Luận văn Nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng (không quá 2% tổng vốn huy động của ngân hàng) và có nhiều biến động qua 3 năm 2005 -2007. Trong đó, số dư huy động của loại tiền gửi này năm 2005 là 3.244 triệu đồng, chiếm 1,08% trong tổng vốn huy động với 234 khách hàng thì đến năm 2006 là 3.274 triệu đồng, có sự tăng lên so với năm 2005 nhưng không đáng kể chỉ với 0,92% và đến năm 2007 loại tiền gửi này chỉ còn 2.974 triệu đồng, ở đây sự sụt giảm so với năm 2006 là 9,16% và chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng với 0,67%. Có sự biến động như trên của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn này là do sự không hấp dẫn về lãi suất của loại tiền gửi này chỉ với mức rất thấp 0,25%/tháng, không có sự tăng lãi suất qua 3 năm 2005 – 2007 và đa số người dân không ưa chuộng hình thức tiết kiệm này.

doc80 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của NHNN & PTNT Ninh Kiều là 458.991 triệu đồng tiếp tục tăng 19,15% so với năm 2006. Trong đó, nguồn vốn hình thành từ vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% tổng nguồn vốn, được thể hiện qua đồ thị 2. Cụ thể vốn huy động năm 2005 là 299.008 triệu đồng chiếm 94,59% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2006 là 325.288 triệu đồng chiếm 84,44% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này có sự giảm sút so với tỷ trọng vốn huy động năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, sang đến năm 2007 tỷ trọng vốn huy động của ngân hàng chiếm 96,76% tổng nguồn vốn . Điều đó thể hiện được vai trò quan trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, phù hợp với phương châm “ đi vay để cho vay” của ngân hàng. Ngoài việc hình thành nguồn vốn kinh doanh thông qua hình thức huy động, NHNN & PTNT Ninh Kiều còn sử dụng vốn được chu chuyển từ nguồn vốn cấp trên, vay của các tổ chức tín dụng khác, vay ngân hàng Nhà nước, vốn tài trợ ủy thác, tài sản và vốn, chênh lệch từ thanh toán nội bộ…. Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng qua 3 năm (2005 – 2007 ). Điều đó phù hợp với mục tiêu phát huy nội lực của NHNN & PTNT Ninh Kiều là thế mạnh về nguồn vốn. Trong đó, NHNN & PTNT Ninh Kiều cố gắng giữ vững nguồn vốn huy động được tăng ổn định để giảm bớt chi phí đầu vào, đồng thời để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy, NHNN & PTNT Ninh Kiều đã áp dụng rộng rãi các hình thức cũng như các biện pháp huy động nhằm chủ động khai thác triệt để nguồn vốn tạm thời có trong dân cư. Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các ngân hàng khác trên địa bàn bao gồm các ngân hàng đã có trước đây và các ngân hàng mới thành lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tạo nên một môi trường cạnh tranh về khách hàng, cùng với các nguyên nhân khách quan khác đã làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng khó khăn hơn mà chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn ở phần tình hình huy động vốn của ngân hàng. Hình 4: Đồ thị cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm (2005 – 2007) 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong các ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay”. Vì vậy, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như vai trò chủ đạo của vốn huy động trong tổng cơ cấu nguồn vốn, NHNN & PTNT Ninh Kiều từ khi mới thành lập đã tập trung vào công tác huy động vốn bằng các chiến lược huy động hằng năm mà ta có thể thấy được điển hình qua kết quả huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm (2005 – 2007). Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2005 – 2007) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số dư Số lượng KH % Số dư Số lượng KH % Số dư Số lượng KH % Chênh lệch % Chênh lệch % Tiền gửi thanh toán 51.834 264 17,34 69.997 282 21,52 176.242 318 39,67 18.163 35,04 106.245 151,79 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 3.244 234 1,08 3.274 226 1,01 2.974 188 0,67 30 0,92 -300 -9,16 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 223.391 2.702 74,71 185.427 1.933 57,00 121.121 1.229 27,26 -37.964 -16,99 -64.306 -34,68 Kỳ phiếu 20.539 204 6,87 66.590 735 20,47 143.930 1.250 32,40 46.051 224,21 77.340 116,14 Tổng vốn huy động 299.008 3.404 100 325.288 3.176 100 444.267 2.985 100 26.280 8,79 118.979 36,58 Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Ninh Kiều Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng có sự gia tăng hằng năm. Cụ thể, năm 2005 tổng vốn huy động của ngân hàng là 299.008 triệu đồng đến năm 2006 con số này là 325.288 triệu đồng, tăng 8,79% so với năm 2005, không ngừng lại ở mức tăng trưởng này sang năm 2007 vốn huy động của ngân hàng đã tăng lên đáng kể lên đến 36,58% so với năm 2006 với 444.268 triệu đồng. Đạt được kết quả huy động như trên do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Ngân hàng đã không ngừng có những chiến lược huy động vốn hằng năm thông qua các hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn,…Ngoài ra việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn qua dịch vụ cho vay trọn gói từ khâu cho vay đến tạo tài khoản, giải ngân cho khách hàng qua tài khỏan của ngân hàng cũng góp phần tạo hiệu quả cho cả hoạt động cho vay, dịch vụ và huy động vốn. - Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn với thời gian và lãi suất linh hoạt với thị trường, thủ tục nhanh gọn, đơn giản. - Coi trọng và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng qua các lớp đào tạo nghiệp vụ được tổ chức định kỳ. - Coi trọng các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng sau khi huy động vốn như thanh toán, chuyển tiền, cầm cố các chứng từ có giá để thế chấp vay vốn, áp dụng mức phí chuyển tiền phù hợp để khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. - Áp dụng công nghệ tin học trong việc phục vụ khách hàng khi gửi, rút và chuyển tiền qua việc phát triển các dich vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,…. - Bên cạnh đó là sự phát triển của nền kinh tế tại thành phố Cần Thơ. Trong những năm gần đây, khi Tp.Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương đã làm cho đời sống của dân cư tăng lên đáng kể cùng với nền kinh tế phát triển, tăng trưởng bình quân 3 năm (2005 - 2007) đạt 16,08%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,16 triệu đồng, riêng năm 2007 đã đạt tới 18,19 triệu đồng (tương đương 1.124USD) theo tạp chí cộng sản số 6 (150) năm 2008 với bài viết: “THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP” của ủy viên Trung ương Đảng, bí thư thành ủy Cần Thơ – Nguyễn Tấn Quyên. NHNN & PTNT Ninh Kiều lại có được lợi thế khi được đặt ở quận Ninh Kiều, một quận trung tâm của thành phố và có thể được gọi là “nơi đứng chân” của hầu hết các cơ quan đầu não của thành phố Cần Thơ, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (15,5%), có cầu kinh tế chuyển dịch đúng hướng cụ thể: thương mại - dịch vụ (chiếm 60,4%), du lịch và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng (38,3%) và nông nghiệp (1,3%). Với kết quả thu ngân sách đạt 239,79 tỷ đồng, quận Ninh Kiều trở thành đơn vị dẫn đầu toàn thành phố; thu nhập bình quân cũng cao nhất thành phố với số tuyệt đối 960 USD/người - theo báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết năm 2004 của Quận ủy Ninh Kiều. Đây là một môi trường tiềm năng cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh và những thuận lợi như trên, chúng ta cũng phải nhìn thấy mặt hạn chế trong công tác huy động của NHNN & PTNT Ninh Kiều. Điều hạn chế có thể thấy được qua sự sụt giảm lượng khách hàng trong 3 năm (2005 – 2007). Với năm 2005 là 3.404 khách hàng thì đến năm 2006 chỉ là 3.176 khách hàng, giảm 228 khách hàng và sang năm 2007 chỉ còn 2.985 khách hàng, giảm 191 khách hàng so với năm 2006. Xảy ra tình trạng này là do sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới, đa dạng hóa dịch vụ của các ngân hàng đã tồn tại trước đây đóng trên địa bàn hoạt động của ngân hàng như: ngân hàng ngoại thương, ngân hàng Á Châu, ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng Việt Á, ngân hàng xuất nhập khẩu,… và sự thành lập mới của một số ngân hàng trong thời gian gần đây khác tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt hơn cho NHNN & PTNT Ninh Kiều. Điều đó buộc NHNN & PTNT Ninh Kiều phải nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm, có nhiều hơn nữa chiến lược thu hút khách hàng,… để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thời gian sắp tới. Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2005 – 2007 được thể hiện qua 3 biểu đồ sau: Hình 5: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm (2005 -2007) Để hiểu rõ về cơ cấu vốn huy động của ngân hàng chúng ta cần đi sâu phân tích cụ thể từng loại vốn huy động của ngân hàng như sau: 4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán Trong vốn huy động, khoản mục tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động tương đối ổn định luôn có số dư cho ngân hàng, bởi khách hàng của loại tiền gửi này là các tổ chức tín dụng, đơn vị kinh tế, các cá nhân có vốn nhàn rỗi để thuận tiện trong việc thanh toán, khách hàng đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong kinh doanh, tiêu dùng và tránh được những rủi ro việc giữ tiền mặt tại quỹ, đồng tiền bị đóng băng không sinh lợi, ngoài ra còn được hưởng lãi suất góp phần tạo nên lợi nhuận cho khách hàng. NHNN & PTNT Ninh Kiều đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ với trên 800 đơn vị doanh nghiệp năm 2007 (theo thống kê từ phòng kinh doanh của ngân hàng) tạo nên lợi thế cho ngân hàng huy động vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn nên trong 3 năm từ 2005 – 2007 khoản mục tiền gửi thanh toán đều có sự tăng lên. Cụ thể năm 2005 với số dư là 51.834 triệu đồng thì đến năm 2006 là 69.997 triệu đồng đã tăng lên 35,04%, với số tuyệt đối là 18.163 triệu đồng và đến năm 2007 số dư của khoản mục này đã lên đến 176.242 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 151,79%, với số tuyệt đối là 106.245 triệu đồng chiếm đến 39,67%, cao nhất trong tổng vốn huy động. Khoản mục này có sự gia tăng như trên do sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp, cá nhân có nhiều vốn nhàn rỗi hơn nên chuyển vào ngân hàng xem như đây là một hình thức kinh doanh an toàn, cùng với sự thuận tiện và xu thế tất yếu ngày càng được nâng cao của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Ngoài ra, về phía ngân hàng cũng không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ huy động được một số ít khách hàng do còn có sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn. 4.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng (không quá 2% tổng vốn huy động của ngân hàng) và có nhiều biến động qua 3 năm 2005 -2007. Trong đó, số dư huy động của loại tiền gửi này năm 2005 là 3.244 triệu đồng, chiếm 1,08% trong tổng vốn huy động với 234 khách hàng thì đến năm 2006 là 3.274 triệu đồng, có sự tăng lên so với năm 2005 nhưng không đáng kể chỉ với 0,92% và đến năm 2007 loại tiền gửi này chỉ còn 2.974 triệu đồng, ở đây sự sụt giảm so với năm 2006 là 9,16% và chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng với 0,67%. Có sự biến động như trên của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn này là do sự không hấp dẫn về lãi suất của loại tiền gửi này chỉ với mức rất thấp 0,25%/tháng, không có sự tăng lãi suất qua 3 năm 2005 – 2007 và đa số người dân không ưa chuộng hình thức tiết kiệm này. 4.1.2.3 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với thời gian huy động phong phú và đa dạng, là loại hình thu hút khá mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, có tính ổn định. Đây sẽ là nguồn vốn ổn định nếu ngân hàng làm tốt công tác huy động loại tiền gửi này. Việc huy động hiệu quả nguồn vốn này sẽ rất có lợi cho ngân hàng vì nó chỉ được rút tiền ra khi đến hạn, khách hàng đã xác định được thời điển nhận lại tiền, do đó ngân hàng sẽ chủ động trong việc đầu tư, phát vay của mình, không lo ngại tình trạng thiếu tiền mặt chi trả cho khách hàng. Loại tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nhận thức được điều đó, ngân hàng luôn thực hiện nhiều chiến lược huy động để tăng loại hình tiền gửi tiết kiệm này như: - Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật và được mua bảo hiểm tiền gửi theo luật định. - Đối với khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu hết kỳ hạn, khách hàng chưa rút vốn, ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc, chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng và áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Nếu tại thời điểm chuyển, ngân hàng không quy định loại kỳ hạn tương ứng thì khách hàng được hưởng lãi theo mức lãi suất cao nhất của loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn liền kề trước đó mà ngân hàng đang huy động. Trường hợp hết kỳ hạn, khách hàng chỉ rút lãi thì ngân hàng chi trả lãi cho khách hàng, số tiền gốc được chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng theo nội dung trên. Ngân hàng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và áp dụng trả lãi hàng tháng, 3 tháng 1 lần và bội số của 3 tháng 1 lần. - Đặc biệt nếu khách hàng cần tiền khi sổ tiền gửi chưa đến hạn thanh toán, khách hàng có thể dễ dàng dùng sổ tiền gửi để vay thế chấp, cầm cố, chiết khấu hoặc rút vốn trước hạn và được ngân hàng trả lãi cụ thể như sau: + Nếu khách hàng gửi dưới 2/3 thời gian cam kết thì được trả lãi suất không kỳ hạn. + Nếu khách hàng gửi từ 2/3 thời gian cam kết trở lên thì được trả tối đa bằng 75% lãi suất cùng kỳ hạn tại thời điểm rút vốn. - Tiền gửi có kỳ hạn được chia theo những khoảng thời gian khác nhau như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và lớn hơn 12 tháng nó rất thuận tiện cho việc lựa chọn hình thức gửi tiền. - Tổ chức chương trình tiết kiệm dự thưởng với giải đặc biệt 100 lượng vàng “3 chữ A vàng” áp dụng cho sản phẩm dịch vụ là tiền gửi tiết kiệm VNĐ và USD kỳ hạn 7 tháng và 13 tháng. Cụ thể là: lãi suất kì hạn 7 tháng là 0.67%/tháng (với VNĐ) và 3.70%/năm (với USD); lãi suất kì hạn 13 tháng là (0.73%/tháng (với VNĐ) 4.25%/năm (với USD). Tuy nhiên trong 3 năm 2005 – 2007 hình thức tiền gửi tiết kiệm này đều giảm. Cụ thể số dư năm 2005 của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 223.391 triệu đồng với 2.702 khách hàng, chiếm 74,71% tổng vốn huy động của ngân hàng thì đến năm 2006 với số dư chỉ còn 185.427 triệu đồng, giảm 16,99% so với năm 2005 và sang đến năm 2007 loại hình tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lại giảm 34,68% so với năm 2006 chỉ còn 121.121 triệu đồng và chỉ chiếm 27,26% tổng vốn huy động. Nguyên nhân của vấn đề trên là do sự cạnh tranh mang tính gay gắt trong cuộc chạy đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ với các sản phẩm dịch vụ huy động hấp dẫn, nhanh gọn và đơn giản hơn so với NHNN & PTNT Ninh Kiều, cùng với cơ chế điều hành lãi suất không nhanh nhạy, kịp thời do công văn điều chỉnh lãi suất phải được chuyển từ hội sở nên thường chậm. Ngoài ra cùng với sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2006 đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch; chỉ số chứng khoán VN-Index vào những ngày cuối năm đã có lúc lên trên 800 điểm, điều này đã làm cho một lượng khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư sang lĩnh vực đầy tiềm năng này. Bên cạnh đó do sự cạnh tranh lãi suất như trên nên bắt đầu từ năm 2006 NHNN & PTNT Ninh Kiều đã chuyển sang hình thức huy động vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao sẽ được đề cập trong phần phân tích về kỳ phiếu ở sau. 4.1.2.4 Kỳ phiếu Kỳ phiếu ngân hàng là giấy chứng nhận nợ của ngân hàng phát hành để huy động vốn, trong hình thức huy động này ngân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội nhằm bổ sung vốn kinh doanh của ngân hàng. Do đó như đã đề cập ở phần trên do việc cạnh tranh gay gắt về lãi suất ngân hàng trên địa bàn, NHNN & PTNT Ninh Kiều từ đầu năm 2006 đã cho phát hành 3 đợt kỳ phiếu trả lãi trước để cung ứng vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với 2 kỳ hạn trả lãi là 7 và 13 tháng với mức lãi suất tương ứng khá cao là 0,70%/ tháng và 0,71%/ tháng (bảng 4) kèm theo chương trình dự thưởng trúng vàng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn đã thu hút khá mạnh khách hàng. Vì vậy, trong 3 năm khoản mục kỳ phiếu đã có sự gia tăng đáng kể từ 20.539 triệu đồng năm 2005 chỉ chiếm 6,87% tổng vốn huy động thì đến năm 2006 nguồn vốn huy động này đã lên đến 66.590 triệu đồng, tăng 224,21% so với năm 2005 chiếm đến 20,47% tổng nguồn vốn và đến năm 2007 kỳ phiếu đã chiếm tỷ trọng cao thứ nhì trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng sau tiền gửi thanh toán với 32,40% trong tổng nguồn vốn và tăng so với năm 2006 về số tuyệt đối là 77.340 triệu đồng hay về số tương đối là 116,14%. Nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm có những bước tiến đáng kể, có sự tăng lên hằng năm tạo nên nguồn vốn ổn định cho ngân hàng hoạt động và phát triển. Trong đó, mỗi loại hình huy động vốn đều có sự tăng giảm tùy theo chính sách huy động vốn của ngân hàng ở từng thời kỳ điển hình như ở đây chúng ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng của kỳ phiếu và tiền gửi tiết kiệm tỷ lệ nghịch với nhau trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy dù có sự thay đổi tăng giảm hằng năm giữa hai loại vốn huy động này thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng đều hằng năm do chỉ có sự chuyển dịch giữa hai nhóm khách hàng từ hai loại hình huy động này do lãi suất và hình thức huy động của loại hình nào sẽ hấp dẫn hơn thì sẽ thu hút khách hàng hơn. Điều này cho thấy ngân hàng luôn có sự linh hoạt trong chiến lược huy động vốn của mình, đó là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc chạy đua cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động huy động vốn nói riêng và tín dụng nói chung. Để chứng minh về những điều đã được đề cập ở phần trên chúng ta có thể thấy qua bảng lãi suất huy động của ngân hàng qua 3 năm (2005 -2007). Với mức lãi suất tăng theo từng thời điểm của tiền gửi có kỳ hạn thể hiện sự linh hoạt của NHNN & PTNT Ninh Kiều đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Cùng với lãi suất kỳ phiếu cao nhằm thu hút khách hàng trong lúc ngân hàng đang cần có sự cân đối nguồn vốn. Những điều này cho thấy chiến lược kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng và linh hoạt.Tuy nhiên, so với mặt bằng lãi suất chung NHNN & PTNT Ninh Kiều vẫn chưa có sự vượt trội và thường có sự thay đổi chậm do phải nhận công văn từ cấp trên. Bảng 4: Biến động lãi suất của ngân hàng qua 3 năm (2005 – 2007) ĐVT: % Loại lãi suất huy động Không kỳ hạn Có kỳ hạn Kỳ phiếu 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 7 tháng 13 tháng Đầu năm 2005 0,25 - - 0,55 0,60 0,65 0,70 - - T06/05 0,25 0,35 0,45 0,60 0,65 0,69 0,76 - - T07/05 - - - - - - - - - T08/05 - - - - - - - - - T09/05 0,25 - 0,50 0,62 0,65 0,69 0,74 - - T10/05 - - - - - - - 0,69 0,70 T01/06 - - - - - - - - - T02/06 - 0,55 0,60 - - - - - - T10/06 - - - - - - - 0,70 0,72 T11/06 - - - - - - - - - T12/06 - - - - - - - - - T2/07 - - - - - - - - - T03/07 - - - - - - - - - T05/07 - - - - - - - - - T06/07 0,25 0,55 0,62 0,63 0,65 0,69 0,72 0,74 0,78 Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Ninh Kiều 4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng của NHNN & PTNT Ninh Kiều qua 3 năm (2005 -2007) 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay Với nguồn vốn huy động được như trên nhiệm vụ của NHNN & PTNT Ninh Kiều là sử dụng số vốn trên sao cho cân đối và hiệu quả vì bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, ngân hàng khi đi vay phải trả lãi cho khoản vay nên phải biết cách sử dụng khoản vay đó đạt hiệu quả tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó cùng với sự tăng trưởng về huy động vốn, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng có sự gia tăng tương ứng qua 3 năm được thể hiện qua bảng kết quả doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2005 – 2007) như sau: Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm (2005 – 2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số Tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 298.366 81,46 298.936 66,47 450.063 64,86 570 0,19 151.127 50,55 Trung và dài hạn 67.892 18,54 150.810 33,53 243.868 35,14 82.918 122,13 93.058 61,71 Tổng cộng 366.258 100 449.746 100 693.931 100 83.488 22,79 244.185 54,29 Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Ninh Kiều Qua bảng trên ta thấy, ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô tín dụng qua 3 năm. Cụ thể doanh số cho vay của ngân hàng năm 2005 chỉ với 366.258 triệu đồng đến năm 2006 con số này đã lên đến 449.746 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 83.488 triệu đồng và về tương đối là 22,79% và không ngừng ở đó sang năm 2007 doanh số dư nợ cho vay của ngân hàng đã tiếp tục tăng 54,29% so với năm 2006 với số dư lên đến 693.931 triệu đồng. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực của chính nhân viên ngân hàng trong công tác thực hiện theo mục tiêu mở rộng tín dụng của ngân hàng trong 3 năm (2005 – 2006) thông qua việc cải thiện từng bước đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến vay vốn, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng. Bên cạnh việc tư vấn miễn phí cho khách hàng đến vay còn hướng dẫn tận tình khách hàng trong việc làm hồ sơ, hợp đồng tín dụng tạo thành một dịch vụ cho vay trọn gói,…Cộng thêm mặt bằng lãi suất cho vay của NHNN & PTNT Ninh Kiều thấp hơn so với mặt bằng lãi suất chung của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn. Ngoài ra, sự tăng trưởng doanh số cho vay còn có sự ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các cá nhân, doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ nói chung và trên địa bàn quận Ninh Kiều nói riêng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đang ngày càng tăng. Trong đó doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng được thể hiện bởi đồ thị sau: Hình 6: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng trong 3 năm (2005 – 2007) + Về ngắn hạn: doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, hơn 60% so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng và tăng lên qua 3 năm do với đặc trưng thời hạn tín dụng ngắn hạn thì mức độ rủi ro sẽ thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn và tạo điều kiện cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ được nhanh chóng đảm bảo khả năng quay vòng vốn tín dụng. Đồng thời phù hợp với khả năng huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn tuân thủ đúng theo Quyết định 457/2005/QĐ –NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn là những doanh nghiệp, hộ sản xuất cần vốn để mở rộng sản xuất với kế hoạch kinh doanh ngắn hạn. Điều này còn phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là thương mại - dịch vụ kinh doanh ngắn hạn, chiếm khoảng 60% cơ cấu ngành kinh tế của quận Ninh Kiều. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 của ngân hàng là 298.366 triệu đồng, chiếm 81,46% tổng doanh số cho vay đến năm 2006 doanh số cho vay có sự tăng nhẹ với 0,19% so với năm 2005 với tổng số dư là 298.936 triệu đồng và tăng đáng kể trong năm 2007 với số dư 450.063 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 50, 55%. + Về trung và dài hạn: cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có sự gia tăng qua 3 năm (2005 – 2007) nhưng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số có sự tăng lên đáng kể. Cụ thể doanh số cho vay năm 2005 của ngân hàng là 67.892 triệu đồng chỉ chiếm 18,54% tổng doanh số cho vay của ngân hàng sang đến năm 2006 doanh số này chiếm đến 33,53% tổng doanh số cho vay với tổng số dư lên đến 150.810 triệu đồng và đến năm 2007 doanh số cho vay trung và dài hạn đã là 243.868 triệu đồng chiếm 35,14% tổng doanh số cho vay. Có sự thay đổi trong cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng như trên nhằm đạt mục tiêu đề ra của ngân hàng trong 3 năm 2005 – 2007 là khuyến khích, mở rộng cho vay trung va dài hạn đạt từ 30% - 40% nhằm chú trọng đầu tư cho các dự án đầu tư, kinh doanh trung và dài hạn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ. Cho vay trung và dài hạn có thời hạn thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt thẩm định và cho vay nhưng nếu làm tốt công tác thu hồi nợ thì cho vay trung và dài hạn sẽ mang lại cho ngân hàng lợi nhuận khá cao. Đặc biệt năm 2006 doanh số cho vay của ngân hàng lại có sự gia tăng đáng kể nhằm đạt được mục tiêu đề ra còn cho thấy nhu cầu đầu tư sản xuất trong thành phố tăng cao với các dự án mang tính khả thi, hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói trong những năm qua NHNN & PTNT Ninh Kiều đã nắm bắt được xu thế phát triển chung của thành phố Cần Thơ và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Bằng cách vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, ngân hàng đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư mà nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho đôi bên. Có được kết quả này là một nỗ lực rất lớn của ngân hàng, tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm ở ngân hàng là rất khả quan thông qua việc cấp tín dụng luôn tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng trên, ngân hàng vẫn còn một số hạn chế trong chính tư tưởng của một số cán bộ ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều.doc
Tài liệu liên quan