Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại VNPT Thanh Hoá

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng .v

Mục lục. vi

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG.4

1.1 KHÁI NIỆM NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG .4

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trong doanh nghiệp viễn thông.4

1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .4

1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Viễn thông.5

1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp viễn thông.6

1.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP VIỄNTHÔNG.8

1.2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.8

1.2.1.1 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.8

1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.9

1.2.1.3. Yêu cầu khi thực hiện các phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhânlực.13

1.2.2. Một số phương pháp đánh giá nguồn nhân lực.15

1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Viễn thông.17

1.2.3.1. Về mặt quản lý nhà nước .17

1.2.3.2. Xuất phát từ sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Viễn thông .19

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN

LỰC TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG.21

1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật và chính trị.21

1.3.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, sức khỏe.21

1.3.3. Mức thu nhập doanh nghiệp chi trả cho người lao động .22

1.3.4. Các nhân tố thuộc về quản lý .23

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊA

PHƯƠNG TRONG NƯỚC.26

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.26

1.4.2. Kinh nghiệm của Viễn thông Nghệ An.28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỄN

THÔNG THANH HÓA .32

2.1. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG THANH HÓA .32

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển. .32

2.1.2. Chức năng của VNPT Thanh Hoá .32

2.1.3. Các dịch vụ VNPT Thanh Hóa cung cấp.33

2.1.4. Cơ cấu tổ chức tại VNPT Thanh Hoá. .34

2.1.5.Tình hình hoạt động của Viễn thông Thanh Hóa trong những năm vừa qua. .38

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

VIỄN THÔNG THANH HOÁ.40

2.2.1. Phân tích theo chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu.40

2.2.1.1. Phân tích theo chỉ tiêu về số lượng lao động .40

2.2.1.2. Phân tích theo chỉ tiêu về cơ cấu lao động.43

2.2.2. Phân tích theo chỉ tiêu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.47

2.2.3. Phân tích theo chỉ tiêu đánh giá trình độ lành nghề của người lao động .50

2.2.4. Phân tích theo chỉ tiêu đánh giá tính chuyên nghiệp người lao động .52

2.2.5. Phân tích theo chỉ tiêu phẩm chất chính trị, ý thức kỷ luật của người lao động.54

2.2.5.1. Phân tích theo chỉ tiêu phẩm chất chính trị của người lao động.54

2.2.5.2. Phân tích theo chỉ tiêu ý thức kỷ luật của người lao động.56

2.2.6. Phân tích theo chỉ tiêu tổ chức quản lý .57

2.3. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI VNPT THANH HOÁ .59

2.3.1. Những ưu điểm.59

2.3.2. Những hạn chế .60

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .61

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỄN THÔNG THANH HÓA.64

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

CỦA VIỄN THÔNG THANH HÓA .64

3.1.1. Phương hướng phát triển chung của VNPT Thanh Hoá.64

3.1.1.1. Phát triển kinh doanh dịch vụ .64

3.1.1.2. Thực hiện chiến lược phát triển .65

3.1.1.3. Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng điểm, trọng tâm và hiệu quả .66

3.1.1.4. Tăng cường công tác điều hành, quy hoạch tối ưu để nâng cao chất lượng

mạng lưới, tạo năng lực phát triển. .66

3.1.1.5. Chủ động phân tích và triển khai nhanh các biện pháp, giải pháp trong chỉ

đạo, điều hành, xử lý ứng cứu thông tin.67

3.1.1.6. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và chủ động xử lý đảm bảo toàn

diện chất lượng dịch vụ cho khách hàng.68

3.1.1.7. Tập trung nâng cao năng lực tài chính, linh hoạt trong sử dụng, khai thác

nguồn lực tài chính.68

3.1.1.8. Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ-sáng kiến

(KHCN-SK) .69

3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của VNPT Thanh Hoá.70

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN

NHÂN LỰC CỦA VIỄN THÔNG THANH HÓA .72

3.2.1. Đổi mới chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực.72

3.2.1.1. Đổi mới chính sách tuyển dụng .72

3.2.1.2. Đổi mới chế độ đãi ngộ đối với người lao động .74

3.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực .75

3.2.3. Đổi mới công tác quản lý, đánh giá, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực .77

3.2.3.1. Đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực .77

3.2.3.2. Đổi mới công tác đánh giá nguồn nhân lực .78

3.2.3.3. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực .79

3.2.4. Thực hiện tốt công tác khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động.80

3.2.4.1. Thực hiện tốt công tác khen thưởng.80

3.2.4.2. Thực hiện tốt công tác kỷ luật.82

3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại tạo điều kiện nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực.83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.86

1. KẾT LUẬN.86

2. KIẾN NGHỊ .86

TÀI LIỆU THAM KHẢO.88

pdf98 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại VNPT Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp Viễn thông (Trong nước và ngoài nước). Từ những lý luận chung, cơ bản trên là cơ sở để tác giá tiếp cận thực trạng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực tại Viễn thông Thanh Hóa một cách khoa học và đầy đủ ở chương 2. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỄN THÔNG THANH HÓA 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG THANH HÓA 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển. VNPT Thanh Hoá là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 687/QĐ TCCB/HĐQT ngày 06.12.2007 “V/v: Thành lập Viễn thông Thanh Hoá” và Quyết định số 688/QĐ TCCB/HĐQT ngày 06.12.2007 V/v “Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viễn thông Thanh Hoá” của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Viễn thông Thanh Hóa là đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc VTTH mẹ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tên đầy đủ: Viễn thông Thanh Hóa Tên viết tắt bằng tiếng Việt: VNPT Thanh Hóa Tên giao dịch quốc tế: VNPT ThanhHoa VNPT Thanh Hóa được tách ra từ Bưu điện Tỉnh Thanh hóa từ năm 2008 trên cơ sở cơ cấu lại các tổ, bộ phận sản xuất về dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin. Trên cơ sở mạng lưới, con người, thiết bị, công nghệ hiện có, VNPT Thanh Hóa đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Tại địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, VNPT Thanh Hóa là đơn vị chủ lực cung cấp các dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin. Ngoài ra, VNPT Thanh Hóa luôn nhận được sự tin tưởng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2. Chức năng của VNPT Thanh Hoá Có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Bưu chính Viễn thông – Công nghệ thông tin như sau:  Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn Tỉnh.  Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin.  Sản xuất kinh doanh, cung ứng đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất Kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33  Khảo sát tư vấn thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông công nghệ thông tin;  Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.;  Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;  Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên.  Kinh doanh ngành nghề khác khi tập đoàn cho phép. 2.1.3. Các dịch vụ VNPT Thanh Hóa cung cấp Dịch vụ Viễn thông:  Dịch vụ điện thoại cố định  Dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Gphone  Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone  Dịch vụ gia tăng của tổng đài điện thoại  Các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới NGN 1800, 1900, 1719...  Dịch vụ điện thoại dùng thẻ  Dịch vụ điện thoại 171, 1717  Dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng Dịch vụ Internet  Dịch vụ VNN Internet  Các dịch vụ gia tăng trên internet  Dịch vụ Internet FTTH  Dịch vụ MegaVNN  Dịch vụ MegaWAN  Đăng ký tên miền Domain  Web Hosting, Mail Offline  Thiết kế Website Dịch vụ Nội dung  Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội: 1080  Dịch vụ tư vấn trực tuyến: 1088 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34  Dịch vụ hộp thư thông tin tự động: 8011xxx  Dịch vụ giải trí truyền hình  Dịch vụ bản tin ngắn SMS Dịch vụ Truyền hình độ nét cao: LamSonTV và MyTV 2.1.4. Cơ cấu tổ chức tại VNPT Thanh Hoá. Bộ máy tổ chức của Viễn thông Thanh Hoá (VNPT Thanh Hoá): Thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Ban QLDA Phòng ban chức năng TT trực thuộc Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của VNPT Thanh Hoá Giám đốc chỉ đạo trực tiếp và nhận thông tin phản hồi Các phó Giám đốc chỉ đạo trực tiếp và nhận thông tin phản hồi Phòng ban chỉ đạo trực tiếp và nhận thông tin phản hồi từ các TT Ban QLDA phối hợp với các phòng ban chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc kí kết các HĐKT và triển khai các dịch vụ CNTT ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Giải thích sơ đồ - Ban Giám đốc: Gồm các Giám đốc và Phó Giám đốc + Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của VTTH, có quyền điều hành cao nhất tại VTTH và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của VTTH. + Các Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về việc điều hành một số lĩnh vực do Giám đốc phân công trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại VTTH và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nhà nước. Tại Viễn thông Thanh Hóa gồm 3 Phó giám đốc đó là: 1 Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và 2 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh; - Các Phòng ban chức năng: + Phòng Tổng hợp : Tổng hợp mọi mặt hoạt động của Viễn thông Thanh Hóa báo cáo lên Giám đốc, đồng thời triển khai chỉ thị của Giám đốc xuống các đơn vị cơ sở cấp dưới. + Phòng Tổ chức cán bộ: Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo, Thẩm định và trình Giám đốc phê duyệt làm cơ sở thực hiện. Quản lý các loại hình hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định. Thực hiện đóng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tập trung cho cán bộ công nhân viên trong toàn VTTH. + Phòng Kế toán thống kê tài chính: Quản lý vốn, tài sản tại VTTH đảm bảo theo đúng quy đinh của Nhà nước và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tổng hợp số liệu kinh doanh kinh tế tài chính. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu, tài liệu về kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực Viễn thông hàng năm và dài hạn. + Phòng Kinh doanh thị trường: Chủ trì tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động kinh doanh đồng bộ. Xây dựng kế hoạch doanh thu, chi phí hàng năm, trung hạn và dài hạn trình Giám đốc phê duyệt. Thẩm định trình Giám ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc. Chủ trì trong công tác ký kết hợp đồng mua bán vật tư, hàng hóa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đăng ký các chương trình quảng cáo của VTTH với cơ quan chức năng có thẩm quyền + Phòng Hành chính quản trị: Có nhiệm vụ quản lý và điều tiết hệ thống xe ô tô tại văn phòng VTTH, bảo hoạt động sữa chữa ứng cứu mạng ngoại vi, các thiết bị truyền dẫn tổng đài... được nhanh chóng, kịp thời. Có trách nhiệm vệ sinh giữa ca, phục vụ ăn trưa cho Cán bộ công nhân viên tại VTTH. + Phòng Đầu tư phát triển: Xây dựng các dự án đầu tư thiết bị nhà trạm, thiết bị tổng đài, thiết bị mạng ngoại vi, thiết bị phụ trợ,trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lập và trình kế hoạch sữa chữa tài sản hàng năm tại VTTH. Chủ trì trong công tác đánh giá hiện trạng tài sản, điều chuyển tài sản nhằm sử dụng hiệu quả tài sản cố định tại VTTH. + Phòng Quản lý mạng và dịch vụ: Quản lý hệ thống mạng ngoại vi, mạng cáp quang, hệ thống các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn và thiết bị phụ trợ; Xây dựng phương án phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai hàng năm cho mạng lưới VT-CNTT; Quản trị chất lượng các dịch vụ VT-CNTT cung cấp cho thị trường; Chủ trì Xây dựng bộ đề thi tuyển dụng lao động, thi nâng bậc, thi chuyển ngạch hàng năm; Xây dựng, nghiệm thu các ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. + Ban quản lý dự án: Thay mặt VTTH tìm kiếm các khách hàng lớn, các dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Dự án hạ tầng VT-CNTT tại các khu đô thị mới, hạ tầng VT-CNTT tại khu công nghiệp, khu kinh tế Nghi sơn,.. Thực hiện các dự án cung cấp các thiết bị Viễn thông, thiết bị Nghe nhìn cho các Siêu thị, khách sạn lớn, - Các Trung tâm trực thuộc gồm có:  Các Trung tâm dọc: Trung tâm Chuyển mạch và truyền dẫn; Trung tâm tin học; Trung Tâm dịch vụ khách hàng; Trung Tâm Dịch Vụ Nội Dung.  Các Trung tâm viễn thông huyện, thị xã, thành phố: gồm có 27 Trung tâm. Các đơn vị kinh tế trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, được tổ chức và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 hoạt động theo phân cấp của Viễn thông Thanh Hoá, có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước trên địa bàn đơn vị trú đóng, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viễn thông Thanh Hoá. Các đơn vị trực thuộc hoạt động chuyên ngành trên lĩnh vực được quy định của Viễn thông Thanh Hoá. Bộ máy tổ chức của các trung tâm trực thuộc: Giám đốc Phó Giám đốc Kiểm soát viên nghiệp vụ Kế toán Các tổ sản xuất Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của các trung tâm trực thuộc + Giám đốc Trung tâm: là người đứng đầu Trung tâm Viễn thông, chịu trách nhiệm trước Giám đốc VTTH và pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm, có quyền cao nhất trong hoạt động điều phối, sắp xếp nhân lực tại trung tâm. + Kiểm soát viên nghiệp vụ: Kiểm soát các quy trình, quy định nghiệp vụ của VTTH, hạn chế các sai sót về nghiệp vụ, kiểm soát nghiệp vụ, quản lý tài sản cố định bằng hiện vật tại Trung tâm. Giám đốc chỉ đạo trực tiếp và nhận thông tin phản hồi Các bộ phận chức năng chỉ đạo trực tiếp và nhận thông tin phản hồiĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 + Kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và Giám đốc VTTH về tất cả các mặt quản lý tài chính kế toán tại trung tâm, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Phòng Kế toán thống kê tài chính Viễn thông Thanh Hóa. Tập hợp hồ sơ chứng từ hạch toán các nghiệp vụ pháp sinh tại đơn vị như Doanh thu, chi phí, theo dõi công nợ, tồn kho, + Các tổ sản xuất: Tại các Trung tâm, tùy theo địa giới hành chính lớn hay bé thì có nhiều tổ sản xuất khác nhau. Các tổ sản xuất được phân theo địa giới hành chính, trong mỗi tổ sản xuất có tổ trưởng, tổ phó, bộ phận kinh doanh thị trường và giao dịch khách hàng, bộ phận kỹ thuật lắp đặt và xử lý mất liên lạc cho khách hàng, bộ phận trực trạm Viễn thông. Đặc điểm của VTTH là có nhiều đơn vị trực thuộc nằm rải rác về mặt địa lý và hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị trực thuộc có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Trong mô hình tổ chức này, VTTH quản lý tập trung các nguồn lực như: Vốn, tài sản cố địnhViệc ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng lớn với các đối tác trong nước và nước ngoài đều do VTTH đảm nhiệm. Ngoài ra, VTTH còn hạch toán tập trung toàn bộ doanh thu, chi phí tại các đơn vị trực thuộc. Nhờ đó VTTH luôn luôn kiểm tra được các nguồn lực của mình, đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh được đi đúng hướng. Tuy nhiên, các đơn vị cơ sở cũng có quyền tự chủ nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức khá độc lập và hoàn chỉnh, kết hợp với có chế tiền lương và phân phối lợi nhuận hợp lý VTTH luôn khuyến khích các đơn vị phát huy hết khả năng và năng lực của mình. 2.1.5.Tình hình hoạt động của Viễn thông Thanh Hóa trong những năm vừa qua. Trong những năm vừa qua nhiều dịch vụ mới ứng dụng công nghệ hiện đại được VTTH đưa vào sử dụng như dịch vụ Đăng ký tên miền Domain, Web Hosting, Mail Offline,.. Đặc biệt dịch vụ Internet tốc độ cao có những bứơc phát triển mạnh mẽ, đột phá. Hầu hết tất cả các xã vùng sâu, vùng xa cho Tỉnh Thanh Hoá đã có đầy đủ các dịch vụ cơ bản như điện thoại cố định, điện thoại di động, Internet tốc độ cao, MegaWan,.. tạo điều kiện thuận lợi của việc điều hành thông tin của các cơ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 quan quản lý Nhà nước được thông suốt, ứng dụng VT-CNTT của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Về mạng truyền dẫn đã cơ bản đáp ứng cáp quang hoá các tuyến trung kế nội tỉnh. Mạng ngoại vi đã đựơc triển khai rộng khắp đến tất cả các miền trong tỉnh. Chất lượng hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và mạng truy cập đựơc đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ truyền thống, là nền tảng quan trọng để phát triển các dịch vụ gia tăng, dịch vụ mới có chất lượng cao. Mạng điện thoại di động có tốc độ phát triển nhanh, dịch vụ phổ cập, đa dạng, tiện lợi. Nếu như năm 1997 mới đưa vào khai thác dịch vụ điện thoại di động thì đến năm 2010 đã có trên 370 trạm phát sóng của cả 2 mạng Vinaphone và Mobiphone được đưa vào phục vụ với 27/27 huyện đựơc phủ sóng di động. Tình trạng nghẽn mạng vào những ngày tết, ngày lễ cơ bản được khắc phục. Trong đó, Mường Lát là huyện cuối cùng được phủ sóng di động mạng Vinaphone vào ngày 25/6/2006. Đây là trạm phát sóng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng thành công đường truyền vệ tinh VSAT-IP làm trung kế Mobile, điều này thể hiện sự tự tin nghiêm túc ứng dụng công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ VT-CNTT và tinh thần trách nhiệm cao của Bưu điện Tỉnh cũ (VTTH mới) đối với xã hội. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, VTTH đã chủ động tích cực thực hiện tốt các chính sách xã hội như: Xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thân nhân liệt sỹ ngành ở địa phương và ở tỉnh Quảng Nam; lập quỹ chính sách xã hội để giúp đỡ CBCNV có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, quỹ vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, quỹ xây nhà tình thương; hỗ trợ chương trình xoá nhà tranh tre, nứa lá do tỉnh phát động tại một số huyện. Tài trợ cho ngành giáo dục các chương trình xây phòng học kiên cố, hỗ trợ thiết bị, nhân lực để đưa Internet đến 100% các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,; Tặng thường xuyên 50 suất học bổng cho học sinh là con thương binh bị nhiễm chất độc màu da cam; Tài trợ thiết bị và điều kiện làm việc góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bênh cho Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hoá; Tài trợ các giải thể thao toàn quốc, trong tỉnh và các cuộc thi tìm hiểu về văn hoá, xã hội, môi trường, ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 40 tài trợ thi tin học trẻ không chuyên, tài trợ các cuộc thi trên truyền hình Điều đó thể hiện trách nhiệm, tấm lòng nhân ái và tình cảm của toàn thể cán bộ công nhân viên của VTTH đối với nhân dân, xứng đáng với truyền thống nghĩa tình của ngành Bưu điện. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG THANH HOÁ. Viễn thông Thanh Hóa là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tập đoàn Viễn thông Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ các dịch vụ Viễn thông Công nghệ thông tin cho đông đảo nhân dân và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do đặc thù tỉnh Thanh hóa là một tỉnh rộng nên lực lượng lao động của VNPT Thanh Hóa có mặt hầu hết ở các huyện, xã,thị trấn (kể cả những vùng xa xôi và đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa). Lực lượng lao động của Viễn thông Thanh Hóa được quản lý theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. Tính quản lý tập trung thể hiện ở chỗ: Các chế độ cho người lao động như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đều được Văn phòng Viễn thông Tỉnh theo dõi và nộp tập trung cho người lao động. Giám đốc Viễn thông Thanh Hóa là người duy nhất có quyền ký hợp đồng, tạm hoãn hợp đồng,với ký kết hợp động lao động không xác định thời hạn. Tính quản lý phân tán thể hiện ở chỗ: Lao động sau khi được Giám đốc Viễn thông Thanh Hóa ký hợp đồng sẽ được phân về các Bộ phận chức năng hoặc các Trung tâm theo địa giới hành chính. Khi đó lao động đó chịu sự quản lý của người quản lý trực tiếp. Tiền lương của người lao động được chia theo kết quả hoạt động các mặt của Bộ phận, Trung tâm đó. Mọi vấn đề khác như: Thi đua, khen thưởng, kỷ luật cũng được thực hiện theo quy chế của Viễn Thông Thanh Hóa và được thực hiện tại đơn vị cơ sở. Vì vậy khi phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại VNPT Thanh Hóa ta thường phân tích dựa vào các tiêu chí sau: 2.2.1. Phân tích theo chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu 2.2.1.1. Phân tích theo chỉ tiêu về số lượng lao động Bảng số liệu phân tích khái quát về tình hình Lao động hiện có của VNPT Thanh Hóa: Phân theo đối tượng Lao động.( Bảng dưới đây) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Bảng 2.1 Bảng phân tích theo chỉ tiêu về số lượng lao động TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 CL % CL % 1 Lao động Hợp đồng không xác định thời hạn Người 670 680 695 10 101 15 102 2 Lao động Hợp đồng thử việc Người 100 80 60 -20 80 -20 75 3 Lao động Hợp đồng cộng tác viên Người 350 270 210 -80 77 -60 78 Cộng 1.120 1.030 965 -90 92% -65 94% Nguồn: Viễn thông Thanh HóaĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Lao động không xác định thời hạn tại Viễn thông Thanh Hóa liên tục tăng từ 2010 đến 2012. Năm 2011 tăng so với 2010 là 10 lao động, theo tỷ lệ năm 2011 bằng 101% so với 2010. Năm 2012 Lao động không xác định thời hạn tăng so với 2011 là 15 lao động và băng 102% so với 2011. Qua đó cho thấy Viễn thông Thanh Hóa rất chú trọng tuyển chọn trong những lao động hợp đồng những lao động xuất sắc để bổ sung vào lực lượng lao động chính thức tại đơn vị. Như vậy lực lượng lao động hợp đồng không xác định thời hạn tại đơn vị đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Công việc chuyển dịch từ giản đơn nhiều (phải thuê lao động ngoài nhiều) sang giản đơn ít và nâng cao tính phức tạp hơn (thể hiện ở lực lượng lao động Hợp đồng không xác định thời hạn tăng qua các năm). Lao động Hợp đồng thử việc: Đây là nguồn lao động để Viễn thông Thanh Hóa tuyển chọn và ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Lực lượng này càng ngày càng giảm theo thời gian. Năm 2011 giảm so với 2010 (theo bảng) ; năm 2012 giảm so với 2011 (theo bảng). Qua đây ta thấy VTTH rất khắt khe trong công tác dự nguồn lao động để thực hiện tuyển dụng. Lao động Hợp đồng cộng tác viên cũng giảm qua các năm: Năm 2011 giảm so với 2010; năm 2012 giảm so với 2011. Cho thấy nhu cầu về lao động giản đơn của Viễn thông Thanh Hóa giảm đi đáng kể. Trong những năm qua, VTTH không ngừng đổi mới công nghệ, ứng dụng tin học trong sản xuất nâng cao năng suất lao động do vậy đã giảm đáng kể lao động giản đơn và tiết kiệm được chi phí trong hoạt động của mình. Tổng số lao động tại VTTH liên tục giảm qua các năm. Năm 2011 toàn VTTH lao động giảm đi 90 người và bằng 92% lao động của 2010. Năm 2012 tổng số lao động giảm 65 người và bằng 94% so với tổng số lao động năm 2011. Điều này cho thấy bộ máy tổ chức lao động ở đây ngày càng tinh gọn và tinh nhuệ thuận lợi với xu hướng cạnh tranh và tình hình phát triển trong lĩnh vực Viễn thông giai đoạn hiện nay. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 43 2.2.1.2. Phân tích theo chỉ tiêu về cơ cấu lao động Lực lượng lao động nòng cốt tạo ra của cải vật chất cho Viễn thông Thanh Hóa là lực lượng lao động hợp đồng không xác định thời hạn. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu lao động tại Viễn thông Thanh Hóa ta đi vào phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, cơ cấu lao động theo độ tuổi của lực lượng lao động này. - Cơ cấu lao động theo giới tính Bảng số liệu dưới đây Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu lao động theo giới tính TT Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 CL % CL % 1 Lao động nữ Người 170 175 190 5 103% 15 108.5% 2 Lao động nam Người 500 505 505 5 101% 0 100% Tổng cộng 670 680 695 10 101.4% 15 102% Nguồn: Viễn thông Thanh Hóa Nhận xét, đánh giá Lao động nữ tại VTTH liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 5 lao động so với năm 2010 và bằng 103% năm 2010. Năm 2012 tăng 15 lao động so với năm 2011 và bằng 108.5% năm 2011. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước kể cả về số tương đối và tuyệt đối. Lao động nam năm 2011 tăng 5 lao động so với năm 2010 và bằng 101% so với năm 2010. Năm 2012 Tại VTTH không tuyển thêm lao động nam nên số lao động nam không tăng so với 2011. Tổng số lao động tại VTTH liên tục tăng qua các thời kỳ. Năm 2011 tăng 10 lao động so với 2010 và bằng 101.4% lao động của 2010. Năm 2012 tăng 15 lao động so với 2011 và bằng 102% lao động của năm 2011. Tốc độ tăng năm sau luôn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 cao hơn năm trước cho thấy Ban lãnh đạo VTTH luôn luôn quan tâm bổ sung lực lượng lao động trẻ, lao động tinh nhụê để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuy tổng số lao động tại VTTH luôn tăng trong các năm nhưng nhìn vào bảng trên ta có thể thấy lao động nữ tại VTTH có tốc độ tăng nhanh hơn so với lao động nam. Năm nào cũng tăng và tăng với số lượng và chất lượng lớn hơn. Điều đó cũng thể hiện mục tiêu quan điểm của VTTH trong những năm gần đây là nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, chất lượng giải quyết khiếu tố khiếu nại, chất lượng sau bán hàng, chất lượng thu nợ,Mà ở những lĩnh vực này thì lao động nữ thường có ưu thể hơn hẳn lao động nam. - Cơ cấu lao động theo độ tuổi Ta xây dựng bảng tăng giảm lao động qua các năm 2010-2012 của từng nhóm tuổi lao động đã thấy rõ hơn về thực trạng cơ cấu lao động theo độ tuổi tại VTTH. Bảng 2.3 Bảng phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi TT Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 CL % CL % 1 LĐ từ 20- 30 tuổi Người 170 180 200 10 106% 20 111% 2 LĐ từ trên 30 đến dưới 40 tuổi Người 230 235 245 5 102% 10 104% 3 LĐ từ trên 40 tuổi Người 270 265 250 -5 98% -15 94% Tổng cộng 670 680 695 10 101.4% 15 102% Nguồn: Viễn Thông Thanh Hóa Nhận xét : Nhìn vào bảng trên ta thấy. - Lao động tại Viễn thông Thanh Hoá đang dần đựơc trẻ hoá qua các năm từ 2010 đến 2012. Năm 2010 Lao động trẻ tuổi nhóm từ 20-dưới 30 tuổi chỉ có 170 người đến năm 2011 tăng thêm 10 người và năm 2012 đã là 200 người. Năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 nhóm lao động này bằng 106% sơ với năm 2010. Đến năm 2012 lực lượng này đã tăng lên bằng 111% so với năm 2011. - Lao động nhóm tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi, năm 2011 tăng lên so với năm 2010 là 5 người và bằng 102% so với năm 2010. Năm 2012 lao động nhóm này tăng lên 10 người và bằng 104% so với năm 2011. Ta thấy rằng lao động nhóm này đều có biểu hiện tăng qua các năm cả về số lượng và tỷ lệ. Tuy nhiên, tốc độ tăng thì vẫn chậm hơn nhóm lao động trong độ tuổi từ trên 20 đến dưới 30 tuổi. Nhóm lao động từ 40 tuổi trở lên có biểu hiện giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 5 lao động so với năm 2010 và chỉ bằng 98% so với 2010. Năm 2012 giảm so với 2011 là 15 người và chỉ bằng 94% so với năm 2011. Tiếp theo, ta xây dựng bảng cơ cấu lao động qua các thời kỳ từ 2010 đến 2012. Bảng 2.4. Bảng phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi và tỷ trọng TT Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lương Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 LĐ từ 20-30 tuổi Người 170 25.4% 180 26.5% 200 28.8% 2 LĐ từ trên 30 đến dưới 40 tuổi Người 230 34.3% 235 34.6% 245 35.2% 3 LĐ từ trên 40 tuổi Người 270 40.3% 265 38.9% 250 36% Cộng 670 100% 680 100% 695 100% Nguồn: Viễn thông Thanh Hóa Từ bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi ở trên ta có những nhận xét như sau: - Năm 2010, lao động tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi chỉ chiếm tỷ trọng 25.4% trong tổng số lao động tại VTTH. Năm 2011 đã tăng lên 26.5%, biến động tăng là 1.1% trong cơ cấu lao động và năm 2012 đã tăng lên 28.8%, biến động tăng là 2.3%. Cho thấy VTTH đang dần từng bước trẻ hoá đội ngũ tạo ra lực lượng lao động trẻ năng động, sáng tạo và nhiệt huyết. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 - Năm 2010 lao động nhóm tuổi từ trên 30 đến dưới 40 tuổi chiếm 34.3% trong tổng số cơ cấu lao động. Năm 2011, tỷ lệ này tăng lên là 34.6%, biến động tăng là 0.3%. Năm 2012 tỷ trọng trong cơ cấu lao động là 35.2%., biến động tăng là 0.6% so với 2011. Nhóm lao động này có tăng trong cơ cấu lao động nhưng tỷ trọng tăng không đáng kể và thấp hơn tốc độ tăng về tỷ trọng của nhóm lao động từ 20 đến dưới 30 tuổi. - Nhóm lao động từ 40 tuổi trở lên năm 2010 đang chiếm tỷ trọng là 40.3% trong tổng số lao động, đến năm 2011 giảm xuống còn 38.9%, tỷ trọng giảm là - 1.4%. Năm 2012, tỷ trọng nhóm lao động này tiếp tục giảm xuống còn 36% trong cơ cấu lao động tại đơn vị, tỷ trọng giảm so với 2011 là 2.9%. Từ những phân tích ở trên về cơ cấu lao động theo độ tuổi ta rút ra được một số kết luận như sau: - Lực lượng lao động tại VTTH đang được trẻ hoá, biểu hiện nhóm lao động có độ tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi luôn có độ tăng nhiều nhất cả về số lượng và tỷ trọng. Đây là đội ngũ lao động trẻ tuổi, nhiệt huyết về công việc, có khả năng sáng tạo cao tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong tác nghiệp. VTTH cần có cơ chế động viên, khuyến khích hướng dẫn đội ngũ này, mạnh dạn giao việc cho họ để họ tự tin tiếp cận công việc. - Lực lượng lao động trong độ tuổi từ trên 30 đến dưới 40 tuổi cũng liên tục tăng qua các năm, đây là lực lượng lao động trẻ, đã có kinh nghiệm, thời gian công tác lâu dài tại VTTH. Lực lượng này chính là nguồn để VTTH quy hoạch đội ngũ quản lý, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các phòng ban chức năng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt tầm trung tại VTTH chủ yếu nằm ở độ tuổi này. - Lực lượng lao động tuổi từ 40 trở lên một số tu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_tai_vnpt_thanh_hoa_0772_1912136.pdf
Tài liệu liên quan