Luận văn Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG 3

1.1. Khái niệm cấp dưỡng 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Phân biệt cấp dưỡng và nuôi dưỡng 4

1.2. Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng 6

1.3. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng 8

1.4. Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng tám đến nay 12

CHƯƠNG 2: CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 17

2.1. Các trường hợp cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn 17

2.1.1. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng 17

2.1.2. Cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con 19

2.2. Mức cấp dưỡng – Phương thức thực hiện cấp dưỡng 21

2.2.1. Mức cấp dưỡng 21

2.2.2. Phương thức thực hiện cấp dưỡng 23

2.3. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng 24

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 26

3.1. Nhận xét chung 26

3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi li hôn 27

3.2.1. Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 28

3.2.2. Vướng mắc trong việc thực hiện thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con 31

3.2.3. Vướng mắc về tạm ngừng cấp dưỡng 35

3.2.4. Vướng mắc trong trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con

riêng của vợ hoặc con riêng của chồng 38

3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng khi li hôn 41

3.3.1. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con 41

3.3.2. Vấn đề tạm ngừng cấp dưỡng 42

3.3.3. Vấn đề cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng 43

3.3.4. Cách tính tiền bồi thường cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng li hôn mà

một người bị tai nạn 44

3.3.5. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật 45

KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của dân tộc. Việc cấp dưỡng khi li hôn là nhằm tạo điều kiện để đảm bảo cuộc sống cho bên bị túng thiếu, khó khăn trong thời gian sau khi li hôn. Có thể thấy khác với trường hợp khác, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng đã li hôn mang tính mền dẻo và ít cưỡng chế hơn. Điều đó thể hiện Luật HN&GĐ năm 2000 đã không quy định về việc xác định phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng mà cho người cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình để tự quyết định. Tuy nhiên, đây là một nghĩa vụ đặc biệt, được thực hiện khi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nên pháp luật cần quy định đầy đủ và cụ thể hơn về quyền yêu cầu cấp dưỡng, thời điểm yêu cầu cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng, việc thay đổi cấp dưỡng…khi li hôn. Quy định cụ thể vấn đề này sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn. 2.1.2. Cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con Nghĩa vụ của cha mẹ cho con phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Khi vợ chồng li hôn, họ không thể cùng nhau trực tiếp nuôi con. Do vậy nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra. Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Khi li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con...”. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP thì: “Đây là nghĩa vụ của cha mẹ, do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải cấp dưỡng nuôi con…”. Theo quy định trên thì điều kiện để cấp dưỡng khi cha mẹ li hôn bao gồm: Thứ nhất: Đối tượng được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm con đẻ và con nuôi chung của hai vợ chồng. Con được cấp dưỡng là con chưa thành niên hoặc nếu đã thành niên thuộc diện tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình. Theo nguyên tắc chung, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con đã thành niên (đủ mười tám tuổi). Trong trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình, thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khoẻ và có thể lao động tự túc được. Thứ hai: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con khi li hôn, thì mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận nếu không thoả thuận được thì do Toà án quyết định. Khác với loại nghĩa vụ cấp dưỡng khác, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ nên không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lí do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi con thì Toà không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con (Mục 11- Nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP). Toà án tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhưng dựa trên quyền lợi của con cái. Đây không phải là cơ sở để “ chấm dứt” nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, kể cả trong trường hợp đã công nhận việc cấp dưỡng nuôi con một lần. Vì lợi ích của con, nếu sau này người được giao trực tiếp nuôi con có yêu cầu thì vẫn có thể quyết định bên kia phải thực hiện nghĩa vụ nuôi con, bởi vì bản chất pháp luật giữa cha mẹ và con là không thể thoả thuận để “ khuớc từ” nghĩa vụ. * Mức cấp dưỡng nuôi con: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Toà án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con hợp lí. * Phương thức cấp dưỡng: Do các bên thoả thuận định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kì hàng tháng. Như vậy phương thức cấp dưỡng trong trường hợp này cũng tương tự như các trường hợp thông thường khác là dựa trên sự thoả thuận giữa các bên và ưu tiên thực hiện cấp dưỡng theo định kì. Theo Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi điều kiện hoàn cảnh thay đổi hoặc khi thay đổi người trực tiếp nuôi con, thì các bên có thể thoả thuận thay đổi về người cấp dưỡng và phương thức cấp nuôi con trên cơ sở vì lợi ích của con và theo Điều 92 của Luật thì khi li hôn con dưới ba mươi sáu tháng tuổi (ba năm) được giao cho mẹ nuôi dưỡng, nếu các bên không thoả thuận khác. Quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và các con khi cha mẹ li hôn, pháp luật quy định như vậy vì quyền lợi của con theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên. 2.2. Mức cấp dưỡng – Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 2.2.1. Mức cấp dưỡng Theo quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người được giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu hai bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.” Như vậy mức cấp dưỡng sẽ do người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng thoả thuận chỉ khi họ không thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết. Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện: - Thứ nhất: Phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài lương, tức là thu nhập thực tế của người cấp dưỡng. Trong các trường hợp thu nhập thực tế của người cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ được xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó. Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng. Khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng phản ánh khả năng kinh tế họ. Trong khi đó, khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của họ (thu nhập do lao động mà có). Bên cạnh đó họ còn có những thu nhập khác không do lao động mà có như thu nhập do được thừa kế, do trúng xổ số, do được lợi tự nhiên về tài sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì: “Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại điều 51, 52 và 53 của Luật HN&GĐ là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sau khi trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 70/2001/NĐ - CP quy định: “ Trong trường hợp nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó có người có khả năng thực tế và người không có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người có khả năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 52 của Luật HN&GĐ”. Pháp luật quy định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền lợi của người được cấp dưỡng. - Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì: “Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này được xác định căn cứ vào các mức sinh hoặt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám, chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng”. Điều 53 cũng quy định về việc thay đổi mức cấp dưỡng khi có lí do chính đáng và theo thoả thuận của các bên. Nếu các bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo hướng tăng hoặc giảm tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng phải trên cơ sở có lí do chính đáng. Lí do đó có thể là người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn hơn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc làm nên không có lương hoặc có thu nhập hợp pháp khác… 2.2.2. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Điều 50 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kì hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc một lần”. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định rất linh hoạt, mền dẻo. Điều đó tạo điều kiện cho các bên dễ dàng thoả thuận lựa chọn cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Thông thường nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện theo định kì. Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP quy định: “Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản. Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm”. Trong trường hợp đặc biệt, nếu người cấp dưỡng có khả năng thực tế và người được cấp dưỡng đồng ý, thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một lần. Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP, quy định: Việc cấp dưỡng được thực hiện một lần trong các trường hợp sau: - Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của họ thoả thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng - Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ và được Toà án chấp nhận - Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có hành vi phá tán tài sản hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng - Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng li hôn mà có thể trích từ phần tài sản của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay, góp phần bảo vệ thiết thực quyền lợi của người được cấp dưỡng, ngăn chặn hành vi phá tán tài sản, trốn tránh, trì hoãn…thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người có nghĩa vụ, đồng thời bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng nhanh, gọn, hiệu quả. Ngoài ra tại Điều 19 của Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì : “Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng” Điều 54 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định: “Các bên có thể thoả thuận phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Quy định này nhằm đảm bảo tính khả thi của việc cấp dưỡng. Việc thoả thuận cấp dưỡng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản nêu rõ ngày người có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ, mức và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thoả thuận khác về sự thay đổi mức hoặc phương thức cấp dưỡng. 2.3. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng. Theo quy định tại Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2000 nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau: - Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động - Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình - Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi - Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng - Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng chết - Bên được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn với người khác - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ nhân thân có tính tài sản và thuộc loại nghĩa vụ có điều kiện. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Người cấp dưỡng và người được cấp không sống chung với nhau; giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; người cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình là người túng thiếu khó khăn, đồng thời người phải cấp dưỡng phải là người có khả năng cấp dưỡng. Giả sử người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng quay lai sống chung như trước, trong trường hợp này quan hệ cấp dưỡng chuyển thành quan hệ nuôi dưỡng. Người phải cấp dưỡng đã tự mình chăm sóc, nuôi nấng người được cấp dưỡng đương nhiên quan hệ cấp dưỡng không còn nữa. Hay như trường hợp khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng bằng lao động của mình để tạo ra thu nhập để nuôi bản, thì việc cấp dưỡng là không cần thiết nữa, vì thế mà quan hệ cấp dưỡng cũng chấm dứt. Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người cấp dưỡng cũng như người được cấp dưỡng. Vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng giữa người cấp dưỡng với người được cấp dưỡng không tồn tại mãi. Nó sẽ chấm dứt khi rơi vào một trong các trường hợp trên. Chương 3 Thực tiễn giải quyết cấp dưỡng trong trường hợp li hôn và một số kiến nghị 3.1. Nhận xét chung ở Việt Nam trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế – xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ thì tình trạng li hôn diễn ra ngày càng phổ biến. Nhìn chung, tỷ lệ li hôn trong nước có chiều hướng ngày càng tăng và tập trung ở những tỉnh có người đi xuất khẩu lao động nhiều. Ví dụ: Tỉnh Thái Bình năm 2005 có 960 vụ li hôn, giải quyết được 890 vụ đạt 92,7%; năm 2006 có 1012 vụ li hôn trong đó giải quyết được 932 vụ, đạt 92%. Trong khi đó Tỉnh Hà Nam năm 2005 có 334 vụ giải quyết được 304 vụ đạt 91%; năm 2006 cũng có 334 vụ giải quyết 308 vụ đạt 92,2%. Xét về mặt xã hội, li hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc Toà án giải quyết cho vợ chồng li hôn dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định: chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời Toà án cần giải quyết các vấn đề về chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng vợ hoặc người chồng trong trường hợp gặp khó khăn, túng thiếu sau khi li hôn và vấn đề cấp dưỡng nuôi con.Khi vợ chồng li hôn thường kèm theo các yêu cầu mà phần lớn là các yêu cầu về chia tài sản chung, về con cái…yêu cầu về cấp dưỡng có nhưng không nhiều. Ví dụ: Huyện Từ Sơn - Bắc Ninh Năm 2005 có 4/48 vụ chiếm 4,93%. Trong đó số vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng có 1 vụ, cha mẹ cấp dưỡng nuôi con có 3 vụ. Năm 2006 có 9/95 vụ chiếm 2,1%. Trong đó 9 vụ đều là cấp dưỡng của cha mẹ cho con. Huyện Thọ Sơn - Thanh Hoá Năm 2005 có 1/36 vụ chiếm 2,77%. Đây là trường hợp cha mẹ cấp dưỡng nuôi con. Năm 2006 không có vụ nào về cấp dưỡng Tại Toà án Tỉnh Thanh Hoá năm 2006 có 3/42 vụ chiếm 7,14%. Trong đó có 1 vụ là con cấp dưỡng cho cha mẹ, 2 vụ còn lại là cha mẹ cấp dưỡng cho con. Yêu cầu về cấp dưỡng nuôi con không nhiều có thể vì nguyên nhân sau: Thứ nhất: Khi li hôn đối với người mẹ hay cha phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi con trong âm thầm chịu đựng, không đòi hỏi cấp dưỡng vì quan niệm rằng một khi tình cảm, điều thiêng liêng nhất trong hôn nhân, mục tiêu và nền tảng của hạnh phúc gia đình không còn nữa thì vật chất có nghĩa lí gì, tư tưởng tự ái cho rằng dù không cần sự trợ cấp họ vẫn có thể nuôi dạy con cái tốt và vẫn có thể lo được cho cuộc sống của bản thân. Mặc khác họ cũng không muốn gây xáo trộn đời sống mớicủa người chồng hay vợ cũ. Thứ hai: Trong quan niệm của người chồng hay vợ có trách nhiệm cấp dưỡng lại nghĩ rằng: Dù quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng quan hệ của họ và các con không thể vì lí do đó mà chấm dứt theo. Vì những lí do nhất định họ không có điều kiện trực tiếp chăm sóc con cái. Do vậy mà họ tự nguyện đóng góp một phần nào đấy để bù đắp mất mát của con cái họ. Vì những nguyên nhân đó mà yêu cầu về cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn ít xảy ra hơn so với các yêu cầu khác. Mặc dù ít xảy ra nhưng vẫn có và qua xem xét tình hình cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn trong nước hiện nay, ta thấy vấn đề này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng. 3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi li hôn Xét từ góc độ pháp lí, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện một cách tập trung và cụ thể nhất trong các quy định của Luật về nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, góp phần nâng cao trách nhiệm đùm bọc, tương trợ lẫn nhau giữa những người thân thích trong gia đình, pháp huy truyền thống đạo đức tốt đẹp “tương thân, tương ái” giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định toàn diện, cụ thể trách nhiệm đối với nhau giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc nhận thức các nguyên tắc cùng với các quy định của pháp luật về cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, dẫn tới khi xét xử Toà án còn lúng túng chưa đưa ra các quyết định phù hợp, thậm chí chưa đúng và cũng xuất hiện những vướng mắc trong quá trình giải quyết cấp dưỡng trong trường hợp li hôn. Điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quan hệ cấp dưỡng đặc biệt là quyền lợi của con cái 3.2.1.Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Điều 56 Luật HN&GĐ 2000 quy định: “Khi li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Mức cấp dưỡng cho con do cha mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Vấn đề đặt ra là khi vợ chồng li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con theo quy định tại điều luật này, mà mức cấp dưỡng cho con cũng như thời gian cấp dưỡng nuôi con nếu cha mẹ không thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết như thế nào về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định hoặc hướng dẫn về vấn đề này. Điều này đã dẫn đến việc Toà án khi giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con chưa có sự thống nhất và chưa phù hợp, không đảm bảo quyền lợi của con trong rất nhiều trường hợp. Thực tiễn xét xử có Toà cho rằng, thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là ngày tuyên án, có Toà lại tuyên thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là ngày án có hiệu lực pháp luật, hoặc không tuyên là thời điểm nào thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ: TAND huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm vụ án li hôn giữa chị Nguyễn Ngọc Tân và anh Nguyễn Tiến Điệp. Nội dung: Chị Tân và anh Điệp kết hôn năm 2002. Quá trình chung sống vợ chồng hoà thuận hạnh phúc và sinh được một đứa con chung là cháu Nguyễn Xuân Tâm hiện nay 28 tháng tuổi. Tháng 4/2005 phát sinh mâu thuẫn do tính tình không hợp. Chị Tân làm đơn xin li hôn và yêu cầu được nuôi con và yêu cầu anh Điệp phụ cấp nuôi con chung mỗi tháng 100.000 đồng. Anh Điệp đồng ý li hôn và cũng muốn nuôi con, không yêu cầu chị Tân cấp dưỡng nuôi con. Tại bản án số 51/2006/HNGĐ ngày 3/3/2006. TAND Huyện Thuỷ nguyên, thành phố Hải Phòng đã ra quyết định: áp dụng Điều 27, Điều 13 Bộ Luật tố tụng dân sự và Điều 89, Điều 91, 94 Luật HN&GĐ năm 2000. Xử : Chị Nguyễn Ngọc Tân và anh Nguyễn Tiến Điệp được li hôn. Về con chung: Giao cho chị Nguyễn Ngọc Tân nuôi con tên là: Nguyễn Đức Xuân Tâm sinh ngày 08/11/2003. Anh Điệp cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị Tân mỗi tháng 100.000 đồng kể từ tháng 03/2006 đến khi con trưởng thành. Trong trường hợp trên cả hai anh chị Tân và Điệp đều muốn nuôi con, Toà án huyện Thủy Nguyên đã xử cho chị Tân nuôi con là đúng vì theo quy định Luật HN&GĐ năm 2000 khoản Điều 92 thì “ con dưới ba mươi sáu tháng tuổi phải được người mẹ chăm sóc, nếu hai bên không có thoả thuận khác” , Toà án huyện Thuỷ Nguyên đã đưa ra quyết định như vậy là nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu Nguyễn Đức Xuân Tâm.Trong trường hợp này thì thời điểm anh Điệp cấp dưỡng nuôi con bắt đầu từ tháng 3/2006. Nhưng trong trường hợp Toà án công nhận sự thoả thuận của các bên khi li hôn, đa phần thời gian bắt đầu cấp dưỡng nuôi là ngày Toà án đưa ra quyết định công nhận sự thuận tình li hôn. Ví dụ: Trong quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự của TAND thành phố Hạ Long ngày 28/4/2006, bản án số 56/2006/DS - ST, giữa chị Hoàng Thị Thuý Hà và anh Trần Văn Nam. Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận về việc nuôi con và đóng phí tổn nuôi con chung như sau: Giao cháu Trần Nhật Phong và cháu Trần Hoàng Tùng cho chị Hoàng Thị Thuý Hà trực tiếp nuôi dạy đến tuổi trưởng thành, anh Nam có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) để chị Hà nuôi dạy con chung. Anh Nam được quyền đi lại thăm nom con chung không ai có quyền cản trở. . …Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định. Theo như quyết định trên của Toà án thì anh Nam phải cấp dưỡng nuôi con là ngày quyết định này có hiệu lực ngày 28/4/2006. Có nhiều ý kiến cho rằng việc quy định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là không cần thiết bởi cấp dưỡng là yếu tố xuất phát từ tình cảm, cha mẹ luôn muốn con mình có cuộc sống đầy đủ vì vậy mà họ nghĩ không cần có quy định thì họ cũng tự nguyện, tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Nhưng thực tế, mấy năm gần đây đã chứng minh điều ngược lại. Sau khi li hôn, người cha hoặc mẹ đã không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình phải đến khi cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế, buộc họ phải thực hiện trách nhiệm của mình lúc ấy việc cấp dưỡng mới được thực hiện, thậm chí nhiều trường hợp vẫn trốn tránh. Việc cha hoặc mẹ không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con của mình có thể do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: Thứ nhất: Tuy cha hoặc mẹ phải cấp dưỡng có địa chỉ rõ ràng, có việc và có thu nhập ổn định, có điều kiện kinh tế, có khả năng tài chính nhưng không chịu cấp dưỡng nuôi con vì nguồn thu nhập của họ bị người vợ hoặc chồng mới quản lý chặt chẽ, không cho họ sử dụng để lo việc cấp dưỡng nuôi con riêng của họ sau khi đã li hôn. Có lẽ vì quan niệm rằng sự ràng buộc này duy trì lâu sẽ bất lợi cho họ, cũng có thể nảy sinh sự ghen tuông, ganh ghét, đặt họ vào các mối nghi ngờ “ tình cũ không rủ cũng tới”. Thứ hai: Cũng có trường hợp, cha hoặc mẹ phải cấp dưỡng cho con sau khi li hôn do làm ăn thua lỗ, phá sản, do đó mà không có tiền cấp dưỡng nuôi con, tuy lương tâm họ không có ý định lẩn tránh trách nhiệm. Như vậy, trên thực tế chỉ có những đứa trẻ vô tội sau khi cha mẹ li hôn phải chịu nhiều thiệt thòi nhiều nhất. Số tiền trợ cấp từ cha hoặc mẹ các cháu không chỉ có ý nghĩa bảo đảm cuộc sống hàng ngày trong việc ăn học và các chi phí sinh hoặt mà còn là tình cảm từ cha hoặc mẹ sau khi họ đã li hôn. Thiếu sự trợ cấp chính đáng này, các cháu sẽ bị tổn thương và có thể xuất hiện tâm lý oán trách các bậc sinh thành, tủi thân và dễ tạo cho các cháu yếu tố tâm lý dẫn vào con đường hư hỏng và không ít trường hợp trẻ em phạm pháp từ các nguyên nhân này. Luật HN&GĐ cùng các văn bản hướng dẫn cần đưa ra các quy định cụ thể hơn về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng để các Toà án trong quá trình xét xử sẽ đưa ra các phán quyết chính xác về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con nhằm bảo vệ quyền lợi của con nhất là trong trường hợp cha hoặc mẹ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, lúc đó cơ quan thi hành án dân sự mới có cơ sở, căn cứ xác định để buộc người phải cấp dưỡng thi hành nghĩa vụ của mình. 3.2.2. Vướng mắc trong việc thực hiện thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con. Theo quy định tại khoản 1 điều 61 Luật HN&GĐ về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con: “ 1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động…”. Quy định tại Khoản 1 này đã buộc người áp dụng luật phải đối chiếu với Điều 18 của Bộ luật dân sự năm 2005 (Sau đây gọi là BLDS năm 2000) để xác định thế nào là người đã thành niên để có cơ sở chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo đúng quy định của pháp luật. Theo Điều 18 BLDS năm 2005 thì “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người đã thành niên, người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Căn cứ vào hai Điều luật này chúng ta thấy nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên của người có nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt vào thời điểm người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động tức là thời điểm người được cấp dưỡng đủ mười tám tuổi và có khả năng lao động. Quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2000 đã làm cho nhiều Toà án khi giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên đã xác định chưa đúng thời điểm kết thúc nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, còn có nhiều cách hiểu và thực hiện việc tuyên án hoặc quyết định chưa thống nhất. Cách tuyên chung chung, không rõ ràng trong các bản án, quyết định phổ biến là “…cho đến khi cháu trưởng thành lao động tự túc được” hoặc tuyên “Anh L có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 100.000 đồng cho đến khi N trưởng thành, tự lập sống được”. Có nhiều cách h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn.doc
Tài liệu liên quan