Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Vạn Phúc

Dư nợ năm 2006 là 353,9 tỷ đồng. Năm 2007 là 563,378 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2006. Sang năm 2008 đạt 462,648 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2007, nguyên nhân dẫn đến dư nợ tín dụng giảm là do chính sách thắt chặt tín dụng của Chi nhánh Habubank Vạn Phúc, tăng cường công tác thu nợ, nhằm mục tiêu phát triển an toàn, ổn định trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Vạn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng đã tham gia vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nên chất lượng tín dụng được nâng cao. 1.2.4.3.3. Môi trường tự nhiên Những biến động sảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai ( hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn…đều làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường tự nhiên như nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Trên đây là tất cả những nhân tố chính tác động hoạt động của các Ngân hàng thương mại, đăc biệt là hoạt động tín dụng. Như vậy, chúng ta cần nghiên cứu cẩn thận các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượng tín dụng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LUỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HABUBANK VẠN PHÚC 2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Habubank Vạn Phúc 2.1.1. Sự ra đời và phát triển Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Tới nay, vừa tròn 20 năm hoạt động, tính đến thời điểm cuối năm 2008, Habubank đã có số vốn điều lệ là 2.800 tỷ đồng, tổng tài sản là 24.000 tỷ đồng, tổng huy động là 19.758 tỷ đồng, tổng dư nợ là 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng. Chín năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 2 Sở giao dịch và 33 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán CHI NHÁNH HABUBANK VẠN PHÚC Được thành lập ngày 27/9/ 2005, trụ sở đóng tại toà nhà 2C Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội. Hay 302 đường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của công ty chứng khoán Habubank. Với bộ máy tổ chức, cán bộ hoàn toàn mới, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động được hơn 3 năm nhưng với sự lỗ lực cố gắng phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, và chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác.. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Habubank Vạn Phúc Giám đốc Nguyễn Văn Hùng Phòng ngân quỹ Phòng phát triển kinh doanh Bộ phận hỗ trợ kinh doanh Bộ phận thanh toán quốc tế Phòng kế toán Văn phòng và tạp vụ Văn phòng và tạp vụ Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả. Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng phát triển kinh doanh +Số lượng nhân viên: 01 trưởng phòng phát triển kinh doanh và 06 cán bộ tín dụng +Thực hiện đúng quy trình tín dụng, giải ngân thu nợ, phát triển khách hàng, giải quyết các vấn đề sau giải ngân như kiểm tra tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ, giải quyết những khoản nợ có vấn đề… + Những hồ sơ xin vay vượt mức do Tổng giám đốc quy định cho chi nhánh, Phòng phát triển kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển hồ sơ về Hội sở. + Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh cho Giám đốc chi nhánh, giúp giám đốc chi nhánh định kỳ báo cáo với Tổng giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Quan hệ chặt chẽ với phòng kinh doanh của Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội về việc cung cấp thông tin và các vấn đề nghiệp vụ. Phòng kế toán +Số lượng nhân viên: 01 kế toán trưởng, 03 kế toán viên, 02 kiểm soát. +Thực hiện đúng quy trình hạch toán kế toán, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn của chi nhánh. + Bảo quản hồ sơ thế chấp, tài liệu kế toán, hồ sơ chứng sổ sách, tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật. + Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán công tác phí… + Tổng hợp và phân tích tài chính đạt được, phân tích kết quả tài chính hàng quý, năm. + Lập các báo cáo hỗ trợ tín dụng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ. +Thực hiện kiểm tra chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Phòng ngân quỹ + Số lượng nhân viên: 01 trưởng quỹ, 05 nhân viên quỹ. + Thực hiện đúng quy trình ngân quỹ như việc thu chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ tại quầy… +Thực hiện việc điều chuyển vốn giữa hội sở ngân hàng và chi nhánh… + Thực hiện quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung ương đề ra. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Bộ phận hỗ trợ kinh doanh +Số lượng nhân viên: 04 người. +Thực hiện đúng quy trình hỗ trợ tín dụng như hoàn thành hồ sơ tín dụng: đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo nhập kho và xuất kho hồ sơ tài sản đảm bảo, chuyển phát tờ trình giữa các phòng ban, giữa chi nhánh với hội sở, giải ngân khoản vay. Bộ phận thanh toán quốc tế +Số lượng nhân viên: 02 người. +Thực hiện đúng quy trình thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ như L/c, nhờ thu, chuyển tiền.. + Tiếp xúc và tư vấn khách hàng về trình tự thủ tục hoàn thiện hồ sơ thanh toán quốc tế, nhận và chuyển hồ sơ thanh toán lên Hội sở chính. Văn phòng và tạp vụ +Số lượng nhân viên: 01 nhân viên văn phòng và 01 nhân viên tạp vụ. +Chức năng chính, nhiệm vụ chính của nhân viên văn phòng là hỗ trợ các công việc chung của Chi nhánh như: Đón tiếp khách hàng, đối tác đến làm việc, công tác tại Chi nhánh, trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư… +Nhân viên tạp vụ có nhiệm vụ là đảm bảo cho các phòng ban của chi nhánh luôn sạch sẽ. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động năm 2006-2008 theo kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 2007/2006 2008/2007 Tổng nguồn 356,550 699,270 839,167 196 120 Ngắn hạn 253,150 555,220 689,795 219 124 Tỷ trọng 71% 79,4% 82,2% Trung, dài hạn 103,400 144,050 149,372 139 104 Tỷ trọng 29% 20,6% 17,8% (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) Trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại trong việc thu hút vốn nhàn rỗi thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh mới mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2005, nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng với phương châm hoạt động xuyên suốt là “ Giá trị tích luỹ niềm tin” chính vì vậy nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua 3 năm tăng liên tục và ổn định . Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng Tại thời điểm ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động là 356,550 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 699,270 tỷ đồng, tăng 96% so với năm 2006, về số tuyệt đối là 333,720 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động là 839,167 tỷ đồng, tăng nhẹ 20% so với năm 2007, về số tuyệt đối là 139,879 tỷ đồng. Trong khi chỉ tiêu vốn huy động được giao cho năm 2008 là 983,353 tỷ đồng,Chi nhánh chỉ đạt 85% kế hoạch được giao. Vì thời điểm nửa cuối năm 2008, trên thị trường tài chính tiền tệ rất khan hiếm VN đồng. Nguyên nhân là do lạm phát tăng cao, để giảm lạm phát Ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hút bớt tiền mặt trong lưu thông. Các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, giữa các Ngân hàng có cuộc chạy đua gay gắt trong huy động tiền gửi để tránh rủi ro thanh khoản, có thời điểm trên thị trường lãi suất được đẩy lên đến gần 20%, nên Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Nguyên nhân nữa là do trong tháng 11 và 12 năm 2008, khách hàng lớn của Chi nhánh là Tổng HUD đã rút toàn bộ số tiền gửi trị giá gần 100 tỷ đồng. Về kỳ hạn: nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn: Năm 2006, chiếm 71%, năm 2007, chiếm 79,4%, năm 2008, chiếm 82.2% trong tổng nguồn vốn huy động, và đều tăng mạnh qua các năm. Nguồn vốn trung và dài hạn cũng tăng lên qua các năm, nhưng không lớn so với nguồn ngắn hạn và xét về mặt tỷ trọng thì có xu hướng giảm qua các năm, 29% năm 2006, 20,6% năm 2007 và 17.8% năm 2008. Do đối tượng khách hàng mục tiêu của Chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng với tình hình huy động vốn như trên thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các khách hàng. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn 356,550 100 699,270 100 839,167 100 Tiền gửi tiết kiệm 179,714 50,40 619,212 88,55 695,595 82,89 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 9,857 2,76 59,004 8,43 108,560 12,93 Nguồn khác 166,979 46,84 21,054 3,02 35,012 4,18 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) Xét về cơ cấu huy động vốn: - Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng trên thể hiện trạng thái dư tiền trong dân do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Năm 2006, do mới đi vào hoạt động, nên Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, lượng vốn huy động được từ dân cư đạt 179, 714 tỷ đồng, chiếm 54% và không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn, và phải vay từ hội sở. Sang năm 2007, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh đã thay đổi nguồn vốn huy động từ dân cư tăng rất mạnh, đạt 619,212 tỷ đồng, tăng 244%, so với năm 2006, chiếm 88,55% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, nguồn vốn này là 695,595 tỷ đồng, tăng nhẹ 12,3% so với năm 2007, chiếm 82,89%. -Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trong năm 2008, đạt 9,857 tỷ đồng, chiếm một tỷ lệ nhỏ là 2,67 %, và năm 2007 đã tăng lên 59 tỷ, chiếm tỷ trọng 8,43%. Đến năm 2008 tăng lên 108,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trong 12,93% Như vậy nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao. Điều đó là do các Doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần quay vòng vốn nên không để nhiều vốn trong Ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này tăng chứng tỏ Chi nhánh đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường.Vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì tuy không ổn định (do không xác định được chính xác thời gian khách hàng rút vốn) nhưng bù lại thì chi phí phải trả cho nguồn này là thấp (do các tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền theo kỳ gửi không kỳ hạn nên lãi suất Ngân hàng phải trả thấp hơn nhiều so với tiền gửi từ dân cư chủ yếu gửi có kỳ hạn) Chính vì vậy, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động cho vay: Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 2007/2006 2008/2007 Doanh số cho vay 1.798 3.116 3.854,3 176 123 Doanh số thu nợ 1.613 2.906,6 3.955 180 136 Tổng dư nợ 353,9 563,3 462.6 156 82 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) +Doanh số cho vay: Trong 3 năm qua, doanh số cho vay của Chi nhánh Habubank Vạn Phúc đã có sự tăng trưởng liên tục. Năm 2006, doanh số cho vay của Chi nhánh là 1.798 tỷ đồng. Năm 2007, doanh số này đã tăng lên đến 3.116 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006. Năm 2007, doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 3.854,3 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2007. Có được sự tăng trưởng như vậy là do Chi nhánh năm bắt được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ và trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Chi nhánh đã thực hiện biện pháp thu khách hàng như các chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, các chính sách lãi suất linh hoạt để thu hút khách hàng mới. Ngoài ra với đội ngũ cán bộ tín dụng rất năng động, nhiệt tình cũng góp phần đáng kể vào doanh số cho vay. Biểu đồ 2.2. Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ trong 3 năm từ 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng +Doanh số thu nợ: Cùng với việc tăng trưởng của doanh số cho vay doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng tăng liên tục. Năm 2006, doanh số thu nợ của Chi nhánh là 1.613 tỷ đồng. Đến năm 2007, doanh số thu nợ là 2.906,6 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2006. Sang năm 2008, con số này là 3.955 tỷ đồng, tăng 36%. Doanh số thu nợ năm 2006 và 2007 đều gần bằng doanh số cho vay, nhưng năm 2008 thì doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay. Như vậy Chi nhánh không chỉ chú trọng mở rộng cho vay mà còn rất quan tâm đến công tác thu hồi nợ. Chi nhánh luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, tăng cường công tác đôn đốc việc thu hồi nợ, ngoài ra Chi nhánh còn tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ, để tránh việc khách hàng sử dụng sai mục đích, đảm bảo có thể thu hồi được nợ. Trong năm 2008, lĩnh vực tài chính ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do chịu sự tác động cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, Chi nhánh đã chủ trương đẩy mạnh công tác thu nơ, hạn chế tín dụng, dẫn đến tổng dư nợ giảm, chỉ bằng 82% so với năm 2007. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh trong 3 năm qua đã có mức tăng trưởng đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Đây là một sự cố gắng , nỗ lực của tập thể cán bộ của Habubank chi nhánh Vạn Phúc, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nước ta, và những khó khăn do Chi nhánh mới đi vào hoạt động, quy mô còn nhỏ và thị trường hạn hẹp. Các hoạt động dịch vụ khác Habubank là một ngân hàng có công tác thanh toán quốc tế rất tốt. Do mới được thành lập, nên các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh mới bước đầu đi vào hoạt động. Năm 2008, doanh số thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 30.854 nghìn USD. Chuyển tiền quốc tế qua SWIFT: 263 món Thư tín dụng nhập: 75 món Thư tín dụng xuất: 3 món Nhờ thu nhập khẩu: 174 món Kiều hối: 139 món Doanh số thanh toán quốc tế năm 2008 giảm so với năm 2007 ( năm 2007 là 46.808 nghìn USD) song so với tình hình chung của nền kinh tế năm 2008 thì đây cũng là một kết quả khả quan. 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2006-2008 Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh cơ bản Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 2007/2006 2008/2007 Chi phí 18,581 50,536 120,565 271 238 Thu nhập 24,499 72,058 146,971 294 204 Lợi nhuận sau thuế 5,918 21,522 26,406 364 123 (Nguồn : Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) Trong 3 năm qua, nhờ có các chính sách hợp lý mà doanh thu của Chi nhánh đã tăng lên rất nhanh. Năm 2006, đạt 24,499 tỷ đồng . Sang năm 2007, đạt 72,058 tỷ đồng, tăng 194% so với năm 2006. Đến năm 2008, đạt 146,971 tỷ đồng tăng 104% so với năm 2007. Lợi nhuận của Chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh là 5,918 tỷ đồng. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 21,522 tỷ đồng, tăng 264% so với năm 2006. Năm 2008, là 26,406 tỷ đồng, tăng nhẹ 23% so với năm 2007, bởi vì trong khó khăn chung của ngành ngân hàng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát cao, Chi nhánh đã thắt chặt tín dụng, nên dư nợ giảm, vì vậy chỉ tiêu lợi tăng không mạnh như tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006. Nhưng lợi nhuận năm 2008, đã hoàn thành vượt chỉ tiêu được hội sở giao, đạt 126%. Đây là thành công của Chi nhánh vì trong năm 2008, không có nhiều đơn vị của Habubank hoàn thành chỉ tiêu này. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Habubank Vạn Phúc 2.2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng xét theo các chỉ tiêu định tính Cơ sở pháp lý Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà Nước như: -Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997. -Luật số 20/2004/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15/06/2004 về sửa đổi bổ sung một điều của luật các tổ chức tín dụng. -Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. -Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP. Quy chế cho vay Chi nhánh Habubank Vạn Phúc mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng hoạt động tín dụng đã có những bước phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả trên cơ sở cố gắng thực hiện nghiêm túc về quy chế cho vay mà Habubank đề ra. Cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích, đa dạng, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Nhanh chóng giải quyết nhu cầu về vốn cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi giao dịch với Chi nhánh. Uy tín và thị phần của Chi nhánh Vì mới đi vào hoạt động được 3 năm, đội ngũ cán bộ nhân viên còn rất trẻ, Chi nhánh rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, do đó bước đầu đã tạo được niềm tin của khách hàng, duy trì được mối quan hệ với khách hàng cũ, và có thêm được các khách hàng mới đến với Chi nhánh, cụ thể năm 2006 có 17 khách hàng doanh nghiệp, năm 2007 con số này là 31, và năm 2008 là 43 doanh nghiệp. Trong đó có các khách hàng lớn như: Công ty cổ phần Nông dược Việt Nam, Công ty cổ phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung( dư nợ đến ngày 31/3/2008 là 41 tỷ), Công ty chế tạo thiết bị và đóng tầu Hải Phòng( dư nợ đến ngày 31/3/2008 là 30 tỷ)… 2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh xét theo các chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1.Thu nhập từ hoạt động tín dụng Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc nâng cao chất lượng tín dụng chỉ có ý nghĩa khi nó góp phần vào việc nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng thu nhập 24,499 72,058 146,971 Thu nhập từ tín dụng 22,880 68,091 136,799 Thu nhập từ tín dụng/tổng thu nhập 93,4% 94,5% 93,3% (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) Nhìn bảng trên ta có thể thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã tăng mạnh qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng, chứng tỏ Chi nhánh đã có những bước đi đúng đắn trong hoạt động tín dụng. Trong cả ba năm thì thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu, chiếm trên 93%. Sở dĩ cao như vậy vì trong 3 năm này, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng. Các hoạt động khác chưa được chú trọng khai thác, vì quy mô của Chi nhánh còn nhỏ, với nhiều điều kiện hạn chế về vốn và nhân lực. Với tình hình thực tế tại Chi nhánh Habubank Vạn Phúc ta có thể thấy, hoạt động tín dụng ngày càng đem lại lợi nhuận cao, và đó là hoạt động chủ yếu. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn, kết quả của Chi nhánh không phải là nhỏ, rất đáng ghi nhận. Đó là do Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động tín dụng, không ngừng đẩy mạnh công tác thẩm định, thanh tra giám sát các khoản cho vay, nhằm đảm bảo các khoản vay có chất lượng cao. 2.2.2.2. Tổng dư nợ và tăng trưởng dư nợ Dư nợ năm 2006 là 353,9 tỷ đồng. Năm 2007 là 563,378 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2006. Sang năm 2008 đạt 462,648 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2007, nguyên nhân dẫn đến dư nợ tín dụng giảm là do chính sách thắt chặt tín dụng của Chi nhánh Habubank Vạn Phúc, tăng cường công tác thu nợ, nhằm mục tiêu phát triển an toàn, ổn định trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Biểu 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ Đơn vị: tỷ đồng -Xem xét dư nợ theo kỳ hạn: Năm 2006, dư nợ ngắn hạn là 278,873 tỷ đồng chiếm 78,8%, đến năm 2007 là 434,827 tỷ đồng chiếm 77,2%, sang năm 2008 là 336,345 tỷ đồng, chiếm 72,7%. Như vậy, ở Chi nhánh Habubank Vạn Phúc tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn, trên 70%. Mặc dù cho vay trung dài hạn theo các năm đã tăng lên, tỷ trọng có tăng nhưng còn thấp. Do Chi nhánh sử dụng phù hợp nguồn phù hợp với kỳ hạn của các khoản vay, vì trên 70% nguồn vốn huy động là nguồn ngắn hạn, tài trợ cho các món vay ngắn hạn. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 353,900 100% 563,378 100% 462,648 100% 1>Theo kỳ hạn Ngắn hạn 278,873 78,8% 434,827 77,2% 336,345 72,7% Trung, dài hạn 75,027 21,2% 128,551 22,8% 123,303 27,3% 2>Theo thành phần kinh tế Cá nhân 82,105 23,2% 117,089 20,7% 80,370 17,3% Kinh tế ngoài quốc doanh 271,795 76,8% 446,289 79,3% 382,278 82,7% (Nguồn:Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) -Xem xét dư nợ theo thành phần kinh tế: Ta thấy, dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tỷ trọng của nó tăng dần theo các năm. Năm 2006 là 76,8 %, năm 2007 là 79,3%, và năm 2008 là 82,7. Cho vay tiêu dùng giảm dần và chiếm tỷ trọng nhỏ giảm dần, từ 23,2% năm 2006, xuống 20,7% năm 2007, và chỉ còn 17,3% năm 2008. Qua đó ta thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là khách hàng truyền thống của ngân hàng. 2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Bảng 2. 7: Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 356,550 699,270 839,167 Tổng dư nợ 353,900 563,378 462.648 Hiệu suất sử dụng vốn 99,2% 80,1% 55,1% (Nguồn : Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) Qua đó ta thấy hiệu suất sử dụng vốn giảm mạnh qua ba năm. Năm 2006, do mới đi vào hoạt động, vốn huy động không đủ để cho vay, Chi nhánh được điều vốn từ Hội sở chính của Habubank, số vốn là 159.980 tỷ đồng, nên hiệu suất sử dụng rất cao đạt 99,2%. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng và hiệu suất sử dụng vốn đạt khá cao 80,1%. Đến năm 2008, do chính sách thắt chặt cho vay, nên chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ còn 55,1%. 2.2.2.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.8. Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số thu nợ 1.613 2.906,6 3.955 Dư nợ bình quân 184,3 371,3 554,9 Vòng quay vốn tín dụng 8,7 7,8 7,1 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh) Bảng số liệu cho ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh là khá cao và cả ba năm đều lớn hơn 7. Vòng quay vốn là chỉ tiêu đánh giá tần suất sử dụng vốn. Khi ngân hàng gia tăng nỗ lực thu hồi vốn là gia tăng tái sử dụng vốn tín dụng. Cũng như doanh nghiệp, vòng quay vốn nhanh giúp ngân hàng tái sử dụng vốn vào cho vay. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Chỉ số này cao trước hết thể hiện khả năng thu nợ tốt, thể hiện hiệu quả cho vay của ngân hàng, và do Chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn nên thu hồi gốc nhanh. 2.2.2.5 Chỉ tiêu nợ quá hạn Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2006 đến năm 2008 được phản ánh trên bảng số liệu sau: Bảng 2.9. Chỉ tiêu nợ quá hạn Đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3245.doc.doc
Tài liệu liên quan