Luận văn Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực là sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào. Việt Nam là một nước đông dân với khoảng 80 triệu người, trong đó độ tuổi lao động khoảng 44 triệu người, đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Inđônêxia và thứ 13 trên tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới. Hàng năm có khoảng 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cho sản xuất - kinh doanh.

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp cho nhà sản xuất trong nước vải nhập khẩu hoặc cả máy móc, sau đó mua lại thành phẩm. Mẫu mã sản phẩm chủ yếu do khách hàng cung cấp. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,69 tỷ USD. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể tăng cao hơn trong những năm tới thì ngoài những vấn đề về thị trường, hạn ngạch và xúc tiến thương mại, việc phát triển thương hiệu cho hàng DMVN là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới, mối quan tâm hàng đầu và thường trực đối với các nhà tiếp thị hiện nay là làm thế nào để nhãn hiệu hàng hoá của họ được người tiêu dùng biết đến, yêu thích và lựa chọn trong vô vàn những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này buộc các doanh nghiệp DMVN cần xây dựng chiến lược gia tăng hình ảnh, uy tín và danh tiếng công ty thông qua thương hiệu riêng. Hiện nay một số doanh nghiệp của ngành Dệt – May đã có chiến lược đầu tư mạnh vào phát triển thương hiệu. Những thương hiệu lớn như An Phước, WOW, Vera, Thái Tuấn…đã được cả khách hàng trong nước và ngoài nước biết đến và đánh giá chất lượng sản phẩm tốt. Để đạt được điều này, các công ty May An Phước, Dệt Thái Tuấn đã có hẳn một chương trình phát triển khá bài bản. Điển hình như công ty May An Phước, ngay từ đầu những năm 1990, khi mà nhiều doanh nghiệp chưa hề quan tâm đến thương hiệu riêng, thì An Phước, với quy mô chỉ là một cơ sở may mặc, những đã đăng ký với Cục sở hữu Công nghiệp (nay là Cục sở hữu Trí tuệ ) để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình. An Phước chủ trương phát triển thương hiệu theo sản phẩm. Không chỉ có vậy, An Phước đã hợp tác với Hãng Pierre Cardin (Pháp) để sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu An Phước. Đến nay, nói tới sản phẩm may mặc nhãn hiệu Pierre Cardin, khách hàng có thể nhận biết ngay đó là sản phẩm của Công ty may An Phước. Hay như công ty Dệt Thái Tuấn đang có chủ trương đưa sản phẩm gấm may áo dài vào thị trường Mỹ, nơi có đông đảo người Việt đang sinh sống, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm của mình với chính người tiêu dùng Hoa Kỳ. Tuy nhiên thương hiệu ngành Dệt May Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của hàng hoá Việt Nam và chưa gây ấn tượng sâu sắc và tác động mạnh vào khách hàng. 4. Thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế Thị trường trong nước Với gần 80 triệu dân hiện nay và khoảng gần 100 triệu dân vào năm 2010 trong đó khoảng 70% dân số ở nông thôn là thị trường đầy tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp DMVN. Tốc độ phát triển kinh tế đạt mức khoảng 7,1% của những năm qua, cùng với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may sẽ rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa thì ngành Dệt – May phải đầu tư phát triển cả về số lượng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Nhu cầu hàng Dệt – May trong những năm gần đây có những thay đổi quan trọng, từ chỗ thiếu vải sử dụng đến nay số lượng hàng cung cấp đã có xu hướng “thừa” về số lượng. Yêu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao về chất lượng, chủng loại, màu sắc. Từ chỗ mọi người đều mua để may đo tới nay xu hướng sử dụng quần áo may sẵn ngày càng chiếm ưu thế. Nguồn cung cấp hàng dệt may rất đa dạng: từ các doanh nghiệp dệt may trong nước, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt một lượng rất lớn hàng tiểu ngạch, hàng nhập lậu trốn thuế. Vì vậy, ngành Dệt – May cần có chiến lược riêng cho mình để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tăng trưởng cao trong những năm qua chưa thể là căn cứ đầy đủ để kết luận về sức mạnh của ngành công nghiệp DMVN khi mà ngành này vẫn phải dành một phần lớn thị phần trong nước cho các hãng sản xuất nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc. Vì vậy, cần có sự phân đoạn thị trường một cách chặt chẽ; không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng loại hình sản phẩm, kích cỡ, mẫu mã phù hợp thị hiếu, tập quán và giá cả phù hợp với sức mua của từng loại thị trường. Thị trường nội địa hàng Dệt – May có thể chia làm hai khu vực: Thị trường nông thôn: Bao gồm vùng nông thôn, trung du, miền núi với số dân chiếm 80%. Đây là thị trường yêu cầu sản phẩm bền chắc, giá rẻ, phục vụ tại chỗ cho người tiêu dùng. Thị trường vùng thành thị: Gồm các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp trong cả nước. Sản phẩm dệt – may ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu từng địa phương, từng mùa, từng đối tượng. Đặc biệt quan tâm tới số người tiêu dùng là lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục cho các doanh nghiệp, các ngành v.v… Do nhiều nguyên nhân, trong thời gian qua, ngành công nghiệp DMVN chưa làm chủ được thị trường trong nước. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp DMVN chưa quan tâm đúng mức tới thị trường nội địa thể hiện tỷ trọng doanh thu nội địa bình quân của các doanh nghiệp mới đạt khoảng 10% tổng doanh thu. Một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài do lợi thế về thiết bị, công nghệ, nguyên liệu, hệ thống quản lý, hệ thống tiếp thị đã tạo ra sản phẩm dệt có chất lượng tốt hơn, giá thành hợp lý. Cùng với các phương pháp tiếp thị hiệu quả, các sản phẩm dệt may của các công ty này bán tại thị trường nội địa là đối thủ cạnh tranh ưu thế với các sản phẩm của các công ty nội địa. Mặt khác thị trường dệt may trong nước chịu áp lực rất lớn từ hàng nhập tiểu ngạch, nhập lậu không thuế từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Đài Loan v.v…với hàng nhái nhãn hiệu, giá rẻ. Thêm vào đó, các loại hàng dệt – may lỗi mốt, chất lượng thấp hoặc đã qua sử dụng (SIDA) với giá rẻ hơn so với chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng nội địa. Thị trường xuất khẩu Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt May chủ yếu vào các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhiệm vụ sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện trên cơ sở phân công hợp tác quốc tế của Hội đồng tương trợ kinh tế. Ngành Dệt vừa có thị trường cung cấp nguyên liệu, máy móc, thiết bị, thuốc nhuộm hoá chất từ các nước XHCN và giao lại sản phẩm do mình sản xuất với chất lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi cao, mẫu mã ít thay đổi, giá cả theo hiệp định dài hạn. Sau khi thị trường Liên Xô và Đông Âu tan vỡ, ngành DMVN gặp khó khăn rất lớn về thị trường cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng từ khi thực hiện chính sách đổi mới, ngành DMVN đã có bước nhảy vọt đáng kể và là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao. Trước năm 1994, kim ngạch xuất khẩu dầu thô, thuỷ sản vẫn cao hơn hàng dệt may, nhưng từ năm 1995, hàng dệt may đã vượt lên trên hàng thuỷ sản, đứng thứ hai trong tổng trị giá xuất khẩu. Từ năm 2000 cho đến nay, mặc dù có những bất lợi về cơ chế hạn ngạch khi tiếp cận với thị trường các nước nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn luôn đứng thứ hai ( sau dầu thô ) trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng Đơn vị : triệu USD Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dầu thô 3.503 3.125 3.269 4.584 5.670 7.370 Dệt may 1.892 1.975 2.752 3.689 4.386 4.806 Giày dép 1.472 1.578 1.875 2.281 2.692 3.005 Thuỷ sản 1.479 1.816 2.036 2.200 2.397 2.771 Gỗ 294 324 431 567 1.139 1.517 Tổng kim ngạch XK 14.482 15.027 16.705 20.149 26.504 32.233 Nguồn: Tổng cục Hải quan và Thời báo Kinh tế Việt Nam Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,975 tỷ USD tăng 4,4% so với năm 2000 và chiếm 13,14% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2002 đạt 2,752 tỷ USD tăng 39,3% so với năm 2001 và chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của DMVN liên tục giảm, năm 2003 chỉ tăng 34,07%; năm 2004 tăng 18,89% và năm 2005 là 9,6%. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng vì thế mà giảm theo: Trong khi năm 2002 chiếm tỷ trọng là 16,5% và năm 2003 tăng lên 18,3% thì năm 2004 lại giảm xuống 16,5%và năm 2005 giảm xuống chỉ còn chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều này có thể được giải thích bởi năm 2004 đánh dấu sự gia nhập của một số nước vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Bước vào năm 2005 chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ đối với một số nước là thành viên WTO, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…trong khi Việt Nam chưa là thành viên WTO nên vẫn phải chịu hạn ngạch đối với thị trường Hoa Kỳ, là thị trường lớn nhất, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu. Cạnh tranh tiếp tục diễn ra gay gắt trên thị trường hàng dệt may thế giới. Giá trị xuất khẩu của hàng DMVN vẫn từng bước tăng ở một số thị trường chính như thị trường EU, thị trường Nhật Bản, thị trường các nước công nghiệp mới, thị trường Đông Âu. Bảng 9: Giá trị xuất khẩu hàng Dệt May sang một số thị trường Đơn vị tính: triệu USD Thị trường 1999 2000 2001 2002 Nhật Bản 417 620 588 490 EU 555 609 599 540 USA 34 49.5 44.6 975.7 Thị trường khác 387.3 613.0 730.4 232.7 Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của DMVN. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của ngành DMVN chưa cao, thị trường EU chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, Nhật Bản 23%, trong khi thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 2%. Trong cả 3 thị trường này hàng dệt may của Trung Quốc đều đứng đầu. Thị trường EU Năm 2002 là giai đoạn 3 của việc bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO trong lộ trình bãi bỏ gồm 4 giai đoạn, kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2004, do đó hàng DMVN phải cạnh tranh mạnh với hàng Dệt May các nước thành viên WTO, đặc biệt là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2003 chỉ đạt 550 triệu USD, giảm 8% so với năm 2001. Hàng DMVN xuất khẩu sang EU còn nhiều hạn chế do phải áp dụng hạn ngạch. Các doanh nghiệp khó chủ động trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và xin quota xuất hàng, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp có hợp đồng nhưng lại thiếu hạn ngạch trong khi đó có những doanh nghiệp không sử dụng hết hạn ngạch. Thị trường Nhật Bản Hàng Dệt May của Việt Nam hiện đã xuất khẩu được vào Nhật với kim ngạch khá cao (khoảng 500-600 triệu USD/năm, theo báo cáo của các doanh nghiệp) nhưng thị phần của Việt Nam tới Nhật cũng rất nhỏ bé (khoảng 2%) so với Trung Quốc (65%), Italia (8%) và Hàn Quốc (6%). Thái Lan dù đang mất dần thị trường, cũng còn chiếm được 2,2% kim ngạch nhập khẩu Dệt – May của Nhật. Năm 2002 Việt Nam xuất 540 triệu USD hàng Dệt May vào Nhật, giảm 20% so với năm 2001. Để tăng cường hàng Dệt May, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu Dệt – May của Nhật là hàng dệt kim. Mục tiêu trước mắt của DMVN sẽ là thị trường đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế mẫu mã của ta chắc chắn chưa thể có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới Thị trường Mỹ và khu vực NAFTA So sánh hàng Dệt – May xuất khẩu của các nước ASEAN với Việt Nam ta thấy tổng xuất khẩu của các nước ASEAN vào Hoa Kỳ chiếm tới 14% thị trường này, đạt gần 10 tỷ USD hàng năm. Các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippin xuất khẩu 2-3 tỷ USD vào thị trường này. Một nước mới được hưởng tối huệ quốc vào Mỹ như Campuchia, tăng từ vài chục triệu đôla từ mấy năm trước lên hàng trăm triệu đôla trong vòng hai năm sau và đạt 953 triệu USD năm 2001 tức là gần 10% xuất khẩu của các nước ASEAN vào Mỹ, gấp 20 lần doanh số của Việt Nam năm 2001. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 975 triệu USD, năm 2003 đạt khoảng 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên một trong những trở ngại mà cả nhà xuất khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu Mỹ phải đối mặt là nguy cơ bị hạn chế quota từ khoảng giữa năm 2003. Thực trạng về môi trường và phát triển bền vững Nói đến chất lượng tăng trưởng, một khía cạnh vô cùng quan trọng không thể không đề cập đến là vấn đề về đảm bảo môi trường. Trong các công đoạn của ngành dệt may thường phát sinh các loại bụi bông, các loại hơi hoá chất như: hơi axít, xút, hơi thuốc nhuộm v.v… Những khí thải này thường làm cho tiêu chuẩn không khí trong nhà xưởng không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Những tác động tới môi trường phải kể đến là: Ngành dệt may sử dụng một lượng nước lớn cho giặt, nhuộm, hoàn tất, nồi hơi…Nước thải của ngành dệt nhuộm có chứa các loại hoá chất, thuốc nhuộm không tận trích được của các công đoạn hồ sợi, tẩy và nhuộm vải, các loại dầu mỡ, các loại bông xơ... Theo số liệu thống kê toàn ngành dệt may thải ra môi trường khoảng 20 – 30 triệu m3 nước thải/năm. Trong đó mới có khoảng 10% tổng lượng nước thải đã qua xử lý, số còn lại đều thải thẳng ra cống thoát hoặc mương tiêu thoát. Bụi bẩn trong công đoạn kéo sợi, dệt vải, may có thể gây ra cho người lao động những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Theo các số liệu đo được, thông thường nồng độ bụi ở công đoạn kéo sợi từ 1,10 – 3,44 mg/m3; ở công đoạn dệt từ 1,16 – 1,50 mg/m3; ở công đoạn may từ 0,93 – 1,15 mg/m3. Các thiết bị làm lạnh và điều hoà trung tâm trong các công nghệ kéo sợi, công nghệ dệt và trong các dây chuyền may thường sử dụng các môi chất lạnh như acmôniác, CFC…Do thiết bị đã cũ nên trong quá trình vận hành và bảo dưỡng lượng môi chất lạnh rò rỉ tới 15 – 20%, gây tác động ngay đến sức khoẻ của con người và làm suy giảm tầng ôzôn… Ngoài ra còn do một số nguyên nhân gây phát thải các chất độc hại ra môi trường như: Do thiết bị, công nghệ lạc hậu, quy trình bất hợp lý còn chứa tỷ lệ cao những loại hoá chất - thuốc nhuộm dư. Chi phí đầu tư, chi phí vận hành các hệ thống xử lý còn quá lớn so với tiềm lực của các doanh nghiệp. Nhận thức của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường. Về nhiên liệu, ngành dệt may thường sử dụng 2 loại nhiên liệu cho lò hơi là than hoặc dầu FO và xăng dầu cho phương tiện vận tải, nâng hạ, bảo trì…khi cháy cũng phát thải các chất gây tác động xấu tới môi trường. Ngoại trừ một số nồi hơi có hệ thống xử lý tách bụi và một số phương tiện vận tải nhập khẩu có tiêu chuẩn khí thải phù hợp với quy định ở một số nước công nghiệp phát triển, còn lại phần lớn thường chưa được xử lý trước khi phát thải vào môi trường nên khi hoạt động đều thải ra môi trường các khí thải vượt quá nồng độ cho phép, gây tác động xấu tới môi trường. Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, quản lý môi trường là một trong những lĩnh vực quản lý yếu nhất của ngành dệt may. Cho đến nay, trong ngành vẫn có doanh nghiệp dệt chưa có hệ thống xử lý nước thải. Cả nước hiện chưa có phòng thí nghiệm xác nhận sản phẩm đạt nhãn mác sinh thái, chưa có doanh nghiệp nào được chứng nhận nhãn mác sinh thái trên sản phẩm xuất khẩu. Toàn ngành chỉ có 5 doanh nghiệp được cấp chứng nhận quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Tác động của tăng trưởng ngành Dệt May đến người lao động Một lợi thế của ngành Dệt May là khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động phổ thông và những lao động nữ. Đồng thời với tốc độ tăng trưởng của sản lượng cũng như tốc độ xuất khẩu tăng cao trong những năm qua, thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp DMVN vì thế cũng được cải thiện. Tuy nhiên nếu phân tích một cách kỹ càng có thể thấy rõ cuộc sống của lao động dệt may còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua mang về cho người lao động một khoản tiền lương cao hơn so với trước đây. Nhưng đó chỉ là tiền công danh nghĩa, còn tiền công thực tế lại không đủ để bù đắp cho giá cả sinh hoạt ngày một leo thang. Một thực trạng mang tính thời sự nổi cộm trong thời gian qua là tình trạng một số lượng lớn công nhân dệt may nghỉ việc sau thời gian về nhà nghỉ Tết Nguyên đán. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cứ sau khi ăn Tết xong việc trở lại nhà máy của các công nhân rất ì ạch. Theo các doanh nghiệp dệt may, họ mất khoảng 30-40% nhân công sau kỳ nghỉ Tết này. Mặc dù đã dự báo trước tình hình lao động sẽ khan hiếm sau Tết nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bất ngờ vì số lượng công nhân bỏ việc quá cao. Nhiều đơn vị lo lắng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất khó khăn, do thời gian giao hàng cho đối tác đã cận kề. Một điều đáng lo ngại là thường xuyên có tình trạng số lao động tuyển vào lại ít hơn số lao động xin nghỉ. Tình trạng này không chỉ xảy ra tại các công ty tư nhân, công ty mới thành lập mà còn ở cả những công ty Nhà nước đã có bề dày phát triển hàng chục năm nay. Do thiếu công nhân nên nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở khóc dở cười bởi họ đã lỡ ký đơn hàng. Ông Lê Văn Đạo, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, có những thời điểm, nhiều doanh nghiệp mong muốn có cơ hội được ký hợp đồng xuất khẩu để mong tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động nhưng có khi lại thiếu quota. Hiện tại nhiều doanh nghiệp có đơn hàng dài hạn, có hợp đồng ổn định nhưng lại không có lao động để làm. Vì thiếu lao động nên có nhiều hợp đồng bị chậm tiến độ, nhiều doanh nghiệp đã phải tính đến chuyện chuyển hàng bằng đường không, chấp nhập lỗ để giữ uy tín. Có thể thấy thực trạng trên khá nghiêm trọng, đặc biệt khi nó có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc thu nhập của người lao động không đảm bảo cuộc sống của họ. Theo một lãnh đạo của Hiệp hội dệt may, ai đã ở trong ngành dệt may mới hiểu được nỗi khổ của người lao động. Mặc dù phải làm việc trong môi trường tập trung cao, tình trạng tăng ca liên tục thường xuyên, có khi làm tăng ca đến tận 8h tối. Môi trường làm việc không tốt như vậy nhưng thu nhập của công nhân dệt cũng như may rất thấp, trung bình chưa tới 1 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này thì khó có thể đảm bảo cho họ an tâm gắn bó lâu dài với nghề. Kết hôn, sinh con, ốm đau v.v…là những lý do được đưa ra, nhưng phần lớn lao động cho rằng thu nhập họ nhận thấp so với công sức bỏ ra. Nhiều chủ doanh nghiệp thừa nhận mức lương hiện thời mà họ trả cho công nhân có phần chưa thỏa đáng, chưa đủ để bù đắp việc giá cả của hầu hết các mặt hàng đang ngày một leo thang. Tuy nhiên, vì lý do lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp đều cho biết không thể trợ cấp thêm hoặc tăng lương cho người lao động. Thêm vào đó, theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tốc độ phát triển quá nhanh của ngành cũng là một nguyên nhân của tình trạng thiếu lao động trầm trọng tại các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ra đời, đặc biệt tại Tp.HCM, dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng cao. Trong khi số lao động đào tạo được tuyển từ các địa phương không đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế. Mặt khác hiện tại các địa phương, nơi cung cấp nguồn lao động cho các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM cũng đang phát triển rất mạnh về ngành may, nhu cầu sử dụng lao động cũng rất lớn nên đã cắt mất nguồn lao động cho Hà Nội hay Tp.HCM và các tỉnh phụ cận ở đây. Với mức thu nhập bình quân trên dưới 1 triệu đồng/tháng thì người lao động chắc sẽ thích chuyển về làm ở các địa phương hơn là tại các thành phố lớn vì mức chi tiêu ở địa phương thấp hơn. Thực trạng trên cho thấy cuộc sống của lao động ngành dệt may còn gặp nhiều khó khăn mặc dù trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may đã gặt hái được khá nhiều thành công với tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất khẩu cao. Tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự cải thiện được phúc lợi cho người lao động. Đó cũng chính là sự yếu kém trong chất lượng tăng trưởng của ngành Dệt May thời gian qua. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY Hiệu quả trong sử dụng lao động Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng 2000 doanh nghiệp. Từ 2001 – 2004, toàn ngành đã thu dụng thêm khoảng 400.000 lao động đưa tổng số lao động lên 2 triệu người. Ngành dệt may Việt Nam đang sử dụng gần 1,1 triệu lao động trong các dây chuyền công nghiệp (riêng ngành may là hơn 900.000). Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người tham gia trong các hộ gia đình và hợp tác xã chưa kể số lao động trong ngành trồng bông và dâu tằm tơ. Cơ cấu lao động theo giới tính. Về giới tính ngành dệt có 31,8% là nam giới và 68,2% là nữ giới; ngành may có 21,1% là nam giới và 78,9% là nữ giới. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (%) Trình độ Ngành dệt Ngành may Trên đại học 0,08 0,01 Đại học và cao đẳng 7,04 4,00 Trung cấp 4,71 3,50 Kỹ thuật viên 3,34 3,78 Công nhân bậc 5/7 18,82 6,30 Lao động phổ thông 66,01 78,91 Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam Lao động ngành DMVN chiếm chủ yếu là lao động phổ thông, trong ngành May là 78,91%, còn ngành Dệt do yêu cầu phải sử dụng máy móc nhiều nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng ít hơn là 66,01%. Công nhân có tay nghề (bậc 5/7) còn chiếm số lượng quá ít, ngành Dệt chỉ là 18,82% còn ngành May thì chưa đến 10% Cơ cấu lao động theo độ tuổi (%) Độ tuổi Ngành dệt Ngành may Từ 30 trở xuống 38,30 64,30 Từ 31 – 40 34,40 27,00 Từ 41 – 50 24,30 7,60 Trên 50 3,00 1,20 Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam Biểu 2: Lao dộng trong các doanh nghiệp dệt VN theo độ tuổi Biểu 3: Lao dộng trong các doanh nghiệp May VN theo độ tuổi Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam Đội ngũ cán bộ khoa học quản lý và nhân viên kinh doanh Hầu hết các cán bộ quản lý của ngành đều có trình độ đại học và trên đại học. Đa số họ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, thiếu năng động, chưa mạnh dạn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và còn nặng tư tưởng ỷ lại. Bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ chế điều hành kém hiệu lực đã ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển ngành. Các nhà doanh nghiệp hiện nay chưa qua đào tạo lại để có thể thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường. Mấy năm gần đây, trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề được bổ sung, đào tạo lại, nâng cao năng lực nên có khả năng tiếp thu, nắm bắt nhanh các qui trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ được sản xuất, có khả năng sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc cải tiến tổ chức, đãi ngộ và bồi dưỡng tốt nên đã góp phần tạo động lực trong sản xuất nâng cao năng suất. Chất lượng sản phẩm tốt không thua kém đồng nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, một hạn chế nổi bật là ngành Dệt May còn thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi toàn diện, thiếu nhân lực về thiết kế mẫu mốt, chế tạo sản phẩm mới và lực lượng tiếp thị, kinh doanh, nhất là xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp Lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực là sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào. Việt Nam là một nước đông dân với khoảng 80 triệu người, trong đó độ tuổi lao động khoảng 44 triệu người, đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Inđônêxia và thứ 13 trên tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới. Hàng năm có khoảng 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cho sản xuất - kinh doanh. Mặc dù nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ đã góp phần tạo nên tăng trưởng cho ngành DMVN, nhưng ngành này vẫn bộc lộ rõ hạn chế trong việc sử dụng nguồn lao động với nhiều lợi thế ấy. Tính phi hiệu quả trong việc sử dụng lao động ngành dệt may thể hiện ở 2 khía cạnh: năng suất lao động khá thấp và sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo ngành nghề. Về năng suất lao động, trong khi năng suất lao động trong ngành dệt không tăng là bao nhiêu thì năng suất lao động trong ngành may đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên NSLĐ của DMVN so với các nước trong khu vực vẫn còn khá thấp. Theo đánh giá của Sở công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tuy Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương được xếp vào loại có NSLĐ cao nhất nước song cũng chỉ bằng 20% mức trung bình của thế giới tính theo hiện vật. So sánh với Philippin là nước có năng suất công nghiệp thuộc loại thấp nhất ASEAN thì năng suất công nghiệp của quốc gia này vẫn cao hơn của Việt Nam từ 3 đến 4 lần. NSLĐ trung bình của Philippin năm 2000 đạt khoảng 8.000 đến 10.000 USD/năm/người; Singapore đạt 25.000 USD/năm/người trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng 3.000 USD/năm/người. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2000, tốc độ tăng bình quân năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam giai đoạn 1990 - 1995) đạt mức 2,0% nhưng nếu tính cả giai đoạn 1999-2000 chỉ đạt mức tăng 1,1%. Trong những năm trước, một công nhân may áo jacket phải mất từ 5-8 giờ mới may được một áo thì ngày nay con số đó là 2,5-4 giờ. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước trên thế giới, năng suất lao động trong ngành Dệt – May tính bằng giá trị gia tăng theo lao động còn rất thấp, chưa theo kịp các nước trong khu vực như Trung Quốc, Inđônêxia, Malaysia, đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 30 - 50% so với các nước trong khu vực. Đối với lĩnh vực kéo sợi, năng suất lao động thấp hơn từ 2-3 lần, trong dệt thoi thấp hơn 4-5 lần; còn đối với may, chỉ bằng 2/3 so với bình quân các nước. Đối với lĩnh vực nhuộm và hoàn tất, do tổ chức, kỹ thuật kém nên chất lượng ở khâu nhuộm quá lệ thuộc vào người công nhân đứng máy chiếm khoảng 70-80%, trong khi các nước chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.DOC
Tài liệu liên quan