Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh ngân hàng phát triển Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. vi

MỤC LỤC. vii

PHẦN THỨ NHẤT .1

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Câu hỏi nghiên cứu .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành.4

6. Kết cấu của luận văn .5

PHẦN THỨ HAI .7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC.7

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC.7

1.1.1. Khái niệm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước .7

1.1.2. Đặc điểm vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước .8

1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước .10

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ

NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.14

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam .14

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát

triển của nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam .16

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN

DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM.25

1.3.1. Các nhân tố liên quan đến các quy định về vay vốn tín dụng đầu tư phát triển

của Nhà nước.25

1.3.2. Các nhân tố liên quan đến công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của

Nhà nước .27

1.3.3. Các nhân tố liên quan đến tác động của chính sách với hiệu quả sử dụng vốn

tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.30

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ.32

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

THỪA THIÊN HUẾ .32

2.1.1. Quá trình hình thành.32

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .32

2.1.3. Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức.33

2.1.4. Quy trình sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng

Phát triển Thừa Thiên Huế.35

2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

THỪA THIÊN HUẾ .38

2.2.1. Kết quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại chi nhánh

Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế .38

2.2.2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát

triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế .54

2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ.60

2.3.1 Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra, phỏng vấn .61

2.3.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha .61

2.3.3. Phân tích các nhân tố khám phá (EFA) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế.64

2.3.4. Phân tích hồi qui nhằm xác định vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT ở Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế .69

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT

TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .70

2.4.1. Đánh giá chung .70

2.4.2. Những vấn đề đặt ra .72

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ.74

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.74

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011

đến năm 2015 .74

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt

Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 .75

3.1.3. Định hướng hoạt động cho vay đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa

Thiên Huế trong thời gian tới.76

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN

DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ .77

3.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách nghiệp vụ sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát

triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế .77

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án .78

3.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ .79

3.2.4. Nâng cao chất lượng và công tác quản lý sử dụng nguồn nhân lực.80

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thông tin.81

3.2.6. Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng.82

3.2.7. Tăng cường hoạt động quảng bá, marketing Ngân hàng Phát triển.82

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .84

1.KẾT LUẬN.84

2.KIẾN NGHỊ .85

2.1. Đối với Chính Phủ, Bộ tài chính .85

2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.86

2.3. Đối với khách hàng vay vốn.88

2.4. Đối với Ngân hàng thương mại.88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.89

PHỤ LỤC

pdf117 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh ngân hàng phát triển Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sauk hi dự án đã được thẩm định, chấp thuận HTSĐT và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch HTSĐT, Chi nhánh có Thông báo cấp HTSĐT gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký Hợp đồng HTSĐT và hướng dẫn Chủ đầu tư mở tài khoản theo quy định. c) Cấp HTSĐT, kiểm tra cấp HTSĐT Tùy theo quy mô từng dự án, việc cấp tiền HTSĐT được thực hiện 1 hoặc 2 lần trong một năm, sau khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và chủ đầu tư đã hoàn trả được vốn vay cho tổ chức tín dụng. Định kỳ hoặc đột xuất, Chi nhánh tiền hành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án và trả nợ vay của Chủ đầu tư các dự án mà Chi nhánh đã ký Hợp đồng HTSĐT. Nếu phát hiện Chủ đầu tư cung cấp thông tin sai sự thật để được HTSĐT, vi phạm quy chế HTSĐT, mất khả năng thanh toán số nợ vay của tổ chức tín dụng; doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động, chuyển hình thức sở hữu thì ngừng cấp HTSĐT cho dự án và thông báo cho cơ quan có liên quan để xử lý. d) Thanh lý Hợp đồng HTSĐT Hết thời hạn HTSĐT ghi trong Hợp đồng HTSĐT đã ký hoặc Chủ đầu tư đã trả hết nợ vay cho tổ chức tín dụng và nhận đủ số tiền HTSĐT, Chi nhánh tiến hành ký biên bản thanh lý Hợp đồng HTSĐT với chủ đầu tư - [15] 2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Kết quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Kết quả công tác huy động vốn Từ kết quả huy động vốn cho thấy: Với cơ chế lãi suất chưa thật linh hoạt và mức lãi suất thấp hơn với lãi suất thị trường, nguồn huy động của Chi nhánh chủ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 yếu từ các đơn vị có quan hệ tín dụng và khách hàng truyền thống nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh còn ở mức thấp so với các đơn vị trong hệ thống và thiếu ổn định. Nguồn vốn huy động được qua các năm chủ yếu tập trung ở phần vốn không kỳ hạn, là phần vốn có sự biến động rất lớn nên việc cân đối giữa tự huy động và cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh là không chủ động và còn khoảng cách rất lớn. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2013, các chủ đầu tư cũng đã rút vốn chủ sở hữu để giải ngân cho dự án (dự án thủy điện A Lưới) nên hầu như chỉ còn lại nguồn huy động không kỳ hạn (chiếm 99,8%) và do các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đang gặp khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, nên không có vốn nhàn rỗi nên việc tìm kiếm khách hàng mới là rất khó khăn. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2009-2013 ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số vốn huy động triệu đồng 557.839 775.854 643.862 1.027.798 738.946 Tốc độ tăng % 39,1 -17,0 59,6 -28,1 Trong đó: Số vốn huy động có kỳ hạn triệu đồng 170.950 96.850 101.800 251.550 1.300 Tốc độ tăng % -43,3 5,1 147,1 -99,5 1 Trung và Dài hạn (từ 12 tháng trở lên) triệu đồng 15.500 300 0 0 0 Tỷ trọng % 3 0 0 0 0 2 Vốn ngắn hạn (từ 1 tháng đến dưới 12 tháng) triệu đồng 155.450 96.550 101.800 251.550 1.300 Tỷ trọng % 28 12 16 24 0 3 Vốn không kỳ hạn triệu đồng 386.889 679.004 542.062 776.248 737.646 Tỷ trọng % 69,4 87,5 84,2 75,5 99,8 (Nguồn: CN NHPT TTH ) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2009-2013 (Nguồn: CN NHPT TTH ) Hiện nay, NHPT thực hiện giao kế hoạch huy động vốn cho các Chi nhánh trên cơ sở phải đảm bảo nhu cầu cho vay ngắn hạn và một phần cho vay trung và dài hạn. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn tác giả chỉ so sánh mối tương quan giữa doanh số cho vay và doanh số huy động được từ nguồn vốn có kỳ hạn (không tính phần huy động không kỳ hạn). Biểu đồ 2.1 cho thấy khả năng huy động được nguồn vốn ổn định để đảm bảo nhu cầu cho vay ngắn hạn và một phần cho vay trung dài hạn là một vấn đề nan giải. Thực tế, tại CN NHPT TTH việc huy động vốn rất khó khăn do cơ chế huy động cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán và nhiều NHTM ngoài quốc doanh trên địa bàn đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn, Chi nhánh không thể duy trì được số dư đã huy động và càng khó khăn trong việc tìm được nguồn vốn mới. Trong giai đoạn 2009-2013 vốn huy động có xu hướng tăng, nhưng so với yêu cầu giải ngân hàng năm của Chi nhánh thì kết quả huy động chiếm tỷ trọng nhỏ và thời gian huy động được quá ngắn, rất khó để đáp ứng vốn cho vay đầu tư hàng năm. 2.2.1.2. Đối với công tác cho vay tín dụng đầu tư Cùng với việc huy động vốn, công tác quản lý điều hành nguồn vốn nhìn chung đảm bảo kế hoạch hóa tối đa nguồn vốn huy động, vốn kế hoạch hóa gửi HSC chủ yếu là vốn huy động không kỳ hạn. Chi nhánh luôn thanh toán vốn đến hạn kịp thời giải ngân và thu nợ, thu lãi của các dự án, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHPT về phí huy động vốn, phí điều chuyển vốn, phí sử dụng vốn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Biểu đồ 2.2: Kết quả cho vay tín dụng đầu tư trung và dài hạn của Chi nhánh từ năm 2009 -2013 (Nguồn: CN NHPT TTH) Công tác cho vay đầu tư được thực hiện đối với chủ đầu tư là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có các dự án thuộc đối tượng được vay vốn ưu đãi của Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Từ năm 2009 - 2013, Chi nhánh đã tiếp nhận, thẩm định hơn 50 dự án đầu tư nhóm A và chủ yếu nhóm B trong các ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng cho vay đầu tư. Đến nay, Chi nhánh đang quản lý cho vay 44 dự án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng hơn 6.000 tỷ đồng. Các dự án cho vay tập trung vào các ngành lĩnh vực cụ thể như: Dệt sợi, thủy điện, cấp nước, hạ tầng cơ sở, du lịch dịch vụ, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, cải thiện và xử lý môi trường, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và một số dự án công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản. Trong năm 2009, nhu cầu đầu tư của các dự án trên địa bàn tăng cao, Chi nhánh đã thẩm định cho vay 4 dự án, tổng số vốn vay theo HĐTD đã ký là 150 tỷ đồng. Đối tượng cho vay đã đa dạng hóa hơn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, phù hợp với chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tư của địa phương vào các chương trình kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nguồn vốn của HSC còn bị hạn chế và bị tác động bởi chính sách thắt chặt tín dụng vào 6 tháng cuối năm. Kết quả đã giải ngân cho 6 dự án, trong đó 02 dự án mới: Dự án thủy điện Hương Điền 209.600 triệu đồng; Dự án thủy điện A Lưới 234.500 triệu đồng; Dự án Nhà máy nước Quảng Tế 2 là 10.000 triệu đồng; Dự án thuỷ điện Tả Trạch 11.970 triệu đồng; Nhà máy gạch tuynen 1-5 là 9.540 triệu đồng; Chương trình KCHKM với 60.000 triệu đồng, tổng cộng giải ngân trong năm 2009: 535.564 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Sang năm 2010, Chi nhánh tiếp tục giải ngân cho 8 dự án với số tiền 742.703 triệu đồng đạt 97,9 % kế hoạch được giao. Nhìn chung, Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các dự án. Tổng số giải ngân năm 2010 bằng 138,7% so với năm 2009. Đây là năm có số lượng dự án và giá trị giải ngân lớn nhất từ khi thành lập Chi nhánh đến nay. Năm 2011 Chi nhánh tập trung tiếp nhận các dự án cấp nước sạch (xin chủ trương tiếp nhận 02 dự án: nước sạch Đồng phá Tam Giang, nước Laguna; thẩm định trình HSC cho vay 01 dự án nước Phú Lộc và 5 xã phụ cận). Do thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, tháng 3/2011, NHPT chỉ cho phép tiếp nhận các dự án an sinh xã hội. Đến tháng 8/2011, NHPT dừng tiếp nhận dự án mới thẩm định cho vay. Mặt khác, do khó khăn về kinh tế, lãi suất tín dụng cao, các NHTM thắt chặt cho vay nên hoạt động đầu tư trên địa bàn đã có phần giảm sút đáng kể. Vì vậy Chi nhánh chỉ thực hiện rà soát KHGN, giải ngân cho 04 dự án chuyển tiếp (Thủy điện A Lưới, Thủy điện Tả Trạch, Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế, Nhà ở thu nhập thấp Bãi Dâu) với số vốn 731.976 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch được giao cả năm. Mặc dù toàn hệ thống ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn về nguồn vốn, KHGN năm 2012 bị cắt giảm và thông báo chậm so với nhu cầu giải ngân của các dự án, nhưng nhìn chung Chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu vốn theo tiến độ, tạo điều kiện để đẩy nhanh việc đưa dự án vào hoạt động. Một số dự án không giải ngân hết kế hoạch như: Thủy điện A Lưới, Tả Trạch, Hương Điền là do nguồn vốn không đảm bảo, kế hoạch giải ngân thông báo chậm, chủ đầu tư phải kéo dài thời gian thanh toán L/C. Riêng dự án Thủy điện Tả Trạch đã đề nghị giải ngân 2,7 tỷ đồng nhưng không được bố trí chuyển nguồn. Kết quả trong năm 2012 Chi nhánh chỉ giải ngân 425,349 tỷ đồng, đạt 91,37% kế hoạch thông báo. Trường hợp TW bố trí vốn và chuyển nguồn kịp thời, đầy đủ thì Chi nhánh sẽ giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Trong năm 2013, Chi nhánh đã bố trí vốn giải ngân kịp thời cho các dự án được NHPT Việt Nam thông báo KH như: Bệnh viện quốc tế Huế, Thủy điện Tả Trạch, dự án cấp nước Phú Lộc và 5 xã phụ cận, chương trình kiên cố hóa kênh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 mương. Chi nhánh đã chủ động làm việc với chủ đầu tư, nắm bắt tiến độ, khối lượng thực hiện và điều kiện giải ngân. Bên cạnh đó, cập nhật kịp thời những thay đổi, điều chỉnh về chủ trương, chính sách về tín dụng đầu tư của Nhà nước, của ngành, để thông báo hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ giải ngân đúng quy định. Đến thời điểm 31/12/2013, Chi nhánh đã giải ngân vốn TDĐT là 340.391 triệu đồng, đạt 97,8% kế hoạch giải ngân. Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua CN NHPT TTH trong những năm qua đã và đang tạo ra một lượng tài sản cố định cho sự phát triển của tỉnh nhà, góp một phần quan trọng trong việc phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phát huy các thế mạnh của tỉnh trong sự nghiệp CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh trong từng thời kỳ như: Chương trình phát triển thủy điện, chương trình cung cấp nước sạch và y tế, chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình nhà ở thu nhập thấp, các dự án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn... Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước cho vay theo các chương trình kinh tế năm 2009 -2013 (Nguồn: CN NHPT TTH ) Trong 5 năm, từ năm 2009 đến 2013, CN NHPT TTH đã tiếp tục cố gắng, nỗ lực hết mình trong việc sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, từng bước tiếp cận và đưa được nguồn vốn này đến được với các dự án đầu tư trên địa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong đó, tập trung cho vay các chương trình, dự án trọng điểm như sau: - Chương trình phát triển thủy điện: CN NHPT TTH đã thẩm định và cho vay xây dựng 04 dự án thủy điện trên địa bản tỉnh, với tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng (HĐTD) đã ký là 2.911.091 triệu đồng (trđ). Ngoài số vốn đã giải ngân hết cho Dự án Thủy điện Bình Điền thì tổng số vốn đã giải ngân cho cả 03 dự án còn lại trong 5 năm từ 2009-2013 là 2.083.194 trđ, chiếm tỷ trọng lớn nhất lên đến 75% trong tổng số giải ngân của Chi nhánh. Với tổng công suất lắp máy của cả 4 dự án là 315MW và tổng sản lượng điện bình quân hằng năm khoảng 1.250 triệu KWh, đến nay dự án Thủy điện Miền Trung, dự án Thủy điện Bình Điền, dự án thủy điện Hương Điền đã bắt đầu phát điện, hòa vào lưới điện quốc gia, đã góp phần giải quyết một phần vấn đề thiếu điện hiện nay. Ngoài nhiệm vụ phát điện, các dự án này còn góp phần điều tiết nước, đẩy mặn vào mùa khô và phòng chống ngập lụt cho vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chương trình cung cấp nước sạch và y tế: Trong 5 năm từ 2009 đến 2013, đã cho vay 216.484 trđ chiếm tỷ trọng 7,8% bao gồm mở rộng nhà máy nước Quảng tế 2, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đưa công suất của nhà máy từ 27.500m3/ngày đêm lên 82.500m3/ngày đêm, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của thành phố Huế và các vùng phụ cận. Cũng như giải ngân xây dựng mới dự án Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế Huế, dự án có quy mô 300 giường bệnh, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh theo yêu cầu với chất lượng cao của người dân các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên, giải quyết tình trạng quá tải của Bệnh viện Trung ương Huế. - Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn: Đây là chương trình kinh tế mục tiêu của Chính phủ trong nhiều năm qua. Lũy kế số vốn tín dụng ĐTPT mà CN NHPT TTH đã giải ngân để thực hiện Chương trình này trên địa bàn tỉnh tính từ năm 2000 đến hết năm 2013 là 584.000 trđ, trong đó từ năm 2009 đến 2013 là 415.000 trđ, chiếm 14,95% doanh số cho vay của Chi nhánh trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 giai đoạn này. Với số vốn này, đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, trong đó đặc biệt là hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp của tỉnh nhà. - Chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp: Thực hiện Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, CN NHPT TTH đã tiến hành tiếp nhận thẩm định các dự án này trên điạ bàn và bước đầu đã cho vay 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu chung cư Bãi Dâu, (phường Phú Hậu, thành phố Huế) với số tiền là 6.500 trđ chiếm tỷ trọng 0,23% trong tổng doanh số cho vay từ năm 2009-2013 của Chi nhánh, dự án có quy mô 61 căn hộ, có diện tích từ 30 đến 60 m2, đến nay dự án đã hoàn thành và góp phần giải quyết nhu cầu cần thiết về nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn. - Các dự án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn: Đã đầu tư cho vay 02 dự án thực hiện ở địa bàn huyện Phong Điền là dự án Nhà máy gạch tuynen 1-5, công suất 30 triệu viên/năm và dự án Nhà máy sản xuất phân lân hữu cơ Sông Hương, công suất 80.000 tấn/năm; 01 dự án đầu tư thực hiện ở địa bàn huyện Phú Lộc là dự án Khu du lịch sinh thái Vedana với số vốn giải ngân 54.896 trđ chiếm tỷ trọng 1,97% trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh từ năm 2009- 2013. Các dự án này vừa khai thác tiềm năng hiện có, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của từng địa phương.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay ĐTPT tại CN NHPT TTH và dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2009-2013 (Nguồn: CN NHPT TTH và NHNN tỉnh Thừa Thiên Huế) Nhìn vào biểu đồ 2.4, cho thấy tình hình dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT tại CN NHPT TTH có sự tăng trưởng tốt, năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể dư nợ tại 31/12 hàng năm từ 2009 – 2013 lần lượt là 1.526.096 trđ, 2.238.689 trđ, 2.836.625 trđ, 3.050.205 trđ và 3.166.485 trđ. Dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT của CN NHPT TTH có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, đặc biệt là trong 3 năm 2009- 2011 thì tốc độ tăng nhanh nhất do CN NHPT TTH đã thực hiện giải ngân vốn cho các chương trình, dự án lớn có số vốn vay cao như: chương trình phát triển thủy điện, gồm: dự án thủy điện A Lưới (1.456.956 triệu đồng), dự án thủy điện Hương Điền (237.822 triệu đồng), dự án thủy điện Tả Trạch (48.200 triệu đồng), dự án khu du lịch sinh thái Vedana (36.000 triệu đồng), dự án Bệnh viện quốc tế Huế (76.000 triệu đồng); Chương trình kiên cố hóa kênh mương trong 3 năm giải ngân 120.000 triệu đồng. Nhìn chung, Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các dự án. Riêng năm 2010 thì tổng số giải ngân bằng 138,7% so với năm 2009. Đây cũng là năm có số lượng dự án và giá trị giải ngân lớn nhất từ khi thành lập Chi nhánh đến nay. Đến thời điểm 31/12/2013 dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT tại CN NHPT TTH cao gấp 2 lần so với thời điểm 31/12/2009. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tín dụng ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 47 ĐTPT bình quân của CN NHPT TTH giai đoạn 2009-2013 khoảng 25%. So với tổng dư nợ tín dụng toàn tỉnh thì dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT của CN NHPT TTH chiếm khoảng 19%, nếu chỉ so với dư nợ tín dụng trung dài hạn của toàn tỉnh thì tỉ lệ này sẽ là 33% (bảng 2.2). Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua từng năm đã tăng lên đáng kể, góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng tốt nhu cầu vốn đầu tư của các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao cho. Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay ĐTPT tại CN NHPT TTH và dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1. Dư nợ cho vay ĐTPT tại thời điểm 31/12 hàng năm (triệu đồng) 1.526.096 2.238.689 2.836.625 3.050.205 3.166.485 2. Dư nợ cho vay ĐTPT bình quân hàng năm (triệu đồng) 1.304.195 1.855.723 2.536.257 2.904.463 3.049.841 3. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân (%) 42,3 36,7 14,5 5,0 4. Dư nợ TD toàn tỉnh (triệu đồng) 9.645.418 12.198.657 13.276.425 14.439.988 16.796.781 Trong đó: Trung dài hạn 6.009.163 7.352.071 7.780.021 8.094.149 9.006.449 5. Tỷ lệ dư nợ cho vay ĐTPT/tổng dư nợ TD toàn tỉnh (%) 15,8 18,4 21,4 21,1 18,9 6. Tỷ lệ dư nợ cho vay ĐTPT/dư nợ TD trung dài hạn (%) 25,4 30,4 36,5 37,7 35,2 (Nguồn: CN NHPT TTH và CN NHNN tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.1.3.Đối với công tác thu nợ (gốc và lãi) vốn tín dụng đầu tư phát triển Công tác thu hồi nợ (gốc và lãi) vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước luôn được Chi nhánh chú trọng, thực hiện sâu sát quyết liệt, thành lập tổ công tác xử lý và thu hồi nợ, bám sát những dự án có tỷ trọng vay vốn, thu hồi nợ lớn như các dự án thủy điện. Giao nhiệm vụ thu nợ cho từng cán bộ chuyên quản. Thực hiện rà soát khách ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 hàng, phân tích báo cáo tài chính và dự kiến, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cũng như làm việc định kỳ và đột xuất với các doanh nghiệp để đôn đốc thu hồi nợ và tư vấn hỗ trợ. Nhờ vậy, hầu hết các dự án được vay vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đang phát huy được hiệu quả và trả nợ Chi nhánh rất tốt, có một số dự án trả nợ trước hạn như Dự án Nhà máy kéo sợi Chất lượng cao, dự án Thủy Điện A Lưới, dự án Kiên cố hóa kênh mương. Tỷ lệ thu hồi nợ gốc và lãi của Chi nhánh từ năm 2009-2013 đều đạt từ 90% trở lên và có những năm vượt kế hoạch TW giao như 2009, 2011, 2013. Bảng 2.3: Kết quả thực hiện thu nợ (gốc và lãi) của Chi nhánh từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nợ gốc Kế hoạch giao triệu đồng 46.855 89.744 130.191 222.679 213.269 Thực hiện triệu đồng 68.480 83.450 134.040 211.769 224.110 Tỷ lệ đạt % 146,2 93,0 103,0 95,1 105,1 Thu lãi Kế hoạch giao triệu đồng 73.204 98.275 180.939 266.337 198.783 Thực hiện triệu đồng 77.980 89.020 225.964 244.553 208.924 Tỷ lệ đạt % 106,5 90,6 124,9 91,8 105,1 (Nguồn: CN NHPT TTH) Biểu đồ 2.5: Kết quả thực hiện thu nợ gốc của Chi nhánh từ năm 2009-2013 (Nguồn: CN NHPT TTH) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Biểu đồ 2.6: Kết quả thực hiện thu nợ lãi của Chi nhánh từ năm 2009-2013 (Nguồn: CN NHPT TTH) Tuy nhiên, trong quá trình thu hồi nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước Chi nhánh vẫn đang còn gặp một số khó khăn nhất định do một số dự án gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi mô hình hoạt động nên việc trả nợ cho Chi nhánh chưa đạt theo hợp đồng đã ký làm cho nợ quá hạn và lãi treo tăng nhanh (Bảng 2.4) Nợ quá hạn tăng nhanh vào năm 2010 chủ yếu là do nợ quá hạn của Nhà máy Bánh kẹo (10,071/14,483 tỷ đồng dư nợ) do dự án hoạt động kém hiệu quả; nợ quá hạn của thủy điện Bình Điền 12,438 tỷ; Lãi treo của thủy điện Hương Điền (tính 15 tỷ đồng) do các dự án chậm tiến độ, chưa đi vào hoạt động để có nguồn thu trả nợ cho Chi nhánh, như vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Chi nhánh, làm chậm vòng quay sử dụng vốn. Đến năm 2011, các dự án đã được xem xét gia hạn thời hạn trả nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn đã được giảm xuống, tuy nhiên đến năm 2012, 2013 tỷ lệ này lại tăng lên lần lượt là 5,4% và 7,7%, vượt mức khuyến nghị của NHNN là 5,5% do thời tiết năm nay khô hạn kéo dài từ tháng 5/2012 đến cuối tháng 9/2013 các nhà máy thủy điện không có đủ nước để chạy máy, sản lượng và doanh thu bán điện giảm mạnh, suy thoái kinh tế, khách du lịch quốc tế đến Huế giảm,... nên các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc trả nợ vay theo HĐTD. Mặt khác còn do công ty mua bán điện chậm thanh toán tiền điện cho Chủ đầu tư, gây ảnh hưởng đến công tác thu nợ, thu lãi của Chi nhánh (theo Hợp đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 mua bán điện là 40 ngày, theo thực tế thời gian thanh toán bị kéo dài thành 60 ngày, thậm chí có lúc kéo dài từ 100 đến 150 ngày). Ngoài ra đối với các dự án thuộc diện xử lý nợ: Tiến độ hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục phá sản của các doanh nghiệp thuộc diện xử lý nợ chậm và kéo dài do phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành thủ tục phá sản tại Tòa án và tiến độ hoàn thiện thủ tục tại sở các ban ngành có liên quan (UBND tỉnh, Sở Tài chính,). Nên vấn đề nợ đọng, nợ chây ỳ chưa thực sự giải quyết ra khỏi số nợ quá hạn của Chi nhánh. Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ triệu đồng 1.526.096 2.238.689 2.836.625 3.050.205 3.166.485 Nợ gốc quá hạn triệu đồng 55.620 109.776 54.875 91.489 117.557 Nợ lãi quá hạn triệu đồng 17.808 57.379 40.458 71.946 125.495 Tỷ lệ nợ gốc quá hạn/dư nợ % 3,6 4,9 1,9 3,0 3,7 Tỷ lệ nợ gốc và lãi quá hạn/dư nợ % 4,8 7,5 3,4 5,4 7,7 (Nguồn CN NHPT TTH) Biểu đồ 2.7: Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ từ năm 2009-2013 (Nguồn CN NHPT TTH) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, trên cơ sở thực hiện phân loại nợ theo quy định hiện hành tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/5/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành công văn số 4426/NHPT-XLN ngày 22/12/2008 về việc hướng dẫn phân loại nợ vay. Tại CN NHPT TTH dư nợ được phân thành 5 nhóm như sau: Bảng 2.5: Phân loại nợ cho vay ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế từ năm 2009-2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ 1.526.096 2.238.689 2.836.625 3.050.205 3.166.485 Nợ nhóm 1 372.826 1.137.587 1.726.884 2.012.668 2.129.832 Nợ nhóm 2 1.049.124 967.211 1.053.555 982.978 982.258 Nợ nhóm 3 7.096 0 0 0 0 Nợ nhóm 4 12.191 16.873 0 0 0 Nợ nhóm 5 84.859 63.678 56.186 54.559 54.395 Tổng nợ xấu 104.146 80.551 56.186 54.559 54.395 Bảng 2.6: Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ (%) 100 100 100 100 100 Nợ nhóm 1 (%) 24,4 50,8 60,9 66,0 67,3 Nợ nhóm 2 (%) 68,7 43,2 37,1 32,2 31,0 Nợ nhóm 3 (%) 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 Nợ nhóm 4 (%) 0,8 0,8 0,0 0,0 0,0 Nợ nhóm 5 (%) 5,6 2,8 2,0 1,8 1,7 Tổng nợ xấu (%) 6,8 3,6 2,0 1,8 1,7 (Nguồn: CN NHPT TTH) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Qua 2 bảng 2.5 và 2.6 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT tại CN NHPT TTH cao nhất vào năm 2009 và năm 2010 do một loạt các dự án hoạt động kém hiệu quả từ trước, mất khả năng trả nợ nhưng vẫn chưa được xử lý nợ. Tuy nhiên sang năm 2011-2013 tỷ lệ này đã giảm xuống do một loạt các chương trình, dự án được NHPT xem xét xử lý nên tổng dư nợ đã được cơ cấu lại theo hướng tích cực hơn. Mặt khác, trong 3 năm này, một số dự án có phát sinh nợ quá hạn nhưng được phân loại vào nợ nhóm 2, không phải là nhóm nợ cấu thành nợ xấu, nhóm cấu thành nợ xấu chỉ còn là những dự án đang thực hiện xử lý nợ nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu trong năm thấp. Điều này cho thấy mặc dù nợ quá hạn (gốc và lãi) chiếm tỷ lệ cao trên dư nợ (bảng 2.6) nhưng do nguyên nhân khách quan là chủ yếu, trong thời gian tới khi dự án đi vào vận hành ổn định, nguồn thu ổn định thì khả năng trả nợ vẫn có thể đảm bảo. Tuy nhiên, trong thời gian tới, CN NHPT TTH vẫn cần có các giải pháp cụ thể, bám sát nguồn thu của dự án nhằm hạn chế và giảm thiểu tỷ lệ NQH trong tổng dư nợ tín dụng ĐTPT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là vấn đề hết sức cấp bách. 2.2.1.4 Công tác hỗ trợ sau đầu tư Bảng 2.7 : Kết quả hỗ trợ sau đầu tư của Chi nhánh từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế hoạch giao triệu đồng 2.527 2.318 1.883 1.079 0 Thực hiện triệu đồng 2.487 2.314 708 1.079 0 Tỷ lệ đạt % 98,4 99,8 37,6 100,0 - (Nguồn: CN NHPT TTH) Trong giai đoạn 2009 - 2013, Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế đã tiến hành rà soát, phối hợp với từng đơn vị được bố trí kế hoạch để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_su_dung_von_tin_dung_dau_tu_phat_trien_cua_nha_nuoc_tai_chi_nhanh_ngan_hang_phat_t.pdf
Tài liệu liên quan