Luận văn Một số nghiên cứu về tuần hoàn và chu chuyển tư bản và việc áp dụng lý thuyết này vào việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hội nhập

Ở các doanh nghiệp, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, thường chiếm từ 6-9% tổng số lao động của doanh nghiệp, trong khi các nước trong khu vực chỉ chiếm 3-4%. Chi phí quản lý trong nhiều ngành thường chiếm từ 5-8% giá thành là khá cao. Mặt khác do quy định của Nhà nước nên nhiều vị trí trong bộ máy không kiêm nhiệm được và kém linh hoạt. Đáng chú ý là tổ chức lao động ở nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý và khoa học, biên chế quá lớn (đặc biệt là đội ngũ gián tiếp), chức năng và nhiệm vụ không rõ ràng, kỷ luật lao động chưa nghiêm làm cho năng suất và hiệu quả thấp. Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng và quan tâm thực sự đến công tác hoạch định và chiến lược kinh doanh, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, kinh nghiệm cạnh tranh còn yếu.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số nghiên cứu về tuần hoàn và chu chuyển tư bản và việc áp dụng lý thuyết này vào việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký hiệp định khung với Eu và ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ , tăng cường thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , góp phần gia tăng và khôi phục nguồn vố ODA. Nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp đã bổ sung tạo thành nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam trong tíên trình hội nhập kinh tế quốc tế . Thông qua nguồn vốn nội lực mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác sử dụng tương đối hiệu quả , đồng thời giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vào những vùng khó khăn . Cùng với việc tăng cường bổ sung nguồn vốn bổ sung vào đầu tư tái sản xuất doanh nghiệp là việc đổi mới tư duy áp dụng nhiều công nghệ mới hiện đại , cách thức tổ chức quản lý , điển hình như viễn thông ,dầu khí, hoá chất , điện tử , tin học đã tạo ra nhiều bước ngoặt quan trọng trong một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với những mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại .Nhìn chung trong nước đẫ có được thiết bị đồng bộ với trình độ cao hơn hoặc tương đương trình độ của thiết bị tiến thuộc loại phổ cập của các nước trong khu vực . Cùng với sự phát triển sản xuất , kinh doanh , các doanh nghiệp đã tích cực tham gia phát triển nguồn lực , tạo công ăn việc làm và ổn đinh kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới .Các doanh nghiệp là nơI thu hút , sử dụng hàng vạn lao động trực tiếp và lao độn gián tiếp nhất là trong lĩnh vực gia công chế biến , sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may , dày dép…từ thực tế công việc người lao động được doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề,tiếp thu công nghệ tiên tiến và rền luyên tác phong công nghiệp .trong đó một số người đã có năng lực quản lý, đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài đem lại nguồn thu nhập ổn định đáng kể cho người lao động và tăng sức mua của thị trường trong nước. 2.2.2. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế : Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ , tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến tiếp thu những thnàh tựu khoa học công nghệ mới và tham gia vào cuộc cạnh tranh diễn ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trên thế giới . Quá trình hội nhập tạo ra một áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước phỉa tiến hành đổi mới xoá bỏ tư tưởng ỷ lại dựa vào sự ủng hộ của nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển Hội nhập kinh tế quốc tế là qúa trình hợp tác trên cơ sở có đi có lại , trong đó các quốc gia giành cho nhau sự ưu đãi trên cơ sở tôn trọng , chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế .GATT đã khẳng định mục tiêu naỳ từ khi thành lập và nhấn mạnh đến việc xoá bỏ phân biệt đối xử trong các quan hệ thương mại gây trở ngại cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới . Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp nước ta tránh được khỏi tình trạng bị chin ép , phân biệt đối xử trong các quan hệ thương mai trên thị trường , từng bước tạo dựng thế và lực trên thương trường quốc tế . Tất cả các tổ chức thương mại khu vực và thế giới đều có một mục tiêu chung là xoá bỏ tất cả các rào cản đối với quá trình giao lưu kinh tế , thuơng mại . Trong quá trình tham gia hội nhập , các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện mở rộng thị trường do được hưởng các nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ kinh tế , các ưu đãi trong thương mại (MFN,GSP..) và lợi ích của việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Cũng trong quá trình hội nhập , các doanh nghiệpncó điêù kiện tham ra sâu vào hệ thống phân công lao động của thế giới , phát huy được hết những lợi thế so sánh của mình . Ngoài ra cácdoanh nghiệp Việt Nam còn được hưởng lợi thông việc vận dụng những ưu đãi riêng và miễn trừ dành cho các nước đang phát triển . Những ưu đãi này sẽ góp phần trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể vừa đồng thời xây dựng lộ trình xâydựng hội nhập có hiệu quả , vừa duy trì được chính sách phát triển sản xuất , nâng cao tính cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước cũng như trong thị trường ngoài nước. Tham gia hội nhập và chấp nhận các thể chế thương mại quốc tế sẽ dần tạo lập và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào cơ chế , chính sách của Việt Nam .Các chính sách kinh tế của Việt Nam sẽ dần được điêù chỉnh theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế , từng bước tạo dung một môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng .Đồng thời Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và các hình thức tín dụng , tài chợ của các định chế tài chính quốc tế như WB , IMF, ADB , ODA , …đây thực sự là môi trường thuận lợi cho các nước đang phát triển . Ngoà ra Việt Nam có điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài khu vực những nước thừa vốn và đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các ngành có hàm lượng cao, sử dụng ít công nhân trong khu vực như Xingapo, Malaixia…đã mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật ca ở các nghành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao .Các nhà đầu tư rtong ASEAN sẽ quan tâm đến sự di chuyển của một số ngành sane xuất tiêu tốn nhiều lao độnh sang việt Nam, bởi vì một số nước thành viên ASEAN khác bắt đàu mất đi lợi thế nguồn lao động giá rẻ tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam ít nhất cũng sẽ tạo ra một số thuận lợi về thủ tục hành chính và về tâm lý cho các nhà đầu tư . Đối với các nước ngoài khối ASEAN nguyên tắc háng hoá xuất xứ của ASEAN đã được quy định theo thoả thuận AFTA , cá nhà đàu tư ngoài khu vực sẽ đặt Việt Nam trong chiến lược bố trí các điểm sản xuất trong phạm vi toàn khu vực theo hướng triển khai phân công lao động , chuyên môn hoá nội bộ doanh nghiệp để có thể phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước ASEAN khác . Việt nam có một nguồn nhân lực dồi dào góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp việt nam trên thị trường. Nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn và kim ngạch cao của việt nam chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có lợi thế là hàm lượng lao động cao, chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào. Trong các doanh nghiệp chế biến này, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn như dệt, may, giầy, dép…. Những mặt hàng này, hiện đang có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là do giá nhân công rẻ và sự khéo léo của đội ngũ công nhân. Hiện nay, giá lao động của công nhân Việt nam được đánh giá thấp nhất trong khu vực. Giá lao động rẻ là một yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho những ngành sử dụng nhiều lao động dây chuyền. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp lắp rắp điện tử, dệt may…là một ví dụ về lợi thế cạnh tranh của những doanh nghiệp này do hàm lượng lao động cao, giá nhân công rẻ. Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế chính là các cơ hội để các doanh nghiệp nước ta tham gia vào việc thiết lập những "luật chơi" quốc tế, tạo thế vững chác hơn trong các quan hệ kinh tế, thương mại trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt nam cũng phải đối mặt với nhiều những khó khăn và thách thức đó là: Nền kinh tế Việt nam có xuất phát điểm thấp, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế còn yếu kém. Tham gia hội nhập là chấp nhận cạnh tranh với các doanh nghiệp quy mô lớn từ bên ngoài ở cả trên thị trường trong và ngoài nước. Là một nước đi sau Việt nam sẽ phải đối phó với nhiều thách thức, nhất là trong quá trình tự do hoá đang diễn ra với quy mô rộng và sâu sắc hơn. Do duy trì chính sách bảo hộ kéo dài , các doanh nghiệp việt nam đã bị tụt hậu khá xa so với các doanh nghiệp trong khu vực trong việc tạo dựng cho riêng mình các thế mạnh cạnh tranh và cách tiếp cận thị trường. Các ngành hàng như nông sản, công nghiệp ô tô, xe máy, trang thiết bị gia dụng,sắt thép, xi măng, sản phẩ cơ khí…sẽ phải chịu sức ép cạnh trang gay gắt từ các daonh nghiệp nước ngoài khi các hàng rào bảo hộ bị rỡ bỏ . khả năng cạnh tranh của cá doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ việc xâm nhập thi trường quốc tế sẽ rất hạn chế nếu bản thân doanh nghiệp không có sự cải tiến , thay đổi công nghệ , nâng cao chất lượng sả phẩm , hạ giá thành sản phẩm … Nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp kém Đa số các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường thế giới có quy mô vừa và nhỏ , tiềm lực về vốn và nhân lực rất hạn chế .Muốn tăng cường xuất khẩu , hàng hoá của các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới .Vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh hàng hoá là nội lực , năng lực sản xuất của doanh nghiệp . Tronh khi đó, cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu còn lạc hậu so với nước khác , mức độ công nghiệp hoá còn thấp do công nghệ sản xuất các ngành này còn ở mức trung bình , them chí còn lạc hậu từ một đến hai thế hệ so với các nước đang phát triển khác . Mặt khác các doanh nghiệp của Việt Nam còn non trẻ và phần nào còn long túng trước quá trình chuyển sang cơ chế thị trường . Đây có thể coi là một yếu tố chính làm cho hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tên tuổi trên thị trương thế giới . Nhìn chung thiết bi công nghệ của các doanh nghiệp trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là lạc hậu so với các nước khác .Ví dụ trong nhiều doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu của Liên Xô, Trung Quốc như chè, dệt …; nghành may , da dầy chủ yếu là gia công , trong các nghành dệt còn sử dụng thiết bị của Trung Quốc từ những năm 60; ngành điện tử và tin học mặc dù là ngành mới và có tốc độ phát triển nhanh ( khoảng 20% năm ) có điều cận tiếp cận với công nghệ mới , nhưng trình độ công nghệ vẫn còn thấp , chủ yếu là lắp giáp CKD , chưa làm chủ được “ kỹ thuật nguồn “ thì không đựoc chuyển giao công nghệ . Theo các chuyên gia đánh giá thì công nghệ trong các lĩnh vực này lạc hậu so với các nước nước trong khu vực khoảng 10 năm và một thế hệ 20 năm so với các nước phát triển trên thế giới . Mặc dù nhiều doanh nghiệp cũng đã cố gắng đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ như nhận chuyển giao công nghệ mới nhưng mới ở tong phần , tong công đoạn chứ chưa đồng bộ . Nguyên nhân là do thiếu vốn , thêm vào đó là cơ chế cho vay chưa phù hợp với đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu . Đánh giá chung trình độ công nghệ của Việt Nam còn ở mức trung bình thấp, có nhiều lĩnh vực công nghệ lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với thế giới . Các nhà máy có quy mô nhỏ ,sản xuất theo quy trình công nghệ kép kín nhưng thiếu sự phân công hợp tác , chuyên môn hoá sản xuất giữa các doanh nghiệp Việc nhập khẩu máy móc có trình độ công nghệ cao từ các nước tiên tiến tuy tạo khả năng cho các doanh nghiệp nói riêng và công nghiệp của Việt nam nói chung , nâng cao chất lượng , năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ,nhưng cùng với khả năng hạn chế về trình độ sử dụng của đội ngũ lao động công nhân và nguồn vốn còn hạn hẹp của doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tạo ra nguy cơ gia tăng khả năng lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài của Việt Nam . Và gánh nặng trả nợ vay vốn của các doanh nghiệp càng tăng . Đặc biệt nếu sản phẩm sản xuất ra mà không giành được thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế thì không ít doanh nghiệp Việt Nam sẽ lâm vào nguy cơ phá sản Chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế .Hiện nay phần lớn hàng hoá xuất khẩu của Việt nam chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế , nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa ứng dụng tiêu chuẩn ISO 900, tiêu chuẩn HACCP. Cho nên , nhiều chủng loại của hàng hoá Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định chung .Theo câu lạc bộ doanh nghiệp ISO Việt Nam , cho đến ngày 31/12/2001 , cả nước mới có 551 công ty và tổ chức đã có chứng nhận ISO . Trong đó , các doanh nghiệp trong ngành đIện và đIện tử có chứng chỉ ISO chỉ chiếm 11,48%, tiếp theo là ngành xây dựng 10,7% , ngành nông nghiệp thực phẩm chỉ chiếm 9,53% và ngành thấp nhất là thủ công mỹ nghệ chiếm có 0,39% . Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp còn thấp , tăng trưởng không bền vững , việc tăng khối lượng và mở rộng chủng loại hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế gặp rất nhiều khó khăn . Quan trọng hơn nữa là hệ quả đi kèm theo nguyên nhân này là một loạt vấn đề khác phát sinh ra dẫn đến việc khai thác tiềm năng trong lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước khác đạt hiệu quả thấp , khối lượng hàng hoá xuất khẩu còn nhỏ so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam , cũng như là việc đáp ứng nhu cầu nhập khẩu trên trhị trường thế giới . Hàng xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu phụ nước ngoài dẫn đến tình trạng xuất khẩu hàng gia công , xuất khẩu gián tiếp qua trung gian nước ngoài . Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dày dép, dệt may chủ yếu là hàng gia công và nguyên liệu nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao .Đây là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam , nhưng trên 80% khối lượng là hàng gia công cho nước ngoài và chủ yếu lại phải xuất khẩu gián tiếp qua trung gian nước ngoài .Loại hình thức này chỉ tạo ra giá rtị gia tăng thấp ,dựa trên hàng gia công với giá rẻ, ngoại tệ thu về từ hàng gia công chỉ chiếm 19 % kim ngạch xuất khẩu với đơn gía trung bình chỉ đạt 5-10 USD / đôi . Do đó kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hiệu quả xuất khẩu từ hai mặt hàng xuất khảu chính này lại rất nhỏ .Sản phẩm qua chế biến không đáng kể .Một số sản phẩm công nghiệp nhẹ , nông sản hàng gia công , chưa có sản phẩm tinh chế và chế biến có tỷ lệ nội địa cao . Hơn nữa sản phẩm về nông sản và thuỷ sản còn đơn điệu chủ yếu ở dạng sơ chế , chất lượng hàng thấp do mấy móc thiết bị chế biến hàng xuất khẩu chưa được hiện đại , đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp , dẫn đến điều kiện chế biến chưa đảm bảo tốt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường , quá trình bảo quản nguyên liệu sau khi thu hoạch còn thấp , và hệ thống thất thoát sau thu hoạch cao . Hơn nữa hệ thống các kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp vào thị trường thế giới chưa được thực hiện tốt , bị phụ thuộc vào hệ thống kênh phân phối của nước ngoài , làm cho phương thức xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sang các khu vực thị trường quan trọng còn đơn giản và yếu kém , các doanh nghiệp cũng như sản phẩm xuất khẩu hàng hoá của Việt nam chưa có vị trí ổn định và phát triển được trên thị trường thế giới . Do vậy , ngây từ bây giờ không lỗ lực đổi mới trang thiết bị , cải tiến mẫu mã , nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn theo quy định quốc tế thì nguy cơ các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hiện đang xuất hiện trên trường thế giới , nhất là sang các khu vực thị trường đòi hỏi chất lượng cao như thị trường EU , Nhật Bản ,Mỹ ….sẽ bị loại khỏi ra khu vực này. 3.3.Tổng quan về khả năng cạ nh tranh của Việt Nam 3.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia Được hình thành là tổng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một quốc gia và được hiểu là năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới. Đối với nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng IX nêu rõ: "Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu...". Thực vậy, theo "Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2002" của Diễn đàn kinh tế thế giới (bảng 1), năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam cho tới nay luôn có thứ hạng thấp. Bảng 1: Năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam trong năm 2002 Quốc gia hay lãnh thổ Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) Chỉ số năng lực cạnh tranh vi mô (MICI) 2001 2002 2001 2002 Số quốc gia, lãnh thổ được xem xét (75) (80) (75) (80) Xanh ga po 4 4 9 9 Đài Loan 7 3 21 16 Hồng Kông 13 7 18 19 Hàn Quốc 23 21 37 23 Ma lai xi a 30 27 38 26 Thái Lan 33 31 43 35 Trung Quốc 39 33 43 38 Phi lip pin 48 61 62 61 Việt Nam 60 65 53 60 In đô nê xi a 64 67 55 64 Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới: "Báo cáo về năng lực cạnh tranh quốc tế 2002". Đã nhiều năm nay năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam có ba đặc điểm chính sau: Một là, năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam luôn có thứ hạng ở mức thấp và có xu hướng đi xuống: 1) Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng - (GCI) đứng thứ 65/80 nước và giảm 5 bậc so với năm 2001 (53/71 nước). Việt Nam cùng với Philippin và Indônêxia (là 2 trong nước cũng tham gia AFTA nhưng Indônêxia có tiềm lực kinh tế ở thời điểm hiện nay mạnh hơn và có chung với nước ta cơ cấu về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu mục tiêu. Hai nước tạo thành nhóm ở tốp dưới trong nhóm tham gia AFTA và trong tổng số các nước vùng lãnh thổ được xem xét trong bản báo cáo hàng năm với năng lực cạnh tranh trung bình cách nhau 5 bậc. Điều này làm cuộc chạy đua giữa các nước với nhau và giữa các nước tham gia AFTA ngày càng gia tăng trong điều kiện thời hạn thực hiện đầy đủ cam kết AFTA đến gần thời hạn của Việt Nam vào năm 2006. Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, trực tiếp với Việt Nam, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam á, có năng lực cạnh tranh quốc gia được cải liên tục và có khoảng cách ngày càng xa với Việt Nam: chỉ số GCI năm 2002 của Trung Quốc xếp thứ 33/80 nước, tăng 6 bậc so với năm 2001 (39/75 nước) và chỉ số MICI đứng thứ 38/80 nước tăng 5 bậc so với năm 2001 (43/75 nước). 3.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng tồn tại duy trì, hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ, nhân quả với nhau. Về tổng thể số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng nhìn chung có quy mô nỏ và tiềm lực yếu. Thực vậy, cả nước hiện có 97,8% tổng số doanh nghiệp có quy mô dưới 300 lao động và 96,6% tổng số doanh nghiệp có quy mô lớn dưới 10 tỉ đồng, vốn thực tế sử dụng bình quân một doanh nghiệp khoảng 18 tỉ đồng (tương đương 1,2 triệu USD) - hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm vài phần trăm, riêng loại có 1000 lao động trở lên chiếm 0,6% và loại có vốn 5 tỷ đồng trở lên chiếm 0,4% tổng số doanh nghiệp. Với tiềm lực đó sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế. Điều này được chứng minh qua hai nhóm chỉ tiêu đánh giá chính sau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ở mức thấp (bảng 2) nên việc tích luỹ để phát triển và phòng chống rủi ro cũng thấp. Bảng 2: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu hoạt động Kết quả Doanh nghiệp Nhà nước Tập thể Tư nhân Có vố ĐTNN 1. Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%) 5.45 4.41 4.06 5.51 8.87 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 5.28 4.23 3.39 0.85 13.15 Nộp ngân sách/doanh thu (%) 8.42 8.81 3.02 2.98 14.42 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, số 23 ngày 22/02/2002. Khả năng chiếm lĩnh thị trường của đa số các doanh nghiệp còn yếu. Ví dụ đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp (xem bảng 3): (1) Khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa: 26,9% giành được ưu thế chiếm lĩnh thị trường; 58,8% chiếm lĩnh được thị trường nhưng chưa vững chắc; 14,3% hoàng toàn không có khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước; (2) Khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp 25% đã xuất khẩu, 13,7% có triển vọng sẽ xuất khẩu và 62,5% hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu. Bảng 3: Tỉ lệ doanh nghiệp công nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu (năm 1998) Toàn ngành công nghiệp Chia ra % Khai thác Chế biến Sản xuất năng lượng Tổng số 1. Khả năng chiếm lĩnh: thị trường nội địa - Giành được ưu thế - Chưa vững chắc - Có khả năng cạnh tranh 100,0 26,9 58,8 14,3 100,0 28,9 59,2 11,9 100,0 26,3 59,2 24,3 100,0 85,2 13,6 2,5 2. Khả năng xuất khẩu - Đã xuất khẩu - Triển vọng xuất khẩu - Không có khả năng xuất khẩu 23,8 13,7 62,5 15,9 14,4 69,7 24,3 13,8 61,9 2,5 1,2 96,3 Nguồn: Tổng cục thống kê - tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 1991 - 2000. 3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 3.3.1. Trước hết phải để lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá Phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh yếu. Đối với nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản do khâu giống kỹ thuật, canh tác - nhất là khâu sau thu hoạch, bảo quản, chế biến còn yếu nên tốc độ tăng trưởng giảm. Riêng đối với mặt hàng thủ công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ do trang thiết bị, nguyên vật liệu thiếu nên năng suất của nhiều doanh nghiệp thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm chưa tốt nên sức cạnh tranh kém. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản và EU bị suy giảm mạnh. Trong quý I/2003 khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang hai thị trường lớn này giảm 25%. Tuy nhiên, tỉ lệ hàng chế biến xuất khẩu có xu hướng tăng dần lên. song hiện nay tỉ lệ xuất khẩu hàng thô và sơ chế vẫn là chủ yếu, chiếm tới gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001, kinh tế tăng trưởng 6,8% nhưng xuất khẩu chỉ tăng 4,5%. Sở dĩ xuất khẩu chỉ đạt như vậy vì trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế còn thấp kém, hình thức xuất khẩu của các mặt hàng chỉ là gia công lắp ghép nên xuất khẩu không thể tạo ra xu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. 3.3.2. Chi phí đầu vào sản xuất của các doanh nghiệp còn lơn Trong nông nghiệp, chi phí sản xuất còn chiếm đến 40% giá trị sản xuất. Các phương thức canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất lao động, thiết bị chế biến còn lạc hậu, làm cho chi phí sản xuất cao. Khi giảm thuế thu nhập khẩu và dỡ bỏ các hàng rào thuế quan sẽ hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp, những ngành sản xuất trong nông nghiệp bị thu hẹp. Quy mô, thậm chí không tồn tại nếu ngay từ bây giờ không nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong công nghiệp, chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm còn cao, chiếm bình quân vào khoảng 70% giá trị sản xuất. Giá thành một số sản phẩm như xi măng, thép, giấy, vải, phân bón, hoá chất cơ bản đương... đều cao hơn giá thành sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu tồn tại do yếu kém ở nhiều khâu. Trước hết là trình độ công nghệ và trang thiết bị của nền kinh tế còn thấp, các thiết bị công nghệ lạc hậu trung bình chiếm đến 60-70% lạc hậu hơn các nước trong khu vực 2-3 thế hệ. Trình độ tay nghề công nhân còn thấp vì vậy năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến (của ngành thép thấp hơn 10-15 lần; ngành dệt, sợi 2-5 lần). Chi phí dịch vụ còn cao. Theo điều tra của các tổ chức quốc tế và phản ánh của doanh nghiệp, chi phí đầu vào Việt Nam được đánh giá cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như cước điện thoại, viễn thông, chi phí giao thông vận tải, cảng biển, giá các sản phẩm độc quyền như xi măng, điện nước... Cụ thể là cước viễn thông quốc tế hơn từ 30-50%, giá điện cao hơn Myanma, Thái Lan, Singapore, Inđônêxia, Lào khoảng trên 45%; chi phí vận tải đường biển container cao hơn từ 40-50%. Các mức phí và lệ phí hàng hải tại các cảng ở Sài Gòn còn cao hơn vài lần so với cảng biển tại Bang Kok, Manila, Jakata. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhìn chung là cao do chủ yếu nhập khẩu, chất lượng nguyên liệu sản xuất trong nước kém, không ổn định. Về mặt quản lý, các doanh nghiệp chưa quan tâm tìm giải pháp giảm thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất để tham gia hội nhập có hiệu quả, vẫn có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước về cấp vốn, lãi suất, bù lỗ, miễn giảm thuế, mặc dù năm 2003 đã đến thời hạn cắt giảm thuế theo Hiệp định AFTA. Việc đầu tư nghiên cứu phát triển thương hiệu còn quá ít (chưa đến 1% doanh thu). Công tác xúc tiến thị trường tiếp thị còn lúng túng, ít được đầu tư và nhìn nhận đúng vai trò của nó. Giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta còn cao hơn chuẩn mực quốc tế, dẫn đến giá bán xuất xưởng cao hơn hẳn giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Do đó, các ngành công nghiệp này phải sống dựa hoàn toàn vào bảo hộ mậu dịch và chính bảo hộ mậu dịch lại thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài một cách sai lệch vào các ngành công nghiệp này. việc đầu tư trùng lặp tràn lan, đầu tư không hiệu quả không chỉ là sự lãng phí nguồn lực một lần mà còn để lại những di hại lâu dài về kinh tế - xã hội đối với các địa phương. Hơn nữa các khoản đầu tư thường không tính đồng bộ đến khả năng cạnh tranh quốc tế để có bước đi thích hợp. Tình hình này không chỉ ngăn trở quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới mà còn gây thiệt thòi trực tiếp cho người tiêu dùng và các dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án đầu từ cho các sản phẩm hướng về xuất khẩu. Hơn nữa, nguồn lực đầu tư cho xã hội không được sử dụng tối ưu mà bị tích tụ vào một số khu vực mà lợi thế so sánh không phải là cao nhất. 3.3.3. Hệ thống chính sách ngân hàng của ta còn yếu Hệ thống chính sách tài chính tiền tệ chưa năng động. Các nguồn thu vào ngân sách còn chứa đựng những yếu tố bất ổn định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36185.doc
Tài liệu liên quan