Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội

Cho vay theo món chiếm tỷ trong khá lớn tại PGD chiếm 38% doanh số cho vay của PGD. Đây là các khoản vay có thời hạn ngắn và trung hạn, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng. Là những khoản vay mà Ngân hàng luôn ưa thích. Vì những khoản vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ quản lý, rủi ro thấp hơn.Trong đó hoạt động cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng không ngừng tăng. Nó là hoạt động thế mạnh của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng hơn.

docx79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện tổ chức quản lý kinh doanh nhằm mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do chi nhánh cấp trên giao hoặc uỷ nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của pháp luật. Khới kiện các tranh chấp kinh tế dân sự liên quan đến hợp đồng của PGD. Ký kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế dân sự phục vụ mục đích kinh doanh trong phạm vi hoạt động cảu PGD. Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sản xuất kinhdoanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách hàng với khách hàng nếu thấy quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế cho PGD hoặc không có khả năng thu hồi vốn. Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theo yêu cầu của Ngân hàng VPBank. Phối hợp và hợp tác với các đơn vị thành viên của Ngân hàng VPBank trong hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác. * Nghĩa vụ tổ chức quản lý kinh doanh: Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và định hướng PGD đã được ngân hàng VPBank phê duyệt. Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế độ do ngân hàng VPBank ban hành trong các hoạt động. Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của chi nhánh Đông Đô và Ngân hàng VPBank. Sử dụng có hiệu quả , bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được cấp trên giao, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo. PGD có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng Ban * Bộ máy tổ chức của PGD gồm: Trưởng Phòng (Giám Đốc) PGD và hai Bộ phận Phòng ban ( bộ phận giao dịch – kho quỹ, bộ phận tín dụng ) Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Hai Bà Trưng Hà Nội Trưởng phòng ( Giám đốc PGD) Bộ phận giao dịch và kho quỹ (Phó phòng kiêm kế toán nội bộ PGD) Bộ phận tín dụng ( Phó phòng tín dụng PGD) Cơ cấu nhân sự được điều phối bởi chi nhánh cấp 1 - PGD hiện có 18 cán bộ nhân viên - Có độ tuổi trung bình 28 tuổi - Trình độ chuyên môn: 6 cán bộ trên đại học, còn lại trình độ đại học. * Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban - Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng phòng PGD: Trưởng phòng là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của PGD, thực hiện công tác quản lý hoạt động tai PGD trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của NH VPBank. Trưởng phòng PGD phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc , trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh cảu PGD. - Quyền hạn và nhiệm vụ của các phó phòng PGD: Giúp trưởng phòng điều hành hoạt động tại bộ phận theo sự phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về kết quả công việc được phân công phụ trách. Các Phó phòng đại diện ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc pham vi chức năng nhiệm vụ hoạt đông của bộ phận mình phụ trách. - Chức năng nhiệm vụ của Phòng tín dụng: Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhân hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ chuyển đến ban phòng có liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích DN, khách hàng theo quy trình nghiệp vụ. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh tài trợ thương mại. Quản lý hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng ) giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Sử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Thực hiện thẩm định các dự án cho vay và giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá sếp hạng khách hàng. Định kỳ kiểm tra giải ngân vốn vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay từ khách hàng, kiểm soát giám sát các khoản vay vượt mức việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn. Phân tích tình hình kinh tế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng , quản lý rủi ro tín dụng. - Chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch –kho quỹ Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ xin vay đã được phê duyệt Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển tiền, rút tiền của khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng. Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn được cho phép. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng. Công tác kho quỹ được thực hiện bởi kế toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ. Quản lý thhu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho PGD. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ..) của PGD. Thực hiện kế toán thu chi nội bộ. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank PGD Hai Bà Trưng Hà Nội 2.1.4.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng VPBank PGD Hai Bà Trưng Hà Nội * Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh ( không quá 12 tháng) * Cho vay trung dài hạn để mua sắm, đổi mới, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định * Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhá cửa, mua ô tô- xe máy, mua sắm các tài sản hoặc phục vụ nhiều mục đích tiêu dùng khác. * Cho vay hỗ trợ xuất nhập khấu với lãi suất ưu đãi. * CHo vay thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bảndựa trên cam kết đảm bảo thanh toán của chủ đầu tư. * Cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. * Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán * Cho vay mua cổ phiếu của các DN cổ phần hoá. * Mua bán các giấy tờ có giá. * Tham gia cho vay đồng tài trợ cùng với các tổ chức tín dụng khác. * Dịch vụ tư vấn và bảo hiểm nhân thọ * Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú. - Tiền gửi bù lạm phát - Tiết kiệm thường, tiết kiệm rút gốc linh hoạt - Tiền gửi thanh toán thông thường - Tiền gửi lãi suất bậc thang - Tiền gửi siêu lãi suất - Tiết kiệm VND bù trượt giá USD - Huy động tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD * Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng: - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu - Bảo lãnh vay vốn - Và các loại bảo lãnh khác * Mở L/C nhập khẩu và các dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu * Chi trả kiều hối và chuyển tiền giữa Việt Nam và các nước. * Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. * Các dịch vụ ngân quỹ - Kiểm định ngoại tệ, kiểm định tiền mặt, đổi tiền măt lấy ngân phiếu hoặc đổi ngân phiếu lấy tiền mặt. - Xác nhận số dư tài khoản - Chi trả lương cho cán bộ nhân viên của các DN tại VPBank hoặc trực tiếp tại địa chỉ do khách hàng chỉ định. * Dịch vụ tư vấn đĩa ốc: Đây là dịch vụ mới được VPBank triển khai cho khách hàng nhằm giúp cho khách hàng có các phương án tốt nhất để lựa chọn khi có nhu cầu mua, bán hoặc hoàn thiện các thủ tục về nhà đất. VPBank sẽ cung cấp cho khách hàng tất cả các thông tin về lĩnh vực đĩa ốc như: - Dịch vụ giao bán cho thuê nhà, xưởng, văn phòng. - Dịch vụ trung gian tìm mua, thuê nhà, xưởng, văn phòng. - Dịch vụ pháp lý về nhà, đất: tư vấn pháp lý,tư vấn tài chính. - Dịch vụ thanh toán mua, bán nhà đất qua VPBank - Các dịch vụ khác về nhà đất:: Hợp thức hoá xây dựng nhà, mua bán, sang nhượng nhà;….. 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Hai Bà Trưng thời gian qua. a. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động mang tính chất truyền thống của mọi ngân hàng, đóng vai trò ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được giúp ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là thủ quỹ của nền kinh tế. Nó là một công cụ điều hành quan trọng giúp Ban Giám Đốc quản lý sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo vốn thanh toán an toàn, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó PGD Hai Bà Trưng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn. Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của PGD ĐV: triệu đồng Huy động vốn 31/12/2005 31/12/2006 Tăng trưởng so với 2005 Năm 2007 Tăng trưởng so với 2005 TG không kỳ hạn 4.129 3.956 0.96% 4.533 1.1% TG có kỳ hạn 59.293 98.385 1.66% 147.102 2.48% Tổng TG 63.422 102.341 1.61% 151.635 2.39% ( Theo bảng cân đối kế toán 2006,2007 PGD Hai Bà Trưng ) Từ bảng trên cho thấy PGD Hai Bà Trưng có tôc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi khá mạnh. Năm 2006 tăng so với 2005 tăng tới 61%, Năm 2007 Tăng so với năm 2005 tăng tới 139%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn huy động được tăng dần trong từng năm và chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng nguồn tiền gửi huy động được. Thể hiện năm 2005 chiếm 93%, 2006 chiếm 96%, 2007 chiếm 97 % so với tổng nguồn tiền gửi huy động được. Đây là nguồn vốn rất lợi thế nó đóng vai trò là một nguồn vốn đối ứng ổn định, chi phí trả lãi thấp. Do kỳ hạn của nguồn vốn này xác định từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về quy mô hoạt động tín dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi huy động được. Ngân hàng áp dụng lãi suất huy động tương đối cao, áp dụng lãi suất thực dương với nhiều mức lãi suất tương ứng với các kì hạn tiền gửi khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Từ ngày 18/2/2008 NH VPBank đã chính thức áp dụng trên toàn hệ thống biểu lãi suất mới tăng rất mạnh ở các kì hạn 1,2,3,6,7,9 và 12 tháng với mức điều chỉnh tăng thấp nhất là 0,6 %/năm và cao nhất lên tới 1,02%/năm. Cùng với việc tăng mạnh lãi suất huy động, từ ngày 18/2/2008 VPBank chính thức triển khai sản phẩm huy động vốn hoàn toàn mới, khá đặc biệt " tiền gửi bù lạm phát " và là ngân hàng duy nhất triển khai hình thức huy động vốn này trên thị trường, "Tiền gửi bù lạm phát" áp dụng đối với các khách hàng là cá nhân và tổ chức gửi tiền VNĐ tính lãi cuối kỳ tại VPBank loại 12 tháng theo hình thức gửi thông thường. Ngoài mức lãi suất ban đầu khách hàng sẽ được VPBank cam kết bù thêm 1 phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tỷ lệ lạm phát thực tế. Sản phẩm huy động vốn này rất phù hợp với thực trạng lạm phát tại Việt Nam hiện nay, hứa hẹn cho ngân hàng thu hút được một lượng khách hàng lớn đến gửi tiền tại Ngân hàng. Những thành quả đạt được đó còn phải kể đến chính sách khách hàng của PGD luôn cố gắng mang lại cho khách hàng những dịch vụ uy tín tiện ích, phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh chóng. Với mục tiêu hàng đầu là không ngừng tăng trưởng nguồn tiền gửi hàng năm. b. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho PGD, là một nghiệp vụ có thế mạnh của PGD. PGD đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng như sau: Bảng 2.2.Tinh hình tín dụng của PGD năm 2006,2007 ĐV: triệu đồng Tổng dư nợ theo kỳ hạn Năm 2005 Năm 2006 So với năm 2005 Năm 2007 So vơi năm 2005 Cho vay ngắn hạn 17.390 32.346 186% 66.313 381% Cho vay trung hạn 36.314 42.110 116% 53.751 148% Cho vay dài hạn 9.065 18.782 207% 24.498 270% Tổng cộng 62.769 93.238 149% 144.562 230% ( Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007 PGD Hai Bà Trưng) Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2006 tăng 49%, Năm 2007 tăng 130% so với năm 2005. Và vượt 53 % so với kế hoạch năm 2007. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận cho PGD cũng tăng lên. Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay vốn trung vẫn chiếm tỷ trọng cao song giảm dần qua các năm. Năm 2005 chiếm 58% tổng vốn cho vay; năm 2006: 45%; Năm 2007: 37,2%. Ngược lai cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng năm 2005 chiếm: 27,7% ; 2006: 34,7%; 2007: 45,9%. Qua đó ta thấy được sự thay đổi của tiền trong cơ cấu dư nợ tín dụng của PGD, Nó có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng do nhu cầu tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động trên địa bàn tăng lên. Đồng thời nó cũng là chiến lược tập trung mảng cho vay vốn đối với các cá nhân, tổ chức mua ô tô, du học. Số hợp đồng cho vay mua ô tô, du học và bổ xung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà đất và xây dựng, nâng cấp nhà cửa tăng đáng kể trong những năm gần đây. Số HĐTD tại PGD lên tới 332 Hợp đồng ( thống kê danh sách HĐTD ngày 18 tháng 3 năm 2008 ). Với việc áp dụng chính sách lãi suất và phí dịch vụ tín dụng một cách linh hoạt từng đối tượng khách hàng và theo từng phương án, dự án cụ thể theo nguyên tắc: Khách hàng có mức độ rủi ro càng thấp thì lãi suất càng thấp ( căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng); khách hàng quan hệ tín dụng với PGD càng lâu thì lãi suất càng thấp; khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của VPBank hoặc đóng góp nhiều thu nhập của PGD thì lãi suất thấp hơn Do hạn chế về quy mô là một chi nhánh cấp 2 nên PGD ít có cơ hội tiếp cận với các khoản vay lớn, khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng thuộc khu vực ngoài quốc doanh thì chưa đa dạng, do chính sách vay còn quá chặt chẽ của VPBank. Do đó chưa tạo ra được lợi nhuận tối đa cho PGD. Đồng thời hoạt động tín dụng còn hạn chế chủ yếu ở hoạt động cho vay, còn hoạt động tín dụng khác như: Bảo lãnh, mở L/C, thanh toán quốc tế, chiết khấu các loại giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Làm giảm doanh thu của PGD. Để hoạt động có hiệu quả , đạt được các chỉ tiêu được giao, PGD luôn bám sát chủ chương chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước và của Ngân hàng VPBank. Với chủ trương trong ngắn hạn và dài hạn của mình là ngân hàng bán lẻ. Vì vậy hoạt động tín dụng của PGD cũng tập trung nhất quán theo hướng kinh doanh bán lẻ. Các sản phẩm tín dụng được chú trọng phát triển như là: - Các loại cho vay tín dụng, trả góp. - Các sản phẩm cho vay phục vụ DN nhỏ và vừa. - Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng. - Các sản phẩm cho vay bán lẻ khác. Thị trường mục tiêu VPBank là: Chú trọng cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc đối tượng Sau: - Các loại DN vưa và nhỏ - Các cá nhân,hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh . - Các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị. c. Hoạt động khác Bên cạnh hại hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, PGD Hai Bà Trưng cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh,…Các dịch vụ này không những góp phần đa dạng hoá hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho PGD. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của PGD năm 2007 chiếm 3,6% tổng thu nhập của PGD, trong đó: Thu từ dịch vụ thanh toán chiếm: 20,9% Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh : 2,5% Thu từ dịch vụ ngân quỹ : 5% Thu khác từ hoạt động dịch vụ : 31,8% Thu từ kinh doanh ngoại tệ : 1,4% Các khoản thu nhập khác : 38,4% Đáng chú ý nhất là thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng năm 2007 đạt 375,4 triệu tăng 70% so với năm 2006. Môt số hoạt động có mức tăng trưởng cao như: Thu từ dịch vụ thanh toán tăng gấp đôi; thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng gấp 5 lần; thu tứ dịch vụ ngân quỹ tăng 43%; thu khác từ hoạt động dịch vụ tăng 51% so với năm 2006. Đặc biệt đầu năm 2008 vừa qua VPBank phát hành thẻ tín dụng quốc tế MC2, MC2 là sản phẩm thẻ dành riêng cho giới trẻ năng động và sành điệu. Đây là loại thẻ tín dụng và ghi nợ đầu tiên tại Việt Nam có đường cong độc đáo, chất lượng trong suốt, cho phép khách hàng lựa chọn màu sắc theo sở thích. PGD đã thu hút khách hàng đến làm thẻ. Kết quả hoạt động dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu doanh thu của PGD 2.2.Thực trạng chất lượng cho vay của PGD Hai Bà Trưng Hà Nội 2.2.1. Tình hình chất lượng hoạt động cho vay của PGD Hai Bà Trưng Hà Nội Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay ngày càng được quan tâm phát triển nâng cao hàng đầu. Ngân hàng VPBank đã cơ cấu lại Phòng tín dụng của mình thành phòng phục vụ khách hàng DN và phòng phục vụ khách hàng cá nhân. Đó là điều kiện tốt để ngân hàng chuyên môn hoá trong việc cho vay. Do quy mô nhỏ là một chi nhánh cấp 2 nên PGD luôn cố gắng hoạt động hiệu quả nhất, coi chất lượng cho vay là nền tảng vững chắc cho sự thành đạt và phát triển bền vững của mình.. Sau đây là những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của PGD: * Doanh số cho vay: Thống nhất với sứ mệnh phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng VPBank là kiên trì thực hiện ngân hàng bán lẻ. PGD luôn hướng tới phục vụ các đối tượng khách hàng là: Các DN vừa và nhỏ, Các cá nhân hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh; các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị. Bảng 2.3. Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay theo mục đích tại PGD Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Doanh số Dư nợ Doanh số Dư nợ Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Mua- sửa chữa nhà 52839 41.8 48215 43.18 68312 40.07 54865 35.9 Ô tô 30237 23.92 25890 23.18 44731 25.13 42138 27.6 Du học 2212 1.75 2010 1.8 3773 2.12 3550 2.32 Bổ sung vốn lưu động 26774 21.18 23895 21.4 41652 23.4 37125 24.32 Cho vay khác 14347 11.35 11655 10.44 16500 9.27 14980 9.8 ( Báo cáo sao kê tín dụng năm 2006,2007 của PGD Hai Bà Trưng ) Cho vay theo món chiếm tỷ trong khá lớn tại PGD chiếm 38% doanh số cho vay của PGD. Đây là các khoản vay có thời hạn ngắn và trung hạn, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng. Là những khoản vay mà Ngân hàng luôn ưa thích. Vì những khoản vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ quản lý, rủi ro thấp hơn.Trong đó hoạt động cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng không ngừng tăng. Nó là hoạt động thế mạnh của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng hơn. Cho vay mua- sửa chữa nhà luôn chiếm ưu thế trong hoạt động cho vay của PGD và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên, năm 2006 chiếm 41.8%, năm 2007: 40.07% so với tổng doanh số cho vay của PGD. Do nhu cầu về nhà cửa ngày càng lớn, thị trường bất động sản có những biến động thuận lợi. Từ năm 2005 sau khi NHNN ra chỉ đạo thắt chặt cho vay đầu tư bất động sản, thay vào đó mở rộng hoạt động cho vay sửa chữa- xây dựng nhà. Sang năm 2006, 2007 hoạt động đầu tư vào bất động sản được nới lỏng hơn, đã tạo thuật lợi cho hoạt động cho vay mua - sửa chữa- xây nhà của ngân hàng. Hoạt động cho vay nhằm mục đích mua ô tô của ngân hàng đối với đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Doanh số cho vay mua ô tô liên tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của PGD, Năm 2006 chiếm tỷ trọng 23.92%, năm 2007: 25.13% so tổng doanh số cho vay của PGD. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa, đời sống của đại bộ phân người dân được cải thiện đáng kể. Nhiều DN cần sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại, hay các cá nhân có thu nhập cao cũng có nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã trở lên phổ biến. Bên cạnh cho vay mua- sửa chữa- xây dựng nhà và cho vay mua ô tô thì PGD còn đang phát triển hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ hoạt động đi du học mới đầu đã đạt được những con số đáng khích lệ. Đây là một dịch vụ mới không chỉ đối với VPBank mà đối với nhiều ngân hàng khác nữa. Thời gian tới ngân hàng VPBank có thể kết hợp với các trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài; du học tại chỗ để phát triển sản phẩm này hơn nữa. Bảng 2.4. Doanh số dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So với năm2005 Năm 2007 So với năm 2005 Cho vay ngắn hạn 17.390 32.346 186% 66.313 381% Cho vay trung hạn 36.314 42.111 116% 53.751 148% Cho vay dài hạn 9.065 18.782 207% 24.498 270% Tổng cộng 62.769 93.239 149% 144.562 230% (Bảng cân đối kê toán năm 2006,2007 của PGD Hai Bà Trưng) Từ bảng số liệu trên cho ta thấy Dư nợ cho vay của PGD tăng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2006 tăng 49%, năm 2007 tăng 130% so với năm 2005. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận cho PGD cũng tăng lên. Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay trung hạn và ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay. Trong đó cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao song giảm dần qua các năm. Năm 2005 chiếm 58% tổng vốn cho vay, năm 2006: 45%, năm 2007: 37.2%. Các khoản cho vay trung hạn chủ yếu cho vay để mua nhà,sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, đây là những khoản vay có thời hạn 12 tháng đến 3 năm, thời gian thu hồi nợ kéo dài cho nên dư nợ của hoạt động này cũng tăng lên. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay dài hạn của PGD còn có nhiều hạn chế về doanh số, do không có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng, còn phụ thuộc vào hạn mức nguồn vốn huy động được của PGD, làm giảm doanh thu của PGD. Do vây PGD cần phải có chính sách cụ thể để huy động được nguồn trung và dài hạn phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Cho vay ngắn hạn tại PGD có xu hướng tăng lên năm 2005 chiếm 27.7%, năm 2006:34.7%, năm 2007: 45.9% so với tổng doanh số dư nợ cho vay.Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn.Qua đó cho thấy sự thay đổi tiền trong cơ cấu dư nợ cho vay của PGD, có xu hướng biến động theo nhu cầu tiêu dùng , nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng lên. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay bổ sung vốn kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, vay mua sắm tiêu dùng cá nhân, sửa chữa nhà. Ngân hàng thường ưa thích những khoản vay ngăn hạn hơn do ngân hàng có thể quay vòng vốn nhanh hơn, nó phù hợp với nguồn mà PGD có thể huy động được, rủi ro thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. * Nợ quá hạn và nợ xấu. Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn của PGD Đv: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng Dư nợ 62.769 93.239 144.563 Nợ đủ TC 61.519 91.989 127.000 Nợ cần chú ý 0 0 15.309 Nợ dưới tiêu chuẩn 1.250 1.250 0 Nợ nghi ngờ 0 0 0 Nợ có khả năng mất vốn 0 0 2.254 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2% 2.5% 12.2% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2% 2.5% 1.55% ( Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007 của PGD Hai Bà Trưng ) Bảng 2.6.Tình hình nợ của các Phòng giao dịch trực thuộc NH VPBank – chi nhánh Đông Đô tính đến 31/12/2007 Tổng dư nợ Nợ cần chú ý Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu(%) I. Chi nhánh Đông Đô 392.359 17.527 2.556 0.65% 1. Trụ sở chi nhánh Đông Đô 170.102 1.203 201 0.12% 2. PGD Hai Bà Trưng 144.563 15.309 2.254 1.55% 3. PGD Bách Khoa 50.102 903 101 0.3% 4.PGD Minh Khai 19.544 112 0 0 5. PGD Chợ Mơ 4.857 0 0 0 6. PGD Giải Phóng 3.191 0 0 0 (Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPbank-chi nhánh Đông Đô năm 2007) Năm 2007, PGD đã có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của PGD là cao hơn so với toàn hệ thống NH VPbank ( là 0.49%). So với các PGD thuộc chi nhánh Đông Đô thì PGD Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Do PGD được thành lập khá sớm (3/11/2003) so với các PGD khác. Đây cũng là mặt thuận lợi vì PGD được thành lập sớm đã tạo được mối quan hệ uy tín tín cậy với nhiều khách hàng trên địa bàn và đã có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể, song lại phải đối đầu với các khoản vay không tốt đó là điều khó tránh khỏi. Nằm trên địa bàn có các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn đầu mới thành lập cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất là các khoản vay bổ xung vốn lưu động, mua sắm thiết bị nên nợ quá hạn thường rơi vào nhưng đối tượng vay này. Tuy dư nợ cho vay không ngừng tăng song tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên theo, từ 2.5% năm 2006 đạt 12.2% năm 2007. Trong những thàng đầu năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 12.25% do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cho vay thay đổi liên tục và ở mức cao( >12% năm), gây khó khăn lớn cho khách hàng vay trọng việc trả nợ vay đúng thời hạn. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ quá hạn của PGD tập trung chủ yếu ở nhóm 2 và nhóm 4. Theo Vneconomy thì tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống NHTM khoảng 3,2%. Trong đó, các NHTM Cổ phần khoảng 1% nhiều ngân hàng dưới 1%. Do đó tỷ lệ nợ xấu 1.55% phản ánh chất lượng tín dụng đạt mức khá của PGD. Nguyên nhân là do ngoài căn cứ vào thời gian quá hạn để phân loại nợ quá hạn, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, thì đối với các khoản nợ ( kể cả các khoản nợ trong hạn trả nợ và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời gian đã cơ cấu lại ) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Trong 3 nhóm nợ x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan