Luận văn Nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1-4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

TRONG VIỆC THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN. 5-21

1.1. Tín dụng ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM. 5-13

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng. 5-8

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM. 8-13

1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với tín dụng ngân hàng trong việc góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 13-14

1.3. Tác động của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy kinh tế phát triển.14-16

1.3.1. Tín dụng ngân hàng gópphần đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kết

cấu hạ tầng kinh tế. 14

1.3.2. Tín dụng ngân hàng đáp ứng yêu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 15

1.3.3. Tín dụng ngân hàngđáp ứng yêu cầu vốn cho ứng dụng tiến bộ khoa

học-công nghệ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. 15-16

1.4. Chất lượng và hiệu quả tín dụng 16-21

1.4.1. Chất lượng tín dụng 16-19

1.4.2. Hiệu quả tín dụng 19-21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BẾN TRE TRONG THỜI GIAN QUA 22-39

2.1. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian qua.22-27

2.2. Tình hình đầu tư tín dụng củachi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003-200527-31

2.2.1. Giới thiệu sơ nét về chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre 27-28

2.2.2. Tình hình huy động vốn 28

2.2.3. Tình hình đầu tư tín dụng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội địa phương 28-31

2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre31-34

2.3.1. Những mặt đạt được 31-32

2.3.2. Một số hạn chế 33-34

2.4. Những cơ hội, thuận lợi và khókhăn, thách thức trong họat động tín

dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre thời gian tới. 35-39

2.4.1. Những cơ hội, thuận lợi 35-36

2.4.2. Những khó khăn, thách thức 36-39

CHƯƠNG III: GỈAI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE, GÓP

PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN 40-64

3.1. Định hướng phát huy vai trò tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát

triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 40-48

3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 40-43

3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của hệ thống NHCT

Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 43-46

3.1.3. Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre 46-48

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của

chi nhánh NHCT Bến Tre. 48-64

3.2.1. Giải pháp của các cơ quan quản lý Nhà nước 48-56

3.2.2. Giải pháp tại chi nhánh 56-64

KẾT LUẬN 65-66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất phát triển nông, lâm, diêm ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ, tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế – xã hội nông thôn. (Phụ lục 4: Số liệu về tình hình đầu tư tín dụng phát triển NN&NT) 2.2.3.2. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN): thời gian qua chi nhánh đã mạnh dạn tăng trưởng đầu tư tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế đặc biệt là các DNVVN họat động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khai thác thế 31 mạnh kinh tế của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã trở thành những doanh nghiệp lớn, kinh doanh ngày càng phát triển và hiệu quả. (Phụ lục 5: Số liệu về tình hình đầu tư tín dụng đối với các DNVVN) Tuy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn nhưng việc đầu tư vốn của chi nhánh vẫn đảm bảo tính nguyên tắc và chế độ tín dụng, đồng thời từng lúc tham gia với các cấp lãnh đạo địa phương để giải quyết những khó khăn, vướng mắc và sắp xếp lại hoạt động cho các doanh nghiệp. Nhờ vậy, mặc dù các DNNN tại địa phương không tăng về số lượng, nhưng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp đều có sự phát triển. Từ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương phù hợp với hướng đi CNH-HĐH của cả nước. Điển hình như công ty Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre. Từ một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực lâm sản, kể từ khi có quan hệ tín dụng tại chi nhánh NHCT Bến Tre, công ty không những nhận được sự hổ trợ về vốn mà còn được chi nhánh tư vấn, góp ý, dự đoán rủi ro để xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả. Hiện nay công ty đã bổ sung thêm nhiều chức năng kinh doanh như đóng tàu đánh bắt xa bờ, khai thác đánh bắt thủy sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu ... trong đó mô hình đoàn tàu đánh bắt xa bờ và nuôi tôm công nghiệp của công ty được đánh giá là điển hình tiên tiến của tỉnh, hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng. Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất thiết kế 6.000 tấn sản phẩm/năm, sau 02 năm đi vào họat động đã đạt trên 60% công suất thiết kế, sản phẩm xuất khẩu đã thâm nhập được vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật…. góp phần gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Để góp phần thực hiện chương trình phát triển thủy sản của tỉnh, trong thời gian qua, đặc biệt là năm từ 2002 chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay các dự án nuôi 32 tôm công nghiệp tại các vùng quy hoạch của tỉnh và các dự án phát triển phương tiện xà lan, cần cẩu xáng cạp phục vụ cho các ngư trường nuôi tôm, trong đó có nhiều dự án đạt hiệu quả rất cao điển hình như các dự án nuôi tôm công nghiệp của Công ty Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre nói trên . Trong cho vay đẩy mạnh xuất khẩu chi nhánh luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm từ cây dừa. Đặc biệt trong năm 2002, chi nhánh đã đầu tư vốn cho một công ty liên doanh với nước ngoài (Srilanca) chuyên sản xuất cơm dừa khô sấy xuất khẩu, góp phần ổn định và nâng giá trị trái dừa cho bà con nông dân từ 500 đồng /trái lên 2.500 đồng /trái. 2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre: 2.3.1. Những mặt đạt được: - Mở rộng cho vay phù hợp với mức tăng trưởng bình quân chung của tòan hệ thống, luôn tôn trọng sự chỉ đạo, điều hành của NHCT Việt Nam, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh của chi nhánh phù hợp với định hướng của tòan hệ thống NHCT Việt Nam trong từng giai đoạn. Dư nợ cho vay ngày càng tăng theo hướng tích cực, đáp ứng vốn kịp thời, đầu tư vốn đúng hướng khai thác tiềm năng và thế mạnh kinh tế địa phương. - Phát triển họat động luôn đảm bảo mục tiêu an tòan-hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn lúc cao nhất cũng không vượt quá mức 5% trên tổng dư nợ, kết quả kinh doanh luôn có lãi. (Phụ lục 6: Bảng tổng hợp kết quả họat động tín dụng từ năm 2003 đến năm 2005) - Với phương châm cạnh tranh chủ yếu bằng chất lượng phục vụ khách hàng, không quá chú trọng cạnh tranh bằng lãi suất và hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện tín dụng nên đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của chi nhánh luôn được quan 33 tâm giáo dục, đào tạo, huấn luyện về đạo đức nghề nghiệp, về kỹ năng nghiệp vụ và phong cách giao dịch văn minh lịch sự; quy trình nghiệp vụ thường xuyên được cải tiến theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về tính pháp lý. Từ đó đã thu hút được lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng đông (từ hơn 15.000 khách hàng vay vào cuối năm 2000 tăng lên gần 20.000 khách hàng vào cuối năm 2005). - Tạo được sự đồng tình, thông cảm và ủng hộ của các cấp, các ngành tại địa phương đối với hoạt động của chi nhánh. Mối quan hệ đó được tạo lập và duy trì trên cơ sở hài hoà lợi ích kinh tế-xã hội của địa phương và lợi ích của chi nhánh. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sóat nội bộ; chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, quy trình nghiệp vụ, cơ chế thể lệ của ngành, giữ nghiêm kỹ cương điều hành. - Thực hiện nghiêm túc công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Hạch tóan, thể hiện chính xác, minh bạch chất lượng tín dụng theo đúng quy định về phân lọai nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn các khỏan nợ có vấn đề. - Triển khai tốt công tác thanh toán điện tử, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế góp phần tăng thu dịch vụ, hổ trợ tốt cho công tác huy động vốn và đầu tư tín dụng. - Do định hướng chiến lược tín dụng đúng đắn, cơ cấu tín dụng hợp lý, xác định đúng khách hàng chủ lực nên chi nhánh đã phát triển được các họat động khác như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngọai tệ thông qua việc đầu tư tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu. (Phụ lục 7: Bảng số liệu về tình hình họat động thanh tóan quốc tế và kinh doanh ngọai tệ từ năm 2003 đến năm 2005) 34 Phần lớn ngọai tệ mua được chi nhánh phải bán về cho NHCT Việt Nam với tỷ giá hạch tóan nội bộ nên không có lãi nhưng chi nhánh có thể chủ động cân đối được nguồn ngọai tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu cho một số doanh nghiệp trong tỉnh. Trong khi đó, vào những năm 2002 trở về trước, mỗi lần thanh toán tiền hàng nhập khẩu chỉ cần khỏang hai ba chục ngàn USD chi nhánh cũng phải chờ NHCT Việt Nam giải quyết. 2.3.2. Một số hạn chế: Do không đủ điều kiện về phương tiện vật chất lẫn con người nên chi nhánh chưa có phòng Nguồn vốn, không có địa điểm giao dịch và nhân sự riêng cho công tác huy động vốn mà còn bố trí xen với các nghiệp vụ khác nên chất lượng phục vụ khách hàng gởi tiền có phần hạn chế. Mặt khác, trong thời gian qua lãi suất huy động vốn theo sự điều hành của NHCT Việt Nam luôn kém hấp dẫn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên tốc độ tăng trưởøng nguồn vốn huy động và thị phần về huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 tăng 18,32%, năm 2005 so với 2004 chỉ tăng 4,58%. Thị phần nguồn vốn huy động năm 2003 là 20,12%, năm 2004 là 19,98%, năm 2005 chỉ còn 15,89%. - Nguồn vốn huy động tại chổ chỉ mới đáp ứng được từ 30% đến 35% tổng tài sản Có của chi nhánh và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Vì vậy việc đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho các khách hàng tại địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn điều hoà từ NHCT Việt Nam. Lãi suất huy động vốn bình quân cao do tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn là chủ yếu, lãi suất nhận vốn điều hòa của NHCT Việt Nam cũng ngày càng tăng cao nên chi phí đầu vào bình quân cao làm hạn chế hiệu quả kinh doanh. 35 - Hoạt động tín dụng tuy có tăng trưởng nhưng chi nhánh chưa mở rộng được thị phần trên khắp địa bàn tỉnh do thiếu lao động (còn 2 huyện: Chợ Lách và Thạnh Phú có nhu cầu vốn rất lớn nhưng chi nhánh chưa đáp ứng được). - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh đến cuối năm 2005 tuy thấp hơn tỷ lệ chung của tòan hệ thống NHCT Việt Nam cũng như thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của tòan ngành ngân hàng tỉnh (tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cuối năm 2005 là 1,49%, của NHCT Việt Nam là 3%, của ngành ngân hàng tỉnh là 3,42%); tuy nhiên nợ tiềm ẩn rủi ro (nợ nhóm 2) có xu hướng gia tăng, việc xử lý các khỏan nợ tồn đọng về cho vay thanh tóan công nợ, cho vay khắc phục bão rất chậm và bị đọng, số nợ đã được xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng chưa được cán bộ tín dụng quan tâm thu hồi. - Công tác marketing chưa tốt; các dịch vụ hổ trợ cho họat động tín dụng chỉ mới được triển khai bước đầu. Cơ sở vật chất của chi nhánh như trụ sở làm việc, trang thiết bị để ứng dụng công nghệ ngân hàng và phát triển dịch vụ như máy ATM, thiết bị điện tử đọc thẻ, máy vi tính… thời gian qua tuy có được trang bị, cải tiến nhưng hòan toàn phụ thuộc vào NHCT Việt Nam, chưa tương xứng với quy mô họat động hiện nay của chi nhánh, cần phải được quan tâm đầu tư phù hợp với xu thế phát triển, bảo đảm an toàn tài sản cho cả khách hàng và ngân hàng, tăng thêm uy tín trong cạnh tranh . - Việc cho vay các DNVVN, cá thể, hộ gia đình chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản bảo đảm do thiếu căn cứ để đánh giá tình hình tài chính, họat động SXKD của khách hàng. Cán bộ tín dụng ít chủ động tìm đến khách hàng mà chỉ xem xét cho vay khi khách hàng có nhu cầu. Chính vì tâm lý thụ động đó nên cán bộ tín dụng không có sự tích lũy thông tin về khách hàng, thiếu sâu sát và sự hiểu biết về họat động SXKD của khách hàng làm hạn chế khả năng khai thác các dịch vụ khác như thu tiền, thanh toán…. 36 - Nguồn nhân lực hiện nay của chi nhánh chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu họat động trong xu thế hội nhập, thiếu cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và kiến thức về tài chính doanh nghiệp hiện đại, về tài chính quốc tế, về thanh tóan quốc tế, về đánh giá rủi ro trong môi trường kinh doanh của các khách hàng vay là các doanh nghiệp lớn. Do vậy, cán bộ tín dụng còn hạn chế về khả năng tư vấn cho khách hàng, chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao nên họat động tín dụng của chi nhánh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 2.4. Những cơ hội, thuậïn lợi và khó khăn, thách thức trong họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre thời gian tới: 2.4.1. Những cơ hội, thuận lợi: - Theo dựï báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ tới tiếp tục tăng trưởng sôi động; hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng nền kinh tế thị trường thực thụ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Theo qui luật cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều thị trường mới, khách hàng mới, dịch vụ mới (như đầu tư mua trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường sơ cấp, quản lý danh mục đầu tư, môi giới chứng khóan,….). Đó là những cơ hội mới để các NHTM nói chung và chi nhánh NHCT Bến Tre nói riêng phát triển, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ở trình độ cao hơn, hỗ trợ tốt cho họat động tín dụng. - Kinh tế- xã hội địa phương đang trên đà phát triển cao nhưng bền vững, có sức thu hút đầu tư lớn là môi trừơng kinh doanh tốt của các NHTM trên địa bàn, đặïc biệt là phát triển các hoạt động dịch vụ đi kèm với họat động tín dụng. - Sau 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, số lượng DNVVN tại địa phương đang tăng lên rất nhanh, đang trở thành bộ phận quan trọng có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương. Trong tương lai, môi trường họat động của các DNVVN sẽ được cải thiện, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ được thực thi tốt hơn, hiệu quả hơn, do đó các DNVVN sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Lĩnh vực 37 họat động chính của các DNVVN hiện nay là công-thương nghiệp và dịch vụ, đây cũng là thế mạnh về tài trợ vốn của NHCT. Nếu thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng và sàng lọc khách hàng thì chi nhánh có thể duy trì một danh mục khách hàng hiệu quả, dễ quản lý, phân tán được rủi ro, có thêm điều kiện để tăng thu dịch vụ. - Màng lưới họat động của chi nhánh được mở rộng hầu hết các huyện trong tỉnh, đa số cán bộ làm công tác tín dụng tại chi nhánh đều am hiểu thông tục, tập quán, thói quen, sở thích của khách hàng nên có kinh nghiệm giao dịch với khách hàng tại địa phương. - Thời gian qua NHCT Việt Nam đã xây dựng và tích cực triển khai thực hiện lộ trình cải cách mọi họat động nhằm chuẩn bị tư thế sẵn sàng gia nhập sân chơi chung này. Trong quý I/2006, với sự hổ trợ của NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT Bến Tre cũng như các chi nhánh NHCT trên tòan quốc đã hòan thành việc triển khai thực hiện tiểu dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Với hệ thống NHCT tiên tiến hiện nay (gọi tắt là chương trình INCAS), hiện nay chi nhánh có các kênh phân phối như sau: - Hệ thống quản lý giao dịch tại trụ sở chi nhánh, các phòng giao dịch, các điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Hệ thống giao dịch ATM. - Hệ thống giao dịch Internet banking. Như vậy, với hệ thống INCAS này, mọi giao dịch của khách hàng với NHCT sẽ được mở rộng hơn về phạm vi không gian, thời gian và sẽ tiến đến không còn bị giới hạn trong tương lai gần vì hiện nay NHCT đang triển khai các buớc tiếp theo của dự án hiện đại hóa họat động. Đầu năm 2007, NHCT Việt Nam sẽ chỉ đạo nhiều giải pháp và tích cực hổ trợ chi nhánh triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng. Là chi nhánh đi sau trong việc triển khai dự án hiện đại hoá nên 38 học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các chi nhánh đi trước, hạn chế những va vấp, sai sót trong quá trình vận hành. 2.4.2. Những khó khăn, thách thức: Khó khăn chung của các NHTM trong nước: cạnh tranh trong thời kỳ tới sẽ ngày càng quyết liệt và rủi ro tiềm ẩn nhiều hơn. Ngân hàng là ngành nhạy cảm nhất, chịu nhiều ảnh hương bất lợi từ môi trường kinh tế. Trong đó có 3 vấn đề lớn tác động trực tiếp đến họat động kinh doanh ngân hàng, đó là: (i) Năng lực cạnh tranh của khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh để chuyển sang họat động trong cơ chế thị trường thực sự và hội nhập quốc tế, khả năng chống đỡ rủi ro của phần lớn các doanh nghiệp đều thấp do tiềm lực tài chính yếu. (ii) Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt, đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh để giành khách hàng bằng mọi cách có khuynh hướng gia tăng, làm tăng áp lực hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tiêu chuẩn khách hàng, lãi suất cho vay và phí dịch vụ. Các yếu tố chi phí đầu vào của ngân hàng có xu hướng tăng lên, trong khi đó lãi suất cho vay và phí dịch vụ có xu hướng giảm làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào có xu hướng ngày càng giảm. (iii) Thị trường tài chính phát triển sôi động hơn nhưng biến động phức tạp. Sẽ bùng nổ xu hướng chuyển dịch dòng tài chính từ tiền gởi, tiền vay ngân hàng sang chứng khóan (cổ phiếu, trái phiếu). Thị trường chứng khóan, giá vàng, giá nhà đất, tỷ giá biến động phức tạp, không kiểm sóat được sẽ làm tăng thêm khó khăn trong huy động vốn, cho vay và tăng nguy cơ rủi ro đối với tòan bộ các họat động kinh doanh ngân hàng. Khó khăn riêng của chi nhánh NHCT Bến Tre: 39 - Hoạt động của của chi nhánh NHCT Bến Tre nói riêng chắc chắn sẽ phải đối mặt với một áp lực lớn từ nhu cầu vốn của nền kinh tế và áp lực cạnh tranh về khả năng nguồn vốn, chất lượng dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. - Khách hàng vay vốn của chi nhánh phần lớn là các DNVVN, kinh tế cá thể, hộ gia đình. Tuy tiềm năng phát triển tốt nhưng do phát triển nhanh từ nền sản xuất nhỏ nên nhìn chung các khách hàng này đang gặp nhiều khó khăn như: thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong họat động kinh tế thị trường, nhất là thị trường ngòai nước; tay nghề của người lao động, trình độ quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp thấp; trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật thấp; thiếu vốn….Mặt khác, thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm (nhất là đối với hàng thủy sản vốn là thế mạnh kinh tế của tỉnh như tôm sú, cá basa) ngày càng quản lý nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tòan thực phẩm cùng với việc áp thuế chống bán phá giá của một số nước gây nhiều khó khăn, bất lợi cho người sản xuất kinh doanh. Những vấn đề này ảnh hưởng xấu đến quy mô tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng của chi nhánh. - Do chi nhánh mới bắt đầu áp dụng những chuẩn mực, phương pháp quản trị điều hành, kỹ thuật nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế vào họat động nên tính chuyên nghiệp vẫn chưa cao. Mặt khác, với cơ cấu trình độ, tuổi tác của đội ngũ cán bộ hiện có và trong tình hình về tuyển dụng lao động tại chi nhánh theo quy định hiện nay của Ngân hàng Công thương Việt Nam sẽ không đáp ứng được yêu cầu về lực lượng cán bộ tín dụng “có tâm và đủ tầm” nhằm phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. 40 Tóm lại: Họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và góp phần đáng kể đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bến Tre. Bến Tre là một tỉnh còn nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Sự tác động của tín dụng ngân hàng cần phải hướng vào phát huy những tiềm năng và lợi thế đó. Qua thực tiễn họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy: tăng trưởng tín dụng với nhịp độ cao, nợ xấu không nhiều, đầu tư tín dụng đúng định hướng, song những rủi ro tiềm ẩn trong họat động tín dụng thời gian tới là không thể xem thường, nhất là việc đầu tư vốn tín dụng cho một số doanh nghiệp đã bộc lộ những khó khăn ban đầu, thị trường đầu ra của hàng nông, thủy sản còn bấp bênh; khả năng cân đối giữa cho vay và huy động vốn tại chỗ còn ở mức thấp (tình trạng chung của các NHTM trên địa bàn); khả năng thẩm định, phân tích tín dụng còn nhiều hạn chế. Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trong thời gian tới và khả năng sử dụng vốn một cách hiệu quả tạo nên áp lực rất lớn trong họat động của chi nhánh, vì cả ngân hàng và các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế, nhưng ngân hàng cũng không thể co cụm lại vì sợ rủi ro. Nghĩa là chi nhánh NHCT Bến Tre phải tiếp tục giải quyết đồng thời hai vấn đề: Làm sao để tiếp tục tăng trưởng tín dụng nhằm giữ vững và phát triển thị phần? Làm sao để vốn cho vay được an tòan và hiệu quả? ********* 41 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE, GÓP PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN 3.1. Định hướng phát huy vai trò tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 Mục tiêu, phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre trong 5 năm tới là: Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Phấn đấu đến năm 2010, Bến Tre thóat khỏi tỉnh nghèo, có GDP bình quân đầu người ngang mức bình quân chung của cả nước. Mục tiêu cụ thể là: - Phấn đấu đến năm 2010 đưa GDP lên gấp 2,89 lần so với năm 2000, nhịp độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 là 13%/năm, GDP bình quân đầu người đạt trên 950USD/người/năm. - Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH; tập trung đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn theo chiều sâu. Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông-lâm-ngư 42%, công nghiệp-xây dựng 29% và dịch vụ 29%. - Vận dụng và thực hiện thông thoáng các chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút mạnh các nguồn vốn từ nước ngòai và các thành phần kinh tế trong, ngòai tỉnh. 42 Trong 5 năm tới, phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 750 triệu USD, tăng bình quân 20%/năm. - Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung phục vụ phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn; xây dựng hòan chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; triển khai các dự án trọng điểm, giải quyết cơ bản các yêu cầu về giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước ngọt, nước sạch cho sản xuất và đời sống. - Hạ tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn từ 3,5% đến 4%, lao động qua đào tạo đạt 40%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10% (theo tiêu chí mới). Các giải pháp chủ yếu: - Lấy công nghiệp là khâu đột phá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân 24%/năm.Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và dừa; đồng thời phát triển mạnh một số ngành công nghiệp như may mặc, da giày, vật liệu xây dựng…Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường, đầu tư hỗ trợ các làng nghề phát triển ổn định. Vận dụng các hình thức đầu tư để xây dựïng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm (Giao Long, An Hiệp và Bình Phú) để đẩy mạnh thu hút đầu tư khi cầu Rạch Miễu hòan thành. Khuyến khích phát triển DNVVN phục vụ nhu cầu sơ chế tại chỗ nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng cho công nghiệp chế biến tập trung. - Phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ bình quân 16%/năm. Hòan thiện quy họach phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa-lịch sử. Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân 20%/năm. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch. Tiếp tục phát triển các lọai hình dịch vụ vận tãi, dịch vụ bưu chính viễn thông, 43 inter

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45335.pdf
Tài liệu liên quan