Luận văn Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI. 3

I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 3

1-/ KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 3

1.1 Khái niệm đầu tư. 3

1.2 Khái niệm đầu tư phát triển. 3

1.3 Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển. 3

2-/ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỐI

VỚI NỀN KINH TẾ. 3

2.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế đất nước. 3

2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 6

II-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ LỢI. 7

1-/ VAI TRÒ CỦA THUỶ LỢI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ. 7

1.1 Khái niệm về thuỷ lợi. 8

2.2 Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế. 8

2-/ NỘI DUNG CỦA THUỶ LỢI HOÁ TRONG CÔNG NGHIỆP. 13

2.1. Trị thuỷ dòng sông lớn. 14

2.2 Tổ chức thi công xây dựng công trình. 15

2.3 Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống

công trình thuỷ lợi. 17

2.4. Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học: 18

3-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI. 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

TRONG NHỮNG NĂM QUA 21

I-/ THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA. 21

1.1 Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi 22

1.2 Thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi. 28

II-/ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỮNG NĂM QUA. 29

1-/ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI. 29

2-/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ GIỮA CÁC VÙNG. 36

2.1 Đồng bằng và trung du Bắc Bộ. 39

2.2 Đồng bằng sông Cửu Long. 40

2.3 Vùng núi phía Bắc. 42

2.4 Bắc Trung Bộ. 42

2.5 Nam Trung Bộ. 43

2.6 Tây Nguyên 44

2.7 Miền Đông Nam Bộ 44

3-/ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CHO CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH. 45

4-/ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. 47

5-/ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI. 48

5.1. Những kết quả đạt được. 48

5.2 Hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển thuỷ lợi. 52

III-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI 56

1-/ NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC. 56

2-/ NHỮNG TỒN TẠI. 57

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG THỜI GIAN TỚI. 59

I-/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI ĐẾN NĂM 2010. 59

1-/ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI. 59

1.1 Cấp nước. 59

1.2 Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. 60

2-/ PHƯƠNG HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI 63

2.1 Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi năm 2000 63

2.2 Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi từ năm 2001 - 2010. 67

II-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI 69

1-/ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUỶ LỢI 69

2-/ HOÀN THIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 69

2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 69

2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư. 70

2.3 Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. 73

3-/ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI. 73

4-/ KẾT HỢP ĐẦU TƯ THUỶ LỢI, GIAO THÔNG VÀ CÁC NGÀNH KHÁC. 74

5-/ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG THUỶ LỢI. 74

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i so với giai đoạn 1976 - 1980. Đến giai đoạn 1991 - 1995 thì vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 4168,024 tỷ đồng chiếm 59,63% tổng vốn đầu tư thời kỳ 1976 - 1995. Chính vì vậy mà tốc độ phát triển vốn trong giai đoạn 1991 - 1995 so với 1976 - 1980 tăng 2,9 lần với số vốn đầu tư đó thì chủ yếu tập trung đầu tư vào thuỷ nông chiếm 76,86% trong cả thời kỳ, đầu tư vào đê điều chiếm 16,15% tổng vốn đầu tư. Với phương châm nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn cho nên vốn xây dựng cơ bản trong nông nghiệp vẫn được tập trung đầu tư cao trong đó vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm một phần lớn được thể hiện ở biểu 2. Biểu 2 - Tình hình thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong ngành nông nghiệp. Mục 1990 1995 1996 1997 1998 VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Tổng số 409,2 100 1140 100 1241,3 100 2981,2 100 3267,4 100 1. Trồng trọt 92,2 22,6 314 27,5 279,5 22,5 294,4 9,9 378,3 11,6 2. Chăn nuôi 16,9 4,1 40 3,5 84,6 6,8 241,3 8,1 323,6 9,9 3. Trạm máy kéo 0,36 0,008 - - 36,9 2,97 230,8 11,6 254,3 7,8 4. Thuỷ lợi 299,74 73,3 786 69 840,6 67,7 2214,7 70,4 2311,2 70,7 Nguồn: Số liệu nông lâm ngư nghiệp Việt Nam 1998. Qua bảng trên ta thấy với sự quan tâm đến phát triển thuỷ lợi, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nên với vốn đầu tư vào nông nghiệp thì thuỷ lợi chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1990 chiếm 73,3% vốn đầu tư vào nông nghiệp với số vốn là 299,74 tỷ đồng, tiếp theo các năm 1995 - 1998 số tuyệt đối vốn đầu tư tiếp tục tăng lên so với năm 1990, như năm 1998 tăng so với năm 1990 là 2011,5 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư vào thuỷ lợi trong nông nghiệp là cao mặc dù những năm 1995 - 1998 tỷ trọng của nó có giảm đi so với năm 1990, năm 1995 chiếm 69%, năm 1996 chiếm 67,7%, năm 1997 chiếm 70,4%, năm 1998 chiếm 70,7%. Vốn đầu tư cho công tác thuỷ lợi hàng năm nêu trên chủ yếu nhằm khôi phục hệ thống công trình thuỷ lợi cũ, xây dựng các công trình thuỷ lợi mới phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đó tiến hành quản lý khai thác hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vậy mặc dù với nguồn vốn còn hạn hẹp trong điều kiện nền kinh tế còn rất khó khăn nhưng Nhà nước đã rất quan tâm tập trung lượng vốn lớn để đầu tư vào thuỷ lợi. Trong năm 1991 vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi là 468,871 tỷ đồng chiếm 11% tổng vốn đầu tư trong cả nước sang tới năm 1995 vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1322,850 tỷ đồng chiếm 8,6% vốn đầu tư trong cả nước. Như vậy vốn đầu tư năm 1995 tăng 2,8 lần so với năm 1991. Trong hai năm 1996 - 1997 tổng số vốn đầu tư vào thủy lợi là 3646,300 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư do Trung ương quản lý là 3015,600 tỷ đồng, địa phương quản lý là 630,7 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong hai năm 1996 - 1997 tổng vốn đầu tư chiếm 87% so với thời kỳ 1991 - 1995 (4.168,024 tỷ đồng). Riêng vốn Trung ương đạt 112% vốn địa phương đạt 42% vốn đầu tư thời kỳ 1991 - 1995. Tiếp sang năm 1999 tổng vốn đầu tư là 2962,657 tỷ đồng trong đó vốn Trung ương quản lý là 2396,757 vốn địa phương quản lý 565,9 với lượng vốn đầu tư này thì nó đạt 170% so với năm 1998 (đầu tư 1409,270 tỷ đồng). Với số vốn đầu tư này nhằm đầu tư đảm bảo an toàn đê điều, phục hồi nâng cấp các công trình đã có, chú ý phát triển các công trình vừa và nhỏ, ở các vùng miền núi, Tây Nguyên nhằm ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ công trình các hồ chứa nước ở miền Trung, Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành dứt điểm công trình đưa vào sử dụng. Lượng vốn đầu tư năm 1999 được bố trí như sau: Xây dựng cơ bản đê điều phòng chống lũ lụt 557,4 tỷ đồng gồm vốn đầu tư thường xuyên là 171,4 tỷ đồng, vốn đê Hà Nội vay ADB 116,3 tỷ đồng và dự án PAM 5325 cho đê biển miền Bắc là 269,7 tỷ đồng. Các mục tiêu khác như: phục hồi nâng cấp các công trình đã có, thúc đẩy thi công các công trình trọng điểm là 1886 tỷ đồng bằng 62% so với đầu tư vào thuỷ nông và bằng 198% so với năm 1998 (950 tỷ đồng). Bố trí 199,5 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước đảm bảo yêu cầu giải ngân thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện cam kết giữa Việt Nam và tổ chức Quốc tế tài trợ, bổ sung nguồn cân đối. Bố trí 309,755 tỷ đồng đảm bảo đủ vốn cho 42 công trình hoàn thành phát huy hiệu quả trong năm, bằng 135% so với năm 1998 (31 công trình). Với sự phân bổ vốn đầu tư như trên thì tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản thuỷ lợi như sau: - Xây dựng cơ bản đê điều: Kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên năm 1999 bằng nguồn vốn ngân sách được triển khai trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của thường vụ Bộ Chính trị và của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống đê điều Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1999 - 2000, củng cố đê điều phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra và hỗ trợ tu bổ đê biển các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định. Trong năm đã tập trung khắc phục hậu quả thiên tai hai năm 1998, 1999 và triển khai hoàn thành khối lượng đắp đê làm kè, cống đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong kế hoạch đã quan tâm bố trí triển khai chương trình nghiên cứu phòng chống lũ Đồng bằng Sông Hồng, cải tạo hệ thống đóng mở đập đáy, lập dự án xây dựng tràn sự cố trên các tuyến đê phân lũ, khoan phụt vữa gia cố đê tả Đáy thuộc khu vực Sơn Tây... Các dự án đầu tư năm 1999 được phê duyệt sớm hơn 1 tháng so với các năm trước, đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương triển khai thực hiện ngay từ quý 4 năm 1998. Những sự cố phát sinh trước lũ đã kịp thời phát hiện và được xử lý ngay. Một số công trình trọng điểm có khối lượng và kinh phí đầu tư lớn, chưa cân đối cấp đủ vốn đầu năm đều được các đơn vị thi công và các địa phương ứng vốn hoàn thành đúng tiến độ như đê Đà Giang (Hoà Bình), kè Thanh Miện (Phú Thọ), kè Bồ Xuyên (Thái Bình). Một số tiến bộ công nghệ mới đã được áp dụng thử nghiệm như kè mảng bê tông liên kết mềm Linh Chiểu, rồng vải lọc lõi cát hộ chân kè Cẩm Đình, kè Hàm Tử... Đã tổ chức đấu thầu 18 công trình với kết quả tiết kiệm được 3,3 tỷ đồng. Thực hiện cả năm về kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên 171,4/171,4 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm và bằng 110% kế hoạch giao đầu năm. - Công tác sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thuỷ nông: Thực hiện nhiệm vụ được giao cục quản lý nước và công tác thuỷ lợi đã chỉ đạo các địa phương thi công, sửa chữa 36 công trình với tổng số vốn trên 159 tỷ đồng (không kể vốn sửa chữa nâng cấp các hệ thống thuỷ nông lớn thuộc các dự án ADB1, ADB2, WB). Việc sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ nông thường rất phức tạp do công trình chìm sâu dưới nước, khuất trong thân đập nhưng các đơn vị thiết kế thi công đã có nhiều cố gắng tìm ra nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa, vừa đảm bảo phục vụ sản xuất. Một số công trình có nguy cơ mất an toàn sau khi được sửa chữa đảm bảo an toàn hơn về mặt ổn định, tích nước và phục vụ sản xuất có hiệu quả hơn trước như hồ Kim Sơn, Cù Xây (Hà Tĩnh), Pa Khoang (Lai Châu)... Đáng chú ý là công tác tu sửa khắc phục hậu quả các công trình thuỷ lợi bị hư hại, sau lũ bão trong cả nước, đặc biệt là ở miền Trung trong năm 1999 đã được khẩn trương thực hiện. Hồ Phú Ninh (Quảng Nam) do được tập trung sửa chữa lớn kịp thời, đã chủ động việc điều tiết nước giữ vững an toàn tuyệt đối công trình sau đợt mưa lũ thế kỷ vừa qua trong tháng 11 - 1999. - Công tác đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi: Với số vốn đầu tư hợp lý nên nhiều công trình thuỷ lợi đã hoàn thành và đi vào hoạt động đã đem lại hiệu quả ngay cho hoạt động sản xuất và đời sống. Vậy qua đây đã thể hiện Nhà nước đã tập trung lượng vốn đầu tư cho thuỷ lợi là rất lớn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư vào nông nghiệp lượng vốn đầu tư mỗi năm được tăng lên (ví dụ năm 1999 đầu tư 2962,657 tỷ đồng, năm 1998 đầu tư 1742,15 tỷ đồng, như vậy vốn đầu tư năm 1999 bằng 170% năm 1998). Ngoài ra còn thể hiện rõ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho thuỷ lợi hàng năm chiếm từ 8 - 10% ngân sách đầu tư của cả nước (năm 1995 chiếm 9,7% năm 1996 chiếm 8,1% năm 1997 chiếm 8,03%, năm 1998 chiếm 11,6% năm 1999 chiếm 10,4%) Vậy để đầu tư vào thuỷ lợi thì vốn cần huy động phần lớn từ ngân sách, vốn tín dụng, nguồn vốn nhân dân đóng góp đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi nhỏ, vốn vay ADB, PAM... 2-/ Tình hình thực hiện đầu tư giữa các vùng. Trong giai đoạn 1995 - 1999 với tổng vốn đầu tư là 9372,957 tỷ đồng được phân cho các năm và từng vùng kinh tế tuỳ theo nhu cầu từng vùng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm khí hậu từng vùng, diện tích canh tác gieo trồng. Cụ thể số vốn đó được phân chia như sau: Đồng bằng và Trung du Sông Hồng đầu tư 1782 tỷ đồng. Duyên hải miền Trung 1728,928 tỷ đồng. Bắc Trung Bộ 1663,619 tỷ đồng. Đồng bằng sông Cửu Long 1428,718 tỷ đồng. Tây Nguyên 1157,857 tỷ đồng. Đông Nam Bộ 1102,814 tỷ đồng. Miền núi phía Bắc 1009,021 tỷ đồng. Để chi tiết hơn tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi 5 năm 1995 - 1999 với số vốn đầu tư từng năm bao nhiêu phân theo cấp quản lý bao nhiêu của toàn ngành, phân chia cho các vùng như thế nào thì biểu 3 sẽ thể hiện chi tiết điều đó. Biểu 3 - Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi giai đoạn 1995 - 1999 Đơn vị: tỷ đồng (%) TT Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 (%) 97/95 (%) 98/95 (%) 99/95 (%) Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Toàn ngành 1531,85 100 1651,4 100 1984,9 100 1742,15 100 2962,657 100 107,8 129,58 113,73 193,4 Bộ quản 1149,446 75 1353,06 81,93 1651,54 83,21 1409,27 80,89 2396,757 80,9 117,71 143,68 122,6 208,51 Tỉnh quản 382,404 25 298,34 18,07 333,36 16,79 332,88 19,11 565,9 19,1 78,02 87,17 87,05 147,98 1 Đồng bằng và trung du S. Hồng 30,840 19,64 311,95 18,89 340,47 17,15 317,49 18,22 511,25 17,26 103,69 113,17 105,53 169,94 Bộ quản 244,51 15,96 267,61 16,21 271,38 13,67 252,61 14,5 417,85 14,1 109,45 110,99 103,31 170,89 Tỉnh quản 56,33 3,68 44,34 2,68 69,09 3,48 64,88 3,72 93,4 3,16 78,71 122,65 115,18 165,81 2 Đồng bằng Sông Cửu Long 205,348 13,41 231,15 14 267,93 13,5 226,93 13,03 497,36 16,79 112,57 130,48 110,51 242,2 Bộ quản 102,143 6,67 113,23 6,9 189,13 9,53 174,42 10,01 386,76 13,05 110,85 185,16 170,76 378,65 Tỉnh quản 103,205 6,74 117,92 7,1 78,8 3,97 52,51 3,02 110,6 3,74 114,26 76,35 50,88 107,17 3 Miền núi phía Bắc 149,971 9,79 161,84 9,8 189,52 9,55 155,45 8,92 352,24 11,89 107,91 126,37 103,65 234,87 Bộ quản 91,121 5,95 104,25 6,31 135,04 6,8 128,07 7,35 299,02 10,09 114,41 148,2 140,55 328,16 Tỉnh quản 58,85 3,84 57,59 3,49 54,48 2,75 27,38 1,57 53,22 1,8 97,86 92,57 46,53 90,43 4 Bắc Trung Bộ 298,259 19,47 300,41 18,19 321,33 16,19 312,47 17,94 431,15 14,55 100,72 107,74 104,76 144,56 Bộ quản 270,759 17,68 285,47 17,27 296,5 14,94 281,12 16,14 327,48 11,05 105,43 109,51 103,83 120,95 Tỉnh quản 27,5 1,79 14,94 0,92 24,83 1,25 31,35 1,8 103,67 3,5 54,33 90,29 114 376,98 5 Duyên hải miền Trung 315,828 20,06 322,52 19,53 34,219 17,24 301,15 17,29 447,24 15,1 102,12 108,35 95,35 141,61 Bộ quản 278,978 18,21 298,37 18,07 324,47 16,35 267,89 15,38 376,45 12,71 106,95 116,31 96,03 134,94 Tỉnh quản 36,850 1,75 24,15 1,46 17,72 ,89 33,26 1,91 70,79 2,39 65,54 48,09 90,26 192,1 6 Tây Nguyên 145,717 9,51 165,81 10,04 246,22 12,4 213,74 12,27 395,37 13,35 113,79 168,97 146,68 271,33 Bộ quản 123,317 80,5 137,56 8,33 198,99 10,03 130,08 7,47 308,18 10,4 111,55 161,36 105,48 249,91 Tỉnh quản 22,4 1,46 19,25 1,71 47,23 2,37 83,66 4,8 87,19 2,95 85,94 210,85 373,48 389,24 7 Đông Nam Bộ 115,887 7,57 166,72 10,1 277,24 13,97 214,92 12,34 328,047 11,07 143,89 239,27 185,48 283,12 Bộ quản 38,618 2,52 146,57 8,88 236,03 11,89 175,08 10,05 281,017 9,49 379,54 611,19 453,36 727,68 Tỉnh quản 77,269 5,05 20,15 1,22 41,21 2,08 39,84 2,29 47,03 1,58 26,08 53,33 51,56 60,87 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi 2.1 Đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Trong những năm 1995 - 1999 khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ đã thực hiện dự án ADB nhằm khôi phục 17 hệ thống thuỷ nông gồm 30 tiểu dự án và 7 dự án độc lập với tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 1782 tỷ đồng trong đó năm 1995 đầu tư 300,84 tỷ đồng chiếm 19,64 % tổng vốn đầu tư năm 1995, đến năm 1999 vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 511,25 tỷ đồng chiếm 17,26 tổng vốn đầu tư năm 1999, vậy tốc độ phát triển vốn đầu tư ở đồng bằng trung du Bắc Bộ 1999/ 1995 là 169,94%. Với tổng vốn đầu tư 1782 tỷ đồng đã được đầu tư vào xây dựng mới và khôi phục công trình xem chi tiết tại biểu 4. Nhờ các dự án đầu tư hoàn thành và phát huy tác dụng đã đảm bảo trước 1,4 triệu ha gieo trồng lúa, 260.000 ha hoa màu, đạt mục tiêu 6 triệu tấn lương thực. Mở rộng diện tích tưới vùng bãi sông Hồng khoảng 4 vạn ha, khai thác riêng bãi ven biển. Cấp nước cho dự án, mở rộng khu nhiệt điện Phả Lại, cấp nước thành phố Hạ Long, Hải Phòng. Nâng cấp đê Hà Nội, đê sông Thái Bình, đê biển. Biểu 4 - Công trình xây dựng mới và khôi phục sửa chữa 1995 - 1999 ở đồng bằng và trung du bắc bộ TT Danh mục công trình Địa phương Năng lực công trình Vốn (tỷ đồng) Tưới (ha) Tiêu (ha) Dự án ADB (chống úng) 1.782 1 Hệ thống sông Nhuệ Hà Tây 61.000 7.700 140 2 Hệ thống Bắc Nam Hà Nam Hà 52.000 65.000 40 3 Hệ thống Nam Ninh Thái Bình 19.000 25.000 44 4 Hệ thống Nam Thái Bình Hải Hưng 44.000 67.000 100 5 Hệ thống Bắc Hưng Hải Hà Tây 136.000 185.000 187 6 Hệ thống Ba Vì Hà Tây 9.000 7.000 30 7 Hệ thống Phù Sa 11.000 6.000 26 8 Hệ thống Đan Hoài 9.200 6.000 42 9 Hệ thống Nam Ninh Bình Ninh Bình 30.000 42.000 66 10 Hệ thống Đa Độ Hải Phòng 18.000 22.000 40 11 Hệ thống Đông Anh Hà Nội 9.200 4.000 30 12 Hệ thống Bắc Đuống Hà Bắc 47.000 56.000 65 13 Hệ thống Sông Cầu 26.000 13.000 50 14 Hệ thống Liễn Sơn - Bạch Hạc Vĩnh Phú 30.000 48.000 80 15 Hệ thống Mê Linh 7.500 40 16 Hệ thống Chanh Dương Hải Phòng 14.000 5.000 50 17 Hệ thống Sóc Sơn Hà Nội 37 Dự án độc lập 1 Hồ suối Nứa Hà Bắc 800 25 2 Đập Đồng Bụt 4.000 50 3 Hệ thống Sông Sải 4.000 100 4 Hồ Thanh Lanh Vĩnh Phú 900 35 5 Trạm bơm tiêu Cầu Trắng 1.000 25 6 Khai hoang lấn iển 200 7 Các dự án khác 280 Nguồn: Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi- Bộ NNPTNT 2.2 Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu tư 1428,718 tỷ đồng cho thuỷ lợi tại đồng bằng sông Cửu Long trong đó năm 1995 đầu tư 205,348 tỷ đồng chiếm 13,41% vốn đầu tư cả năm, năm 1996 đầu tư 231,15 tỷ đồng chiếm 16,49% vốn đầu tư năm 1999. Như vậy vốn đầu tư tại đồng bằng sông Cửu Long được tăng lên qua các năm với tốc độ phát triển 1999/ 1995 là 242,2%. Nhờ vậy đến nay đảm bảo tưới 2,7 ha gieo trồng, 280.000 ha rau màu, số lượng lương thực là 15 - 16 triệu tấn, chiếm 50% lương thực cả nước, diện tích lúa của 2 vụ phải đạt 1,2 - 1,4 triệu tấn/ ha. Chủ động tưới tiêu và đảm bảo chống lũ tháng 8, bảo vệ vụ Hè thu. Triển khai các phương án chống lũ giảm nhẹ thiên tai theo tinh thần 99 TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phòng tránh lũ và phát triển thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long. Với tinh thần này Thủ tướng Chính Phủ duyệt định hướng quy hoạch chống lũ đồng bằng sông Cửu Long và đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long 15.500 tỷ đồng, trong đó thuỷ lợi là 5500 tỷ đồng gồm cả xây bờ bao chống lũ và giải pháp phòng tránh. Do đó trong các vùng ngập nông và ngập sâu sẽ được bổ sung nhiều hơn, chủ yếu là đầu tư vào bờ bao chống lũ tháng 8, mở rộng và đào thêm các kênh thoát lũ về cả 2 phía biển Đông và biển Tây, xây dựng các cống ở đầu và cuối kênh để chủ động chống lũ, tiêu úng và ngăn mặn. Số liệu vốn đầu tư vào công trình biểu hiện ở biểu 5. Biều 5 - Vốn đầu tư vào dự án phát triển thuỷ lợi 1994 - 2000 vùng đồng bằng sông Cửu Long. TT Tên dự án Tên địa phương Diện tích (ha) Vốn (tỷ đồng) 1 Tổng Long An, Đồng Tháp 4700 Tạo nguồn An Giang, Kiên Giang 547.271 Ngăn mặn Tiền Giang 64.858 2 Vùng ngập nông Vĩnh Long, Đồng Tháp 500 Tạo nguồn 97.000 Ngăn mặn 23.100 3 Quản Lô P.H Sóc Trăng, Kiên Giang 260 Tạo nguồn 173.075 Ngăn mặn 236.472 4 Nam Mang Thít Trà Vinh 224 Tạo nguồn 88.496 Ngăn mặn 82.038 5 Các công trình khác An Giang, Sóc Trăng, 516 Tạo nguồn Bình Thuận, Long An 54.581 Ngăn mặn Kiên giang 193.712 6 Phòng chống lũ Toàn Đồng bằng 2300-2800 Nguồn: Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi - Bộ NNPTNT 2.3 Vùng núi phía Bắc. Đầu tư thuỷ lợi miền núi phía Bắc là đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện thực hiện các chương trình định canh định cư phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc ít người. Đồng thời cũng là bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, chống lũ quét, phục hồi và bảo vệ nguồn rừng. Để đảm bảo tưới cho 360.000 ha gieo trồng chủ yếu là vụ mùa, tưới 160.000 ha cây công nghiệp và cấp nước cho 1 triệu dân vùng cao trong các năm qua đã phải đầu tư một khối lượng vốn lớn. Do các công trình ở miền núi phía Bắc thường là các công trình vừa và nhỏ, suất đầu tư cao, không những có nhu cầu cấp nước cho vụ Đông xuân mà ngay cả vụ Mùa cũng có yêu cầu tưới. Ngoài các công trình đã có như Hồng Đại, hồ Như Xuyên, đập Vỏ Lao, hồ Tràng Vinh, đập dâng Năng Phái, Đầm Bài, Khang Trào, Nâm Cộng tưới được 10.108 ha thì trong những năm gần đây 1996 - 1999 đã tiếp tục đầu tư 174 tỷ đồng để mở thêm các công trình tưới như Sa Đán, hồ Cao Lan (Lạng Sơn) Nậm Rốm, Hồng Sát (Lai Châu), hồ Từ Miếu (Yên Bái), hồ Gò Miếu (Bắc Thái), Mường Khoa (Lao Cai), Thạch An, Keng Mạ (Cao Bằng) Mạ Chì (Hà Giang), Cao Ngỗi (Tuyên Quang), hồ Phú Cường (Hoà Bình), hồ Khe Vân, hồ Đầm Hà Đống (Quảng Ninh), khai hoang lấn biển với tổng diện tích tưới 12500 ha, tổng vốn đầu tư thuỷ lợi là 1009,21 tỷ đồng, trong đó công trình thuỷ lợi nhỏ là 550 tỷ đồng. Ngoài ra còn đầu tư cho nước ăn vùng cao, đầu tư từng bước, kiên cố hoá các công trình cũ đã có và tạo nguồn cấp nước đô thị với số vốn đầu tư là 400 tỷ đồng.Số vốn này được phân cho các năm như trong năm 1995 vốn đầu tư là 149.971 tỷ đồng, chiếm 9.79% vốn đầu tư trong năm, đến năm 1999 vốn đầu tư vào thuỷ lợi lên đến 352,24 tỷ đồng chiếm 11,89% vốn đầu tư năm 1999, tốc độ phát triển vốn 1999/ 1995 là 234,87%. Vậy so với 2 vùng trọng điểm đồng bằng và trung du sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì khu vực miền núi phía Bắc được đầu tư thấp hơn không đáng kể. 2.4 Bắc Trung Bộ. Trong những năm gần đây (1995 - 1999) công tác đầu tư vào Bắc trung bộ đã thực hiện tiếp tục đầu tư khôi phục các công trình cũ đồng thời đầu tư thêm các công trình tạo nguồn và công trình ngăn mặn nâng cấp hệ thống đê sông đê biển. Những công trình thuỷ lợi tiếp tục thực hiện từ những năm trước năm 1995 gồm: Dự án ADB1 khôi phục hệ thống sông Chu, phục vụ 50000 ha với tổng vốn đầu tư 235 tỷ đồng. Khôi phục hệ thống Đô Lương phục vụ diện tích 30000 ha, tổng vốn đầu tư 135 tỷ. Dự án WB nâng cấp các hệ thống Cẩm Thuỷ, Nam Nghệ An, Linh Cảm phục vụ tưới 41000 ha với tổng số vốn đầu tư 98 tỷ đồng. Đê biển nguồn vốn PAM các tỉnh 21 tỷ. Khôi phục các công trình đã có 113 tỷ. Các công trình mở mới trong những năm 1995 - 1999 gồm: Hồ Làng Than, Hao Hao, hệ thống cống Bộ Đầu, tạo nguồn sông Lèn (Thanh Hoá) hồ Khe Lá, hồ Sông Sào (Nghệ An), hệ thống sông Tiên, hệ thống sông Nghèn (Hà Tĩnh), hồ An Mã, hồ Hoà Sơn (Quảng Bình), hồ Bảo Đài, ái Tứ, hồ Bến Đá (Quảng Trị), đập Thảo Lương, hồ Khe Quang (Thừa Thiên Huế). Những công trình trên được tiến hành xây dựng mới trong đó những công trình phục vụ tưới là 27500 ha, tiêu là 7200 ha.Để thực hiện những công trình này đã bỏ ra 1663,619 tỷ đồng trong đó thuỷ lợi nhỏ đê điều chống lũ là 500 tỷ đồng. Với tổng vốn đầu tư là 1663,619 tỷ đồng cho thuỷ lợi khu vực Bắc Trung Bộ thời kỳ 1995 - 1999. Đây là mức đầu tư tương đối cao. Lượng vốn đầu tư được tăng lên qua các năm. Năm 1995 vốn đầu tư là 298,259 tỷ đồng, năm 1996 là 300,41 tỷ đồng. Năm 1997 là 321,33 tỷ đồng, năm 1998 là 312,47 tỷ đồng, năm 1999 là 431,15 tỷ đồng. Như vậy ta thấy tốc độ phát triển vốn 1999/ 1995 là 144,56%. 2.5 Nam Trung Bộ. Với tổng số vốn đầu tư là 1728,928 tỷ đồng trong những năm 1995 - 1999 vào vùng Nam Trung Bộ. Số vốn này được phân bổ cho các dự án khởi công xây dựng mới và một số dự án trước năm 1995 chưa hoàn thành, tiếp tục được đầu tư xây dựng trong năm 1995 - 1999. Các công trình mới được xây dựng như Hồ Núi Ngang (Quảng Ngãi), Hồ Mỹ Bình, hồ Vạn Hồi, Hồ Văn Phong, Hồ Suối Cả, Thuận Phong, hồ Đồng Mít, hồ Đồng Tròn, hệ thống hạ lưu thuỷ điện sông Hình, hồ Mỹ Lâm (Bình Định), hồ Hoà Sơn, Suối Dần (Khánh Hoà, hồ sông Giang, hồ Sông Trân (Ninh Thuận), hồ Lòng Sông, đập Tà Pao, hồ Ba Bầu (Bình Thuận), thuỷ lợi nhỏ các tỉnh. Để hoàn thành những công trình này tổng vốn đầu tư là 1728,928 tỷ đồng đã góp phần tưới được 69350 ha trong toàn vùng Nam Trung Bộ. Với 1728,928 tỷ đồng vốn đầu tư thì chống lũ hết 600 tỷ đồng. Riêng hệ thống đập Tà Pao 24800 ha, thuỷ điện sông Hinh 10000 ha vốn hết 73 và 53 tỷ đồng, vốn cho thuỷ lợi nhỏ là 311 tỷ đồng. Các công trình tiếp tục như An Trạch, Thạch Nham, Đồng Cam (thuộc dự án WB) vốn đầu tư là 144 tỷ đồng đã giải quyết được diện tích tưới là 75000 ha; các dự án Cam Ranh, Thượng, Cà Ray, hồ Việt An vốn đầu tư là 285 tỷ đồng, khả năng tưới là 8400 ha. 2.6 Tây Nguyên Trong những năm 1995 - 1999, tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi khu vực Tây Nguyên là 1157,857 tỷ đồng. Nhờ đó đã đảm bảo tưới cho 250.000 ha gieo trồng chủ yếu là lúa mùa, 200000 ha cây công nghiệp chủ yếu là cây cà phê, giải quyết đủ nguồn nước sinh hoạt. Số vốn đầu tư trên tập trung vào xây dựng các hồ chứa nhỏ để dự trữ nước cho mùa khô bởi trữ nước còn làm tăng lượng nước ngầm vốn đang bị khai thác bừa bãi. Các hồ chứa thuỷ điện có dung tích lớn trên sông Sê San, Srepok thường ở những vị trí không thuận lợi cho việc lấy nước. Vốn đầu tư được phân bổ cho các công trình ở Tây Nguyên như sau: Các công trình mới với số vốn đầu tư 1157,857 tỷ đồng trong năm 1991 - 1995 trong đó thuỷ lợi nhỏ chiếm 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành các công trình như hệ thống Cát Tiên (Lâm Đồng), hệ thống Đắc Buôn Trấp, hệ thống KrongBuk hạ, EASuop 2 (Đắc Lắc) và nhiều hồ chứa nhỏ, các công trình này đi vào hoạt động đã đáp ứng được 18000 ha diện tích tưới. Các công trình tiếp tục như hồ EA Soup (Đắc Lắc), hồ Đa Tể (Lâm Đồng), đập Đắc Cấn, hồ Yam ha, đã sử dụng tổng kinh phí là 110 tỷ đồng, phục vụ được 19230 ha diện tích tưới. 2.7 Miền Đông Nam Bộ Miền Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển, tiềm năng đất còn nhiều, nhất là đất trồng các loại cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp dài ngày. Vì vậy nhu cầu dùng nước của vùng này sẽ tăng lên nhanh chóng. Vào mùa kiệt nhu cầu nước đã chiếm 28% lượng dòng chảy mùa kiệt kể cả phần dòng chảy của tất cả các hồ chứa hiện có và bằng 41% lượng dòng chảy tự nhiên. Ngoài ra đây là vùng môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng, mặn xâm nhập sâu vào mùa kiệt phải có lượng nước đủ nhiều để duy trì môi trường sinh thái như hiện nay. Trong năm 1995 - 1999 các công trình được xây dựng với vốn đầu tư như sau: Công trình tiếp tục: Hóc Môn - Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh), Tân An - Phú An (Sông Bé), Dầu Tiếng (Tây Ninh). Tổng diện tích tưới đạt 89.000 ha Tổng diện tích ngăn mặn 2300 ha Với vốn đầu tư 140 tỷ đồng Công trình mở mới trong giai đoạn 1995 - 1999 của Miền Đông Nam Bộ như hồ Đồng Xoài, dự án Lái Thiêu - An Sơn, dự án Thị Tính Tân Hưng thuộc Tây Ninh, hệ thống cầu Muối Suối cả sử dụng nước Hàm Thuận Đa Mi (Đồng Nai); dự án ven sông Sài Gòn, ven sông Đồng Nai (thành phố Hồ Chí Minh), kiên cố hoá các công trình nhỏ. Với các công trình mở mới trên đã đầu tư 1102,814 tỷ đồng kết quả đáp ứng được 27500 ha diện tích tưới, tổng diện tích mặn 16300 ha. Trong tổng vốn đầu tư 1102,814 tỷ đồng ở Đông Nam Bộ thì vốn do Bộ quản lý là 877,315 tỷ đồng, địa phương quản lý là 225,499 tỷ đồng. Năm 1995 vốn đầu tư là 115,887 tỷ đồng chiếm 7,57% vốn đầu tư hàng năm, năm 1999 vốn đầu tư là 328,047 tỷ đồng chiếm 11,07% vốn đầu tư năm, tốc độ phát triển 1996/1995 là 143,89%, 1997/1995 là 239,27%, 1998/1995 là 185,48%, 1999/1995 là 283,12%. Qua biểu 3 ta thấy trong đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước đã có chính sách đầu tư cho các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, thể hiện ở nhịp độ đầu tư qua các vùng này đều tăng. Đồng bằng Sông Cửu Long vốn đầu tư năm 1999 tăng gấp 2,4 lần vốn đầu tư năm 1995, tăng 41,6%. Bắc Trung Bộ vốn đầu tư 1999 so với 1995 tăng 1,45 lần. Duyên Hải miền Trung vốn đầu tư 1999/1995 tăng 1,42 lần. 3-/ Cơ cấu đầu tư cho các hạng mục công trình. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể và khả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16003.DOC
Tài liệu liên quan