Luận văn Nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

MỤC LỤC. vi

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

5.1. Phương pháp thống kê kinh tế.4

5.2. Phương pháp thu thập thông tin .4

5.3. Phương pháp chuyên gia .5

5.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.5

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NNNT

TRONG TIẾN TRÌNH CNH, HĐH .7

1.1. NGUỒN LAO ĐỘNG, CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NNNT .7

1.1.1. Khái niệm lao động, nguồn lao động, lao động NNNT, chất lượng lao động.7

1.1.1.1. Lao động và nguồn lao động.7

1.1.1.2. Lao động NNNT, các đặc điểm của lao động NNNT.10

1.1.2. Vai trò nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn trong quá trìnhCNH, HĐH.13

1.1.3. Nội dung của chất lượng lao động NNNT .17

1.1.3.1. Sức khỏe.17

1.1.3.2. Văn hóa, Giáo dục- đào tạo.19

1.1.3.3. Năng suất lao động.23

1.1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh mức sống .26

1.1.4.1. Quan niệm CNH, HĐH nông nghiệp .27

1.1.4.2. Yêu cầu khách quan CNH, HĐH NN .27

1.1.4.3. Nội dung CNH, HĐH NN.29

1.1.4.4. Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với quá trình CNH, HĐHNNNT.31

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NNNT.32

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NNNT TRONG

TIẾN TRÌNH CNH, HĐH .36

1.3.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam .41

1.3.2.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước .44

1.3.3. Kinh nghiệm rút ra vận dụng cho huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế.48

Chương 2.: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG

THÔN Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.49

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI .49

2.1.2.1. Địa hình, địa chất .50

2.1.2.2. Khí hậu .50

2.1.2.3. Đặc điểm thủy văn .50

2.1.2.4. Tài nguyên môi trường.50

2.1.3.1. Dân số.51

2.1.3.2. Lao động, việc làm.51

2.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng.51

2.1.3.4. Đời sống nhân dân.52

2.1.4.1. Thuận lợi .52

2.1.4.2. Khó khăn .53

2.2. CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN A LƯỚI,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.54

2.2.1.1. Cơ cấu độ tuổi lao động .54

2.2.1.2. Cơ cấu giới tính.56

2.2.1.3. Tình trạng sức khỏe của lao động .58

2.2.2. Về trình độ văn hóa, mức độ đào tạo chuyên môn của lao động.64

2.2.2.1. Trình độ văn hóa của lao động.64

2.2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động.67

2.2.2.3. Sự hài lòng của lao động nông nghiệp, nông thôn.71

2.2.3. Chất lượng lao động thể hiện trong năng suất và thu nhập của lao động .73

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN A LƯỚI .78

2.3.1. Những lợi thế của nguồn nhân lực .78

2.3.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng lao động.79

2.3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng

lao động trên địa bàn huyện .80

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO. CHẤT LƯỢNG

LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở HUYỆN A LƯỚI,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.82

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO

ĐỘNG Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .82

3.1.1. Phương hướng nâng cao chất lượng lao động.82

3.1.2. Mục tiêu .84

3.2. Giải pháp .85

3.2.1. Thực hiện hoàn thiện công tác giáo dục ở các bậc học phổ thông và dạy nghề

nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.86

3.2.2. Chú trọng vấn đề y tế và nâng cao sức khỏe dân cư .89

3.2.3. Cần chú trọng yếu tố truyền thống văn hóa trong chiến lược phát triển nguồn

nhân lực .90

3.2. 4. Đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm.91

3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT theo

hướng CNH, HĐH .94

3.2.6. Chính sách thu hút cán bộ, giáo viên, y bác sỹ, cán bộ khuyến nông khuyến

lâm từ vùng xuôi lên công tác lâu dài hoặc định cư tại A Lưới.94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.96

1. Kết luận .96

2. Kiến nghị.97

pdf106 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lao động đã trở thành yêu cầu bức thiết. 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NNNT TRONG TIẾN TRÌNH CNH, HĐH 1.3.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới a) Kinh nghiệm Trung Quốc Trung Quốc là một nước có nền kinh tế lớn mạnh nhưng có những đặc điểm kinh tế- xã hội- chính trị tương đồng với Việt Nam. Quá trình phát triển hơn 30 năm theo con đường kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, chính sách nhân lực của này có nhiều nội dung phù hợp để ứng dụng vào Việt Nam. Năm 1979, theo con số của Ủy ban giáo dục quốc gia Trung Quốc, “trình độ văn hóa của đa số công nhân và nông dân được coi là quá thấp, có khoảng 30% người lớn mù chữ và 80% công nhân chưa tốt nghiệp sơ trung, 2/3 công nhân chỉ ở bậc 1-3 (trong 8 bậc kĩ thuật), có 3% là kĩ thuật viên (trong tổng số công nhân là 100 triệu)”. Mặt khác, đó là sự không cân đối trong giáo dục phổ thông: có quá nhiều trường phổ thông và quá ít trường kĩ thuật, trường dạy nghề(Thông báo của hội nghị công tác giáo dục Trung Quốc, 1979). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Tuy vậy, trong gần 30 năm qua, nền giáo dục Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2002, số người trong độ tuổi đi học đến trường đạt 370 triệu, tăng 6.7% so với năm 1978. Số người bị mù chữ trong tổng số dân đã giảm từ 23.5% xuống còn 12.1%, trong đó sốngười trong độ tuổi giảm từ 15-40 giảm xuống từ 15.8% xuống còn 6%.Chính vì vậy, đến năm 2002 Trung Quốc đã có 728 đơn vị đào tạo nghiên cứu sinh, trong đó có 408 trường đại học, 302 cơ sở nghiên cứu khoa học. Năm 2002, số nghiên cứu sinh học trong các cơ sở đào tạo là 501.000 người, trong đó có 108.700 nghiên cứu sinh và 392.300 học viên cao học. Ngoài ra, kể từ khi có chế độ đào tạo sau tiến sĩ cho đến năm 2001, Trung Quốc đã có 16.000 thạc sĩ và 14.000 tiến sĩ tham gia các khoá đào tạo tập trung 2 năm. Trung Quốc đi theo những quan điểm riêng của mình, quan điểm về chức năng và giá trị của phát triển nguồn nhân lực là: Làm cho các nguồn lực tiềm năng của con người trở nên có ích; biến đổi năng lượng của con người trở nên có hiệu suất cao; nâng cao hiệu quả làm việc; tạo ra những tài năng thật sự; tăng cường trình độ năng lực của họ; và cuối cùng đưa nước Trung Quốc từ một nước có nguồn nhân lực quy mô lớn thành nguồn nhân lực có chất lượng. Cụ thể, những giá trị để phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc biểu hiện ở các mặt sau: - Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu của chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”: Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã thông qua quỹ giáo dục trị giá khoảng 198 tỉ nhân dân tệ (21,19 tỉ USD). Khoảng 28,7 triệu trẻ em từ các gia đình nghèo đã được nhận hỗ trợ tài chính học tập. Trung Quốc có kế hoạch gia tăng tỉ lệ chi phí giáo dục so với GDP lên 4% vào năm 2012 thay vì 3,48% năm 2008. “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc” là một chính sách quốc gia cơ bản. Nếu như khoa học và giáo dục là hai bánh xe cho sự tiến vào thế kỷ mới của Trung Quốc thì nhân tài là trục của bánh xe và phát triển nguồn nhân lực sẽ quyết định tốc độ của những bánh xe đó. Vì thế, việc thực hiện chiến lược này tạo ra nhiều không gian cho phát triển nguồn nhân lực. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 - Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu cho chiến lược “Phát triển không ngừng” Điều cốt lõi của chiến lược “Phát triển không ngừng” là sự thống nhất lâu dài của ba yếu tố: môi trường, kinh tế và xã hội. Sự thống nhất lâu dài đó lại phụ thuộc vào nhân tố chính của các hoạt động xã hội - đó chính là con người, là thái độ của con người đối với sự phát triển không ngừng. Trung Quốc đang thiếu các nguồn lực ở mức trung bình và tình trạng căng thẳng về nguồn lực sẽ còn kéo dài, vì vậy nên theo phương thức tiết kiệm để sử dụng, phát triển các nguồn lực đó. Một mặt, ta nâng cao mức sử dụng để tiết kiệm các nguồn lực, mặt khác, thay đổi từ phương thức rộng tới hẹp để tăng cường hiệu quả của các nguồn lực. Trên thực tế, sự hủy hoại, lãng phí các nguồn lực là khá nghiêm trọng và phổ biến. Một lý do quan trọng nữa, đó là chất lượng của lực lượng lao động không tương ứng với sự phát triển của các nguồn lực tự nhiên. Theo đó, củng cố việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng của người lao động là vấn đề quan trọng. - Phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của đất nước Trung Quốc Trung Quốc có nguồn lực con người lớn và giàu có, nhưng chính điều này lại làm cho sự thiếu hụt các nguồn lực khác trầm trọng hơn. Trung Quốc có nhiều sản phẩm, rừng, mỏ và nguồn nước, nhưng nếu những nguồn lực này được phân chia cho con số 1,3 tỷ người thì cũng chỉ còn lại rất ít cho mỗi người. Những nguồn lực tự nhiên chủ yếu, hàng hóa và Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là rất đáng kể, song tính riêng cho mỗi thành phố thì Trung Quốc đứng cuối bảng xếp hạng của thế giới. Ở chừng mực nào đó, vì không còn lựa chọn nào khác, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực cần thiết và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển hiện tại của Trung Quốc. - Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển của miền Tây Trung Quốc và tạo dựng xã hội thịnh vượng. Miền Tây Trung Quốc có những nguồn nguyên vật liệu giàu có, nhưng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực có tính quyết định cho sự cải thiện các điều kiện môi trường, vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là cần thiết để phát triển miền Tây Trung Quốc và điều đó có mối quan hệ mật thiết với việc tạo dựng xã hội thịnh vượng hiện tại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 39 - Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nông” (nông dân, nông thôn và nông nghiệp): Ở nông thôn Trung Quốc, những nguồn lực tự nhiên như đất nông nghiệp là tương đối khan hiếm. Các vùng nông thôn có số dân đông nhưng chất lượng thấp, có nguồn nhân lực tiềm năng thực sự dồi dào, chứa đựng sức sản xuất tiềm năng rất lớn. Phát triển nguồn nhân lực nông thôn có thể giải quyết hiệu quả vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc. Nông dân là vấn đề cốt lõi của “tam nông” và giải pháp là việc làm của họ. Theo thống kê, dân số nông thôn cần việc làm vào khoảng nửa tỷ. Tuy nhiên, ở nông thôn, toàn bộ gia đình sống dựa vào nông nghiệp và họ làm việc tới già, không nghĩ tới nghỉ hưu. Những người này cộng với lực lượng lao động, kể cả dưới 18 và trên 60 tuổi đều vẫn đang làm việc. Thêm một nửa lực lượng lao động này thì số người ở nông thôn có khả năng lao động đạt tới con số 600 triệu người. Với tỷ lệ tự nhiên giữa lực lượng lao động và đất nông nghiệp thì chỉ 100 triệu người là đủ cho nông nghiệp và vì thế, gần 500 triệu người trong lực lượng lao động nông thôn chuyển sang làm việc phi nông nghiệp. Những năm gần đây, gần 150 triệu người đã làm việc trong các doanh nghiệp thị trấn, làng, xã hoặc làm việc ở thành phố, nhưng vẫn còn hơn 300 triệu người (gần bằng dân số Mỹ) đang xếp hàng chờ việc. Vì rất nhiều lý do, chủ yếu là vì khả năng làm việc kém và ít được giáo dục. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nông thôn là giải pháp cuối cùng, quyết định để giải quyết vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc. b) Kinh nghiệm Nhật Bản Nhật Bản là một nước có diện tích nhỏ hẹp, điều kiện tự nhiên còn nhiều hạn chế và thường xuyên gánh chịu những hậu quả của thiên tai. Thế nhưng, Nhật Bản lại là một trong những cường quốc đứng hàng đầu thế giới. Nhận thức được mình là một nước nghèo tài nguyên, điều kiện tự nhiên khắc nghiêt, vì vậy mục tiêu đầu tư hàng đầu của quốc gia này trong quá trình CNH là khai thác tiềm năng và phát huy năng lực con người một cách tích cực và có hiện quả, luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Kinh nghiệm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 những nét riêng không lẫn với bất kỳ quốc gia nào, đông thời nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hội nhập và phát triển. Điều này thể hiện ở những điểm sau: - Chính phủ Nhật Bản luôn khuyến khích hình thành một xã hội học tập và chế độ học tập suốt đời, rèn luyện cho mỗi người lao động tinh thần học hỏi cao, linh động và thích nghi với mọi điều kiện làm việc. Có một nét trong đường lối dạy và học của Nhật Bản mà không thể bắt gặp ở quốc gia nào khác: Dù sự thật Nhật Bản là một trong những nước phát triển nhất thế giới, nhưng trong mọi bậc học, các giáo viên vẫn luôn giảng dạy cho học sinh mình rằng: “Nước ta là một nước nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thường xuyên gánh chịu những hậu quả khắc nghiệt của thiên tai, vì thế các em phải luôn luôn phấn đấu học tập và không ngừng cống hiến để đưa đất nước đi lên”. Điều này đã chứng minh rằng người Nhật rất khiêm tốn và không bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”. - Điểm nổi bật trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản là hệ thống kích thích lao động có hiệu quả. Điều này làm động lực để mọi cá nhân và cộng đồng có thể cống hiến hết mình những tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp cho công việc. - Ngoài ra các công ty, xí nghiệp ở Nhật Bản luôn tạo cho người lao động một niềm tin rằng: Họ có thể nâng cao thu nhập và giàu lên từ công việc chuyên môn của mình. Điều này đã kích thích người lao động không ngừng phấn đấu và luôn trung thành với nơi làm việc. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp Nhật đánh giá rất cao thâm niên của người lao động, do đó người lao động làm việc rất ổn định, hiếm khi đặt doanh nghiệp trong tình trạng hụt hẩng vì thiếu những lao động chủ chốt. - Để hỗ trợ các khu vực khó khăn, chính quyền Nhật Bản đã thực hiện xã hội hoá giáo dục, tập trung cho vay vốn xây dựng ở các vùng khó, đặc biệt là xây dựng các khu ký túc xá cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng sâu vùng xa yên tâm học hành. c) Kinh nghiệm Thái Lan Hiện nay tổng dân số của Thái Lan là 63,389 triệu người. Tỷ lệ người trên 60 tuổi 11,5%. Tỷ lệ dân số nông thôn là 63,9%. Mật độ dân số 129 người/Km2. Tổng tỷ suất sinh của Thái Lan là 1,5 con. Tuổi thọ bình quân khoảng 73 tuổi (tương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 đương với Việt Nam). Tỷ lệ chết 12,5 phần nghìn. Căn cứ từ thực trạng các chỉ báo nhân khẩu học thì chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thái Lan thành công sớm hơn Việt Nam khoảng 10-15 năm. Những thành tựu về kinh tế trong những năm qua phần nào khẳng định những hiệu quả của chính sách phát triển nhân lực của Thái Lan. - Dân số Thái Lan đang già hóa nhanh, do vậy đã xây dựng chiến lược thích ứng với già hóa dân số để đối phó với cơ cấu dân số già. Bên cạnh đó, Thái Lan đã không để xảy ra vấn đề mất cân bằng giới tính, trong thời gian qua tỷ lệ giới tính khi sinh vẫn ở mức cho phép. - Thái Lan đã bỏ lỡ mất cơ hội cơ cấu dân số vàng do không chuẩn bị tốt chất lượng nguồn nhân lực. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy do chuẩn bị sớm được chất lượng nguồn nhân lực tốt nên đã tận dụng được hiệu quả cơ hội cơ cấu dân số vàng. Việt Nam hiện nay đã bước vào cửa sổ cơ hội dân số, cần chú trọng rút kinh nghiệm từ bài học của Thái Lan để tận dụng tốt cơ hội này. - Việc đào tạo và phát triển công chức được Chính phủ Thái Lan ưu tiên hàng đầu trong phát triển quốc gia, đồng thời ngân sách chi cho các hoạt động đào tạo và phát triển là các khoản đầu tư của nhà nước. Năm 1980, thành lập Học viện đào tạo công vụ. Với tư cách là cơ sở đào tạo của Ban Công vụ, Học viện có nhiệm vụ nâng cao công tác xây dựng chính sách đào tạo và phát triển, nắm vai trò lãnh đạo về đào tạo và điều phối các hoạt động đào tạo của từng bộ. - Phát triển hệ thống trường đại học chuẩn quốc tế đã nâng tầm chất lượng giáo dục lên một bước tiến mới, tạo điều kiện nâng chất lượng nguồn nhân lực lên tầm thế giới. 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam 1.3.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam Đảng và nhà nước ta kế thừa quan điểm về vấn đề lao động của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng con người là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử. Với tư cách là thực thể xã hội, thông qua hoạt động thực tiển con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên và thúc đẩy sự vận động phát triển của ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 42 lịch sử xã hội. Hoạt động lao động sản xuất không chỉ là điều kiện tồn tại mà còn là phương thức để biến đổi đời sống và thay đổi bộ mặt xã hội. Do vậy, mỗi bước tiến của lịch sử, của xã hội luôn là kết quả hoạt động thực tiển của con người. Trên cơ sở nắm bắt quy luật, thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục đích và nhu cầu đặt ra. Từ đó khẳng định: “Không có hoạt động của con người thì không có quy luật xã hội và cũng không có xã hội loài người”. Ngoài ra Ph. Ăngghen khi nói về vai trò con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã nhấn mạnh: “Chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù hợp thì không đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó nữa”. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực được khái quát trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ở Việt Nam, trong các kì đại hội, từ kì đại hội I đến đại hội V, Bắt đầu từ kì đại hội VI khi thực hiện đường lối đổi mới thì những hệ thống quan điểm về nguồn nhân lực được hình thành và được đặt trong mối quan hệ với quá trình CNH của đất nước. Đại hội VI, xác định nhiệm vụ bao trùm tổng quát ổn định tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH trong những chặng đường tiếp theo. Khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về phát triển nguồn lực, phát huy nhân tố con người. Đại hội VII, khẳng định tiếp tục hoàn thiện và phát triển đường lối đổi mới do đại hội VI khởi xướng. Đại hội VIII, chủ trương xây dựng nền kinh tế mở; lấy việc phát huy con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. “Phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”[ 4]. Đại hội cũng khẳng định rằng: “ Phải đào tạo những người công dân dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội phải vừa “hồng” vừa “chuyên”[4 ]. “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc HĐH”[4 ]. Đại hội IX, phát huy những lợi thế của đất nước, gắn CNH với HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH. “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục đào tạo. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản làm chủ kỹ năng, nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực phát huy, mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”[5 ] Đại hội X, “Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh ; do nhân dân lao động làm chủ ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...” [6 ]. Đại hội X còn chỉ rõ phải phát huy kinh tế tri thức, nghĩa là phải phát huy yếu tố con người đây là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH. Đại hội xác định rõ mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm (2001-2010 ) là : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.[ 6] Đại hội XI xác định, “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”[ 7]. 1.3.2.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước + Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương có nền kinh tế phát triển trong khu vực miền trung Tây Nguyên. Trong thời gian vừa qua, Đà Nẵng đã được cả nước chú ý bởi những chính sách về nhân lực khá đặc biệt so với nhiều tỉnh khác. Qua nhiều năm áp dụng những biện pháp mới, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan. Chính vì thế, những kinh nghiệm quý giá này cần được nghiên cứu để ứng dụng những nội dung phù hợp vào tình hình huyện A Lưới hoặc tham khảo để áp dụng sau này. Chính sách nhân lực của thành phố Đà Nẵng tập trung trước hết đó là vào khu vực công. Thể hiện hàng loạt chính sách quan trọng đều nhắm vào điều chỉnh và phát triển hệ thống nhân lực trong cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan. Các chính sách đào tạo và phát triển nhân lực khu vực công quan trọng của thành phố gồm: * Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công vụ hàng năm cho cán bộ, công chức khu vực công Hàng năm thành phố đào tạo công vụ cho khoảng 30% cán bộ, công chức, viên chức thành phố. Đối với các ngành dịch vụ công, tỷ lệ bồi dưỡng công vụ hàng năm của một số ngành: - Dịch vụ công về y tế: 37%. - Dịch vụ công về giáo dục: 81% (nếu như tính các khóa tập huấn nghiệp vụ giảng dạy, bồi dưỡng về giáo trình, chương trình thay sách mới được tổ chức vào trước năm học hàng năm thì tỷ lệ lượt bồi dưỡng viên chức ngành giáo dục là 100%). - Dịch vụ công về môi trường: 70% - Dịch vụ công về giao thông vận tải: 35% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 - Dịch vụ công về văn hóa, thể thao, du lịch: 70%. - Dịch vụ công về khoa học và công nghệ: 22%. * Chính sách đào tạo chuyên gia quản lý khu vực công Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều chương trình đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức: - Chương trình đào tạo chuyên gia sau đại học tại nước ngoài: từ 2006-2010: thành phố đã cử đào tạo 78 thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài. Trong đó, có 09 người đang học cao học tại các trường đại học ở Pháp. - Chương trình đào tạo tiền công vụ: Thành phố đã chọn 259 công chức dự nguồn (những học sinh giỏi tốt nghiệp trung học phổ thông) và cử đi học đại học trong và ngoài nước. Trong đó, có 35 sinh viên đang học tập tại các trường đại học ở Pháp. - Lĩnh vực đào tạo: Y tế; giáo dục; kiến trúc; quản lý đô thị; quản lý giao thông đô thị; quản lý môi trường; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; quản lý dự án; quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ; quản lý hành chính, luật. * Tuyển dụng cán bộ khu vực dịch vụ công theo năng lực và cạnh tranh - Bên cạnh phát huy nội lực, thành phố đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng từ bên ngoài dựa trên quy trình tuyển chọn cạnh tranh theo thực tài với nhiều cơ chế ưu đãi để tuyển dụng người có chất lượng, bố trí làm việc tại các cơ quan hành chính (34%) và đơn vị dịch vụ công của thành phố (66%), đặc biệt là trong các ngành dịch vụ về giáo dục (21,7%) và y tế (27,6%). Đây là chính sách mang tính đặc thù trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành phố. - Thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo các đơn vị dịch vụ công: Đây là cách làm mới, đặc thù của thành phố so với các chính sách, cơ chế tuyển dụng cán bộ các vị trí lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam. Các ngành dịch vụ công có nhiều người tham gia thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo: dịch vụ giáo dục; dịch vụ đô thị; giao thông vận tải + Kinh nghiệm ở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 * Kinh nghiệm huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Huyện Hương Trà là một huyện có điều kiện tự nhiên và xã hội khá tương đồng với huyện A Lưới. Trong huyện cũng có nhiều xã miền núi và có trình độ phát triển ngang với một số xã trên địa bàn huyện A Lưới. Mặt khác, Hương Trà là một huyện có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn huyện A Lưới. Những điều này khiến cho việc học tập kinh nghiệm phát triển sẽ giúp có nhiều ứng dụng vào điều kiện của huyện A Lưới Theo chủ trương của huyện Hương Trà, chú trọng vào các nội dung sau: - Đổi mới chính sách tổ chức, thông qua công việc để lựa chọn, bố trí, sử dụng phát huy tốt năng lực nội tại của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, lao động trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội. - Coi trọng công tác giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nhân tài trong hàng ngũ cán bộ, nhân viên công tác quản lý Nhà nước và quản lý kỹ thuật. Có qui hoạch, đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trên các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị, xã hội, Quản lý doanh nghiệp. - Chú trọng đào tạo lực lượng lao động một cách thiết thực và cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Dành phần đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo lực lượng lao động cao cấp cho tổ chức sản xuất kinh doanh, lao động kỹ thuật bằng kết hợp đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, kỹ năng nghiệp vụ với bồi dưỡng nhận thức pháp luật, tri thức đạo đức xã hội, kỷ luật lao động. - Thu hút lao động đến phục vụ các vùng khó khăn thông qua các chương trình ưu đãi - Phối hợp với các trường đại học, trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất xây dựng chương trình đào tạo và khuyến khích, thu hút người lao động trên địa bàn tham gia vào các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng lao động đối với những ngành nghề mà địa phương đang cần hoặc có khả năng phát triển. Điều đáng chú ý ở huyện Hương Trà đó là sự xuất hiện của các trường đào tạo ở mức độ trên phổ thông, dù chỉ là mới ở quy mô ban đầu. Đây là điều bổ ích để huyện A Lưới xem xét trong chính sách của mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 * Kinh nghiệm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hướng Hóa là huyện biên giới quan trọng của tỉnh Quảng Trị bởi đây là cửa khẩu quan trọng với khu thương mại đặc biệt Lao Bảo. Hàng năm đóng góp xấp xỉ 20% giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 11,9 triệu/người/năm, tốc độ tăng trưởng sản xuất 9,2%. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 2178 tỷ đồng (giá so sánh 2004). Chính vì thế, đây là địa bàn nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư nhiều mặt. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân lực đối với sự phát triển của huyện Hướng Hóa, đảng bộ huyện đã có những chủ trương ưu tiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa nhiều mặt vượt trội so với huyện A Lưới, những tiến bộ trong nhiều năm qua đã mang lại nhiều bài học bổ ích cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện A Lưới. - Tăng cường việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bằng các chính sách ưu đãi như nâng mức phụ cấp cho nguồn nhân lực đến làm việc tại huyện Hướng Hóa cao hơi so với các vùng, miền khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; - Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý một cách thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời tình hình mới. - Lựa chọn những thanh niên có trình độ bố trí làm việc trong cơ quan nhà nước. - Đầu tư hệ thống bệnh viện tuyến xã và huyện ngày càng hoàn chỉnh để chăm sóc đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng sống. - Tạo điều kiện cho thanh niên lập nghiệp bằng các dự án kinh tế mới, làng thanh niên lập nghiệp góp phần tăng gia đời sống và phát huy năng lực của một bộ phận thanh niên tiên tiến vào phát triển kinh tế. - Phát triển Lao Bảo trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của huyện, làm đòn bẩy kinh tế cho huyện và tạo việc làm cho phần lớn lao động trong huyện. - Chú trọng phát triển các mô hình kinh tế trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa của huyện nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 1.3.3. Kinh nghiệm rút ra vận dụng cho huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế Qua khảo sát cơ sở thực tiển của các nước trên thế giới và nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, cùng với hê thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhất định nhằm vận dụng cho việc nâng cao chất lượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_lao_dong_nong_nghiep_nong_thon_trong_tien_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_h.pdf
Tài liệu liên quan