Luận văn Nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam

Thực hiện phương châm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người có công và gia đình đóng góp, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng thành một chương trình hành động cụ thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, các đơn vị trong và ngoài tỉnh, con em Quảng Nam sinh sống trên mọi miền của đất nước, sự đóng góp của tộc họ gia đình và bản thân đối tượng, đến nay đã hỗ trợ cho gần 16 ngàn hộ người có công cải thiện nhà ở (trong đó, xây mới trên 11 ngàn nhà, sưả chữa trên 4 ngàn nhà). Tuy nhiên, do số lượng rất lớn, nguồn kinh phí có hạn và thường xuyên bị ảnh hưởng xấu của thiên tai, tác động của thời gian, cải thiện nhà ở cho người có công cách mạng đã và đang đặt ra nhiều nội dung mới và tổ chức thực hiện chương trình nầy còn tiếp tục trong nhiều năm tới.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nam ra đi thành đạt, cống hiến tài năng ở nơi nầy nơi khác trong và ngoài nước thì nhiều nhưng trong số họ quay về để lập nghiệp góp phần phát triển quê hương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân còn rất ít. Mặt khác, trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Quảng Nam luôn là cửa ngõ đầu tiên “đón giặc”, là “phên dậu phía trước” của Tổ quốc nên luôn là vùng chiến tranh ác liệt. Đặc biệt trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Quảng Nam đã chịu nhiều hy sinh mất mát về sức người và sức của. Tuy chiến tranh đã đi qua hơn 31 năm song hậu quả để lại của nó hết sức nặng nề: gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và những người ảnh hưởng bởi chiến tranh chiếm tỷ lệ khá cao (trên 40%, trong đó người có công cách mạng chiếm trên 16%). Thu nhập của người lao động còn thấp, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt đối với người có công, nhiều người trong số họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng và xã hội. Qua việc phân tích các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và con người có thể thấy ở Quảng Nam điều kiện để nâng cao đời sống cho nhân dân nói chung trong đó có người có công cách mạng còn nhiều hạn chế. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc xây dựng các chiến lược, chương trình trung hạn, dài hạn và có những giải pháp khả thi để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của dân cư trên địa bàn tỉnh, theo kịp đà tăng trưởng chung của cả nước, đảm bảo đời sống người có công cách mạng đạt mục tiêu bằng hoặc cao hơn mức sống của dân cư cùng địa bàn cư trú trong thời gian năm tới. 2.1.2. Về quy mô, cơ cấu đối tượng người có công Quảng Nam là mãnh đất “đầu sóng, ngọn gió”, là “phên dậu” phía trước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền độc lập của tổ quốc. Đặc biệt trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trong thời cận đại Quảng Nam (bao gồm Đà Nẵng ngày nay) luôn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh đầu tiên với các thế lực xâm lược thực dân, đế quốc: năm 1858 Pháp xâm lược Việt Nam, đầu tiên nỗ súng vào Đà Nẵng, rồi đến năm 1965, Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam, đầu tiên nỗ súng vào Núi Thành (nay là huyện Núi Thành, Quảng Nam), suốt các cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc mà đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam là quê hương “anh dũng đi đầu diệt Mỹ”, là căn cứ của cách mạng (khu uỷ Khu 5); là chiến trường ác liệt, là nơi quy tụ nhiều người con không riêng của tỉnh Quảng Nam, mà theo thống kê còn có gần 50 tỉnh thành đã gửi những người con ưu tú của mình đến công tác và chiến đấu trên mảnh đất kiên cường này và hàng vạn người trong số ấy đã cống hiến sức lực, thân thể và sự sống để Quảng Nam cùng cả nước kháng chiến thành công, để có ngày 30/4/1975 toàn thắng. Tổ Quốc đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công. Thế hệ hôm nay và mai sau không thể quên sự hy sinh cống hiến của họ. Phân bổ theo nhóm đối tượng: Kết thúc các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, tỉnh Quảng Nam được nhà nước tuyên dương là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, với 249 tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, trong đó, 17 trên 17 huyện thị, xã anh hùng; 104 xã, anh hùng. Tổng kết cuộc kháng chiến đối tượng có công chiếm hơn 16% dân số (gần 300 ngàn người); đến nay toàn tỉnh có trên 93 ngàn hộ/330 ngàn hộ toàn tỉnh (gần 30% số hộ), cả tỉnh có trên 63 ngàn cán bộ chiến sỹ, nhân dân tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến hy sinh được công nhận là liệt sỹ với 104 ngàn người là thân nhân liệt sỹ, gần 22 ngàn người bị thương tật được xác nhận là thương binh, hưởng chính sách như thương binh, trên 5 ngàn người là quân nhân, công an nhân dân bị bệnh tật được xác nhận là bệnh binh, gần 3 vạn người tham gia hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày (hiện có trên 5 ngàn người đã được hưởng chế độ) trên 3 vạn người có công giúp đỡ cách mạng; trên 7 ngàn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, gần 1000 người là cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ thuộc diện Tiền khởi nghĩa, mới xác nhận hưởng chế độ trên 400 trường hợp (còn trên 500 trường hợp đã từ trần chưa được công nhận; trên 10 vạn người là thân nhân gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Đặc biệt, cả tỉnh, có 6812 Bà mẹ được Đảng và Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiếm hơn 1/7 tổng số Bà mẹ Việt Nam anh hùng cả nước; hiện còn sống trên 800 mẹ (trong đó trên 1603 mẹ phong tặng và gần 5295 Bà mẹ được truy tặng). Theo số liệu thống kê về đối tượng chính sách có công, tỉnh Quảng Nam là tỉnh có số lượng đối tượng đông nhất nước, cấp huyện thì huyện Điện Bàn có số đối tượng lớn nhất trong trên 660 đơn vị cấp huyện của cả nước, với trên 63.211 người có công (trong đó có hơn 1,4 vạn liệt sỹ, 1493 Bà mẹ Việt Nam anh hùng), xã Điện Nam (huyện Điện Bàn) là xã có đối tượng đông nhất nước với trên 2 ngàn liệt sỹ, trên 2 trăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8 anh hùng lực lượng vũ trang. Phân bố theo địa bàn: Với lượng đối tượng đông nhất so với các tỉnh thành trong cả nước và trong tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh đều có đối tượng người có công, tuy nhiên với quy mô và tính chất từng đối tượng có những đặc điểm không đồng đều về đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với 233 đơn vị hành chính cấp xã và tương đương; trong đó có 7 đơn vị miền núi (với 2 huyện miền núi cao). Toàn tỉnh có 13 xã biên giới, giáp với nước Cộng hoà nhân dân Lào. Theo thống kê, tổng số đối tượng người có công của 10 huyện thị trung du, đồng bằng chiếm hơn 90%, huyện nhiều nhất có tỷ lệ lớn nhất là huyện Điện Bàn, chiếm hơn 20% tổng số đối tượng có công toàn tỉnh toàn tỉnh. Huyện Núi Thành là một trong những nơi có tổ chức cách mạng ra đời sớm nên đội ngũ cán bộ lão thành nhiều hơn so với các huyện thị khác (chiếm gần 45% tổng số) trong khi đó 7 huyện miền núi chiếm hơn 8%, có huyện thị toàn huyện chỉ có 1 ngàn đối tượng (khoảng 3%). Đại bộ phận người có công sống ở nông thôn (chiếm 70%) và làm nghề nông là chủ yếu, thu nhập thấp, đời sống kinh tế khó khăn. Sự phân bổ không đồng đều trên tưởng là hợp lý, song xét dưới góc độ kinh tế có nhiều điều rất đáng quan tâm, nhất là đối với đối tượng ở miền núi cao, vùng căn cứ cách mạng trước đây, tuy số lượng ít hơn nhưng đời sống của họ thật sự khó khăn. Theo kết quả khảo sát thực trạng đời sống hàng năm ở khu vực miền núi, xã biên giới sự chuyển biến theo hướng nâng lên về thu nhập đời sống của dân cư là không đáng kể, có nơi “dậm chân tại chổ”; theo kết quả các cuộc khảo sát nêu trên nếu tỷ lệ hộ nghèo hộ có công chiếm trên 3,31% thì tỷ lệ hộ nghèo hộ có công ở miền núi, xã biên giới là trên 20%, nhất là trong lao động việc làm, thu nhập, ngoài trợ cấp ưu đãi nguồn thu nhập khác của đối tượng, gia đình chính sách có công ở những vùng này không có nguồn thu đáng kể, đối vùng núi cao phương thức canh tác chọc tỉa còn phổ biến, khoảng trên 60% hộ có công cách mạng nhà ở thuộc loại tạm bợ. Trong các cuộc kháng chiến, miền núi nói chung và đồng bào miền núi nói riêng là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho cách mạng, những người tham gia hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng là những người trung thành, tận tuỵ với sự nghiệp cách mạng, song đời sống của đối tượng ở khu vực miền núi, đặc biệt là vùng núi cao, các xã biên giới thật sự khó khăn cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với họ. 2.2. Thực trạng quá trình nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Khái quát về đời sống kinh tế người có công Cùng với những đổi thay, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đời sống kinh tế người có công trên địa bàn tỉnh cũng có rất nhiều đổi thay. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhờ sự đổi mới toàn diện, nền kinh tế nước ta đã phát triển khả quan, đời sống các tầng lớp dân cư, trong đó có người có công khá hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên trong cơ chế mới, những “tác động ngược chiều” tới đời sống người có công, đã có những ảnh hưởng không tốt. Nhất là vấn đề việc làm, sức khoẻ, bệnh tật, thu nhập và mức sống, học tập và đào tạo, những khó khăn và nguyện vọng đối với người có công, v.v...Cũng do người có công có nhiều loại đối tượng khác nhau nên không thể đánh giá thực trạng riêng cho từng loại đối tượng nên ở đây chúng tôi cũng chỉ nêu lên những đặc điểm khái quát nhất. 2.2.1.1. Một số đánh giá chung dưới góc độ nhân khẩu học Các đối tượng có công có một số đặc điểm như sau: [30, tr.21-25] - Về tuổi đời: Người có công có một số nhóm tuổi khác nhau nhưng đa trong số họ tuổi đã cao, không còn trong độ tuổi lao động. Nhất là, đối với các cán bộ lão thành cách mạng và các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hầu hết ở trên độ tuổi 70 trở lên. Về trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ: trong số người có công, số đối tượng là thương binh, bệnh binh, người có công giúp đỡ cách mạng chiếm tỷ trọng khá lớn và do điều kiện chiến tranh nên đa số có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ rất thấp. Nhất là ở nông thôn, miền núi, số thương binh không biết đọc, biết viết và văn hoá cấp I chiếm tỷ lệ khá cao (từ 40-50%). Điều này tạo ra nhiều bất lợi cho thương bệnh binh trong quá trình tìm kiếm việc làm, hoà nhập với cộng đồng. - Về sức khoẻ và thương tật của người có công: Những người có công, đặc biệt là thương binh, các cán bộ lão thành các mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người bị địch bắt tù đày hoặc là do thương tật, bệnh tật, hoặc là tuổi cao sức yếu nên sức khoẻ của họ bị suy giảm rất lớn. Qua các cuộc khảo sát cho thấy, đại đa số các thương bệnh binh sức khoẻ trung bình hoặc kém chiếm trên gần 90%. Đối với các Bà mẹ Việt Nam anh hùng tình trạng sức khoẻ cũng tương tự, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tuổi cao, hoặc hoàn cảnh không thuận lợi; sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về tình cảm. Gần như toàn bộ số Bà mẹ Việt Nam anh hùng sức khoẻ yếu kém. Do sức khoẻ yếu cộng với thương tật hành hạ nên người có công thường hay bị đau ốm, nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng cao. - Về hoàn cảnh sống: các đối tượng người có công hoàn cảnh khá khó khăn. Đối với thương binh, bệnh binh quy mô gia đình trên 5 nhân khẩu (bằng hoặc cao hơn so với các hộ dân cư ở cộng đồng) nhưng cơ cấu nhân khẩu lại có sự bất hợp lý. Nhân khẩu nhiều nhưng lao động ít. Trong số các đối tượng người có công, một số người già phải sống độc thân, cô đơn là hết sức đáng quan tâm, đặc biệt là các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ Lão thành cách mạng, theo thống kê toàn tỉnh có trên 2 ngàn người sống cô đơn. Đây là những người có hoàn cảnh hết sức đặc biệt, họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vật chất, sức khoẻ và tinh thần. Do đó họ là những người cần phải có chính sách ưu đãi một cách đặc biệt. - Vai trò của người có công trong gia đình: người có công hoặc bị thương tật hoặc tuổi cao, sức khoẻ yếu nhưng với truyền thống phương Đông họ vẫn giữ vị trí rất quan trọng và có trách nhiệm lớn trong gia đình. Ngoài việc nuôi sống bản thân họ, họ còn trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con nhỏ và các người thân khác. Đây vừa là trách nhiệm nhưng cũng vừa là “gánh nặng” đối với những người ít nhiều suy giảm khả năng lao động. Tính bình quân một thương bệnh binh phải nuôi dưỡng từ 2-3 con. Như vậy, nếu không có chính sách hỗ trợ để trợ giúp thì các gia đình thương bệnh binh nói riêng và gia đình có công cách mạng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. 2.2.1.2. Thực trạng việc làm và các hoạt động kinh tế của người có công Vấn đề việc làm là vấn đề nổi cộm nhất trong thực trạng đời sống người có công ở tỉnh Quảng Nam. Do đặc điểm nguồn lao động trên địa bàn tỉnh hàng năm tăng nhanh và vẫn ở mức độ cao, hàng năm có khoảng 15.000 lao động bước vào độ tuổi lao động, dẫn đến sự dư thừa lao động ngày càng lớn. Sự dư thừa này còn luôn tăng lên do tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lao động từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, bộ đội phục viên xuất ngũ, sinh viên tốt nghiệp, lao động mất đất sản xuất trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ... làm cho số người thất nghiệp và chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh khá lớn mà khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế. Mỗi năm bình quân tỉnh Quảng Nam chỉ giải quyết được khoảng 30-40 ngàn chỗ việc làm, mà chủ yếu tập trung vào lứa tuổi thanh niên (chiếm trên 80%) [24, tr.6]. ở nông thôn số người thực sự không có việc làm không cao nhưng tình trạng bán thất nghiệp là phổ biến. Tình trạng độc canh vẫn còn, vì vậy lao động nông nghiệp vẫn chỉ sử dụng hết 1/3 số thời gian làm việc, không có việc làm sẽ tạo ra những vấn đề xã hội phức tạp: an ninh trật tự, tệ nạn xã hội v.v...trong cộng đồng dân cư, xã hội. Điều này cho thấy vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh vẫn là vấn đề gay gắt và nó ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của đối tượng có công, bởi lẽ như đã nêu, họ là những người yếu thế do cạnh tranh trên thị trường lao động, do sức khởe, do tình trạng thương tật, bệnh tật, do trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ... Mặc dù trong điều kiện áp lực rất lớn về vấn đề việc làm xã hội nói chung, nhưng nhờ có các chính sách đối với đối tượng người có công trong độ tuổi lao động đa số họ đã có được những việc làm nhất định. Tuy nhiên, do đặc thù về sức khoẻ và trình độ văn hoá, chuyên môn họ chỉ làm những công việc giản đơn. ở nông thôn hầu hết thương binh, bệnh binh làm công việc trong trồng trọt và chăn nuôi (60-70%), còn ở thành thị đa số họ làm trong các ngành, các công việc buôn bán và dịch vụ. Đối với gia đình liệt sỹ cũng có tình trạng tương tự, mặc dù đã được ưu tiên, được sự giúp đỡ nhưng do điều kiện chung và hoàn cảnh riêng, các gia đình liệt sỹ cũng có nhiều vấn đề trong việc làm. ở nông thôn gia đình liệt sỹ chủ yếu làm nông lâm nghiệp, còn ở thị xã, thị trấn, các gia đình liệt sỹ chủ yếu là buôn bán, dịch vụ ... Bên cạnh những hạn chế về sức khoẻ, thương tật, bệnh tật, việc tạo việc làm cho người có công đã khó khăn càng khó khăn hơn khi yêu cầu mở mang ngành nghề, tổ chức sản xuất cần phải có vốn, mà vốn đối với người có công là vấn đề nan giải. Ngoài ra, còn có những khó khăn khác như thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu lao động kỹ thuật... Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhất định đối với những người có công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ chủ yếu là tạo điều kiện cho vay vốn, miễn giảm thuế, cấp ruộng đất phù hợp cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ về mặt bằng sản xuất. Mặc dù có sự ưu tiên, giúp đỡ nhưng so với nhu cầu của người có công thì vẫn chưa đáp ứng được. Hơn nữa Quảng Nam là tỉnh có số đối tượng có công đông, còn rất khó khăn nên ảnh hưởng của sự giúp đỡ này còn hạn chế, tác động nhiều đến việc nâng cao đời sống của người có công. 2.2.1.3. Thực trạng về thu nhập đời sống của người có công Người có công là đối tượng ưu đãi đặc biệt của Nhà nước và được cộng đồng thường xuyên giúp đỡ, góp phần cải thiện đời sống các đối tượng có công mà biểu hiện về vật chất là nâng cao đời sống đối tượng có công. Người có công có nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ trợ cấp thương tật, trợ cấp tuất, trợ cấp người có công và các loại trợ cấp xã hội khác. Các loại trợ cấp này gần đây đã đựợc sửa đổi, được nâng lên góp phần đáng kể trong thu nhập của người có công. Một số loại trợ cấp được ban hành theo Nghị định 147/2005/NĐ-CP của Chính phủ, như sau: [ 2, tr.3,4,5 ] - Trợ cấp thương tật cho thương binh: + Mức thấp nhất: 239.000 đồng + Mức cao nhất: 1.140.000 đồng - Trợ cấp bệnh tật cho bệnh binh: + Mức thấp nhất: 374.000 đồng + Mức cao nhất: 912.000 đồng - Trợ cấp lão thành cách mạng: + Diện thoát ly: 400.000đồng + Diện không thoát ly: 680.000 đồng - Trợ cấp cán bộ Tiền Khởi nghĩa: 370.000 đồng - Trợ cấp tuất đối với thân nhân 1liệt sỹ: 355.000 đồng; - Trợ cấp tuất thân nhân 2 liệt sỹ trở lên: 600.000 đồng - Trợ cấp nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ: 600.000 đồng. - Trợ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống): 600.000 đồng (không kể phụ cấp). - Trợ cấp Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến : 300.000 đồng. - Trợ cấp người có công giúp đỡ cách mạng. + Trước tháng 8/1945: mức hàng tháng: 355.000 đồng; mức nuôi dưỡng: 600.000 đồng) + Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến (mức trợ cấp hàng tháng là 210.000 đồng; mức nuôi dưỡng là 600.000 đồng. - Trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến bị nhiểm chất độc hoá học: + Không còn khả năng lao động : 593.000 đồng. +Suy giảm khả năng lao động : 374.000 đồng Ngoài chế độ trợ cấp ưu đãi của nhà nước, người có công còn các hoạt động sản xuất kinh doanh, đã mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình và bản thân người có công. Qua khảo sát đời sống của thương binh và gia đình liệt sỹ ở một số vùng kinh tế ở Quảng Nam cho thấy, bình quân thu nhập 1 tháng của một thương binh vào khoảng 500.000 đồng và thu nhập của một gia đình liệt sỹ khoảng 600.000 đồng - 650.000 đồng. Trong tổng số thu nhập các loại trợ cấp chiếm xấp xỉ 40-50%; trong khi đó các nguồn thu nhập từ các nguồn kinh tế khác chiếm trên 50%. Thu nhập đối tượng có công ở Quảng Nam có sự khác biệt nhất định do điều kiện kinh tế ở từng vùng, miền khác nhau. Chẳng hạn ở vùng đồng bằng thu nhập của một thương binh gấp từ 1,5- 2 lần thu nhập của thương binh miền núi, tương tự thu nhập của một gia đình liệt sỹ gấp từ 2-3 lần. Với thu nhập chưa phải là cao so với dân cư nói chung (chỉ đạt 50-60%) so với thu nhập chung của dân cư) cuộc sống của người có công ở tỉnh Quảng Nam còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của họ chỉ đủ chi cho những chi tiêu tối cần thiết cho bản thân và gia đình như ăn, mặc, ở. Trong khi như đã nêu, các đối tượng có công thường là những người sức khoẻ kém, ốm đau, bệnh tật nhiều, do vậy họ rất cần chi tiêu cho việc khám chữa bệnh, chi mua thuốc men... Qua khảo sát các đối tượng có công ở các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, chi cho ăn của các đối tượng nầy chiếm gần 70% và chi cho khám chữa bệnh chiếm từ 10-15% trong tổng chi tiêu. Cơ cấu chi tiêu như vậy cho thấy các đối tượng và gia đình đối tượng có công ở Quảng Nam còn là người nghèo. Bởi theo các chuyên gia kinh tế và theo thống kê ở các nước cũng như trên phạm vi cả nước, những nước có mức phát triển cao thì việc chi cho ăn chỉ chiếm 1/3 trong tổng chi tiêu của họ. Còn mức chi cho ăn chiếm trên 50% trong tổng chi tiêu là biểu hiện mức sống dân cư còn thấp. Chi cho ăn uống của nước ta trên 60% tổng chi tiêu. Trong tình trạng chung đó, đời sống đối tượng người có công tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây tuy có được cải thiện nhưng còn khó khăn. Vì vậy, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước, cộng đồng và xã hội, thì chỉ với các loại trợ cấp của nhà nước thôi sẽ không thể đưa đời sống của người có công trên địa bàn tỉnh lên được. Một điều lưu tâm trong việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, đó là sự phân hoá giàu nghèo. Kinh tế thị trường đang tạo ra sự năng động trong nền kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đồng thời cũng tạo ra sự phân hoá, phân cực giàu nghèo. Dân cư nói chung đã có một tỷ lệ đáng kể do biết làm ăn, năng động trong cơ chế thị trường đã giàu lên nhanh chóng, đồng thời một bộ phân dân cư khác do không biết làm ăn, hoặc bị rũi ro nào đó không thể cạnh tranh trên thị trường đã bị nghèo đi, thậm chí bị bần cùng hóa. Đối với các đối tượng người có công, mặc dù mức độ chưa sâu sắc nhưng đã có sự phân hoá nhất định. Qua khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy tỷ lệ đáng kể người có công (khoảng 31-32%) mức sống của họ đã cao hơn. Tuy nhiên, cũng có khoảng 25% hiện nay mức sống của họ thấp hơn đi so với một vài năm trước. Mục tiêu đề ra là phải ngày càng tăng tỷ lệ đối tượng có công giàu lên ngày càng nhiều. Thực hiện các chương trình chăm sóc người có công, góp phần nâng cao mức sống người có công trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, nhiều phong trào đã được hình thành và phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp dân cư, mọi tổ chức kinh tế xã hội tham gia nhiệt tình và có những tác động sâu sắc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công, như phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”... Kết quả khảo sát thực trạng đói nghèo trên địa bàn tỉnh cho thấy người có công cơ bản không còn tình trạng đói, số đối tượng có mức sống trung bình trở lên so với dân cư trên cùng địa bàn chiếm trên 96%. 2.2.1.4. Đánh giá chung về thực trạng đời sống người có công tỉnh Quảng Nam Qua những phân tích trên có thể rút ra một số nhận xét chung về thực trạng đời sống của người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau: - Về mặt sức khoẻ, yếu tố cần thiết nhất trong lao động sản xuất công tác và học tập của con người thì đối với người có công trong những năm tháng hào hùng của tuổi trẻ, hay trong những năm tháng họ dồi dào sinh lực nhất, họ có mặt ở những nơi chiến trường ác liệt, nơi khó khăn gian khổ, bị tù đày, nơi bị rãi chất độc hoá học... nên hiện tại sức khoẻ của đại bộ phận sức khoẻ giảm sút, suy yếu. Những đối tượng như Lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh hầu như sức khoẻ rất kém, phải chịu nhiều thiệt thòi, khó có thể chăm sóc, bù đắp hồi phục so với mức bình thường. - Về hoàn cảnh và điều kiện sống của người có công hiện tại cũng không thuận lợi. Gia đình đông nhưng nhân khẩu bất hợp lý, số người tham gia hoạt động kinh tế thấp. Một bộ phận người có công tuổi già hiện sống cô đơn, hoàn cảnh nhiều khó khăn. Một bộ phận không nhỏ cần có sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần thường xuyên của cộng đồng. - Trên 70% người có công sống ở nông thôn, miền núi, vùng căn cứ cách mạng, vùng kháng chiến cũ. Tuy trong những năm qua cùng với việc thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng, đời sống của người có công có cải thiện, được nâng lên một bước, song hiện tại điều kiện sống và hoàn cảnh sống của khá đông người có công cần thiết phải được quan tâm chăm sóc, hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội. - Về mặt lao động - sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, do hạn chế về sức khoẻ, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật ngành nghề nên đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh ít có điều kiện mở rộng hoặc phát triển sản xuất kinh doanh. Họ chủ yếu làm những công việc đơn giản, thu nhập thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (ở nông thôn) hoặc buôn bán nhỏ, dịch vụ (ở thị xã, thị trấn). Một tỷ lệ đáng kể người có công còn tuổi lao động nhưng không có việc làm hay làm việc không ổn định. Vì một mặt, do không có vốn để sản xuất kinh doanh; mặt khác là do tình trạng sức khoẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không có cơ hội cạnh tranh, tìm kiếm việc làm. Đối với bộ phận có hoạt động sản xuất kinh doanh thì các hoạt động còn hạn chế. Khó khăn chủ yếu vẫn là thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh... - Về thu nhập, do đời sống của bản thân và gia đình còn nhiều khó khăn nên các đối tượng người có công tỉnh Quảng Nam, ngoài khoản trợ cấp của nhà nước, họ còn phải làm nhiều việc để có thêm thu nhập. Nguồn thu nhập của họ, trừ trợ cấp của nhà nước, còn nguồn từ sản xuất kinh doanh, là nguồn thu nhập đáng kể. Tuy vậy, mức thu nhập không cao, chỉ đạt khoảng 60% thu nhập của dân cư cùng cộng đồng, trong khi người có công có rất nhiều khoản chi. Nhìn chung thu nhập của người có công chưa đảm bảo cho những chi dùng tối thiểu như ăn ở, mặc, học hành. Khi thu nhập thấp thì khả năng tích luỹ, tiêu dùng cũng không cao. Khi mức thu nhập thấp thì tất yếu cuộc sống sẽ gặp khó khăn, dẫn đến một bộ phận không nhỏ người có công có mức sống thấp trong một thời gian dài còn chiếm tỷ lệ đáng kể. - Đời sống hoạt động văn hoá tinh thần của người có công cách mạng tỉnh Quảng Nam là vấn đề đáng quan tâm. Đời sống hoạt đông văn hoá tinh thần là hệ quả tất yếu của đời sống vật chất. ở trên khi nói đến điều kiện sức khoẻ, lao động sản xuất, công tác học tập, thu nhập, mức sống... của người có công hạn chế, do đó, đời sống vật chất của họ có những khó khăn, không thuận lợi, do vậy mà đời sống và hoạt động văn hoá của người có công cũng ở một tình trạng tương tự. Những hoạt động văn hoá như nghĩ mát, tham quan, du lịch, thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, tham gia hoạt động thể dục, thể thao... đối với người có công ở mức rất hạn chế. Hay nói đúng hơn ở lĩnh vực văn hoá tinh thần của người có công còn chưa được cải thiện, nếu không nói là không đáng kể. Nhiều năm qua, với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống ước nhớ nguồn”, các đối tượng người có công đã nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Nhà nước và cộng đồng xã hội. Đó là sự gúp đỡ về điểu kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, về lao động việc làm, về nhà ở, đất ở, về y tế, giáo dục... Những hoạt động xây nhà tình nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được quan tâm và có hiệu quả và ý nghĩa rất lớn, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống với người có công cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDu thao lan 1.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan