Luận văn Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: DẪN NHẬP. 6

1. Lí do chọn đề tài. . 6

2. Lịch sử vấn đề . . 6

3. Đóng góp của luận văn. . 9

4. Phạm vi nghiên cứu. . 9

5. Phương pháp nghiên cứu. 11

6. Kết cấu của luận văn . 11

PHẦN HAI: NỘI DUNG . 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT. 14

1.1. Những cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến motif hôn nhân giữa người và

thần linh. 14

1.2. Một số vấn đề về lý thuyết motif . 23

1.3. Các tiêu chí để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong

truyền thuyết và cổ tích . 27

CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI

VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM . 32

2.1. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền

thuyết . 33

2.1.1. Hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người.33

2.1.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người.39

2.2. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong cổ tích . 50

2.2.1. Hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật .50

2.2.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật .54

CHƯƠNG 3: SO SÁNH MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN

LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM. 63

3.1. Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết . 65

3.1.1. Dạng thức của motif .65

3.1.2. Vai trò của motif đối với cốt truyện .69

pdf122 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chuyện cổ tích. Điều này đã cho thấy cách nhìn, cách kiến giải cuộc sống của người xưa. Con người khó có thể sống hạnh phúc ở cõi trần thế đầy bất công mà phải tìm nó ở thế giới khác. Nhưng cũng có trường hợp thần linh mang lốt vật kết duyên cùng con người và xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no trên trần gian. Họ đối mặt với thử thách và chiến thắng những thử thách đó để mãi mãi bên nhau. Như vậy, ước mơ về một cuộc sống hoàn hảo được thực hiện ngay trên thế gian chứ không cần phải là ở một thế giới xa xôi nào khác. Ước mơ này đã cho thấy một tinh thần rất mạnh mẽ trước hiện thực còn nhiều bất công của người xưa. Tóm lại hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật là những cuộc hôn nhân may mắn. Vì ở đó thần linh tình cờ gặp con người, đề nghị được kết hôn với con người. Có thể thấy rằng sự may mắn này là phần thưởng dành cho những người tốt, ở hiền gặp lành. Đời sống hôn nhân giữa người và thần linh diễn ra bình thường như cuộc sống của con người ở trần gian từ việc cưới hỏi, sính lễ cho đến lúc chung sống. Ở dạng đơn giản, sau khi kết hôn câu chuyện khép lại trong cảnh sống hạnh phúc. Trường hợp phức tạp hơn là con người và thần linh phải đối mặt với những biến cố, thử thách. Kết thúc đoàn tụ là mơ ước hạnh phúc của dân gian cho những người tốt, chịu nhiều bất công trong xã hội. 2.2.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật Trong dạng thức này, hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật xuất hiện dưới ba nhóm hôn nhân cơ bản và một kiểu hôn nhân đơn lẻ. Sau đây chúng tôi lần lượt mô tả từng trường hợp. 2.2.2.1. Nhóm hôn nhân: Thần linh rơi vào tình huống hôn nhân éo le phải kết hôn với con người Dạng hôn nhân này có mặt trong các truyện như: Sao Mai và Sao Hôm, Sự tích núi Vàng, Tình huống éo le là tình huống khó khăn khiến thần linh không có cách nào khác đành ở lại trần gian làm vợ con người. 55 Sau khi kết hôn, người và thần linh chung sống hạnh phúc như những người trần gian bình thường khác. Trong khi người chồng đi làm thì người vợ ở nhà chăm lo việc bếp núc. Họ cũng sinh con đẻ cái. Điều này đã phản ánh vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở chế độ phụ hệ. Ở đó người đàn ông là trụ cột trong gia đình, là người làm kinh tế chính. Người vợ có trách nhiệm quán xuyến công việc trong gia đình, sinh con và chăm lo cho chồng con. Sau một thời gian chung sống hạnh phúc, người trần gian và thần linh sống cùng với nhau một cách yên ấm và bình dị, người vợ thần linh trở về trời. Nguyên nhân khiến người vợ trở về trời là sự phá vỡ điều kiện kết hôn để tiên nhận lời làm vợ người trần. Nếu để tiên trở thành vợ mình, người trần phải giấu áo, cánh,... thì sau này, khi tìm được những đồ vật đó, nàng tiên đã trở về trời. Điều này cũng xảy ra tương tự trong các truyện cổ tích của Indonesia như Chiếc hồ có phép tiên, Pôlôpadang lên trời. Riêng với truyện Nàng tiên, ba chị em và mụ dì ghẻ độc ác (Indonesia) thì điều kiện kết hôn mang màu sắc thần bí hơn. Người vợ tiên dặn chồng không được vuốt một sợi tóc của nàng và trong đêm trăng, như thường lệ, chàng vuốt tóc vợ, có một con vẹt kêu tiếng hãi hùng, anh nhảy bật dậy và thấy mình cầm một sợi tóc mỏng, từ gốc sợi tóc chảy ra một dòng máu nhỏ, chảy vào hồ. Người vợ rên rỉ, mái tóc chuyển dần sang màu trắng như sương sớm và nàng dần biến mất như không khí. Chi tiết này thần bí vì không dễ lí giải, không dễ hiểu như các tình tiết trong nhóm truyện của Việt Nam. Cổ tích Việt Nam có yếu tố thần kì nhưng không khó hiểu. Sau khi người vợ thần linh trở về trời, người chồng trần gian đã đi tìm vợ và phải vượt qua nhiều thử thách. Các thế lực thần linh đã ngăn cản cuộc hôn nhân giữa người trần gian và thần linh nên đã đặt ra nhiều thử thách. Lực lượng thần linh tạo ra thử thách là cha của thần linh (Ngọc Hoàng, vua trời), Phật Tổ. Họ nghiêm cấm người trần và người ở cõi trời cưới nhau. Ở truyện Tiểu Ca Lang, lực lượng thần linh đã đặt ra nhiều vòng thử thách với điều kiện con người vượt qua được thì sẽ cho phép đoàn tụ với thần linh. Đó là việc người trần phải đưa đúng sừng trâu cho bố vợ và chú vợ, cột ba ngàn con trâu vào đúng cọc, sâu được tám 56 sải cá, Những yêu cầu này đều vượt quá khả năng của người thường. Vì vậy người trần đã nhờ đến sự trợ giúp của các loài vật như đom đóm, rái cá. Truyện Ò Pjạ đã đề cập đến một dạng khác của thử thách. Truyện này có sự phát triển của thử thách sau khi người chồng trần gian tìm vợ. Đây là thử thách của cha thần linh (ông ngoại) đối với con của người trần và thần linh (cháu). Trong trường hợp này, ông ngoại đã nhiều lần tìm cách giết hai cháu và nhờ sự giúp đỡ của người mẹ thần linh mà họ đã vượt qua được thử thách. Sau quá trình đi tìm vợ, người trần có thể thành công hoặc thất bại. Trong truyện Tiểu Ca Lang, người trần và thần linh đã được đoàn tụ bên nhau. Ở những truyện như Sao Mai và Sao Hôm, Ả Chức chàng Ngưu, Ò Pjạ, Sự tích Núi Vàng vợ chồng thần linh đã không được đoàn tụ bên nhau. Cũng thuộc nhóm hôn nhân này, bắt đầu từ tình huống con người ràng buộc thần linh để kết hôn với mình, sau đó, đời sống hôn nhân của họ hạnh phúc và đối mặt với thử thách nhưng so với các truyện khác, truyện K’Ong mồ côi của dân tộc Tày lại có thử thách khác hẳn. Ở đây, thử thách đặt ra không phải là người vợ thần linh trở về trời và người chồng trần gian đi tìm vợ mà gia đình con người – thần linh phải chống lại kẻ phá hoại gia đình của họ. Người chồng trần gian đã đánh bại kẻ độc ác và bảo vệ hạnh phúc gia đình mình mãi mãi. Dưới đây là mô hình hôn nhân: Con người ràng buộc thần linh kết hôn Kết hôn Chung sống hạnh phúc Thử thách Người vợ thần linh về trời Kẻ xấu phá hoại gia đình con người – thần linh 57 Người chồng trần gian tìm vợ Con người chiến thắng kẻ xấu Đoàn tụ Không đoàn tụ Sống hạnh phúc Chùm cổ tích thuộc nhóm hôn nhân này của dân tộc thiểu số đã phản ánh dấu vết của chế độ mẫu hệ. Trong khi đó, chùm cổ tích thuộc dạng hôn nhân này của dân tộc Kinh đã cho thấy bóng dáng của chế độ phụ hệ. Dưới chế độ mẫu hệ, quyền lực thuộc về thị tộc mẹ, con cái sinh ra cũng nằm trong thị tộc này trong khi đó người chồng vẫn thuộc về thị tộc của anh ta. Còn trong chế độ phụ hệ, quyền lực thuộc về người chồng và con cái được thừa hưởng quyền thừa kế từ họ. Ở cổ tích của dân tộc thiểu số, sau khi gia đình con người – thần linh chia rẽ, con cái được mẹ đem về thế giới thần linh còn người chồng tuy muốn đi theo nhưng người vợ thần linh đã đoạn tuyệt. Đối với cổ tích của dân tộc Kinh, khi người vợ thần linh về trời, con cái ở lại với cha của chúng. Lúc chồng con tìm kiếm vợ, người vợ thần linh đã tạo điều kiện để hai cha con lên trời tìm gặp mình. 2.2.2.2. Nhóm hôn nhân: Thần linh kết hôn để giúp đỡ con người Các cổ tích chứa dạng hôn nhân này là những truyện như Của Thiên trả Địa, Hai anh em khác họ,... Đối với dạng hôn nhân này, thần linh có quyền lực hơn yêu cầu thần linh xuống trần gian để giúp đỡ những người bất hạnh. Cuộc hôn nhân này có thể là sự giúp đỡ tự nhiên từ phía thần linh có quyền lực (Của thiên trả địa) hoặc bắt nguồn từ sự giúp đỡ của con người dành cho họ nên họ muốn đền đáp. Sau khi kết hôn, con người và thần linh đã chung sống hạnh phúc. Họ có một cuộc sống ấm êm như những người trần gian bình thường. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh, đời sống của con người hạnh phúc, giàu sang hơn những người bình thường. Túp lều của anh Địa biến thành một dinh cơ rất đẹp (Của thiên trả địa), người em mồ côi được sống trong ngôi nhà đồ sộ với nhiều người làm (Hai anh em khác họ), Không chỉ mang lại sự giàu sang mà thần linh còn giúp con người thực hiện công lý. Người vợ thần linh đã làm cho vợ và cơ ngơi của anh Thiên 58 biến mất. Những người chui ra từ bộ bễ rèn của người em mồ côi đã đánh chết hai vợ chồng người anh (Hai anh em khác họ). Dưới đây là mô hình hôn nhân: Con người bất hạnh Thần linh muốn kết hôn con người Thần linh giúp đỡ con người Sống hạnh phúc 2.2.2.3. Nhóm hôn nhân: Thần linh kết hôn để trả ơn con người Dạng hôn nhân này xuất hiện trong hai truyện Từ Thức, Chàng Sính. Những truyện thuộc nhóm hôn nhân này mở đầu với tình huống con người giúp đỡ thần linh. Thần linh ở đây có thể là đối tượng có thể kết hôn với con người hoặc cha của thần linh. Ông Từ Thức trong truyện cùng tên cứu nàng Giáng Hương khỏi bọn lính trong hội xem hoa và đã được bà Chúa tiên gả nàng Giáng Hương làm vợ. Sau khi kết hôn, con người và thần linh sống ở thế giới của thần linh. Khi sống ở thế giới của thần linh, con người đã giúp đỡ gia đình thần linh để bảo vệ cuộc hôn nhân hạnh phúc. Chàng Sính đã giúp vua trời tiêu diệt chín vạn quân đến đánh nhà trời. Tình tiết này xảy ra trong truyện Chàng Sính. Đối với truyện Từ Thức sau khi sống ở cõi tiên sung sướng và hạnh phúc suốt ba năm, chàng Từ Thức vì nhớ quê nhà nên đã xin về cõi trần và không thể nào quay lại cõi tiên được nữa. Điều đó không chỉ nói lên ranh giới mong manh, mơ hồ giữa hai cõi trần gian và thần tiên mà còn thể hiện một triết lý nhân sinh của dân gian. Đó là con người dù sống ở đâu cũng không bằng cõi trần – một nơi tuy có buồn vui sướng khổ nhưng ấm áp tình người. 59 Trải qua những khó khăn trong hôn nhân, kết thúc truyện, câu chuyện khép lại với cảnh chung sống hạnh phúc mãi mãi (Chàng Sính) hoặc kết thúc với sự chia ly của con người và thần linh (Từ Thức). Dưới đây là mô hình hôn nhân: Con người giúp đỡ thần linh Thần linh kết hôn với con người Con người sống ở thế giới thần linh Con người trở về cõi trần Con người giúp gia đình con người - thần linh vượt qua khó khăn Gia đình chia ly Hạnh phúc 2.2.2.4. Kiểu hôn nhân đơn lẻ Ngoài ba nhóm hôn nhân trên, còn có một dạng hôn nhân riêng lẻ xuất hiện trong truyện Nàng tiên cá. Ở đây, con người và thần linh nảy sinh tình yêu với nhau. Sức mạnh tình yêu đã giúp thần linh từ bỏ thế giới của mình để chung sống với người trần. Cuộc sống của họ ở cõi trần cũng diễn ra bình dị như bao người khác nhưng sau đó tai họa đã xảy ra và họ phải chia lìa. Trận bão lớn trong đêm cuốn nàng tiên cá ra hồ tượng trưng cho sự ngăn cản của thế giới thần linh đối với hôn nhân giữa thần linh và người phàm tục. Ở thế giới của con người, hôn nhân giữa người và thần linh là điều lý tưởng nhưng ở thế giới của thần linh lại trở thành điều cấm kỵ. Gia biến và kết thúc buồn trong mối hôn nhân giữa người và thần linh đã cho thấy cái nhìn hiện thực hơn của người xưa về cuộc hôn nhân bay bổng này. Dưới đây là mô hình hôn nhân: 60 Thần linh và con người yêu nhau Kết hôn Chung sống hạnh phúc Tai họa Chia ly Qua việc tìm hiểu dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật, chúng tôi nhận thấy có ba nhóm hôn nhân. Thứ nhất, thần linh rơi vào tình huống éo le phải kết hôn con người. Thứ hai, thần linh xuống trần để kết hôn, giúp đỡ con người bất hạnh và chung sống hạnh phúc với họ. Thứ ba, thần linh kết hôn để trả ơn con người. Ngoài ba nhóm này còn có kiểu hôn nhân đơn lẻ mà ở đó thần linh và con người yêu nhau rồi mới kết hôn. Có thể thấy rằng đời sống hôn nhân giữa người và thần linh cũng như bao người trần gian khác. Thần linh đem lại hạnh phúc cho con người. Kết hôn với thần linh luôn là một ước mơ bay bổng của con người về một cuộc sống thần kỳ, hoàn mỹ. Đặc biệt, việc để cho những người bất hạnh kết duyên với thần linh, người xưa đã thể hiện ước mơ về sự đổi đời và thực hiện công bằng trong xã hội. Trong những cuộc hôn nhân đó, nếu có thử thách con người cũng vượt qua. Ở trường hợp con người không thể vượt qua thử thách, cổ tích đã bộc lộ cái nhìn thực tế hơn của người xưa về những cuộc hôn nhân kỳ ảo. So sánh hai dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật và hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật ở cổ tích, chúng tôi thấy điểm chung ở hai dạng thức đó chính là đời sống hôn nhân hạnh phúc giữa con người và thần linh. Điều này xuất phát từ khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của cổ tích. Cổ tích luôn 61 chú trọng việc mang lại đời sống hôn nhân hạnh phúc cho những người tốt nhưng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội có giai cấp. Về nét khác biệt ở hai dạng thức, chúng tôi nhận thấy so với dạng thức hôn nhân giữa con người và thần linh có lốt vật, hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật phức tạp hơn trong kết cấu hôn nhân. Với sự gia công trong diễn biến hôn nhân giữa người và thần linh trong cổ tích, những cốt truyện không chỉ hấp dẫn hơn mà người xưa còn có thể gửi gắm vào đây nhiều quan niệm thẩm mỹ. Ở hai truyện Chàng Sính (thuộc nhóm hôn nhân: thần linh kết hôn để trả ơn con người trong dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật) và Chàng Amã Ja – Arèq (thuộc kiểu hôn nhân đơn lẻ trong dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật), cuộc hôn nhân của con người và thần linh phải đối mặt với giặc ngoại xâm. Lúc này, mối nhân duyên giữa con người và thần linh đã tạo cầu nối để thế giới gặp nạn (cõi trần hoặc cõi tiên) có được sự hỗ trợ. Ở đây, hôn nhân không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của cộng đồng. Đặc điểm này có nét giống với hôn nhân trong truyền thuyết nhưng mờ nhạt hơn. Từ việc tìm hiểu dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh ở hai thể loại truyền thuyết và cổ tích của Việt Nam và nhận thấy hôn nhân là một vấn đề liên quan đến sự phát triển của văn minh nhân loại, một vấn đề mang tầm phổ quát của nhân loại, chúng tôi thực hiện một so sánh nhỏ về motif này ở hai nền văn hóa khác nhau. Đó là so sánh dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh ở truyền thuyết, cổ tích Việt Nam với thần thoại Hy Lạp. Qua đối chiếu, chúng tôi nhận thấy so với hôn nhân giữa con người và thần linh trong truyền thuyết, cổ tích Việt Nam, hôn nhân trong thần thoại Hy Lạp mang tính duy lý hơn và tiếp cận tư duy hiện đại. Trong thần thoại Hy Lạp, vấn đề tâm lý của con người trong hôn nhân được thể hiện đậm nét. Thần thoại Hy Lạp mô tả thần Junon có tính thù vặt nên hay kiếm cách rửa hận với những cô vợ dưới trần thế của Jupiter cùng đám con cái của họ. Đặc điểm này bị chi phối bởi tính cách của người phương Tây vốn có một tư duy duy lý rất cao. Tiểu kết chương: 62 Motif hôn nhân giữa người và thần linh có những biểu hiện đa dạng trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam. Về cơ bản, nó đã thể hiện tình hình hôn nhân của con người theo sự phát triển của lịch sử - xã hội. Hôn nhân không chỉ là tấm gương phản ánh lịch sử - xã hội mà còn là nơi gửi gắm những khát vọng về một đời sống hạnh phúc. Về phương diện dạng thức của motif, những nét riêng của hôn nhân ở hai thể loại đã phản ánh đặc trưng từng thể loại. Trước hết mối quan hệ hôn nhân giữa thần linh và con người ở truyền thuyết còn ảnh hưởng tư tưởng thần thoại. Thần linh ở đây với vai trò là một lực lượng siêu nhiên hỗ trợ, tác động cho con người qua con đường hôn nhân. Đối với cổ tích, thần linh chỉ là một ý niệm do sự bịa đặt dùng để lí giải một số tình huống. Nếu ở truyền thuyết, hôn nhân này gắn với sứ mệnh cao cả đối với cộng đồng thì ở cổ tích mối quan hệ ấy chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình là chính. Cho dù biểu hiện dưới nhiều tình tiết khác nhau nhưng hôn nhân ở cổ tích vẫn thiên về hóa giải thân phận. Việc so sánh motif này ở hai thể loại của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy motif hôn nhân giữa người và thần linh là một đặc thù của truyền thuyết người Kinh. Motif này không chỉ mang tính phổ quát mà còn thể hiện những đặc trưng về văn hóa của hai nhóm người qua cổ tích. Đào sâu hơn, so sánh motif hôn nhân giữa người và thần linh ở hai thể loại, chúng tôi còn khám phá được nhiều điểm tương đồng và dị biệt thú vị. 63 CHƯƠNG 3: SO SÁNH MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM Sau khi đã tìm hiểu các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết cổ tích Việt Nam, chúng tôi tiến hành so sánh motif này ở hai thể loại trên hai bình diện của motif. Đó là motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết và motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chủ đề. Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia. Qua so sánh, chúng ta không chỉ thấy rõ hiện tượng này bên cạnh hiện tượng kia mà còn có cái nhìn thấu đáo về hai hiện tượng được đặt trong một tương quan xác định. Motif hôn nhân giữa người và thần linh có thể được phân làm hai loại. Đó là motif chi tiết hoặc motif chủ đề ở hai thể loại truyền thuyết và cổ tích. Dựa vào vai trò của motif đối với cốt truyện mà có sự phân loại như trên. Nếu motif có vai trò là một tình tiết của cốt truyện, tồn tại song hành cùng nhiều tình tiết khác, phục vụ cho những chủ đề riêng của từng cốt truyện thì đó là motif chi tiết. Nếu motif có vai trò là chủ đề của cốt truyện thì mọi sự kiện diễn ra trong cốt truyện hướng tới việc làm rõ mối quan hệ hôn nhân giữa người và thần linh. Đồng thời, có nhiều truyện khác mang cốt truyện tương tự nó thì đó là motif chủ đề. Lúc này motif chủ đề cũng chính là type. Trong cổ tích, motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết xuất hiện ở một số truyện như: Của thiên trả địa, Hai anh em khác họ, Chàng Sính,... Motif này tồn tại như một tình tiết cạnh những tình tiết khác của cốt truyện như tình tiết lừa gạt (Của thiên trả địa), tình tiết người anh đối xử bất công với người em (Hai anh em khác họ), Và motif này hướng tới việc làm rõ những chủ đề khác nhau trong từng truyện: sự chiến thắng của công lý (Của thiên trả địa), chàng dũng sĩ tài ba (Chàng Sính), Đối với truyền thuyết, chúng tôi xác định motif hôn nhân giữa người và thần linh đóng vai trò là tình tiết trong các cốt truyện sau: Sự tích bốn Đại vương họ 64 Đinh thời Hùng Vương, Cao Sơn và Quý Minh, Sự tích Anh Công, Dực Công thời Hùng Vương, Sự tích Nhạc Sơn Cư sĩ thời Hùng Vương, Liễu Hạnh Tiên chúa, ... Những truyện này có cốt truyện gắn bó mật thiết với tên truyền thuyết, chúng chủ yếu làm rõ hành trạng phi thường của các nhân vật thần linh được lấy làm tựa đề truyền thuyết. Sự xuất hiện của motif hôn nhân giữa người và thần linh chỉ là một sự kiện có liên quan đến nhân vật. Chẳng hạn truyện Sự tích Cai Số Đại vương và Lôi Công Đại vương thời Hùng Vương làm rõ cuộc đời của hai vị thần linh Cai Số Đại Vương và Lôi Công Đại Vương. Họ là bạn của Sơn Thánh, đã cùng Sơn Thánh đi đến nơi Hùng Vương kén rể. Khi Sơn Thánh trở thành con rể của vua Hùng, Sơn Thánh đã cùng họ đánh giặc. Một vấn đề đáng lưu ý khi phân loại vai trò của motif hôn nhân giữa người và thần linh ở thể loại truyền thuyết đó là như đặc điểm của truyền thuyết, ngoài các truyện kể địa danh, đa số các truyện kể về nhân vật thần linh lấy tên nhân vật làm tựa đề truyện. Vì vậy, cũng đã có công trình nghiên cứu xét kiểu nhân vật như một kiểu truyện để nghiên cứu. Ví dụ đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt: Kiểu truyện Thánh Mẫu và truyền thống trọng mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Theo chúng tôi, hôn nhân là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nhân vật thần linh và thường có mặt trong các truyện kể. Bản thân sự kiện hôn nhân khi xuyên suốt tác phẩm tạo nên những cốt truyện khá giống nhau thì cũng tạo nên một kiểu truyện và có thể được gọi là kiểu truyện hôn nhân giữa người và thần linh. Để xác định sự kiện hôn nhân đó đóng vai trò là motif trong kiểu truyện về nhân vật thần linh hay là motif chủ đề của truyện, chúng tôi dựa vào vai trò của cuộc hôn nhân đó đối với hành trạng phi thường và sự tôn thờ thần linh. Nếu mối quan hệ hôn nhân có vai trò đối với hành trạng phi thường của thần linh thì nó cũng chính là chủ đề của truyện. Trường hợp ngược lại, mối quan hệ hôn nhân đó chỉ là một tình tiết trong cuộc đời của thần linh, không liên quan đến công trạng phi thường và sự tôn thờ thần linh thì nó đóng vai trò là motif chi tiết. Trên bình diện motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết, chúng tôi so sánh dạng thức của motif và vai trò của motif đối với cốt truyện ở hai thể loại truyền thuyết và cổ tích. 65 Ở bình diện motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chủ đề, vì motif chủ đề cũng chính là type nên chúng tôi dựa vào cơ sở lý luận của type để so sánh motif này ở hai thể loại trên ba phương diện: cốt truyện, hệ thống motif và kiểu nhân vật. 3.1. Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết Tỉ lệ số truyện chứa dạng motif này ở truyền thuyết cao hơn so với cổ tích (tỉ lệ số truyện chứa motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết ở truyền thuyết: 1.51%, 15/991 truyện; tỉ lệ số truyện chứa motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết ở cổ tích: 1.34%, (5/373 truyện). 3.1.1. Dạng thức của motif Trong truyền thuyết và cổ tích, motif hôn nhân giữa người và thần linh trong vai trò là motif chi tiết có những biểu hiện khá phong phú. Chúng tôi đã tóm lược chúng thành một số dạng và trình bày khái quát trước khi tiến hành so sánh. Đối với truyền thuyết, ở dạng hôn nhất thứ nhất, thần linh đã kết hôn với con người và giúp đỡ họ chống ngoại xâm. Sơn Tinh đã cưới Mỵ Nương – con gái con vua Hùng để từ đó trở thành con rể - một thành viên quan trọng trong gia đình vua Hùng và bộ máy quản lý đất nước. Nhờ vị trí này mà Sơn Tinh đã cùng vua bàn kế đánh giặc, tiến cử nhiều vị tướng tài góp phần vào chiến thắng. Bản thân Sơn Tinh cũng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường và đánh lui được bọn xâm lược. Hôn nhân giữa con người và thần linh còn cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người và thần linh anh hùng. Mối quan hệ hôn nhân giữa con người và thần linh ở dạng thức này chính là ước mơ của con người về một cuộc sống được thần linh bảo hộ. Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này: Thần linh kết hôn với con người Thần linh giúp con người chống ngoại xâm 66 Một dạng hôn nhân thứ hai đó là thần linh kết hôn với con người và đã mang lại điều tốt đẹp cho con người. Sau khi kết hôn, thần linh đem đến cho con người sự giàu có (Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng). Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này: Thần linh kết hôn với con người Thần linh đem đến cho con người sự giàu có Ở dạng thứ ba, thần linh kết hôn với con người và sau đó đã sinh ra thần linh. Dạng hôn nhân này là tình tiết lý giải nguồn gốc thần kỳ giữa nhân vật thần linh trong truyền thuyết. Công chúa Thượng Ngàn là con gái của Tản Viên và Mỵ Nương (Sự tích Công chúa Thượng Ngàn). Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này: Thần linh kết hôn với con người Sinh ra thần linh Với dạng thứ tư, thần linh đã kết hôn với con người và mang lại cho họ đời sống hôn nhân bình dị, hạnh phúc. Sau khi cưới Đào lang, nàng giáng tiên đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thuận và sinh cho chồng một đứa con trai khiến cửa nhà thêm vui vẻ (Liễu Hạnh Tiên chúa). Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này: Thần linh kết hôn với con người Thần linh đem lại cho con người đời sống hôn nhân bình dị, hạnh phúc Với dạng thứ năm, trong Truyện đền thờ Trương Ba, thần linh kết hôn với con người để giúp đỡ họ. Hôn nhân là điều kiện trao đổi để con người nhận được sự giúp đỡ này. Nó đồng nghĩa với việc con người chấm dứt kiếp sống ở cõi tục. Sau đó, những con người này cũng được nhân dân tôn thờ như các vị thần linh. Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này: 67 Con người gặp khó khăn Đưa ra điều kiện hôn nhân để được thần linh giúp đỡ Con người chết Được tôn thờ Đối với cổ tích, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có hai dạng hôn nhân thuộc motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết. Ở dạng thứ nhất, những con người bất hạnh có phẩm chất tốt may mắn được kết hôn với thần linh và từ đó họ chung sống hạnh phúc. Dạng hôn nhân này xuất hiện trong truyện Của thiên trả địa. Trong Của thiên trả địa, anh Địa là một chàng trai nghèo, mồ côi đã làm thuê để nuôi anh Thiên học với lời hứa hẹn khi anh Thiên thành công sẽ giúp đỡ anh Địa nhưng khi anh Thiên đỗ trạng nguyên thì lại xua đuổi anh Địa. Thần linh ở đây là tiên trên trời. Họ xuất hiện và trở thành vợ hoặc chồng của con người sau khi con người trải qua nhiều khó khăn, thử thách, chịu nhiều bất hạnh. Ở đây, thần linh được thần linh ở bậc cao hơn quyết định hôn nhân. Sau khi kết hôn, thần linh đã đem lại hạnh phúc cho con người bằng cách giúp đỡ con người có cuộc sống sung túc hơn và trừng trị kẻ xấu. Nàng tiên sau khi kết duyên vợ chồng với anh Địa đã hóa phép ra cửa nhà, của cải và biến anh Thiên thành kẻ nghèo khổ (Của thiên trả địa). Dưới đây là mô hình hôn nhân của dạng này: Con người tốt, bất hạnh Thần linh muốn kết hôn Thần linh giúp đỡ con người Sống hạnh phúc Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_6781091399_63_1871151.pdf
Tài liệu liên quan