với mức tăng lên 26,14%. Nhìn vào bảng phân tích BCĐKT theo chiều ngang, ta chỉ có thể thấy tình hình biến động tăng lên hay giảm xuống giữa các khoản mục từ cuối năm so với đầu năm mà không nhận thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Do đó, ta tiến hành phân tích BCĐKT theo chiều dọc nghĩa là tất cả các khoản mục (chỉ tiêu) đều được đem so với tổng số tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng khoản mục trong tổng số. Qua đó ta có thể đánh giá biến động so với quy mô chung, giữa cuói năm so với đầu kỳ. * Phân tích theo chiều dọc (so sánh với quy mô chung) Cụ thể từ bảng phân tích BCĐKT trên ta thấy: + Về tài sản TSLĐ và ĐTNH từ 19,5% vào lúc đầu năm giảm xuống còn 18,75% vào lúc cuối năm tức là giảm 0,75%. Trong đó thì tiền giảm từ 8,27% xuống còn 7,25% (giảm 1,02%), tài sản lưu động khác giảm từ 4,25% xuống 3,45%. Khoản mục dành cho chi sự nghiệp giảm từ 1,75% xuống còn 1,47%. Ngược lại, khoản phải thu khách hàng tăng từ 21,77% vào cuối năm lên 21,92%. Hơn nữa, xét ở khía cạnh lập dự phòng của doanh nghiệp để đề phòng rủi ro thì thấy rằng doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi quá ít so với lượng nợ phải thu từ khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn nếu lượng tiền mất mát quá lớn vì không lập chính xác các khoản dự phòng. Hàng tồn kho tăng từ 63,96% lên 65,91%. TSCĐ và ĐTDH tăng từ 80,5% lên 81,25% vào cuối năm chứng tỏ quy mô TSCĐ của Công ty đã có sự tăng lên so với đầu năm. Trong đó bộ phận TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng từ 85,8% lên đến 87,8%. Còn khoản mục khác lại có xu hướng giảm như Chi phí XDCB dở dang giảm từ 12,3% xuống còn 10,87% và chi phí trả trước dài hạn giảm từ 1,9% xuống 1,33%. + Về nguồn vốn Nợ phải trả của công ty cuối năm so với đầu năm có xu hướng giảm đi từ 63,7% xuống còn 57,54%. Nhìn chung, điều này thể hiện Công ty đã nâng cao hơn khả năng thanh toán các khoản nợ vay. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào tìm hiểu khoản mục nợ của Công ty ta lại thấy khoản nợ dài hạn của Công ty lại tăng lên, tăng từ 83,32% lên 84,7% và các khoản nợ khác tăng từ 3% lên 3,9%. Riêng khoản nợ ngắn hạn giảm xuống từ 13,68% xuống còn 11,4% chứng tỏ Công ty đã nâng cao khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ như phải trả cho người bán, thanh toán khoản thuế, các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho công nhân viên, phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả khác, người mua ứng tiền trước… Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng lên từ 36,3% đến 42,45%. Như vậy, Công ty đã nâng cao được nguồn vốn kinh doanh tự có của mình so với năm trước. Tuy nhiên, nguồn vốn - quỹ của Công ty lại có xu hướng giảm từ 78,28% xuống còn 77,86% trong tổng nguồn vốn - quỹ. Còn nguồn kinh phí -quỹ khác lại tăng lên từ 21,72% đến 22,13%. Nhìn chung, việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm làm cho khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là tương đối độc lập với các chủ nợ. Qua phân tích sơ bộ ta thấy mặc dù Công ty có nhiều cố gắng như: . Đơn vị tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư tài sản cố định mới. . Các khoản nợ của công ty đã giảm đi chứng tỏ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty BKHC được tăng cường. . Mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty đã được nâng cao hơn. Công ty đã có thêm được nguồn vốn của riêng mình để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn chịu sự phụ thuộc vào các khoản nợ phải trả, còn bị chiếm dụng vốn nhiều từ các khoản phải thu gây ảnh hưởng đến vòng luân chuyển vốn lưu động. 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh Với tài liệu đã cho là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lập bảng phân tích sơ bộ thu nhập, chi phí và kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm và qua đó thấy được tỷ trọng của từng hoạt động chiếm trong tổng số các hoạt động tạo ra lợi nhuận cho công ty BKHC. Bảng phân tích đánh giá sơ bộ về kết cấu chi phí thu nhập và kết quả năm 2002 Đơn vị: 1000đ Loại hoạt động Thu nhập chi phí lợi nhuận số tiền % số tiền % số tiền % Hoạt động sản xuất kinh doanh 159.295.000 99,90 153.254.700 99,93 6.040.300 99,09 Hoạt động tài chính 72.150 0,05 51.160 0,03 20.990 0,34 Hoạt động khác 89.000 0,06 54.240 0,04 34.760 0,57 Tổng số 159.456.150 100 153.360.100 100 6.096.050 100 Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng, kết quả thu được của công ty BKHC chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang lại là 6.040.300.000đ chiếm tới 99,9% tương ứng với chi phí bỏ ra là 153.254.700.000đ chiếm 99,93% và doanh thu của hoạt động là 159.295.000.000đ chiếm 99,9% trong mối tương quan với các hoạt động khác. Thu nhập và chi phí hoạt động tài chính của công ty BKHC chiếm 0,05% và 0,03% trong tổng số thu nhập và chi phí của công ty và mang lại lợi nhuận chiếm 0,34% trong toàn bộ kết quả hoạt động của công ty. Hoạt động khác của công ty BKHC chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số các loại hoạt động. Thu nhập hoạt động khác chiếm 0,06% và chi phí hoạt động khác chiếm 0,04% và đem lại lợi nhuận chiếm 0,57% cho công ty. Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của năm 2002 với năm 2001 trên từng chỉ tiêu. Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần (lấy doanh thu thuần làm gốc). Ta có bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sau: Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2002 so với năm 2001 tăng lên là +375.450.000đ hay tăng lên 10,88% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty BKHC được nâng lên rõ rệt. Để đánh giá được chính xác tình hình kinh doanh của Công ty ta cần đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty BKHC. *Năm 2002 so với năm 2001 -Tổng doanh thu bán hàng tăng lên là +8.306.000.000đ hay tăng 5,19% thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bán hàng, mở rộng thị trường, thu hút được nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm ngoái. -Các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty giảm đi -992.000.000 hay giảm đi 9,9% chứng tỏ chất lượng sản phẩm bán hàng của công ty đã đạt được chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu đa dạng của thị trường. Khoản giảm trừ doanh thu của Công ty chủ yếu là do Công ty đã khuyến khích người mua hàng nhiều và thanh toán nhanh bằng cách giảm giá đối với một số mặt hàng. Chính vì vậy doanh thu thuần năm 2002 so với 2001 tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể, doanh thu thuần tăng lên 6,2% hay tăng +9.298.000.000đ. Điều này càng chứng tỏ sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đón nhận ngày càng nhiều. -Giá vốn hàng bán tăng lên +8.565.000.000đ hay đạt tỷ lệ tăng 6,12% thể hiện việc tăng lên về trị giá hàng mua vào của Công ty. Điều này là hợp lý vì tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Đây là biểu hiện tốt về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. -Lãi gộp tăng lên là 7,34% hay tăng +733.000.000đ. Trong khi chi phí bán hàng tăng lên +244.300.000đ hay tăng 8,22% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên giảm đi -86.300.000đ hay giảm 5,6% dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng lên +575.000.000đ hay tăng lên 10,52%. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty BKHC năm 2002 tốt hơn so với năm 2001. -Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính của công ty cũng tăng lên là 14,89% tương ứng với 2.720.000đ. Đó là do thu nhập hoạt động tài chính tăng lên lớn hơn so với chi phí hoạt động tài chính tăng lên cụ thể là: thu nhập hoạt động tài chính tăng lên +8.670.000đ hay tăng 13,66% và chi phí hoạt động tài chính tăng 13,16% hay tăng +5.950.000đ. -Lợi nhuận từ hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính tăng lên rất mạnh là 17.810.000đ hay tăng 105,07%. Điều này có thể là do trong năm công ty đã tiến hành nhượng bán thanh lý 1 số TSCĐ không cần dùng hay bỏ ra những khoản chi phí phạt hợp đồng, khoản chi phí liên quan đến khoản nợ khó đòi… Tổng lợi nhuận của 3 hoạt động là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác trước thuế đều tăng lên 10,83% hay tăng +595.530.000đ. Để biết được hiệu quả kinh doanh trong năm như thế nào chúng ta phải phân tích tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần ở cả năm 2002 và năm 2001. Doanh thu thuần được xác định là quy mô chung là 100%. Những khoản mục khác trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được xác định theo kết cấu chiếm trong quy mô đó. Việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như vậy là một công cụ phân tích rất hữu ích để cung cấp thông tin có giá trị cao. * So với doanh thu thuần Qua số liệu ở bảng Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta rút ra nhận xét sau: -Để có 100đ doanh thu thuần thì trong năm 2001, Công ty phải bỏ ra 93,35đ giá vốn hàng bán, 1,98đ chi phí bán hàng, 1,03đ chi phí quản lý doanh nghiệp mà đến năm 2002, công ty chỉ cần bỏ ra 93,27đ giá vốn hàng bán, 2,02đ chi phí bán hàng và 0,91đ chi phí quản lý doanh nghiệp. -Cứ 100đ doanh thu thuần trong năm 2001 thì chỉ đem lại 6,65đ lợi nhuận gộp mà đến năm 2002 đã đem lại 6,73đ lợi nhuận gộp chứng tỏ sức sinh lợi trên 1đ doanh thu thuần của năm 2002 cao hơn năm trước. Trong 100đ doanh thu thuần, chênh lệch về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2002 so với năm 2001 là 3,79 - 3,64 = 0,15đ. Nếu tỉ lệ này không thay đổi giữa hai năm thì cứ 100đ doanh thu thuần tăng lên của năm sau so với năm trước, công ty sẽ có thêm 0,15đ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. -Trong năm 2001, cứ 100đ doanh thu thuần thì chỉ đem lại 2,3đ lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2002 đã tạo ra 2,4đ. Nhìn chung, trong năm 2002, công ty BKHC đã đạt hiệu quả kinh doanh hơn năm 2001. Để hiểu chính xác hơn về từng hoạt động trong năm ta lập bảng phân tích cơ cấu lợi nhuận sau đây: Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty BKHC trong kỳ khá ổn định, Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đánh giá khái quát thông qua BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty BKHC năm 2002. Muốn tìm hiểu sâu hơn các mối quan hệ tài chính của Công ty cần phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty. 2.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty BKHC 2.3.1. Các hệ số về khả năng thanh toán Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính là tốt, thì Công ty sẽ ít bị công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, không đảm bao thanh toán các khoản nợ. Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu dược nhiều đối tượng quan tâm nhất là các nhà đầu tư và tổng cục thuế. Việc phân tích các hệ số về khả năng thanh toán sẽ là những thông tin rất hữu ích để đánh giá Công ty chuẩn bị nguồn vốn như thế nào để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta có thể lập bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Cách xác định Đầu năm Cuối năm 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 1,57 1,73 2. Hệ số thanh toán tạm thời TSLĐ và ĐTDH Tổng nợ ngắn hạn 2,24 2,86 3. Hệ số thanh toán nhanh Tài sản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 0,67 0,83 -Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đạt [1,57 ; 1,73] So với đầu năm, hệ số này tăng lên 0,16 lần. Như vậy, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty tương đối ổn định. Trong năm, Công ty BKHC tăng cường thanh toán các khoản nợ phải trả là (82.639.785.000 - 86.507.142.000) = - 3.867.357.000đ. Điều đó chứng tỏ công ty vẫn đủ tài sản đảm bảo thanh toán các khoản nợ. So với mức trung bình ngành là 3,2 thì hệ số khả năng thanh toán tổng quát thấp hơn 1,47 lần. Như vậy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty chưa thật tốt. Trong một thời kỳ dài thì năng lực thanh toán tổng quát của Công ty là giảm. Công ty cần có những biện pháp để điều chỉnh tăng hệ số này lên bằng với mức trung bình ngành. Việc tăng khả năng thanh toán tổng quát trước hết công ty cần phải tăng sản xuất tăng nguồn thu nhập để đầu tư thêm tài sản. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đọng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. -Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đạt [2,24 ; 2,86] Đầu năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,24đ giá trị TSLĐ thì đến cuối năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,86đ giá trị TSLĐ. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty BKHC là tốt, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm. So với mức trung bình ngành là 2 thì hệ số này cao hơn 0,86 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty là dư thừa so với các đơn vị cùng kinh doanh. Công ty vừa có khả năng kinh doanh, vừa có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần phải xem xét hệ số này vì hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn bị ứ đọng do có quá nhiều nợ phải thu của khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, công ty cần điều chỉnh nó cho phù hợp với mức qui định của ngành để tránh tình trạng ứ đọng TSLĐ. Trong một số trường hợp, hệ số này không phản ánh chính xác được khả năng thanh khoản bởi hàng tồn kho của công ty BKHC rất đa dạng, nhiều chủng loại vì vậy công ty rất khó chuyển đổi chúng thành tiền để trả nợ. Bởi vậy chúng ta cần quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty. Hệ số này sẽ cho ta biết khả năng thanh toán thực sự của công ty. -Hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt [0,67 ; 0,83] Đầu năm, cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,67đ tài sản tương đương tiền thì đến cuối năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,83đ tài sản tương đương tiền. So với đầu năm, hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng lên 0,16 lần. Như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản tương đương tiền của công ty tương đối ổn định. So với mức trung bình ngành là 1,3 thì hệ số này thấp hơn 0,47 lần. Nhìn chung, nếu hệ số này quá thấp sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tóm lại, khi phân tích nhóm các hệ số về khả năng thanh toán cho ta thấy rằng việc quản trị vốn lưu động của công ty năm 2002 chưa thật tốt so với mức trung bình của ngành đặt ra. Nhưng xét về tiềm lực tài chính thì công ty vẫn có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ vay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100808.doc
Tài liệu liên quan