Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương

Long An là tỉnh giàu tiềm năng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,

nhưng để khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó cần phải có một nguồn lực để

đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu; quan trọng hơn cả là khơi tăng nguồn vốn tín

dụng Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhận thức được điều này, thời gian qua các NHTM trên địa bàn đã có nhiều cố

gắng thu hút vốn và đầu tưtín dụng vào cáclĩnh vực, các ngành kinh tế trên địa

bàn tỉnh.

Dư nợ tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) tăng trưởng liên tục qua

từng năm, nhất là từ năm 2003 đến cuối tháng 09 năm2006, tốc độ tăng trưởng

dư nợ bình quân khoảng 20%/năm. Trong đó, năm 2004 tăng 1.009 tỷ đồng

(+25,3%) so với năm 2003; năm 2005 tăng 987 tỷ đồng(+19,75%) so với năm

2004. Đến cuối tháng9/2006, tăng+16,47% so với cùng kỳ năm trước. Điều này

cho thấy hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng

được mở rộng để góp phần phát triển kinh tế địa phương

pdf67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09 năm 2006, vốn huy động của các NHTM trên địa bàn là 3.265tỷ đồng, tăng (+9,12%) so với cùng kỳ năm trước. Trong điều kiện giá cả thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là giá vàng, giá xăng dầu liên tục tăng trong những năm qua nhưng các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã nổ lực huy động vốn năm sau cao hơn năm trước là một kết quả khả quan. Với tốc độ tăng vốn huy động khá, các NHTM trên địa bàn đã mở rộng điạ bàn hoạt động, hình thành nhiều Ngân hàng khu vực, Phòng giao dịch, năng động trong công tác nguồn vốn, cải tiến các hình thức huy động vốn như tiết kiệm có thưởng, bốc thăm trúng thưởng, xổ số, tiết kiệm bậc thang, mở rộng và tổ chức tốt khâu thanh toán giao dịch với khách hàng. Đồng thời trang bị hệ thống máy vi tính vào các khâu quản lý, chuyển tiền, thanh toán kịp thời và chính xác phục vụ tốt khách hàng, đã tạo lập lòng tin nơi khách hàng nên huy động được nguồn vốn ngày càng cao và chiếm tỷ trọng tương đối khá trong tổng nguồn vốn hoạt động. Với chính sách lãi suất thường xuyên điều chỉnh phù hợp với sự quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế. Các NHTM trên địa bàn đã áp dụng lãi suất huy động phù hợp, ngoài việc chấp hành tốt trần lãi suất do Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước qui định, các Ngân hàng trên địa bàn cũng thống nhất với nhau mức lãi suất huy động kỳ phiếu tạo ra sự đồng bộ và an tâm cho người gửi tiền nên tốc độ tăng vốn huy động ổn định . Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy tiền gửi của dân cư luôn cao hơn nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội, điều đó cho thấy tiềm lực vốn trong dân cư rất dồi dào và là thế mạnh, các NHTM cần có chính sách hợp lý để tiếp tục khai thác. Mặc dù các NHTM huy động được nguồn vốn tương đối khá, nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phương, ngoài nguồn vốn huy động, còn có sự điều chuyển vốn từ các NHTM Trung ương theo từng tháng, từng quí nhất là trong mùa vụ thu mua lương thực tạm trữ và xuất khẩu. Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn (2003- 30/09/ 2006) 31/12/20 03 Tỷtrọn g 31/12/20 04 Tỷtrọ ng 31/12/20 05 Tỷtrọ ng 30/09/ 06 Tỷ 30 trọng (tỷ đồng) (tỷ đồng) (triệu đồng) Tổng nguồn vốn 7.222 100% 4.312 5.403 6.745 100% 100% 100% Trong đó: 50.03 % 46.50 % 48.51 % 3.265 45.2% Vốn huy động 2.157 2.512 3.030 Vốn điều chuyển 3.957 54.8%49.97 % 53.50 % 51.49 %2.155 2.890 3.715 (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy vốn huy động hằng năm (từ năm 2003-T9/2006) chỉ chiếm gần bằng 50% tổng nguồn vốn, các NHTM trên địa bàn rất cần sự hỗ trợ thêm vốn từ trung ương để đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Bảng 2.3: Vốn huy động phân loại theo loại hình Tổ chức tín dụng (2003-30/09/2006) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 30/09/2006 Vốn huy động 2.157 2.512 3.030 3.265 Trong đó: -NHTMQD 1.961 2.165 2.606 2.691 -NHTMCP 196 347 428 574 (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy vốn huy động của các NHTM cổ phần tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2003 vốn huy động của các NHTMCP chiếm 9%/ nguồn vốn huy động toàn địa bàn, nhưng đến cuối tháng 09 năm 2006 đạt 17%. Điều này chứng tỏ các NHTMCP có phong cách phục vụ, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách hàng nên vốn huy động tăng cao. Trong khi đó, các NHTMQD có nguồn vốn huy động hầu như ổn định, tăng không đáng kể. 2.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Long An: Long An là tỉnh giàu tiềm năng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng để khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó cần phải có một nguồn lực để đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu; quan trọng hơn cả là khơi tăng nguồn vốn tín dụng Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 31 Nhận thức được điều này, thời gian qua các NHTM trên địa bàn đã có nhiều cố gắng thu hút vốn và đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Dư nợ tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) tăng trưởng liên tục qua từng năm, nhất là từ năm 2003 đến cuối tháng 09 năm 2006, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân khoảng 20%/năm. Trong đó, năm 2004 tăng 1.009 tỷ đồng (+25,3%) so với năm 2003; năm 2005 tăng 987 tỷ đồng(+19,75%) so với năm 2004. Đến cuối tháng 9/2006, tăng+16,47% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng được mở rộng để góp phần phát triển kinh tế địa phương. Bảng 2.4: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN. (2003-30/09/2006) Đơn vị: tỷ đồng SO SÁNH 2004/2003 SO SÁNH 2005/2004 31/12/2 005 30/09 /06 30/09/ 06 31/12/2 003 CHỈ TIÊU 31/12/2 004 So với cùng kỳ năm trước Số tuyệt Số tương Sốtu yệt Số tương đối đối(%) đối đối(% ) Tổng dư nợ 6.68 1 16,47 % 1.00 9 19,75 %3.986 4.995 5.982 25,30% 987 Trong đó: NHTMQD 5.96 5 7,83 % 18,16 %3.719 4.599 5.434 880 23,66% 835 38,76 % NHTMCP 716267 396 548 129 48,3% 152 38,3% (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) 32 Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, các NHTMQD đầu tư tín dụng chủ yếu trên địa bàn, luôn chiếm dư nợ trên 89%/tổng dư nợ toàn địa bàn. Vì các NHTM QD có qui mô hoạt động lớn và phát triển từ lâu đời. Nhưng nếu chúng ta nhận xét nghiêm túc từ năm 2003 đến tháng 09/ 2006 thì các NHTMCP cũng đang ra sức mở rộng địa bàn , chiếm lĩnh thị phần trong đầu tư tín dụng tại địa phương. Về thị phần đầu tư tín dụng trên địa bàn (từ năm 2003 đến tháng 09/2006) có thể thấy các NHTM cổ phần chỉ chiếm thị phần từ 11% trở xuống. Nhưng hiện nay, các NHTM cổ phần đang phấn đấu mở rộng kinh doanh, mở rộng thị phần. Vì thế, các NHTM QD trên địa bàn sẽ phải cạnh tranh quyết liệt để tranh giành thị phần tín dụng. Đây vừa là cơ hội để khách hàng có thể tiếp nhận những dịch vụ tốt của ngân hàng, vừa là thách thức đối với các NHTM khi muốn tăng trưởng, mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. + Trong hệ thống NHTM QD thì chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với mạng lưới rộng khắp các huyện thị trong tỉnh luôn giữ thị phần trên 50%, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh chiếm 17%, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Tỉnh 10%. Riêng 03 đơn vị còn lại ( Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu long, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và Ngân hàng Ngoại thương ) chỉ chiếm 18% thị phần. Biểu đồ3:Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn (2003-T9/2006) 33 6% 94% NHTMQD NHTMCP 11% 89% NHTMCP NHTMQD Thị phần tín dụngnăm 2003 Thị phần tín dụng T9/2006 ( Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh NHNN tỉnh Long An) Qua 2 biểu đồ trên cho thấy, thị phần tín dụng của các NHTMCP ở năm 2005 đã tăng đáng kể so với năm 2003 và đến cuối tháng 09/2006, các NHTMCP đã khẳng định vị thế của mình qua việc nâng dần thị phần tín dụng lên 11%. Chúng ta biết rằng cạnh tranh giữa các NHTM để đem lại những sản phẩm tiện ích từ hoạt động ngân hàng để phục vụ tốt cho khách hàng, đây là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, cũng cần phải kiểm soát được sự cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp các qui định chung dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động của các NHTM và khách hàng. 2.3.3. Tình hình về doanh số cho vay, thu nợ. *Về doanh số cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An: Từ bảng số liệu 2.5, chúng ta thấy rằng doanh số cho vay của các NHTM tăng lên hàng năm; Năm 2004, doanh số cho vay tăng 1.531 tỷ đồng (+27,7%) so với năm 2003; Năm 2005, doanh số cho vay tăng 1.733 tỷ đồng (+24,57%) so với năm 2004. Đến cuối tháng 09/2006, doanh số cho vay của các NHTM trên địa bàn đạt 7.928 tỷ đồng, tăng 18,3 % so với cùng kỳ năm trước. Bảng 2.5. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An (2003 – 30/09/2006) Đơn vị: tỷ đồng 30/09/06 so Năm 31/12/0 31/12/0 31/12/0 2004/2003 2005/2004 34 cùng kỳ CHỈ TIÊU 3 4 5 Số tuyệt 30/09/ năm trước Số tuyệt Sốtươn Sốtương 06 đối gđối đối (%) đối (%) 1.DƯNỢ ĐẦU 2.958 KỲ 3.986 4.995 5.982 18,8% 1.028 34,7% 1.009 25,3% 24,57 7.928 18,3%2.DSCVtrongkỳ 5.525 7.056 8.789 1.531 27,70% 1.733 % 5.24 9 6.35 0 7.82 2 6.47 3 13,7% NHTMQD 1.102 1.472 20,98% 23,18% 1.45 5 24,6% 155,40 % 261 NHTMCP 276 705 966 429 37,02% 3.DSTNtrongkỳ 4.497 6.048 7.802 7.229 19,8% 1.551 1.75434,49% 29% 4.26 3 5.60 7 7.03 1 6.04 5 14,5% NHTMQD 1.344 1.424 31,50% 25,3% 1.18 4 17,8% NHTMCP 234 441 771 207 330 88,46% 74,82% 4.DƯ NỢ CUỐI 3.986 KỲ 4.995 5.982 6.681 16,47% 1.009 98725,3% 19,75% (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Chúng ta thấy rằng trong đầu tư tín dụng tại địa phương, các NHTM Quốc doanh luôn chiếm doanh số trên 90% trong tổng doanh số, còn lại các NHTM cổ phần chỉ chiếm khoảng 10% trong doanh số cho vay toàn địa bàn. Điều này càng khẳng định các NHTMCP đã cùng với các NHTMQD phấn đấu, nổ lực trong huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong tỉnh, đặc biệt là từ năm 2003 đến tháng 9/2006. Biểu đồ 4: Dư nợ đầu kỳ,Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, Dư nợ cuối kỳ 35 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2003 2004 2005 T9/2006 DNDK DSCV DSTN DNCK (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Doanh số cho vay tăng lên hàng năm với tốc độ khá cao, đã chứng tỏ các NHTM trên địa bàn đang mở rộng mạng lưới đầu tư đến mọi thành phần kinh tế, tập trung mọi nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các dự án chương trình kinh tế trọng điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao doanh số cho vay một cách ổn định. Từ năm 2004, 2005, các chi nhánh NHTM cổ phần như Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Đệ nhất từ Thành phố Hồ Chí Minh mới mở chi nhánh tại Long An làm cho các NHTM trên địa bàn tỉnh thêm đa dạng, phong phú, cạnh tranh sôi nổi hơn (trước năm 2004, trên địa bàn chỉ có 1 NHTM CP nông thôn Rạch Kiến). Đến tháng 09/2006, có 2NHTMCP là NHTMCP Phương Đông và Ngân hàng Quốc Tế đã thuê trụ sở tại Long An, đang chuẩn bị khai trương hoạt động tại thị xã Tân An, tỉnh Long An. Tuy mới ra đời còn non trẻ nhưng các NHTMCP sớm khẳng định qua các dịch vụ đa dạng, phong phú với 36 đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, say mê trong công tác nên sớm tranh thủ được tình cảm của khách hàng. Chính vì những ưu điểm nổi bật này, doanh số cho vay của các NHTM cổ phần tăng qua từng năm. *Về doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An: Qua bảng số liệu 2.5, chúng ta thấy rằng doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh tăng qua từ năm. Cụ thể năm 2004, doanh số thu nợ tăng 1.551 tỷ đồng(+34,49%) so với năm 2003; Năm 2005, doanh số thu nợ tăng 1.754tỷ đồng(+29%) so với năm 2004. Đến tháng 9/2006, doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn đạt 7.229tỷ đồng, tăng (+19,8%) so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thu nợ tăng cao, đặc biệt là năm 2004 so với năm 2003. Điều này đã chứng tỏ các NHTM trên địa bàn đang phấn đấu thu hồi nợ chủ yếu là những khoản nợ tồn đọng của những năm trước, khi các NHTM QD bị đóng băng do hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước như Dệt Long An, Công ty xuất nhập khẩu Long An….bị phá sản. Trong tổng doanh số thu nợ thì chủ yếu là doanh số thu nợ của các NHTM QD, luôn chiếm tỷ trọng trên 96% trong tổng doanh số. Các NHTM CP chiếm doanh số thu nợ thấp (nhỏ hơn 4% trong tổng doanh số thu nợ), vì mới ra đời chủ yếu là cho vay mới, thu nợ chưa nhiều. * Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ theo thành phần kinh tế: Chúng ta xem bảng số liệu sau: Bảng 2.6. DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ ( phân theo thành phần kinh tế ) Đơn vị: tỷ đồng 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 30/09/2006 NĂM CHỈ TIÊU 1.DS cho vay 5.525 7,056 8.789 7.928 -DNNN 1.049 1.199 1.318 1.040 -HTX 1 2 3 4 -Cty CP,TNHH 994 1.340 1.670 1.537 -DNTN+HSX 3.479 4.513 5.798 5.347 2.DS thu nợï 4.497 6.048 7.802 7.229 37 -DNNN 854 1.149 1.411 1.002 -HTX 1 2 2 2 -Cty CP,TNHH 809 1.088 1.337 1.312 -DNTN+HSX 2.831 3.808 5.052 4.913 3.Dư nợ ï 3.986 4.995 5.982 6.681 -DNNN 757 849. 957 940 -HTX 1 1 2 2 -Cty CP,TNHH 717 899 1.077 948 -DNTN+HSX 2.510 3.245 3.946 4.791 (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của các NHTM theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm. Năm 2003, trong tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng thì đầu tư thành phần doanh nghiệp nhà nước và hộ sản xuất là chủ yếu, các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể, trong doanh số cho vay năm 2005: + Doanh số cho vay thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất là 5.798tỷ đồng, chiếm 65,97% trong tổng doanh số cho vay, tăng cao hơn so với năm 2003(62,97%), năm2004(63,97%). + Doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước là 1.318tỷ đồng, chiếm 15% trong tổng doanh số cho vay, giảm so với năm 2003(19%) và năm 2004(17%). Thực hiện phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập hiện nay, tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cũng đã có những chuyển biến tích cực trong việc cho vay đối với các thành phần kinh tế không ngừng tăng lên. Qua bảng số liệu 2.6 đã cho thấy tín dụng NHTM đã xâm nhập khá toàn diện trong cho vay đối với các thành phần kinh tế. Tất cả các thành phần kinh tế như Hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đều được các NHTM chú trọng đầu tư, xóa bỏ tư tưởng ưu tiên cho thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước như trước đây. Xuất phát từ tình hình các doanh nghiệp nhà nước có chiều hướng làm ăn ngày càng kém hiệu quả, từ năm 2003 các ngân hàng bắt đầu chuyển hướng 38 sang đầu tư các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ, các hộ sản xuất cá thể. Từ số liệu bảng 2.6 cho chúng ta thấy dư nợ đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm đến cuối tháng 09/2006 vẫn tiếp tục giảm do các DNNN trên địa bàn kinh doanh kém hiệu quả, phá sản hàng loạt. Mặt khác, do cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả cho nên cũng làm giảm thấp dư nợ thuộc thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất…..đồng vốn của họ trực tiếp bỏ ra để đầu tư nên họ ra sức phấn đấu nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng gia sản xuất nên hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Đây là lĩnh vực mà các NHTM trên địa bàn đang mở rộng thị phần để tìm kiếm những khách hàng mới có uy tín để nâng cao chất lượng tín dụng trong chiến lược kinh doanh tiền tệ của mình. 2.3.4. Tình hình về dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An qua từ năm 2003 đến tháng 09 năm 2006: 2.3.4.1. Dư nợ theo thời gian: Các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, vai trò của mình từ năm 2003 đến tháng 09 năm 2006. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về vốn ngắn hạn, cũng như trung dài hạn trên địa bàn với số liệu cụ thể sau: Bảng 2.7. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN. (2003-30/09/2006) Đơn vị: tỷ đồng 31/12/03 31/12/0 4 31/12/ 30/09/06 30/09/06 so với SO SÁNH SO SÁNH 2005/2004 CHỈ TIÊU 2004/2003 39 05 cùng kỳ năm trước Số tuyệtđối Số tương Số tuyệt đối Số tương đối % đối% 25,30 % 19,75 % Tổng dư nợ 3.986 4.995 5.982 6.681 16,47% 1.009 987 3.32 8 4.11 9 33,47 % 23,77 % +Dư nợ ngắn hạn 2.493 4.623 20,8% 835 791 +Dư nợ trung dài hạn 1.66 7 1.86 3 11,65 %1.493 2.058 9,3% 174 196 11,7% (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình dư nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An tăng cao qua các năm: Năm 2004 dư nợ cho vay đạt là 4.995tỷ đồng, tăng1.009 tỷ đồng (+25,3%) so với năm 2003. Năm 2005, dư nợ cho vay là 5.982tỷ (+19,75%) so với năm 2004. Đến tháng 09 năm 2006, tổng dư nợ đạt 6.681 tỷ đồng, tăng 16,47% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 3.328 tỷ đồng, tăng với tốc độ khá cao là 33,47% so với 2003. Song song với sự gia tăng dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung dài hạn năm 2004 cũng tăng 174 tỷ đồng, vớiû tốc độ là 11,65%. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn tăng cao nguyên nhân là do năm 2003 một số doanh nghiệp nhà nước lớn trên địa bàn làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng bị đóng băng, làm chất lượng tín dụng giảm sút nghiêm trọng, nên bước sang năm 2004, các NHTM trên địa bàn đã đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, tìm kiếm khách hàng mới với hy vọng nâng dư nợ cho vay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Đây là một giải pháp mạo hiểm, mang lại nhiều rủi ro cho các NHTM. Nhưng trước tình trạng một số NHTM có nợ quá hạn quá cao. Nên các NHTM phải mạo hiểm bằng cách cho vay mọi thành phần kinh tế để nâng dư nợ cho vay, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn để giảm tỷ lệ nợ quá hạn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Đến năm 2005, dư nợ của các NHTM trên địa bàn là 5.982 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 987 tỷ đồng với tốc độ tăng là 19,75%. Trong đó, các thể loại cho vay cũng tăng lên nhưng không đồng đều. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn vào năm 2005 đạt 4.119tỷ đồng, tăng lên 791 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 23,77% so với 40 năm 2004. Điều này chứng tỏ, các NHTM sau khi nóng vội tăng trưởng dư nợ một cách ào ạt ở năm 2004, đã tự nhìn lại chính sách đầu tư tín dụng của mình: Tăng trưởng dư nợ phải đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn và hiệu quả, phải nằm trong tầm kiểm soát được rủi ro, không nên mạo hiểm sẽ gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó dư nợ trung dài hạn năm 2005 đạt 1.862tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 196tỷ đồng, với tốc độ tăng là 11,7%. Nhưng nếu xét cụ thể thì từ năm 2003 đến cuối tháng 09 năm 2006, trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ từ 30% trở xuống. Đây là một tỷ lệ khiêm tốn, cần nâng cao hơn nữa trong tương lai. Biểu đồ5: Dư nợ cho vay phân theo ngắn, trung dài hạn: 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2003 2004 2005 T9/2006 Nganhan Trungdaihan (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua biểu đồ 5, chúng ta thấy dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể là năm 2004, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 33,3%, năm 2005 dư nợ trung dài hạn chiếm 31% tổng dư nợ cho vay. Đến tháng 09 năm 2006, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ cho vay.Theo quy định tại Quyết định 457/2005/ QĐ – NHNN thì tỷ lệ cho vay trung dài hạn của các NHTM có thể chiếm đến 40%. Vì vậy, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần tìm kiếm những khách hàng uy tín để mở rộng dư nợ cho vay trung dài hạn vì cho vay trung dài hạn sẽ giữ được dư nợ ổn định, lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn nên hiệu quả kinh doanh của NHTM sẽ cao hơn. 41 Mặc dù còn nhiều rủi ro khi mở rộng dư nợ đầu tư tín dụng trên địa bàn, nhưng với tốc độ tăng dư nợ ngắn, trung dài hạn của các NHTM trên địa bàn đã cho ta thấy được tín hiệu khả quan của các NHTM trên địa bàn trong việc góp phần đầu tư phát triển kinh tế địa phương. 2.3.4.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế : (bảng số liệu 2.6) Các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An từ khi thành lập đến nay chủ yếu là cho vay đối với mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hộ sản xuất kinh doanh cá thể ... Tuy nhiên, từ năm 2003 trở về trước dư nợ cho vay của các NHTM QD lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu Tư & Phát triển đều tập trung cho vay các doanh nghiệp nhà nước như Công ty Xuất nhập khẩu Long An, Công ty Dệt Long An… Từ năm 2004, các NHTM trên địa bàn bắt đầu cho vay các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhà nước như công ty trách nhiệm hửu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân….. vì theo trung tâm thông tin tín dụng(CIC) từ Ngân hàng Nhà nước thì đa phần tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh vào những năm gần đây bộc lộ nhiều rủi ro, làm ăn không hiệu quả, nợ quá hạn đóng băng tại các NHTM trên địa bàn …...vì thế trong chiến lược kinh doanh của các NHTM trên địa bàn đã chuyển hướng mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế không ưu tiên cho DNNN như trước đây, nên dư nợ cho vay DNNN ngày càng giảm. Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh không nhiều và phần lớn có quan hệ tín dụng lâu đời với các NHTM QD, nên tránh trường hợp cho vay chồng chéo lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, các khu công nghiệp có tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Các NHTM sẽ không ngần ngại, sẵng sàng đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.3.4.3. Cho vay theo ngành kinh tế: Các NHTM trên địa bàn tỉnh ngoài mục tiêu kinh doanh tiền tệ phải đảm bảo hiệu quả, an toàn còn một mục tiêu cao cả là tín dụng NHTM Long An góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Thực tế, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An trong những năm qua cũng đạt được những kết quả nhất định nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ta xem xét bảng số liệu sau: 42 Bảng 2.8: DƯ NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ (2003 –30/09/2006) Đơn vị : tỷ đồng 31/12/2003 31/12/2004 31/12/200 5 30/09/20 06 Chỉ tiêu 1-Nông lâm, thủy sản 1.862 2.233 2.435 2.505 2-Công nghiệp,xâydựng 578 724 867 1.098 3-Thương mại dịch vụ 865 1.084 1.298 1.470 4-Khác 682 954 1.382 1.608 TỔNG DƯ NỢ 3.987 4.995 5.982 6.681 (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An) Qua số liệu bảng 2.8 chúng ta thấy rằng mặc dù các NHTM cho vay ngành nông lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ vì tỉnh Long An chủ yếu phát triển về nông, lâm nghiệp. Nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay các ngàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45611.pdf
Tài liệu liên quan